SKKN Tìm hiểu truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu qua tình huống truyện
Văn xuôi mà nhất là văn xuôi truyện ngắn chiếm một số lượng lớn trong các sáng tác văn học nói chung và trong chương trình giảng dạy phổ thông nói riêng. Điều này cho thấy vị trí của truyện ngắn trong đời sống cũng như trong giảng dạy và học tập là vô cùng lớn. Tuy nhiên việc khai thác, khám phá ,tìm hiểu truyện ngắn sao cho có hiệu quả cao nhất vẫn là một vấn đề khó khăn đối với không chỉ riêng học sinh mà còn đối với tất cả các giáo viên giảng dạy.
Một trong những biểu hiện cho thấy sự khó khăn trong khai thác khám phá một truyện ngắn đó là không biết nên đi theo hướng nào? Bắt đầu từ đâu? Khai thác những cái gì?.v.v điều này đã dẫn đến việc tác phẩm khai thác không triệt để .Các góc cạnh, các phương diện kiến thức không được xâu chuỗi , thiếu lô gic , học sinh không có cái nhìn bao quát toàn diện về tác phẩm và bài giảng cũng không tạo được sự hứng thú cho học sinh.
Việc khai thác truyện ngắn lâu nay chúng ta vẫn thường sử dụng các phương pháp quen thuộc nếu không muốn nói đó là thành lối mòn đó là khai thác nhân vật,khai thác tình tiết , chi tiết, khai thác kết cấu , diễn biến của cốt truyện những cách khai thác này bên cạnh những cái được thì cũng có nhiều hạn chế như đã nêu trên.
Đối với giáo viên ,việc áp dụng một phương pháp duy nhất vào tất cả các bài dạy cho tất cả các đối tượng học sinh đã không đem lại hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được bài, không nhớ kiến thức, không hứng thú và chủ động trong học tập. Giáo viên cũng không khai thác hết được cái hay cái đẹp của tác phẩm mà nhất là đối với những tác phẩm tự sự.
Trong cuốn “ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG THEO LOẠI- NXBĐHQG HÀ NỘI- năm 2001 Tác giả Nguyễn Viết Chữ viết “ Vấn đề cơ bản của truyện ngắn là tình huống của nó. Dù trữ tình hay tự sự thì cũng phải quan tâm đến tình huống cụ thể của nó” (- Trích trang 120)
TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU QUA TÌNH HUỐNG TRUYỆN A- PHẦN MỞ ĐẦU. I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn xuôi mà nhất là văn xuôi truyện ngắn chiếm một số lượng lớn trong các sáng tác văn học nói chung và trong chương trình giảng dạy phổ thông nói riêng. Điều này cho thấy vị trí của truyện ngắn trong đời sống cũng như trong giảng dạy và học tập là vô cùng lớn. Tuy nhiên việc khai thác, khám phá ,tìm hiểu truyện ngắn sao cho có hiệu quả cao nhất vẫn là một vấn đề khó khăn đối với không chỉ riêng học sinh mà còn đối với tất cả các giáo viên giảng dạy. Một trong những biểu hiện cho thấy sự khó khăn trong khai thác khám phá một truyện ngắn đó là không biết nên đi theo hướng nào? Bắt đầu từ đâu? Khai thác những cái gì?.v.vđiều này đã dẫn đến việc tác phẩm khai thác không triệt để .Các góc cạnh, các phương diện kiến thức không được xâu chuỗi , thiếu lô gic , học sinh không có cái nhìn bao quát toàn diện về tác phẩm và bài giảng cũng không tạo được sự hứng thú cho học sinh. Việc khai thác truyện ngắn lâu nay chúng ta vẫn thường sử dụng các phương pháp quen thuộc nếu không muốn nói đó là thành lối mòn đó là khai thác nhân vật,khai thác tình tiết , chi tiết, khai thác kết cấu , diễn biến của cốt truyệnnhững cách khai thác này bên cạnh những cái được thì cũng có nhiều hạn chế như đã nêu trên. Đối với giáo viên ,việc áp dụng một phương pháp duy nhất vào tất cả các bài dạy cho tất cả các đối tượng học sinh đã không đem lại hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được bài, không nhớ kiến thức, không hứng thú và chủ động trong học tập. Giáo viên cũng không khai thác hết được cái hay cái đẹp của tác phẩm mà nhất là đối với những tác phẩm tự sự. Trong cuốn “ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG THEO LOẠI- NXBĐHQG HÀ NỘI- năm 2001 Tác giả Nguyễn Viết Chữ viết “ Vấn đề cơ bản của truyện ngắn là tình huống của nó. Dù trữ tình hay tự sự thì cũng phải quan tâm đến tình huống cụ thể của nó” (- Trích trang 120) Với “biển thông tin” như hiện nay và với mục tiêu giảng dạy hiện nay, để tiếp cận tốt cần có phương pháp tốt, mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng , khả năng sáng tạo, phát huy tính chủ động tích cực của học sinh ,đem lại sự mới mẻ hứng thú cho học sinh Thì bên cạnh việc phát huy cách dạy truyền thống ,chúng ta cần mạnh dạn đưa ra những phương pháp dạy học tích cực . Theo tôi ,một trong những phương pháp tích cực đó chính là khai thác truyện ngắn từ tình huống truyện. Trong chương trình sách khoa phổ thông có nhiều tác phẩm các tác giả đã xây dựng được nhiều tình huống truyện độc đáo thú vị, như Chí Phèo của Nam Cao, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân , Vợ nhặt của Kim Lân Đặc biệt là Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu .Nhận thức được tác dụng ý nghĩa tích cực của phương pháp này, tôi đã lựa chọn đề tài : TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU QUA TÌNH HUỐNG TRUYỆN với mong muốn phát huy được tính chủ động tích cực cho học sinh , đem lại sự mới mẻ khi dạy tác phẩm và góp phần vào sự đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục hiện nay. II- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI. Việc lựa chọn đề tài này trước hết là để bản thân và đồng nghiệp có thêm một hướng đi mới trong khai thác tác phẩm CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU. Tạo ra những sự hứng khởi nhất định trong công việc giảng dạy. Với học sinh, việc đưa ra phương pháp dạy này sẽ góp phần tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Tạo khả năng ghi nhớ và hệ thống hóa kiến thức trong hoàn cảnh mà khối lượng kiến thức yêu cầu học sinh phải nắm bắt ngày càng nhiều để đáp ứng yêu cầu thi cử hiện nay. Cao hơn nữa , đề tài góp phần vào sự thay đổi cách dạy và học theo lối cũ. III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này trước hết sẽ tiến hành khảo sát việc dạy và học của học sinh theo phương pháp truyền thống. Cho tiến hành kiểm tra , ghi chép số liệu.Từ số liệu cụ thể, tiến hành phân tích số liệu và đi đến đưa ra phương pháp dạy học mới. Phần chính của đề tài sẽ đi vào giới thiệu những nét về tác giả , tác phẩm về cách TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU QUA TÌNH HUỐNG TRUYỆN Phần kết luận sẽ có những tổng kết đánh giá về ý nghĩa của đề tài. IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giáo viên tiến hành nghiên cứu các tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức, các bài lí luận về phương pháp giảng dạy của các tác giả Phan Trọng Luận, Nguyễn Viết Chữ v.v.. Tham khảo các bài dạy theo cách khai thác tình huống truyện. Phương pháp thực nghiệm: Lên kế hoạch giảng dạy tác phẩm trên lớp theo phương pháp truyền thống như khai thác nhân vật, tình tiết, cốt truyện. kiểm tra đánh giá ghi chép và sử lí số liệu cụ thể để từ đó có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài. Tổ chức dạy tác phẩm theo phương pháp khai thác tình huống truyện.. Kiểm tra đánh giá hiệu quả của phương pháp khai thác tình huống truyện.. Biên soạn tài liệu và tiến hành bổ sung kiến thức cho các em trong các giờ dạy bồi dưỡng. B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI. B.1- CƠ SỞ LÍ LUẬN Theo Hêghen, nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức (1770- 1831) trong tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã dành nhiều trang viết về tình huống: “Nói chung tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửaNhững nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” và “những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sốngnhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, NXB KHXH,Năm 1994,tr.258). Như vậy, tình huống còn được gọi là tình thế và các nhà văn Việt Nam quen dùng tình thế hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ”. (Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh niên, Năm 2000, tr. 44). Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt [] Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắmbắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày”. (Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn – những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB ĐHQGHN, Năm 2000, tr. 114). Từ một số ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau: Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám phá và tìm hiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm nên nét độc đáo cho câu chuyện. Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám phá và tìm hiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm nên nét độc đáo cho câu chuyện. Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm. Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện bắt đầu từ những sự kiện có vấn đề đó là tình huống. Chính ở đó, nhà văn bộc lộ tài năng của mình. Nói cách khác, tình huống chính là một lát cắt của cuộc sống, là vực xoáy trên dòng sông, tình huống gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng tác phẩm. Nếu như đi khai thác một bài thơ chúng ta chú ý tới hình ảnh, cấu tứ, nhịp điệu, thì khai thác một tác phẩm tự sự phải chú ý tới nhân vật ở các góc cạnh từ đó mà phát hiện ra chân giá trị cuộc sống, cùng thông điệp mà nhà văn gửi tới bạn đọc. Để khám phá nhân vật cần bắt đầu từ việc khai thác tình huống truyện. Muốn vậy học sinh phải nắm vững tác phẩm hiểu được diễn tiến của câu chuyện từ đó phát hiện ra đâu là hoàn cảnh có vấn đề. Một tác phẩm hay thì bao giờ nhà văn cũng có những phát hiện độc đáo khi khai thác vấn đề trong cuộc sống. Nói như vậy để thấy tình huống có vai trò nhất định quyết định tới cách tác giả sẽ vẽ chân dung nhân vật của mình như thế nào. Vì vậy khi tìm hiểu nhân vật điều cốt yếu trước hết chúng ta phải phát hiện ra hoàn cảnh đặc biệt, cái nền mà nhân vật bộc lộ con người thực của mình. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ giải mã những điều thầm kín mà nhà văn gửi gắm thông qua hình tượng nhân vật.( Tham khảo đề tài Tình huống truyện – Trên internet Tác giả Chu Văn Sơn) B.2- CƠ SỞ THỰC TIỄN Để kiểm tra khả năng nắm bắt kiến thức, hệ thống và ghi nhớ kiến thức của học sinh cũng như tinh thần thái độ tâm lí của học sinh khi học tác phẩm, khai thác tác phẩm bằng cách phân tích cốt truyện và nhân vật trong năm học 2014-2015, tôi đã tiến hành dạy 6 tiết ở 2 lớp . Sau đây là bảng mô tả kết quả . Mức độ Lớp Nắm bắt ghi nhớ dưới 50% kiến thức bài giảng. Nắm bắt ghi nhớ từ 50% đến dưới 80 % kiến thức bài giảng. Nắm bắt ghi nhớ từ 80 đến 100 % kiến thức bài giảng. SL TL SL TL SL TL 12 a10 24/44 52,27 % 16/44 36,36 % 4/44 9,09 % 12a1 5/49 10,2 % 31/49 63,26 % 13/49 26,53 % Bên cạnh về khả năng nắm bắt kiến thức còn hạn chế như trên thì bài giảng không tạo nhiều hứng thú cho học sinh, bản thân giáo viên cũng cảm thấy nhàm chán đơn điệu, thiếu sâu sắc trong bài giảng của mình . Xuất phát từ thực trạng , từ nhu cầu đòi hỏi của giáo viên của học sinh và để đáp ứng yêu cầu thi cử hiện nay, tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài : TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU QUA TÌNH HUỐNG TRUYỆN. B 3- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. I- GIẢI PHÁP CHUNG Để hướng dẫn học sinh có thể khai thác truyện ngắn này theo cách khai thác tình huống truyện, trước hết giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tình huống truyện. Từ đó học sinh có cơ sở khoa học và đi vào khai thác tình huống truyện của tác phẩm cũng như bất kì một truyện ngắn nào một cách đầy đủ khoa học hơn. 1) Khái niệm tình huống truyện: Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của quan hệ đời sống. 2) Phân loại tình huống truyện : - Nếu căn cứ Về tính chất có thể thấy truyện ngắn chứa đựng ba dạng tình huống truyện căn bản : +.Tình huống hành động. Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật : Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi hành động của nó các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn giàu kịch tính. Thậm chí mỗi thiên truyện ở dạng rõ nét nhất có thể coi như một màn kịch một vở kịch ngắn trong y phục văn xuôi. Tình huống Chí Phèo đến nhà Bá kiến lần thứ nhất với mục đích trả thù, tình huống Chí Phèo gặp Thị Nở. Tình huống Tràng nhặt được vợ trong truyện Ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân +. Tình huống tâm trạng. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là : Con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình hành động lí tính) ít được quan tâm. Và vì thế nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn trữ tình. Trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có tình huống như : Những lo lắng của quản ngục muốn biệt đãi Huấn cao hay Những suy nghĩ của cô bé Liên khi đoàn tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. + Tình huống nhận thức. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường : đối mặt với một bài học nhận thức bật lên một vấn đề (về nhân sinh về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là : nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát phân tích suy lí đúc kết chiêm nghiệm toan tính v.v Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá vậy. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận Ví dụ Như những thay đổi trong suy nghĩ của Phùng và Đẩu khi mời người đàn bà lên tòa án. Hay nhưng thay đổi trong suy nghĩ của Chí Phèo sau khi gặpThị Nở. Cũng cần phải lưu ý rằng : sự phân loại này là tương đối. Trong thực tế các dạng ấy đều ít nhiều có tính pha tạp chứ không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả. Viêc nhận diện chỉ dựa vào sự nổi trội của yếu tố nào đó. - Nếu căn cứ Về số lượng có thể thấy tình huống truyện ngắn có hai loại : +. Truyện một tình huống. Cả truyện ngắn chỉ xoay quanh có một tình huống duy nhất bao trùm. Có thể nói đây là loại truyện ngắn điển hình. Ví dụ truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân +. Truyện ngắn nhiều tình huống. Cả thiên truyện được dệt từ nhiều tình huống. Tuy nhiên trong đó chúng cũng phân vai thành chính - phụ (nghĩa là có cái nào đó là chủ chốt) chứ không phải tất cả đều ngang hàng nhau theo lối dàn đều. Đây là dạng truyện ngắn không thật điển hình. Chúng thường có dáng dấp của một truyện dài thu nhỏ hơn là một truyện ngắn thực thụ (trong chương trình cấp ba có thể ví dụ : Chí phèo của Nam Cao Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ...) (Tham khảo đề tài Tình huống truyện Trên internet –- Tác giả Chu Văn Sơn) 3- Các bước tiếp cận tình huống truyện. 3.1- Phương pháp tiếp cận tình huống. Từ những nội dung lí thuyết trình bày trên đây ít nhất có thể rút ra những ý nghĩa phương pháp luận đối với việc tiếp cận sau : với người đọc bước vào một truyện ngắn tuy không thể bỏ qua việc phân tích tìm hiểu các thành tố khác cấu thành cái thực thể sinh động là truyện ngắn (như nhân vật cảnh vật cốt truyện kết cấu ngôn ngữ...) nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì coi như chưa nắm được chiếc chìa khoá quan trọng nhất để mở vào thế giới bí ẩn của truyện ngắn ấy. Đọc vào truyện ngắn thì điều tối quan trọng là phải đọc cho ra tình huống truyện của nó. 3.2- Xác định tình huống truyện : - Đặt câu hỏi : Sự kiện nào chi phối toàn bộ thiên truyện này ? - Tổng hợp các tình tiết : Lướt qua những tình tiết chính và xác định : một trong các tình tiết ấy đóng vai trò bao trùm chi phối quán xuyến toàn truyện hay chúng chỉ là những thành tố nối kết với nhau để làm thành một sự kiện lớn hơn sự kiện ấy mới trùm lên tất cả ? Đáng chú ý nhất ở đấy là cái tình thế bất thường nào đó mà chúng chứa đựng. - Tìm tên gọi để định danh. Đây là khâu khá then chốt chưa tìm được tên thích hợp thì xem như tình huống vẫn còn nằm ngoài tầm tay của ta vậy. 3.3) Phân tích tình huống . Cần tiến hành phân tích các bình diện cơ bản sau đây : - Diện mạo của tình huống (bình diện không gian) - Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian) - Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn) 3.4 ) Rút ra ý nghĩa của tình huống : Tức là rút ra cái thông điệp thẩm mĩ mà tình huống chứa đựng - Về quan niệm : Toát lên quan niệm gì về nhân sinh thẩm mĩ ? - Về cảm xúc : Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ? II- GIẢI PHÁP CỤ THỂ : 1-Mục tiêu cần đạt. 1.1- Kiến thức: Phát hiện ra tình huống truyện độc đáo và đây là một khám phá mới của tác giả về đời sống. - Qua tình huống này học sinh nhận ra cuộc đời số phận của nhân vật từ đó thấy điều nhà văn thể hiện quan niêm sâu sắc về cái nhìn cuộc đời cũng như đưa ra những sứ mệnh đối với nghệ thuật. 1.2- Kĩ năng : Học sinh có kĩ năng tiếp cận tình huống truyện không chỉ tác phẩm này mà còn với nhiều tác phẩm khác 1.3- Bài học : bài học về cách nhìn đời nhìn người về cách đánh giá sự vật hiện tượng con người. 2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - sách giáo khoa, sách tham khảo - Thiết kế dạy học - Vở ghi chép 3- Cách thức tiến hành - Giáo viên nêu câu hỏi - Hs thảo luận - GV hoàn chỉnh bổ sung 4- Tiến trình lên lớp. 4.1- Hướng dẫn tìm hiểu về chung tác giả tác phẩm. a- Tác giả : - Tiểu sử : Nêu những nét chính về cuộc đời con người nhà văn nguyễn Minh Châu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp sáng tác của ông ? +. Thời đại : Nguyễn Minh Châu ( 1930-1989) +. Quê quán : Quỳnh Lưu – Nghệ An +. Gia nhập quân đội năm 1950 sau đó công tác ở tạp chí văn nghệ quân đội. +. Năm 2000 được tặng giải thưởng Hồ chí minh về văn học nghệ thuật. - Sự nghệp : Nêu quan niệm sáng tác của Nguyễn Minh Châu? Sáng tác của Nguyễn Minh Châu chia làm mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn đó có đặc điểm gì ? +. Quan niệm sáng tác: Suốt đời trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn là phải tìm ra sự thật. Ông cũng là nhà văn suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn chứa bên trong tâm hồn con người. +. Quá trình sáng tác : Sáng tác của Minh Châu được chia làm hai giai đoạn,giai đoạn trước 1975 mang khuynh hướng sử thi trữ tình lãng mạn. Giai đoạn sau 1975 mang cảm hứng thế sự với những vẫn đề về đời sống đạo đức và triết lí nhân sinh Hãy cho biết vị trí của Nguyễn Minh Châu trong chặng đường đổi mới văn học sau 1975? +. Vị trí của Nguyễn Minh Châu trong gia đoạn đổi mới văn học sau 1975: “ Người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” trong thời kì đổi mới.( Sách giáo khoa Ngữ văn 12–tập 2 Nxb giáo dục-2015 -Phan Trọng Luận chủ biên) b) Tác phẩm : - Hoàn cảnh ra đời : Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, tổ quốc thống nhất , vấn đề chiến tranh tạm gác lại nhưng những vấn đề về đời sống vật chất , tinh thần , đạo đức ..lại được đặt ra . Khi đất nước bước vào thời kì đổi mới những quan niệm về đạo đức lối sống có thêm những quan niệm mới. Trước những đổi thay đó văn học Lúc này cần phải có những chuyển biến kịp thời nhằm đáp ững những chuyển biến đó. Chiếc thuyền ngoài xa chính là một tác phẩm như vậy. Tác phẩm mang xu thế của văn học thời kì đổi mới: Hướng nội, đi sâu khai thác số phận cá nhân trong muôn mặt của cuộc sống đời thường. .( Sách giáo viên Ngữ văn 12–tập 2 Nxb giáo dục-2015 -Phan Trọng Luận chủ biên) - Xuất xứ : Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được in lại trong tập truyện cùng tên (in năm 1987).Là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. - Tóm tắt: Theo lời của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau.Sau nhiều ngày “phục kích”, anh đã phát hiện và chụp được cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương.Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến cảnh từ trong thuyền bước ra một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình.Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh phải can thiệpTheo lời mời của chánh án Đẩu (đồng đội cũ của anh), người đàn bà hàng chài đã đến toà án
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tim_hieu_truyen_ngan_chiec_thuyen_ngoai_xa_cua_nguyen_m.doc
- BÌA SKKN NGỮ VĂN 2017.doc
- DANH MỤC ĐTSKKN ĐÃ ĐẠT GIẢI.doc
- MỤC LỤC SKKN NGỮ VĂN 2017.doc
- TÀI LIỆU THAM KHẢO VIẾT SKKN - NGỮ VĂN 2017.doc