SKKN Tiếp cận văn bản "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ từ góc độ thể loại

SKKN Tiếp cận văn bản "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ từ góc độ thể loại

Giờ dạy - học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung và trong nhà trường phổ thông trung học nói riêng còn đơn điệu tẻ nhạt khiến khá đông học sinh không có hứng thú học văn dẫn đến chất lượng môn học ngày càng giảm sút. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó phải kể tới: khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm, nhiều giáo viên chưa xác định đúng "chất của loại" trong thể. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm nên khi khai thác tác phẩm văn học không những không làm cho tác phẩm sống động, giàu sức hấp dẫn mà ngược lại làm cho tác phẩm khô khan, chết cứng. [1].

Dạy học văn theo thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản đối với nhà trường phổ thông hiện nay. Vì "Giảng dạy tác phẩm theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng hướng với quy luật và bản chất của văn học đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất" [2]. Dạy học văn theo thể loại là một trong những kĩ năng cần thiết trên con đường tự học và chủ động chiếm lĩnh tri thức.

Mỗi tác phẩm văn học là một sáng tạo độc đáo, riêng biệt, thể hiện rõ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua sản phẩm tinh thần ấy, nhà văn, nhà thơ thể hiện một nhân sinh quan có ý nghĩa tiến bộ về con người, về cuộc đời. Để nhận ra thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm qua tác phẩm thật không dễ dàng chút nào. Trên cơ sở hiểu rõ được đặc trưng thể loại văn học, giáo viên sẽ định hướng cho học sinh tìm ra những rung động thẩm mĩ trong từng giờ học [5].

 

doc 21 trang thuychi01 9482
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tiếp cận văn bản "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ từ góc độ thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: 
Giờ dạy - học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung và trong nhà trường phổ thông trung học nói riêng còn đơn điệu tẻ nhạt khiến khá đông học sinh không có hứng thú học văn dẫn đến chất lượng môn học ngày càng giảm sút. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó phải kể tới: khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm, nhiều giáo viên chưa xác định đúng "chất của loại" trong thể. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm nên khi khai thác tác phẩm văn học không những không làm cho tác phẩm sống động, giàu sức hấp dẫn mà ngược lại làm cho tác phẩm khô khan, chết cứng. [1].
Dạy học văn theo thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản đối với nhà trường phổ thông hiện nay. Vì "Giảng dạy tác phẩm theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng hướng với quy luật và bản chất của văn học đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất" [2]. Dạy học văn theo thể loại là một trong những kĩ năng cần thiết trên con đường tự học và chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Mỗi tác phẩm văn học là một sáng tạo độc đáo, riêng biệt, thể hiện rõ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua sản phẩm tinh thần ấy, nhà văn, nhà thơ thể hiện một nhân sinh quan có ý nghĩa tiến bộ về con người, về cuộc đời. Để nhận ra thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm qua tác phẩm thật không dễ dàng chút nào. Trên cơ sở hiểu rõ được đặc trưng thể loại văn học, giáo viên sẽ định hướng cho học sinh tìm ra những rung động thẩm mĩ trong từng giờ học [5].
Thể hát nói - một thể loại văn học vốn là ca từ của bộ môn nghệ thuật ca trù đã đem đến bầu không khí mới cho nghệ thuật. Văn học trung đại với hệ thống thi pháp nổi bật là công thức ước lệ phi ngã ... thì sự bật lên phá cách của những cá tính sáng tạo như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ làm nên diện mạo mới cho văn học trung đại. Từ nhà Nho tài tử Nguyễn Công Trứ thuộc nền văn học Việt Nam trung đại đến tao nhân - tài tử - tài tình như Chu Mạnh Trinh thuộc nền văn học Việt Nam cận đại đều mượn thể hát nói để khẳng định cái tôi cá nhân đầy mới mẻ, đầy cá tính không chỉ thể hiện ở nội dung tư tưởng trong thơ mà còn trong cả phương diện hình thức thể loại., [14]
Bài ca ngất ngưởng - chương trình Ngữ văn cơ bản lớp 11 là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc làm nên tên tuổi của Nguyễn Công Trứ ở thể loại hát nói. 
Với niềm tự hào sâu sắc về một thể loại góp phần làm nên diện mạo thơ ca dân tộc, là tấc lòng chan chứa của cha ông, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu qua thực nghiệm năm học 2018 - 2019: Tiếp cận văn bản "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ theo phương pháp thể loại - Tiết 13 - lớp 11A13, 11A14 trường THPT nơi tôi đang trực tiếp công tác.
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài: Tiếp cận văn bản "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ theo phương pháp thể loại, chúng tôi đưa đến những vấn đề lý luận hiện đại ứng dụng trong tình hình thực tiễn giảng dạy. Lựa chọn đề tài này, tôi mong muốn đem lại những điều mới mẻ, khơi gợi cho học sinh niềm say mê và hứng thú khi học tác phẩm. Những phương pháp và biện pháp thích hợp sẽ khơi dậy rung động thẩm mĩ, đốt lên ngọn lửa say mê văn học trong tâm hồn thế hệ trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài: Tiếp cận văn bản "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ theo phương pháp thể loại - Tiết 13 - chương trình Ngữ văn 11 cơ bản được trực tiếp áp dụng ở các lớp 11A13, 11A14 trường THPT tôi công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: [4]
Đề tài này chúng tôi sẽ kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, từ nhiều góc độ và cấp độ khác nhau để phát hiện rõ vấn đề. Chúng tôi tập trung vận dụng đan xen bốn phương pháp lớn trong giờ dạy học:
1.4.1. Phương pháp đọc sáng tạo:
Đọc để nhận thức được nội dung tác phẩm, phong cách tác giả thể hiện trong tác phẩm. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh đâu là giọng kể, giọng tả, giọng biểu cảm, giọng sâu lắng,... Có như vậy mới làm nổi bật được những cung bậc tình cảm, sắc thái cảm xúc, tâm tư gửi gắm đằng sau mỗi câu chữ ngủ yên. 
1.4.2. Phương pháp gợi mở và biện pháp nêu vấn đề:
Học sinh là bạn đọc sáng tạo, giáo viên cần tôn trọng sự tiếp nhận của cá nhân học sinh đồng thời khơi gợi tổ chức cho học sinh tự hoạt động để đến với tác phẩm một cách dễ dàng.
Trong giảng bài, giáo viên cần sử dụng biện pháp nêu vấn đề. Cơ chế của biện pháp này là: Giáo viên đặt câu hỏi – học sinh tri giác – giáo viên tổ chức qui trình giải quyết. Muốn tạo được tình huống có vấn đề phải xây dựng được hệ thống câu hỏi có vấn đề (chứa đựng những mâu thuẫn trong nhận thức đánh giá).
1.4.3. Phương pháp giảng bình:
Giảng bình đã trở thành một bí quyết trong giảng văn, khiến giờ giảng văn trở nên hứng thú mang màu sắc cảm xúc và văn học rõ rệt.
1. 4.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu giúp học sinh hình thành và rèn luyện năng lực hoạt động tư duy sáng tạo. Phương pháp này chỉ nên thực hiện dưới dạng bài tập ở nhà hoặc trong buổi ngoại khóa.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Trong một bài nghiên cứu về "Cấu trúc năng lực văn", Giáo sư Phan Trọng Luận đã chỉ ra những năng lực tiếp nhận văn học bao gồm: [7]
- Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Năng lực tái hiện hình tượng.
- Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học.
- Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp với năng lực khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm trong chỉnh thể của nó.
- Năng lực nhận biết loại thể để định hướng hoạt động tiếp nhận.
- Năng lực cảm xúc thẩm mĩ
- Năng lực tự nhận thức.
- Năng lực đánh giá.
 Như vậy, trong hoạt động tiếp nhận văn học thì năng lực nhận biết loại thể sẽ dẫn dắt người đọc đến những định hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác phẩm. Mỗi thể loại có một thi pháp riêng nên nếu không ý thức sự khác biệt của mỗi loại thể văn học người đọc sẽ dễ lạc hướng. Chẳng hạn như đối với Truyện ngắn mà để ý nhiều tới cảm xúc lại bỏ qua cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện thì nhất định người đọc không thể tiếp nhận được sáng tác của nhà văn; đối với thơ trữ tình lại loay hoay phân tích cốt truyện, nhân vật, biến thơ thành tác phẩm văn xuôi. Chúng ta phải hiểu rằng, khi đến với thơ trữ tình nếu coi nhẹ, bỏ qua hình tượng cảm xúc, nhân vật trữ tình nhất định người đọc không thể tiếp nhận được sáng tác của nhà thơ. Do đó, nhận biết được thể loại của tác phẩm văn học và nắm được những đặc trưng của nó là điều vô cùng cần thiết trên hành trình khám phá văn chương.
 2.1.2. Hơn nữa, trong nhà trường phổ thông, việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn dạy và học. Điều này không chỉ định hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác phẩm mà còn phát huy được tính chủ động tích cực của người học, góp phần phát huy vai trò đồng sáng tạo của học sinh đối với tác phẩm văn học. [5]
 Với "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ, cần chú ý tiếp nhận tác phẩm không đơn thuần như một bài thơ trữ tình mà tác phẩm còn mang những nét đặc trưng riêng biệt của thể hát nói. Nếu những bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật như Tự tình (Hồ Xuân Hương); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến); Thương vợ (Tú Xương);... học sinh dễ dàng tìm hướng khai thác trên cơ sở cấu trúc của thể thơ thì "Bài ca ngất ngưởng" cũng cần được khám phá dựa trên đặc trưng của thể hát nói. Bởi lẽ nếu không nhận diện ra được đặc điểm thể loại thì việc phân tích tác phẩm sẽ rơi vào hai trường hợp sau: Hoặc tiếp cận tác phẩm như một tác phẩm tự sự. Nghĩa là hướng tới liệt kê những sự kiện, sự việc tiêu biểu trong bài ca của Nguyễn Công Trứ mà không chú trọng tới điều căn bản là tâm trạng, tình cảm của nhà thơ. Hoặc chỉ căn cứ vào đặc trưng thơ trữ tình để phân tích tác phẩm cũng sẽ rất lúng túng trong việc tiếp cận tác phẩm.
 Vì vậy, để dạy học "Bài ca ngất ngưởng" một cách hiệu quả cần phải đặt tác phẩm vào đặc trưng của thể loại hát nói.
2.1.3. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ: [9]
Người ta có thể gọi Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, một nhà thơ tài tử, một ông quan thanh liêm chính trực có nhiều công trạng...Nhưng đúng hơn, phải gọi ông là một nhà tư tưởng, một nhà nhân đạo chủ nghĩa. Sự nghiệp của ông, tư tưởng và cách sống của ông còn ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống hôm nay, đến việc xây dựng tinh thần và tính cách Việt. 
Với Nguyễn Công Trứ, văn chương không phải là hư văn, mà thúc đẩy dấn thân, có trách nhiệm với cuộc sống của mình và xã hội, hun đúc tinh thần, cốt cách cao đẹp là sự ngay thẳng, chịu đựng, vượt qua mọi sương gió cuộc đời. Chữ "danh" của Nguyễn Công Trứ không phải là học vị, chức quan mà là tài danh, là việc làm rạng danh đất nước. Nguyễn Công Trứ là nhà nho có khuynh hướng đặc biệt về văn Nôm: 52 bài thơ, 63 bài hát nói, 1 bài phú, 2 bài tuồng hát và nhiều câu đối. Những văn phẩm ấy Nguyễn Công Trứ làm ra tùy hứng dọc cuộc đời ông. (Cuốn biên thảo của Lê Thước về Nguyễn Công Trứ) [11]
 Đến với "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ được làm theo thể hát nói - một thể thơ đặc sắc của thi ca dân tộc, song những đặc trưng cơ bản của thể hát nói vẫn khá xa lạ với giáo viên và học sinh. SGK không đề cập tới, SGV và cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng - Văn 11 có định hướng cho giáo viên hướng khai thác tác phẩm theo đặc trưng thể loại hát nói nhưng mới chỉ hướng dẫn chung chung. Vì thế nếu chỉ căn cứ vào những tài liệu trên, hầu hết các thầy cô giáo vẫn còn hiểu khá mơ hồ về thể hát nói. Mặc dù hát nói nằm trong thể loại thơ trữ tình nhưng nó vẫn có những điểm riêng biệt của loại thể nên không thể khai thác nó như bài thơ trữ tình thông thường. Thực tế cho thấy hầu hết giáo viên khi dạy bài này mới chỉ chú ý đến nội dung tư tưởng chứ chưa thực sự quan tâm tới phương diện thể loại. Thiết nghĩ, dạy học "Bài ca ngất ngưởng" cần được chú trọng đúng đắn hơn nữa về phương diện thể loại.
2.2. Thực trạng vấn đề:
2.2. 1. Thực trạng chung.
Ngày nay, xu thế chung của xã hội là phát triển các ngành khoa học kĩ thuật. Dưới mái trường phổ thông, các em học sinh thường chú trọng đến bộ môn khoa học tự nhiên hơn là bộ môn khoa học xã hội. Dù hôm nay môn Ngữ văn rất quan trọng với kỳ thi vượt cấp và kỳ thi tốt nghiệp quốc gia nhưng đại đa số học sinh vẫn chưa quen với sự ngang hàng giữa bộ môn khoa học xã hội với bộ môn khoa học tự nhiên. Dẫu có nhiều học sinh vốn có năng khiếu về văn học, yêu thích văn chương nhưng vẫn vô cùng khó khăn trong việc tiếp cận với bộ môn khoa học giàu tính nhân văn này. Bởi vậy, mỗi giờ học văn diễn ra trong tâm thế còn thờ ơ đón nhận của học sinh và trong nỗi niềm trăn trở của người thầy.
2.2. 2. Thực trạng đối với giáo viên.
Trong đổi mới phương pháp dạy học văn, người giáo viên nhất thiết phải chú trọng dạy theo thể loại. Dạy thơ trữ tình phải dạy cho ra được tâm trạng, cảm xúc, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh chứa đựng trong tác phẩm. Dạy tác phẩm tự sự phải quan tâm tới nhân vật, cốt truyện, chi tiết đặc sắc. Dạy tác phẩm kịch phải chú ý tới xung đột kịch thể hiện qua mâu thuẫn trong ngôn ngữ, hành động của từng nhân vật.
Đến với "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ được làm theo thể hát nói ở dạng biến cách, dôi khổ, chứa đựng tư tưởng tình cảm tự do phóng khoáng. Tác phẩm gồm phần lời ca và phần làn điệu nhưng phần lớn giáo viên mới chỉ khai thác văn bản ở phần lời ca như một bài thơ bình thường mà bỏ qua phần làn điệu. Đại bộ phận giáo viên vẫn sử dụng phương pháp tiếp cận tác phẩm theo lối cũ. Sự đơn điệu của cách dạy này trước hết ở nội dung giảng dạy, ở cách khai thác, phân tích tác phẩm văn chương. Vì thế người tiếp nhận không lĩnh hội được những vấn đề ở bề sâu, bề xa của tác phẩm. 
2.2. 3. Thực trạng đối với học sinh:
Khi học "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ - sản phẩm của nền văn học uyên bác có một khoảng cách khá xa với học sinh hôm nay. Cũng giống như những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chiếu cầu hiền,..., Bài ca ngất ngưởng mà các em được học có môi trường sinh thành khá xa lạ với hoàn cảnh hiện tại mà các em đang sống, thế nên giáo viên dù cố gắng tái hiện bầu không khí thời đại cho tác phẩm thì tìm kiếm sự rung động sâu xa trong lòng các em vẫn là điều khó khăn. Bởi lẽ, cuộc sống hiện đại với sự phát triển của công nghệ thông tin có quá nhiều điều lôi cuốn các em. Hơn nữa đây là tác phẩm rất ít được lựa chọn trong thi cử nên tâm lí học sinh có phần không quan trọng nhiều đến văn bản này.
 Vì vậy, tôi thiết nghĩ cần phải tìm cách xích lại gần hơn nữa đối tượng khám phá với đối tượng tiếp nhận. Điểm tương đồng, gặp gỡ giữa chủ thể trữ tình trong bài thơ với người học chính chính là sự khẳng định con người cá nhân đầy khát vọng, đầy cá tính mà khi nghiên cứu tác phẩm từ phương diện thể thơ hát nói chúng ta sẽ thấy cá tính nhà thơ hiện lên rất cụ thể, rõ rệt. Vì vậy trong tiết dạy của mình, tôi đã làm nổi rõ mối liên hệ về con người cá tính giữa nhà thơ với học trò để tạo nên sức hấp dẫn cũng như hiệu quả của bài học. 
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của thể loại hát nói: 
* Về khái niệm:
 Hát nói là thể thơ mà lời của nó có thể được hát lên theo làn điệu dân ca- ca trù. Trong hát nói có cả hát và nói; lời ca, lời hát xích gần về phía lời nói. Hình thức thể hiện mang phong cách khẩu ngữ nên thường dung dị, dễ hiểu, gần với đời thường. Vẻ đẹp của thể hát nói là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp của âm nhạc và thơ ca.
 Hát nói với tư cách là ca từ của bộ môn nghệ thuật ca trù. Trong các thể thơ của ca trù như: Lục bát; Song thất lục bát;..., hát nói là một trong những thể thơ tiêu biểu để lại số lượng tác phẩm lớn và được yêu thích nhất. Hát nói đã gắn với tên tuổi trong lịch sử văn học Việt Nam như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Phan Bội Châu,...
 Thơ hát nói được sáng tác để hát trong ca quán, trong dinh thự, trong cửa chùa,... với mục đích giải trí nên nghiên cứu văn bản hát nói không thể không đặt nó trong mối liên hệ với âm nhạc hát nói ca trù.
 * Về cấu tạo thể hát nói: 
 Khác với thơ Đường luật, thơ hát nói là một thể thơ mở, khá tự do về vần nhịp và không hạn định về số câu trong bài và số chữ trong câu. Ngôn từ trong thơ hát nói có sự pha trộn lời Hán với lời Việt. Hầu hết các bài đều có một câu chữ Hán như là một dẫn ngữ, nói một tư tưởng, một chí hướng nào đó đặt ở đầu hay ở giữa bài thơ.... Về sau, hát nói phát triển thêm hình thức kể, thuật, tự tình của thơ trung đại Việt Nam. Nhưng cái chính thơ hát nói là ở thể thơ điệu nói, không phải thơ hình ảnh. Cái hay của hát nói cũng hay ở giọng điệu. Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng đó là thơ "nửa hát nửa nói, có tính chất kể chuyện". Tuy nhiên tính chất hát khó nhận thấy qua văn bản, còn lại chủ yếu là điệu nói.
 * Về nội dung tư tưởng: 
 Thơ hát nói có cấu tạo đặc biệt như vậy là do sự chi phối của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Đó là tiếng nói của một con người tài tử thoát vòng cương tỏa, thoát sáo, thoát tục lụy, danh lợi, nắm lấy phút vui hiện tại. Bởi lẽ nhà Nho tài tử thường đối lập tài với tình, coi trọng thích thú cá nhân, đòi tự do phóng khoáng vì hưởng lạc thú trần tục. Chính cảm thức ấy, nhân sinh quan ấy mới tạo thành thể thơ hát nói được.
 * Về đặc điểm: 
- Thơ hát nói là tâm tư, khát vọng của người tài tử. Khác với nhà Nho chính thống, người tài tử không muốn sống một cuộc sống âm thầm, phẳng lặng. Họ muốn được thể hiện hết bản thân mình và muốn được nếm trải toàn diện các lạc thú của đời sống. Thế nên nội dung "hành lạc" chiếm vị trí đáng kể trong thơ hát nói.
- Trong thơ hát nói, chủ thể trữ tình hiện ra qua lời văn nhất quán và xuất hiện giọng điệu khảng khái, ngang tàng, ngạo nghễ, thách thức,...
- Là một thể thơ tự do về vần nhịp, không hạn chế về số lượng câu, chữ nên cần khai thác điệu nói trong bài thơ. Biểu hiện ở những cấu trúc trùng điệp cụm từ, dùng nhiều câu hỏi, câu cảm thán và ở cách sử dụng tiếng thô, tiếng tục, tiếng lóng trong sinh hoạt hằng ngày tạo ra giọng nói sống động, pha tạp vừa chữ Hán vừa Nôm, vừa thanh vừa tục,..
2.3.2. Vận dụng đan xen bốn phương pháp lớn trong giờ dạy – học “Bài ca ngất ngưởng”. [4]
- Phương pháp đọc
+ Phương pháp đọc sáng tạo:
Đọc để nhận thức được nội dung tác phẩm, phong cách tác giả thể hiện trong tác phẩm. Tác phẩm được dạy trong một tiết, giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc trước ở nhà. Giáo viên cần làm rõ đâu là giọng hát, đâu là giọng nói mà chủ yếu là giọng nói. Việc đọc phải làm nổi bật được những cung bậc tình cảm của tác giả làm cho lời ca đọc lên lúc âm vang, lúc thiết tha sâu lắng. Đọc làm sao để sống dậy những tâm tư, tình cảm của nhân vật gửi đằng sau câu chữ ngủ yên.
+ Đọc kĩ bài thơ và phần chú giải từ khó trong sgk:
Việc hướng dẫn học sinh đọc bài và phần chú giải những từ khó là rất cần thiết. Bởi lẽ muốn đánh giá về đối tượng nào cũng phải hiểu về nó. Trong bài thơ có nhiều từ cổ, từ Hán và từ Nôm, nếu các em không đọc kĩ bài ở nhà thì thời lượng 45 phút trên lớp không dễ gì hiểu bài và càng khó thấy được cái hay của bài thơ. Ở phần này, giáo viên nên đọc chậm lần 1 và giải nghĩa những từ khó. Những từ khó ở đây ngoài những từ cổ còn có những điển tích, điển cố nên cần cho học sinh hiểu văn bản thơ ở lớp nghĩa từ vựng. 
- Sử dụng phương pháp gợi mở và biện pháp nêu vấn đề thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài giảng để tạo bầu không khí văn chương:
Coi học sinh là bạn đọc sáng tạo, người giáo viên cần tôn trọng sự tiếp nhận của cá nhân học sinh, đồng thời khơi gợi tổ chức cho học sinh tự hoạt động để đến với tác phẩm của mình một cách dễ dàng. Trong khi giảng, giáo viên cần sử dụng biện pháp nêu vấn đề. Cơ chế của biện pháp này là: Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh tri giác, giáo viên tổ chức quy trình giải quyết.
- Phương pháp giảng bình:
Giảng bình đã trở thành bí quyết trong giảng văn, khiến giờ giảng văn trở nên hứng thú mang màu sắc cảm xúc và văn học rõ rệt.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu cần được vận dụng nhằm giúp học sinh hình thành và rèn luyện năng lực hoạt động tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, phương pháp này chỉ nên thực hiện dưới dạng những bài tập ở nhà hoặc trong buổi ngoại khóa. 
2.3.3. Tổ chức hoạt động thảo luận về hình tượng cái tôi "ngất ngưởng" qua đặc trưng thể loại hát nói. [10].
Đây là phần trọng tâm của giờ học nên từ những câu hỏi tái hiện kiến thức, giáo viên có thể dẫn dắt đến những câu hỏi tình huống có vấn đề. Điều đó sẽ đáp ứng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm vừa tránh được giờ dạy mang tính chất thuyết trình, giáo điều.
Phần tìm hiểu về tác giả: 
Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi tình huống như: Điều gì về Nguyễn Công Trứ làm em ấn tượng nhất?
Dự kiến học sinh trả lời: Cuộc đời làm quan không bằng phẳng, khi thăng chức khi bị giáng chức thất thường dẫn đến tính cách nổi loạn của một con người ưa tự do, có khí phách, có tài, không dễ bằng lòng với vòng cương tỏa của chốn quan trường.
Giáo viên khái quát lại và khẳng định: Từ nét cá tính đó, Nguyễn Công Trứ tìm đến sự thể hiện mình ở thể thơ hát nói, một thể loại dung nạp nhu cầu phô diễn tâm tư, tình cảm, với mục đích giải trí, hành lạc. Giáo viên giới thiệu ngắn gọn đặc điểm thể hát nói.
Phần văn bản:
Sau khi cho học sinh tìm hiểu bố cục văn bản, giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi tình huống sau:
- Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai? Căn cứ vào những yếu tố ngôn ngữ nào trong văn bản cho em biết điều đó? Em có hình dung như thế nào về chân dung nhân vật trữ tình?
- Ở 6 câu thơ đầu, Nguyễn Công Trứ đã nói gì về mình và nói bằng cách nói như thế nào?
- Hãy chỉ ra tính chất của điệu nói trong 6 câu thơ trên? (cách sử dụng thủ pháp liệt kê, lặp từ...). Từ điệu nói ấy, em hình dung về điều gì trong ý thức của nhà thơ?
- Hãy đọc những câu thơ có cách ngắt nhịp 3/3, 4/4? Từ đó, em sẽ thấy điều gì trong tâm trạng nhà thơ?
- Từ những lí giải trên, em hiểu ngất ngưởng ở Nguyễn Công Trứ khi làm quan là gì?
- Khi về hưu, nhà thơ phô diễn tâm tình của mình qua những thú vui nào? Em có nhận xét gì về những thú hành lạc ấy? Theo em, cái ngất ngưởng của nhà thơ ở đây như thế nào?
- Quan niệm sống, cách sống của nhà thơ có gì đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tiep_can_van_ban_bai_ca_ngat_nguong_cua_nguyen_cong_tru.doc