SKKN Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học ở trường THCS Chu Văn An – Nga Sơn

SKKN Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học ở trường THCS Chu Văn An – Nga Sơn

Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường được xem là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, bởi lẽ đó là việc làm cấp thiết để bảo vệ và phát triển bền vững cái nôi của nhân loại.

 Giáo dục môi trường (GDMT) trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả. Giáo dục môi trường sẽ giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, nếu được trang bị đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì khi trưởng thành, dù làm bất cứ việc gì, ở đâu, họ cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.

 Ở trường THCS, việc truyền thụ kiến thức giáo dục môi trường đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh kiến thức về bài học, học sinh được tích lũy kiến thức về môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống. Hiện nay, nội dung này đang được triển khai, phổ biến rộng rãi, khuyến khích việc tích hợp vào nội dung giảng dạy cũng như các hoạt động ngoại khóa.

 Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhiều môn khoa học khác. Đặc biệt từ việc trang bị cho học sinh sự hiểu biết về tính chất của các chất, học sinh sẽ rút ra được mối quan hệ phát sinh giữa các sự vật, hiện tượng, các bản chất của các quá trình biến đổi xảy ra trong tự nhiên liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, từ thực tế tôi nhận thấy chương trình cũng như việc giảng dạy môn hóa học còn mang nặng tính lý thuyết, chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc lồng ghép nội dung GDMT vào bài học vẫn chưa được sâu sát và triệt để, có khi bản thân giáo viên còn ngại, hoặc chưa quen, cũng có khi muốn lồng ghép nhưng thời gian không đủ. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép GDMT vào bài giảng Hóa học? Xuất phát từ lý do trên, trong các năm học vừa qua, tôi đã tìm hiểu và thực hiện sáng kiến “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học ở trường THCS Chu Văn An – Nga Sơn”.

 

doc 18 trang thuychi01 14912
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học ở trường THCS Chu Văn An – Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
I.2. Mục đích nghiên cứu
I.3. Đối tượng nghiên cứu
I.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2
2
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
II.1.1. Giáo dục môi trường là gì?
II.1.2. Lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
II.1.3. Vai trò của việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học hóa học.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
II.2.1. Thuận lợi.
II.2.2. Khó khăn.
II.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
II.3.1. Các phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học.
II.3.2. Các hình thức lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học.
II.3.2.1. Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường.
II.3.2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến giáo dục môi trường.
II.3.2.3. Minh họa nội dung Giáo dục môi trường bằng những hình ảnh thực tế.
II.3.2.4. Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến môi trường.
II.3.2.5. Xem các phim, video clip về hóa học và môi trường, cho học sinh tham quan thực tế, quan sát nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn trường học.
II.3.3. Các quy trình lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học.
II.3.3.1. Thu thập và phân loại các tư liệu.
II.3.3.2. Nghiên cứu kĩ bài giảng.
II.3.3.3 . Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hòa nhập vào bài giảng.
II.3.4. Các nguyên tác khi lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học.
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
4
4
4
4
4
5
5
5
5
5
6
6
6
10
12
13
14
14
15
16
16
16
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
III.1. Kết luận.
III.2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
17
17
17
18
19
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
	Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường được xem là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, bởi lẽ đó là việc làm cấp thiết để bảo vệ và phát triển bền vững cái nôi của nhân loại.
	Giáo dục môi trường (GDMT) trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả. Giáo dục môi trường sẽ giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, nếu được trang bị đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì khi trưởng thành, dù làm bất cứ việc gì, ở đâu, họ cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.
	Ở trường THCS, việc truyền thụ kiến thức giáo dục môi trường đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh kiến thức về bài học, học sinh được tích lũy kiến thức về môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống. Hiện nay, nội dung này đang được triển khai, phổ biến rộng rãi, khuyến khích việc tích hợp vào nội dung giảng dạy cũng như các hoạt động ngoại khóa.
	Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhiều môn khoa học khác. Đặc biệt từ việc trang bị cho học sinh sự hiểu biết về tính chất của các chất, học sinh sẽ rút ra được mối quan hệ phát sinh giữa các sự vật, hiện tượng, các bản chất của các quá trình biến đổi xảy ra trong tự nhiên liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, từ thực tế tôi nhận thấy chương trình cũng như việc giảng dạy môn hóa học còn mang nặng tính lý thuyết, chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc lồng ghép nội dung GDMT vào bài học vẫn chưa được sâu sát và triệt để, có khi bản thân giáo viên còn ngại, hoặc chưa quen, cũng có khi muốn lồng ghép nhưng thời gian không đủ. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép GDMT vào bài giảng Hóa học? Xuất phát từ lý do trên, trong các năm học vừa qua, tôi đã tìm hiểu và thực hiện sáng kiến “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học ở trường THCS Chu Văn An – Nga Sơn”.
I.2. Mục đích nghiên cứu
	Sáng kiến này đi vào nghiên cứu những biện pháp để nâng cao hiệu quả và phát huy tích cực việc tích hợp nội dung GDMT trong bài dạy Hóa học ở lớp 8 và 9 ở trường THCS Chu Văn An, từ đó giúp học sinh:
+ Hiểu được môi trường bị ô nhiễm là môi trường như thế nào.
+ Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường.
+ Hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
+ Giúp học sinh hiểu rõ mối quan hệ giữa các kiến thức hóa học với thực tiễn. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Tìm hiểu những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài dạy hóa học lớp 8 và 9 ở trường THCS Chu Văn An.
	- Sáng kiến được thực hiện với học sinh khối 8 và 9 ở trường THCS Chu Văn An.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến sáng kiến, đặc biệt là cập nhật thường xuyên những thông tin mới về tình hình ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sư tầm những hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên địa bàn Huyện Nga Sơn.
	- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp.
	- Phương pháp điều tra học sinh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	II.1.1. Giáo dục môi trường là gì?
	Giáo dục môi trường là dựa trên những tri thức về môi trường để hình thành ý thức trách nhiệm và kỹ năng hành động của học sinh, nhằm bảo vệ môi trường bằng các giải pháp trước mắt.
	Giáo dục môi trường không phải chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn, không chỉ ở học sinh THCS, mà là một quá trình lâu dài, ở mọi đối tượng, lứa tuổi.
	Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là mỗi học sinh được trang bị một ý thức, trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của Trái đất, hình thành thái độ, ý thức bảo vệ và giữ gìn tài sản quý giá nhất của nhân loại.
	II.1.2. Lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
	Giáo dục môi trường trong trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu về bảo vệ trái đất, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi Quốc gia.
	Giáo dục môi trường có trách nhiệm là đào tạo ra những thế hệ có đầy đủ tri thức về lý luận và thực hành để phục vụ cho xã hội.
	Ở các nước trên thế giới, việc giáo dục môi trường đã được đưa vào trường học từ hàng chục năm trước. Với nước ta, việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình thông qua các môn học mới chỉ được thực hiện trong những năm gần đây, tập trung chủ yếu vào một số môn học như: Hóa học, Sinh học, Vật lý, Địa lý 
	II.1.3. Vai trò của việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học hóa học.
	Trong trường THCS Chu Văn An, thông qua hoạt động dạy học và các hoạt động tập thể, việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh rất đa dạng và hiệu quả. Với chủ trương xây dựng môi trường xanh sạch đẹp hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, các lớp học đã thực hiện trồng cây xanh, vệ sinh trường lớp hàng ngày. 
	Bộ môn hóa học cũng giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất, trong đời sống liên quan đến môi trường. Thông qua các bài học, giáo viên có thể gửi gắm những thông điệp liên quan đến việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục môi trường một cách tự nhiên, hiệu quả. Bên cạnh đó còn làm mới lạ nội dung bài học, giúp học sinh có hứng thú tìm tòi kiến thức mới. 
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
II.2.1. Thuận lợi.
Nhiệm vụ của bộ môn là nghiên cứa về chất, sự biến đổi của chất, có liên quan đến môi trường và các yếu tố của môi trường nên có rất nhiều thuận lợi cho việc triển khai nội dung giáo dục môi trường. Hơn nữa, đây cũng là một trong những mục tiêu cần phải đạt được trong các bài dạy hóa học liên quan.
Hiện nay, chủ đề giáo dục môi trường đã đang được phổ biến rộng rãi trong nhà trường nên việc kết hợp giáo dục sẽ được đồng bộ, hiệu quả giáo dục cao hơn. 
Sử dụng có hiệu quả cao đối với những bài học có hình ảnh, phim minh họa, hợp lý. Gây được sự hứng thú, ngạc nhiên, với những kiến thức mới lạ, vì vậy lôi kéo được sự tham gia của học sinh vào tiết học, làm cho tiết học sôi động hơn.
II.2.2. Khó khăn.
Mặc dù giáo dục môi trường đang là một trong những nhiệm vụ cấp thiết, nhưng vẫn chưa có hệ thống bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên. Một số giáo viên còn ngại tìm tòi kiến thức về môi trường, chưa có kỹ năng lồng ghép nội dung kiến thức về môi trường vào bài dạy.
Mặt khác ý thức của nhiều người dân về môi trường sống và việc bảo vệ môi trường còn rất thấp, chỉ thấy được những lợi ích trước mắt, chưa thấy được những nguy cơ mà thế hệ sau phải gánh chịu.
Qua khảo sát học sinh lớp 8A và 9A tại trường THCS Chu Văn An cuối năm học 2014 – 2015 (năm học mà tôi chưa áp dụng SKKN) bằng một số câu hỏi liên quan đến môi trường (Phụ lục) tôi nhận được kết quả sau:
Số học sinh
đuợc kiểm tra
Kết quả (số câu trả lời đúng)
Dưới 5 câu
5 – 8 câu
 9 – 10 câu
Lớp 8A
40
24
13
3
Lớp 9A
40
20
12
6
II.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
II.3.1. Các phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học.
Do kiến thức giáo dục môi trường được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng, nên khi giảng dạy, không có một phương pháp riêng dành cho giáo dục môi trường mà phải thông qua bộ môn hóa học. 
Một số phương pháp mà tôi đã sử dụng:
- Phương pháp đàm thoại: Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời theo sự hiểu biết của bản thân.
- Phương pháp thảo luận: Giáo viên đưa ra một vấn đề liên quan, yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.
- Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan: Giáo viên sử dụng hình ảnh thực tế, một đoạn video về một vấn đề cần bàn luận để học sinh quan sát.
Tuy nhiên, dù bằng phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo được nội dung của bài giảng và không ảnh hưởng đến tính đặc thù của dạy học Hóa học. Thông thường thì chủ đề giáo dục môi trường được truyền tải trong bài học thường có những đặc trưng sau:
- Nêu khái niệm, nội dung có sẵn trong SGK với tình huống hoặc chi tiết cụ thể có liên quan.
- Nêu rõ mục tiêu giáo dục môi trường có thể khai thác từ khái niệm hoặc nội dung trên.
- Liên hệ một cách mềm dẻo, linh hoạt từ nội dung bài dạy để đạt đến mục tiêu giáo dục môi trường.
Trong nội dung giáo dục môi trường cần phải làm rõ ý nghĩa của môi trường với con người, bao gồm cả ý nghĩa trực tiếp ( thực phẩm để ăn, nước để uống) đến giá trị gián tiếp ( ô nhiễm không khí, mưa axit ).
II.3.2. Các hình thức lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học:
Có thể có nhiều hình thức khác nhau để truyền tải nội dung giáo dục môi trường một cách hiệu quả đến học sinh tùy thuộc vào nội dung bài dạy, mục tiêu cần đạt đến. Sau đây là một số hình thức chủ yếu mà tôi đã đưa ra trong quá trình giảng dạy: 
II.3.2.1. Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường:
- Hình thức này không những giúp các em thấy được sự gần gũi giữa hóa học với thực tiễn mà từ đó các em còn có thể tự mình giải thích được những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên liên quan đến những biến đổi hóa học. Nhờ vậy, nọi dung giáo dục môi trường sẽ trở nên thiết thực và hiệu quả được nâng cao.
- Thông thường, giáo viên thường đưa ra hệ thống các câu hỏi: “Tại sao?”, “Như thế nào?” để dẫn dắt các em vào nội dung truyền tải.
Ví dụ 1:
- Tên bài dạy: Bài 2: Một số oxit quan trọng: Lưu huỳnh đioxit – Phần I: Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì? (SGK Hóa học 9)
- Mục tiêu giáo dục môi trường: Lưu huỳnh đioxit là một chất khí độc, gây ô nhiễm môi trường không khí, gây hiện tượng mưa axit
- Thực hiện: GV đặt câu hỏi:
Câu hỏi 1: Để diệt chuột trong một nhà kho, người ta dùng phương pháp đốt lưu huỳnh, đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yếu hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết. Giải thích tại sao?
Câu hỏi 2: Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất khí chủ yếu gây ra những cơn mưa axit, gây tổn hại cho những công trình được làm bằng thép, đá, các sinh vật và thực vật. Hãy giải thích quá trình tạo thành mưa axit?
Các công trình xây dựng bị phá hủy do mưa axit
Các sinh vật bị chết do mưa axit
+ HS trả lời.
+ Rút ra kết luận (GV có thể giải thích thêm quá trình phá hủy các công trình xây dựng, phá hủy môi trường sống của sinh vật và thực vật của mưa axit)
Ví dụ 2:
- Tên bài dạy: Bài 10: Một số muối quan trọng – Phần II: KNO3 (SGK Hóa học 9)
- Mục tiêu giáo dục môi trường: Sử dụng thuốc nổ đen gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại sự sống của sinh vật,
- Thực hiện:
+ Giáo viên cho HS tham khảo phần em có biết (SGK), đặt câu hỏi:
Hỗn hợp gồm S, C, KNO3 gọi là thuốc súng đen có thể dùng làm thuốc pháo.
a. Viết PTHH xảy ra khi đốt thuốc nổ đen?
b. Một bạn học sinh nói “Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người và còn làm ô nhiễm môi trường”. Em có đồng ý với quan điểm của bạn đó không? Giải thích?
Thuốc nổ đen
HS trả lời.
+ Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng ô nhiễm này?
+ Rút ra kết luận.
II.3.2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến giáo dục môi trường:
- Khi ra các bài tập. giáo viên có thể đưa một số bài tập có liên quan đến giáo dục môi trường. Trong quá trình giải bài tập, học sinh phải phân tích, tổng hợp, tìm tòi ra nội dung bài giải nhờ đó có thể khắc sâu trong tư tưởng của các em.
Ví dụ 1.
- Tên bài dạy: Bài 2: Một số oxit quan trọng – Lưu huỳnh đioxit- Phần củng cố (SGK Hóa học 9)
- Mục tiêu giáo dục môi trường: Lưu huỳnh đioxit là khí độc, gây ô nhiễm không khí
- Thực hiện:
+ Bài tập củng cố: Một nhà máy nhiệt điện mỗi ngày đêm thải ra khí quyển 64 tấn SO2. Hỏi cần có bao nhiêu m3 dung dịch Ca(OH)2 0,0002M để xử lý toàn bộ lượng SO2 trong khí thải đó?
+ HS vận dụng tính chất hóa học của SO2 để giải bài tập.
+ Giáo viên nhận xét, kết luận: Cần hạn chế lượng khí thải SO2 để góp phần bảo vệ môi trường.
Ví dụ 2: 
- Tên bài dạy: Bài 21: Ăn mòn kim loại (SGK Hóa học 9)
- Mục tiêu giáo dục môi trường: Bào vệ kim loại ít bị ăn mòn do các yếu tố hóa học trong môi trường.
- Thực hiện:
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
? Vì sao sắt bị oxi hóa (bị ăn mòn) trong không khí ẩm?
? Tại sao vật bằng sắt bị ăn mòn nhanh trong khí quyển có chứa cacbon đioxit, lưư huỳnh đioxit, mặc dù những chất này không trực tiếp tác dụng với sắt?
(GV có thể đưa kèm những hình ảnh minh họa trong phần trình chiếu)
Vật dụng bằng sắt bị gỉ (ăn mòn)
+ HS trả lời.
+ GV nhận xét, kết luận.
Ví dụ 3: 
	Sau khi làm thí nghiệm có những chất khí thải độc hại sau: HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
a. Nước vôi trong. 	b. Dung dịch HCl
c. Dung dịch NaCl.	d. Nước.
	Giải thích và viết PTHH nếu có. (Bài 24: Ôn tập học kỳ I – Hóa học 9)
Ví dụ 4: 
	Những hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học?
a. Vành xe đạp bằng sắt sau một thời gian bị gỉ.
b. Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan.
c. Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường.
d. Hiệu ứng nhà kính (do CO2 tích tụ nhiều trong khí quyển) làm cho trái đất nóng lên.
e. Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung.
f. Khi đốt cháy than, củi sinh ra nhiều khí độc như CO, CO2 , gây ô nhiễm môi trường.
(Bài 12: Sự biến đổi chất – Hóa học 8)
Ví dụ 5: Trong quá trình sản xuất gang, thép thường thải ra những khí thải như CO2, SO2, CO, có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? 
Dẫn ra một số phản ứng để giải thích? (Bài 20 – Hợp kim sắt: Gang, thép – Hóa học 9) 
II.3.2.3. Minh họa nội dung Giáo dục môi trường bằng những hình ảnh thực tế:
	“ Trăm nghe không bằng một thấy”. Thật vậy, những lời nói của giáo viên dù có thu hút, thuyết phục đến bao nhiêu cũng không bằng những hình ảnh thật, sinh động mà học sinh thấy được. Giáo viên có thể sưu tầm và đưa vào những hình ảnh cụ thể để minh họa cho nội dung giáo dục môi trường, đó là biện pháp tốt vừa bổ sung tài liệu cho SGK, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ:
- Tên bài dạy: Bài 28: Không khí sự cháy (SGK Hóa học 8)
- Mục tiêu giáo dục môi trường: 
+ Tác hại của tình trạng không khí bị ô nhiễm, bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia.
+ Sự cháy gây ô nhiễm không khí khi tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SO2 
- Thực hiện:
+ GV đặt câu hỏi: Bầu không khí của chúng ta hiện nay như thế nào?
+ HS trả lời.
+ GV trình chiếu một số hình ảnh về ô nhiễm không khí do bụi, khí thải, xác chết sinh vật, hậu quả của việc ô nhiễm không khí,
Bảng: Nguồn gốc và ảnh hưởng của một số chất gây ô nhiễm không khí.
Khí
Nguồn gốc gây ô nhiễm 
Do nhân tạo
 Tác động tới môi trường
CO
Quá trình cháy, oxi hóa hợp chất hiđrocacbon
21%
Phá hủy tầng ozon, rối loạn tầng bình lưu.
CO2
Hô hấp của động thực vật, sản xuất khoáng và năng lượng
2%
Gây hiệu ứng nhà kính
SO2
Sản xuất năng lượng
53%
Gây mù axit, mưa axit
NOx
Sãnuất năng lượng, giao thông
33%
Phá hủy tầng ozon, khói quang hóa, mưa axit
NH3
Nông nghiệp, công nghiệp
10%
Tạo sol khí
CH4
Nông nghiệp, gia công, khí đốt
16%
Gây hiệu ứng nhà kính
Freon
Chất tải lạnh
100%
Gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon
Rút ra kết luận: Hãy góp phần bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm.
Giáo án minh họa: Bài 28: Không khí sự cháy – Phần I.3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
	Để thực hiện, GV thiết kế giáo án powerpoint, có kèm theo hình ảnh, video minh họa. (Bài dạy này tôi đã tham gia dự thi Dạy học tích hợp dành cho GV THCS và đạt giải Nhì cấp Tỉnh, được chọn gửi tham dự thi Quốc gia) 
GV trình chiếu hình ảnh minh họa cho việc bầu không khí bị ô nhiễm.
- Các bước thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm : 
GV yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí ?
GV cho HS nhận xét sau đó đưa ra một số hình ảnh và tư liệu tham khảo. 
2. Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào? 
GV bổ sung : Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt gây ra các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ôzôn)
3. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành, tránh ô nhiễm. 
4. HS liên hệ thực tế : Em đã làm gì để bảo vệ không khí tránh ô nhiễm ?
HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Các nguồn gây ô nhiếm không khí chủ yếu : do hoạt động của các khu công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cháy rừng sinh hoạt đun nấu của người dân, dân số tăng nhanh cũng làm ô nhiễm không khí.
HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Không khí bị ô nhiễm gây nhiều tác hại đến sức khoẻ con người và đời sống của động vật, thực vật, phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử,
HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Xử lý khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông,
Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh,
3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
- Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh.
- Không vứt và xả rác bừa bãi. 
- Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.
Ví dụ 2: 
- Tên bài dạy: Bài 28: Các oxit của cacbon – Phần củng cố (SGK hóa học 9)
- Mục tiêu Giáo dục môi trường: Hàm lượng các oxit của cacbon trong không khí lớn gây ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính
- Thực hiện:
+ Bài tập củng cố: Tại sao việc sử dụng than để nấu ăn, nung gạch ngói, nung vôi gây ô nhiễm môi trường? Biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường?
+ GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa:
Sử dụng than để nấu ăn, nung vôi, nung gạch
+ HS thảo luận trả lời câu hỏi.
+ GV nhận xét, kết luận.
II.3.2.4. Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến môi trường:
	Hình thức liên hệ thực tiễn này gợi cho học sinh những hìn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_noi_dung_giao_duc_moi_truong_vao_day_hoc_hoa_h.doc