SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian nhằm nâng cao sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Như Thanh II

SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian nhằm nâng cao sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Như Thanh II

Văn học dân gian là vốn quý của dân tộc. Hiểu được văn học dân gian giúp chúng ta hiểu được về truyền thống của cha ông trong quá khứ, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của mỗi con người. Việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình các cấp học là cần thiết. Riêng đối với chương trình môn Văn lớp 10 THPT, việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian lại càng quan trọng vì lượng tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy là quá nhiều, tạo thành một mảng kiến thức quan trọng trong chương trình.

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, gần đây người ta đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan tâm bức xúc của những người trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn trong nhà trường THPT làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, vốn văn hóa dân gian, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Văn trong tình hình hiện nay. Vì thế hoạt động ngoại khóa văn học dân gian “góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả năng hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa văn học dân gian, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mỹ dục” [2].

Vì vậy cần phải kết hợp đổi mới phương pháp dạy cả giờ chính khóa lẫn hoạt động ngoại khóa, mà trước hết là phải có một quan niệm đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của những hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian.

Theo dõi quá trình đổi mới phương pháp dạy học Văn – tiếng Việt ở nhà trường phổ thông trong những năm gần đây chúng tôi nhận thấy nội dung đổi mới thường tập trung vào giờ chính khóa còn hình thức ngoại khóa thì ít được chú trọng triển khai. Phải chăng hoạt động ngoài giờ của học sinh là không quan trọng, không đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn? Đã đến lúc cần xác định lại vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo niềm hứng thú của học sinh nhằm bồi đắp thêm kiến thức cho các em về di sản văn hóa dân gian Việt Nam.

Điều đó khiến chúng tôi đi sâu vào đề tài này nghiên cứu với tên gọi: Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian nhằm nâng cao sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Như Thanh II.

 

doc 19 trang thuychi01 13275
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian nhằm nâng cao sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Như Thanh II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Văn học dân gian là vốn quý của dân tộc. Hiểu được văn học dân gian giúp chúng ta hiểu được về truyền thống của cha ông trong quá khứ, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của mỗi con người. Việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình các cấp học là cần thiết. Riêng đối với chương trình môn Văn lớp 10 THPT, việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian lại càng quan trọng vì lượng tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy là quá nhiều, tạo thành một mảng kiến thức quan trọng trong chương trình.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, gần đây người ta đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan tâm bức xúc của những người trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn trong nhà trường THPT làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, vốn văn hóa dân gian, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Văn trong tình hình hiện nay. Vì thế hoạt động ngoại khóa văn học dân gian “góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả năng hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa văn học dân gian, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mỹ dục” [2].
Vì vậy cần phải kết hợp đổi mới phương pháp dạy cả giờ chính khóa lẫn hoạt động ngoại khóa, mà trước hết là phải có một quan niệm đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của những hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian. 
Theo dõi quá trình đổi mới phương pháp dạy học Văn – tiếng Việt ở nhà trường phổ thông trong những năm gần đây chúng tôi nhận thấy nội dung đổi mới thường tập trung vào giờ chính khóa còn hình thức ngoại khóa thì ít được chú trọng triển khai. Phải chăng hoạt động ngoài giờ của học sinh là không quan trọng, không đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn? Đã đến lúc cần xác định lại vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo niềm hứng thú của học sinh nhằm bồi đắp thêm kiến thức cho các em về di sản văn hóa dân gian Việt Nam.
Điều đó khiến chúng tôi đi sâu vào đề tài này nghiên cứu với tên gọi: Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian nhằm nâng cao sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Như Thanh II. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ Văn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, tình yêu đối với cuộc sống, con người và những di sản văn hóa dân gian của quê hương đất nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các hình thức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian, học sinh lớp 10 trường THPT Như Thanh II.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi thực hiện sáng kiến này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp sưu tầm: sưu tầm những bài viết của các đồng nghiệp về kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa, nâng cao hiểu biết về vốn văn hóa dân gian cho học sinh qua sách báo, các tạp chí, internet.
- Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực văn hóa để tổ chức chương trình ngọai khóa văn học dân gian. 
- Phương pháp nghiệp vụ: Phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, khơi dậy niềm say mê, thứng thú của học sinh về phần văn học dân gian. 
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
Văn học dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động.
Văn học dân gian có truyền thống hình thành và phát triển từ rất lâu đời, bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy. Đến thời kỳ phong kiến tự chủ, cùng với sự ra đời và phát triển của văn hóa bác học, chuyên nghiệp, cung đình thì văn hóa dân gian vẫn tồn tại và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa cũng như xã hội Việt Nam, đặc biệt là với quần chúng lao động.
Theo Gs.Đinh Gia Khánh thì “Văn học dân gian vừa là cuốn bách khoa của đời sống, vừa là một phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác. Đối với bộ môn khoa học xã hội, văn học dân gian là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu đời sống và thế giới quan nhân dân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Nói tóm lại, có thể coi văn học dân gian như là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của nhân dân lao động, được ghi lại bằng một phương thức nghệ thuật độc đáo. Cho nên văn học dân gian của mỗi dân tộc là một trong những thành tựu văn hóa, thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất làm cho cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc đó” [1].
Việc giảng dạy văn học dân gian trong trường THPT chính là công việc tổng kết, giới thiệu các thành tựu nghiên cứu về văn học dân gian để truyền đạt cho học sinh: “Việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường được đặt trong tổng thể văn hóa dân gian (mối liên quan chặt chẽ giữa đời sống thực tiễn và các yếu tố văn hóa khác ngoài yếu tố ngôn từ như âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng, tâm linh...) nhằm đem đến một hiệu quả mới trong giảng dạy, học tập” [3].
Theo Gs.Đinh Gia Khánh khi phân tích truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, đã chỉ ra được nhiều tầng văn hóa của các thời đại khác nhau: tục thờ núi, thờ sông của người nguyên thủy, cuộc đấu tranh chống thủy tai của người Việt cổ khi họ từ núi trung du kéo xuống khai thác đồng bằng Sông Hồng, vấn đề trị thủy ở lưu vực Sông Hồng trong mùa nước lũ khi người Việt cổ đã biết đến đắp đê, vấn đề sính lễ, thách cưới liên quan đến phong tục của người Việt về việc cưới hỏi...
Khi đọc truyện ấy, ta chỉ có thể nhận thức và thưởng thức nó theo cách kể chuyện đơn thuần mà thôi. Còn khi nghe và nhìn các diễn viên đóng vai từng nhân vật trong truyện và diễn kịch trên không gian sân khấu, thì ta sẽ được thưởng thức một cách tổng hợp: lời nói, điệu bộ trong một “sân khấu” tự nhiên. Tác phẩm văn học dân gian vốn là một nghệ thuật tổng hợp, nó chỉ thực sự sống đầy đủ, tự nhiên và mạnh mẽ trong môi trường phù hợp với chức năng của nó.
Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về văn học dân gian sẽ giúp học sinh:
- Ôn tập những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian trên cơ sở nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.
- Nắm chắc được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam.
- Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian – đây là cơ sở để học sinh có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa dân gian của dân tộc.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1.Khó khăn. 
- Học sinh đa số là con em dân tộc, điều kiện dân trí, văn hóa ứng xử còn thấp kém, lạc hậu. Một số học sinh chưa chú tâm vào việc học.
- Lâu nay trong trường phổ thông, hoạt động ngoại khóa văn học được hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lí chuyên môn. Việc tổ chức ngoại khóa văn học dân gian được coi là một hoạt động giải trí, tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ ( ca – múa - nhạc), thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài, phiến diện về mặt nội dung.
2.2.2. Thuận lợi.
- Chuyên đề được sự nhất trí cao của Ban giám hiệu từ khi ý tưởng mới hình thành.
- Trong trường, có sự quan tâm nhiệt tình và tích cực của tổ chức Đoàn, luôn khơi dậy được không khí thi đua, giáo viên từ đó khơi dậy được ý thức tham gia xây dựng hoạt động của học sinh.
- Sự quyết tâm đầu tư vào chuyên đề của tổ bộ môn và của bản thân. 
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1.Hoạt động ngoại khóa văn học dân gian trong phạm vi lớp học.
Văn học dân gian là hoạt động diễn xướng nên khi tiến hành hoạt động ngoại khóa để học sinh nhận ra được những nét đặc sắc văn hóa phải chú ý đến đặc điểm của nó. Xuất phát từ đặc trưng của văn học dân gian, khi tiến hành chuẩn bị phải chú ý kết hợp cả những kiến thức xơ cứng với hoạt động diễn xướng, tái hiện lại hoạt động của văn hóa dân gian ở thời điểm mà văn học dân gian ra đời. Trình tự xuất hiện của thể loại trong lịch sử phát triển. Bao gồm: Sử thi, Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Ca dao, Truyện cười.
2.3.1.1. Sử thi.
 	Trong chương trình văn học lớp 10, học sinh được tiếp cận với một số rất ít những pho sử thi nổi tiếng của Việt Nam: Sử thi “ Đăm Săn”, với đoạn trích “ Chiến thắng MtaoMxây”.
 Ở đoạn Đăm Săn giao chiến với MtaoMxây, giáo viên cho xem hình ảnh ngôi nhà sàn của MtaoMxây được miêu tả ở đầu tác phẩm trên máy chiếu, đó là ngôi nhà sàn Tây Nguyên.
Đây là pho sử thi của dân tộc Ê đê, đã có lịch sử hàng nghìn năm. Rõ ràng sử thi xuất hiện khá sớm và khoảng cách sử thi cũng như với người tiếp cận sử thi là khá lớn, vì thế khó có thể hình dung được cuộc sống và văn hóa Tây Nguyên. Vì thế giáo viên chuẩn bị một đoạn băng tư liệu về mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ với một vài đoạn kể khan để tạo tâm thế dẫn nhập HS đến với sử thi của dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên mà chi tiết về cồng chiêng, chũm chọe được lặp đi lặp lại trong đoạn trích. Đây là chi tiết có liên quan đến văn hóa của người Tây Nguyên, di sản văn hóa cồng chiêng là một di sản văn hóa đặc sắc trong văn hóa Tây Nguyên. Có thể cho HS lắng nghe một chút âm hưởng của dàn cồng chiêng Tây Nguyên để HS cảm nhận được âm hưởng trầm hùng bi tráng của những trang sử Tây Nguyên hào hùng, HS rất hứng thú và hiệu quả hoạt động ngoại khóa tăng lên rõ rệt.
 Ngôi nhà sàn Tây Nguyên
 Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên 2012
2.3.1.2.Truyền thuyết. 
 	Trong chương trình lớp 10, học sinh được tiếp cận với một truyền thuyết rất tiêu biểu của dân tộc Việt: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Trên cơ sở định nghĩa về truyền thuyết, Gv hướng dẫn cho HS tìm hiểu về thể loại truyền thuyết theo các mặt: yếu tố lịch sử, yếu tố kì ảo, đánh giá dân gian và không gian môi tường văn hóa.
	Yếu tố lịch sử, kì ảo và đánh giá của dân gian tìm hiểu trên cơ sở trao đổi trực tiếp với HS trên sân khấu của lớp học, riêng với phần không gian môi trường văn hóa, GV cần cung cấp cho HS những kiến thức văn hóa về thời Âu lạc, cho HS xem bằng một đoạn phim tư liệu về “Cổ loa – di tích lịch sử”.
Trong truyền thuyết này có ba chi tiết liên quan đến văn hóa: An Dương Vương xây thành đất Việt Thường; vua lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần là chi tiết liên quan đến tín ngưỡng của người Việt cổ và chi tiết có con rùa vàng nổi lên trên mặt nước. Có một chi tiết khác cần lý giải dưới góc độ lịch sử văn hóa: chi tiết nỏ thần. 
Chi tiết nỏ thần trong truyện là một chi tiết cốt lõi của lịch sử. Chi tiết về đền thờ An Dương Vương có liên quan đến một tín ngưỡng truyền thống của người Việt: tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc trong phạm vi gia đình, người Việt Nam thường giữ đạo hiếu.
	Sau đó giáo viên chốt lại bằng lời kể việc An Dương Vương được nhân dân thờ phụng trong hàng nghìn năm qua, chứng tỏ ở người Việt một nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Thái độ thành kính và lòng biết ơn sâu sắc với những anh hùng dân tộc đã có công lao với đất nước.
Gv hướng dẫn cho hs tìm hiểu các vấn đề trên, để HS có thể nắm bắt được một câu chuyện cụ thể qua một buổi hoạt động ngoại khóa trong phạm vi lớp học.
Chiếc nỏ thần - vũ khí được xem là huyền thoại của thời kỳ An Dương Vương
2.3.1.3. Truyện cổ tích: 
	Truyện cổ tích phản ánh ước mơ và khát vọng của dân gian, là nơi gửi gắm những khát vọng của con người, giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với truyện cổ tích theo phân loại: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích thần kỳ.
 	Trong chương trình Văn 10, học sinh được tiếp cận với truyện cổ tích “ Tấm Cám” là một truyện cổ tích quen thuộc của người Việt, học sinh đa phần quen thuộc với văn hóa Việt. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm nhấn về văn hóa mà giáo viên cần trao đổi với học sinh.
Nhân vật Bụt trong Phật giáo và văn hóa, phong tục tín ngưỡng và sinh hoạt của người Việt truyền thống thể hiện trong truyện như: Tục ăn trầu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nghề dệt vải của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Có những chi tiết khác trong truyện mà giáo viên cũng phải dùng văn hóa để lí giải như chi tiết cái yếm đỏ, đó là trang phục của người thiếu nữ Việt xưa không thể thiếu.
Ở phần cuối truyện, sau khi giới thiệu phần kết thúc, giáo viên cần lí giải bằng quan niệm nhân sinh truyền thống. Đó là quan niệm “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Quan niệm này ảnh hưởng từ thuyết nhân quả của đạo Phật, từ đó mà phổ biến trong văn học dân gian Việt Nam. 
Cũng ở truyện cổ tích “Tấm Cám”, giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tìm hiểu thêm về văn hóa truyền thống, như văn hóa vật chất của cư dân Việt trong quá khứ: trồng lúa nước lấy lương thực; nuôi trâu, bò để kéo, cày, bừa... Những lúc nông nhàn, người Việt thường tổ chức lễ hội. Bằng cách đó, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu hơn về văn hóa Việt, từ đó hiểu rõ hơn ý nghĩa của tác phẩm. Sau đó giáo viên chuẩn bị một vở kịch và mời học sinh lên sân khấu của lớp học kể lại và nhận xét về câu chuyện sau khi vở kịch kết thúc.
2.3.1.4. Ca dao:
Để hiểu sâu sắc hơn về ca dao Việt Nam, học sinh cũng cần nắm chắc về văn hóa Việt, trên cơ sở đó hoạt động ngoại khóa văn học dân gian giúp học sinh hiểu rõ được điều này.
Trong chương trình Ngữ văn 10, học sinh tiếp cận với ca dao theo 3 mảng: Ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao hài hước châm biếm. Đây là cách phân chia theo chủ đề của những bài ca dao. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo sự chuẩn bị của mỗi đội.
- Ca dao than thân: Trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa, người bình dân phải chịu nhiều nỗi thua thiệt, đặc biệt là người phụ nữ bình dân. Xã hội phong kiến của người Việt bị chi phối nặng nề của tư tưởng Nho giáo, đề cao người đàn ông và xem thường vai trò của người phụ nữ.
Giáo viên cho học sinh lên sân khấu lớp học. thuyết minh về một số câu ca dao bắt đầu bằng “Thân em...” (thời gian 5 phút). Để học sinh cảm nhận được một nét văn hóa, đó là, ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa: Giáo viên cần cho học sinh nắm được một nét văn hóa ứng xử của người Việt truyền thống qua quan niệm về tình và nghĩa, quan niệm của người Việt. Qua bài ca dao số 6 giáo viên cần cho học sinh thấy bài ca dao không chỉ ca ngợi một mối tình đẹp mà còn cho thấy một nét ứng xử đẹp đã trở thành truyền thống của người Việt. Trong chương trình ngoại khóa chỉ tập trung vào mảng đề tài này, giáo viên cho học sinh sưu tầm thêm những bài ca dao tỏ tình để thấy được cách tỏ tình tình kín đáo, nhưng cũng không kém phần tha thiết của cho ông ta.
- Ca dao hài hước: Phần này giáo viên chỉ hướng dẫn sơ qua, vì tiếng cười hài hước còn lặp lại ở phần cuối truyện.
2.3.1.5. Truyện cười: 
Truyện cười - biểu hiện cho trí tuệ dân gian, là vũ khí đắc lực chống lại cái xấu trong đời sống, là một cách phản ứng đặc biệt bằng tiếng cười của cha ông ta. Đằng sau tiếng cười, bao giờ cũng là những vấn đề đáng suy nghĩ hơn là đáng cười.
Trong chương trình ngữ văn 10, học sinh được tiếp cận với 2 truyện cười tiêu biểu: “Tam đại con gà”, “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Truyện “Tam đại con gà” đề cập đến hình tượng người thầy, với thái độ chế giễu, dốt nát, tham ăn... Đặt trong bối cảnh hiện đại, khi mà cả xã hội đang thực hiện cuộc vận động cải cách ngành giáo dục, cũng như về hình ảnh người thầy, thì liệu câu chuyện có gây những hiểu lầm không đáng có cho học sinh hay không? Bởi vậy trong chương trình ngoại khóa văn học dân gian trong phạm vi lớp học, giáo viên nên định hướng cho học sinh có thể hiểu đúng vấn đề: đây chỉ là thái độ phê phán những thói xấu cần loại bỏ của con người, chứ không phải phê phán người thầy.
	Trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” lại nói về một tên Lí trưởng, đứng đầu trông coi việc hành chính trong làng, nổi tiếng xử kiện giỏi. Song cái tiếng tăm ấy lại hoàn toàn đối lập với thực chất bên trong. Sự công bằng, lẽ phải- trái, không có ý nghĩa gì ở chốn công đường khi Lí trưởng xử kiện. Lẽ phải ở đây thuộc về kẻ nhiều tiền, nhiều lễ vật lo lót.
Trên sân khấu sinh hoạt ngoại khóa văn học dân gian của lớp học, hoạt động diễn xướng thu hút sự chú ý của học sinh nhất chính là diễn kịch.
2.3.2. Minh họa cụ thể chương trình ngoại khóa.
2.3.2.1. Công tác chuẩn bị:
	Để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa văn học dân gian cần phải có sự chuẩn bị kỹ về khâu tổ chức, về chương trình. Căn cứ vào tình hình thực tế ở trường phổ thông và nhu cầu học tập của bộ môn, tôi xin đề xuất hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian cho đối tượng là học sinh lớp 10 như sau:
	2.3.2.1.1. Về đối tượng:
	* Về phía giáo viên:
	 BGH chỉ đạo tổ Ngữ Văn xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí để hoạt động chương trình. Phân công cụ thể cho từng giáo viên trong tổ Văn lựa chọn HS, tập luyện và tổ chức chương trình có sự kiểm tra, giám sát, cụ thể như sau:
	- Cố vấn chương trình: BGH nhà trường, các thầy cô có kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động ngoại khóa, các thầy cô tâm huyết với chuyên ngành văn học dân gian như thầy Trần Minh Quế ( Hiệu phó), cô Phạm Thị Liên ( Trưởng nhóm văn), Thầy Nguyễn Tiến Hùng ( Trưởng nhóm sử - Bí thư Đoàn trường)
	- Người dẫn chương trình: thầy Nguyễn Văn Hải là thành viên của tổ văn, có khả năng giao tiếp tốt, làm chủ được các tình huống trên sân khấu.
	- Cơ sở vật chất:
	+ Ma két, phông bạt: Thầy Nguyễn Tiến Hùng. 
	+ Chuẩn bị loa đài, âm thanh: Thầy Lô Văn Bình, thầy Mạc Lương Thao.
	+ Mua phần thưởng cho học sinh: cô Bùi Thị Thanh Hà.
	+ Trao quà cho khán giả: cô Lê Thị Quế.
	+ Chỉ đạo học sinh chuẩn bị các tiết mục ngoại khóa: Tổ Văn.
	+ Bộ phận tài vụ: chuẩn bị kinh phí để tổ chức chương trình ngoại khóa.
	- Những thành viên tham gia chuẩn bị cho sân khấu kết hợp với Đoàn trường và chi đoàn giáo viên để có thể huy động sức mạnh tập thể, hầu hêt các đồng chí trong chi đoàn giáo viên đều nhiệt tình tham gia vào từng khâu trong quá trình.
	- Khách mời (những người sẽ lên sân khấu giao lưu, trả lời các câu hỏi, thắc mắc của học sinh).
	 - Thầy Nguyễn Tiến Hùng (GV sử) sẽ giới thuyết thêm về Lịch sử Việt Nam ở giai đọan đầu (giai đoạn của Sử thi, Truyền thuyết), giúp học sinh nắm bắt kỹ hơn hoàn cảnh ra đời của những sang tác dân gian và vốn văn hóa dân gian.
	- Thầy Nguyễn Văn Hải và cô Lê Thị Thùy là những giáo viên có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, mỗi thầy cô có thế mạnh ở một thể loại văn học dân gian, sẽ trao đổi nhanh gọn, mang tính chất gợi mở, những tâm huyết của mình trên sân khấu.
	* Về phía học sinh:
	- GV lựa chọn 3 đội, mỗi đội khoảng 5 đến 7 HS tham gia trực tiếp vào phần giao lưu trên sân khấu của hoạt động ngoại khóa.
	- Những yêu cầu về đối tượng:
	+ HS phải có năng khiếu về môn văn, có niềm say mê thực sự đối với Văn học và văn hóa dân gian.
	+ Những HS có cảm nhận sâu sắc về hiện tượng văn học.
	+ HS phải có khả năng giao tiếp tốt, không lúng túng trước đám đông, tích cực, chủ động, trình bày ý kiến của mình.
	Tại buổi hoạt động ngoại khóa của trường THPT Như thanh II ngày 9/3/2017, có 3 đội tham gia, bao gồm: Lớp 10C1, 10C4 và 10C5, tập luyện các tiết mục theo kịch bản của buổi ngoại khóa.
	2.3.2.1.2. Hình thức tổ chức: gồm 3 phần
	- Phần 1: phần thi chào hỏi giữa các đội.
	- Phần 2: phần thi kiến thức.
	- Phần 3: phần thi tài năng diễn xướng các tác phẩm văn học: kịch Tấm Cám, Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày.
	- Thời gian cho mỗi đội thi 3 phần là 35 phút, điểm tối đa cho 3 phần là 50 điểm.
	- Ban giám hiệu chấm diểm và chọn ra HS xuất sắc nhất nhóm hoạt động hiệu quả nhất dự hội thi cấp trường.
	- Những cá nhân, tập thể đoạt giải sẽ được trao giải thưởng, cộng điểm thi đua cho lớp và biểu diễn lại trước toàn trường trong tiết sinh hoạt ngoại khóa đầu tuần (giờ chào cờ) hoặc đêm hội diễn văn nghệ của nhà trường.
 	2.3.2.2. Tiến hành ngoại khóa.
 	Phần 1: Tuyên bố lí do
 	- Vị trí của phần văn học dân gian.
 	- Mục đích: giúp HS có lòng yêu thích văn học dân gian. Đặc biệt có thêm kiến thức sâu rộng về vốn văn hóa dân gian.
	- Chọn từ thích hợp, chọn 1 câu lục hoặc 1 câu bát điền vào chỗ trống để có được những câu ca dao hoàn chỉnh. Cách này vừa cung cấp thêm cho hs kiến thức đã học, vừa củng cố thêm vốn văn hóa dân gian cho hs.
 	- Giới thiệu thành phần, nội dung chương trình.
 	Phần 2: Nội dung.
 Phần thi chào hỏi:
 	Các đội tự giới th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_van_hoc_dan_gian_nham_nang.doc
  • docbia.doc