SKKN Tích hợp một số kỹ năng sống vào môn Sinh học 8

SKKN Tích hợp một số kỹ năng sống vào môn Sinh học 8

 Bạo lực học đường: [Theo thống kê của ngành công an, trong quý 1 năm 2019 đã có 310 vụ bạo lực học đường và chủ yếu học sinh ở lứa tuổi THCS và THPT.(Thông tin được đưa ra tại một hội thảo bàn về giải pháp ngăn ngừa bạo lực học đường diễn ra chiều 8/4/2019). Phần chìm của tảng băng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em ngày càng lộ rõ. Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho hay bạo lực học đường cũng là vấn đề của toàn cầu, gần đây nhất Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những sự vụ rúng động. “Lứa tuổi THCS, THPT có nhiều biến đổi tâm sinh lý, nhiều em không kiểm soát được bản thân, cộng với sức ép học tập và xã hội đã gây ra những vụ bạo lực như vừa qua”. Điểm chung các vụ bạo lực này này đều xuất phát từ mâu thuẫn, sự âm ỉ ngày càng lớn và khi có cơ hội thì bùng phát. Theo ông Linh, đến nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành hơn 10 thông tư liên quan để xử lý về vấn đề này.

 Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) nhìn nhận xu hướng ít nhất 2-3 năm tới, các vụ việc chúng ta được biết, được nghe về xâm hại trẻ em nói chung và bạo lực học đường nói riêng "sẽ còn tăng lên". Lý do là khi nhận thức người dân, nhận thức xã hội tăng lên thì những vụ việc tố cáo nhiều hơn.“Cần phải ưu tiên triển khai dạy các em những kỹ năng đối phó những vấn đề mà xã hội đang nổi lên. kế hoạch lâu dài để phòng ngừa tích cực cho những hành vi bắt nạt và bạo lực học đường”,

 Nhà báo Phạm Trung Tuyến (Đài Tiếng nói Việt Nam) cũng lên tiếng rằng: "Hãy nhìn các chương trình phát thanh truyền hình, các tờ báo, Fanpage, các kênh YouTube, các tựa games mà trẻ con đang xem đang chơi hàng ngày, nhìn hành xử của người lớn đang sống cùng lũ trẻ thì sẽ thấy "quá nhiều cái ác, quá nhiều sự cay nghiệt, và rất ít yêu thương", hỏi sao không tạo nên thế hệ trẻ con ích kỷ và đạo đức giả.

 

docx 18 trang thuychi01 31334
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp một số kỹ năng sống vào môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài .
2
1.2. Mục đích nghiên cứu .
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu .
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu .
4
1.5. Những điểm mới của SKKN.
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
6
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
16
3.2. Kiến nghị.
16
- Tài liệu tham khảo.
- Danh mục các đề tài SKKN.
1. Mở đầu 
Lí do chọn đề tài .	 
 Bạo lực học đường: [Theo thống kê của ngành công an, trong quý 1 năm 2019 đã có 310 vụ bạo lực học đường và chủ yếu học sinh ở lứa tuổi THCS và THPT.(Thông tin được đưa ra tại một hội thảo bàn về giải pháp ngăn ngừa bạo lực học đường diễn ra chiều 8/4/2019). Phần chìm của tảng băng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em ngày càng lộ rõ. Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho hay bạo lực học đường cũng là vấn đề của toàn cầu, gần đây nhất Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những sự vụ rúng động. “Lứa tuổi THCS, THPT có nhiều biến đổi tâm sinh lý, nhiều em không kiểm soát được bản thân, cộng với sức ép học tập và xã hội đã gây ra những vụ bạo lực như vừa qua”. Điểm chung các vụ bạo lực này này đều xuất phát từ mâu thuẫn, sự âm ỉ ngày càng lớn và khi có cơ hội thì bùng phát. Theo ông Linh, đến nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành hơn 10 thông tư liên quan để xử lý về vấn đề này.
 Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) nhìn nhận xu hướng ít nhất 2-3 năm tới, các vụ việc chúng ta được biết, được nghe về xâm hại trẻ em nói chung và bạo lực học đường nói riêng "sẽ còn tăng lên". Lý do là khi nhận thức người dân, nhận thức xã hội tăng lên thì những vụ việc tố cáo nhiều hơn.“Cần phải ưu tiên triển khai dạy các em những kỹ năng đối phó những vấn đề mà xã hội đang nổi lên. kế hoạch lâu dài để phòng ngừa tích cực cho những hành vi bắt nạt và bạo lực học đường”,
 	 Nhà báo Phạm Trung Tuyến (Đài Tiếng nói Việt Nam) cũng lên tiếng rằng: "Hãy nhìn các chương trình phát thanh truyền hình, các tờ báo, Fanpage, các kênh YouTube, các tựa games mà trẻ con đang xem đang chơi hàng ngày, nhìn hành xử của người lớn đang sống cùng lũ trẻ thì sẽ thấy "quá nhiều cái ác, quá nhiều sự cay nghiệt, và rất ít yêu thương", hỏi sao không tạo nên thế hệ trẻ con ích kỷ và đạo đức giả.
 Ám ảnh đuối nước: Từ đầu năm đến nay, có không ít những vụ việc trẻ em, học sinh đuối nước rất thương tâm. Mới đây nhất vụ việc 8 em học sinh từ tiểu học đến THCS tại tỉnh Hòa Bình bị đuối nước, thêm một lần nữa hồi chuông báo động về việc “hổng” kỹ năng bơi lội ở trẻ nhỏ, nhất là ở vùng nông thôn, hoặc nơi gần sông nước - lại được gióng lên. Và bài học từ cuộc sống đối với nạn đuối nước chính là hãy tự trang bị kỹ năng để cứu mình và cứu người, không bao giờ được chủ quan trước khi quá muộn. Minh chứng từ những vụ đuối nước của cả người lớn vè trẻ em cho thấy, không hẳn khi biết bơi thì không bị chết đuối. Nguyên nhân khách quan do nước lớn, sông sâu, sóng cảCòn nguyên nhân chủ quan có lẽ một phần do con người ta khi ấy rơi vào trạng thái hoảng loạn tinh thần. Nếu có một đám đông, người nọ bấu víu lấy người kia khiến cho sự hoảng loạn tập thể gia tăng gấp bội. Vì thế, ngay cả với những người biết bơi cũng không nên có tâm lý chủ quan, bởi trước miệng “Hà bá”, mỗi người bỗng trở nên thật nhỏ bé Điều cốt yếu vẫn là trang bị kỹ năng sống và kỹ năng ứng phó trong những tình huống nguy cấp - yêu cầu này cần thiết và bắt buộc với cả người lớn và trẻ em. 
 Cùng với sự phát triển của công nghiệp điện thì sự gia tăng song song số người bị điện giật và tử vong là một điều đáng kể đến. Trường hợp điện giật nhẹ chỉ cần ổn định tinh thần, sức khoẻ, nặng có thể dẫn đến sang chấn hoặc ảnh hưởng, tổn thương thần kinh. Nặng hơn, số trường hợp chết vì bị điện giật mỗi năm vẫn là một cơ số khiến nhiều người bàng hoàng. Nhìn lại những vụ thương tâm trong vô số vụ tai nạn điện: Trồng cột điện thuê, nhóm công nhân 7 người thương vong. Mới đây nhất, là vụ việc xảy ra vào 15h45 ngày 13/10, 6 học sinh trường THCS An Lục Long (Châu Thành, Long An) bị điện giật ngay trước cổng trường lúc ra về. Hậu quả khiến 2 học sinh lớp 6 tử vong tại chỗ. Bốn em khác bị thương được chuyển đi cấp cứu, hiện sức khỏe đã dần hồi phục tuy nhiên vẫn còn sợ hãi nặng nề. ]1 
 	Học sinh THCS sống trong xã hội phát triển như hiện nay cần phải trang bị những kĩ năng sống để hòa nhập cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết với thế hệ trẻ, bởi vì các em là chủ nhân của đất nước. Mục tiêu cơ bản của giáo dục kĩ năng sống là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững. Giáo dục kĩ năng sống còn mang ý nghĩ tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó. Giáo dục kĩ năng sống chính là định hướng cho các em con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại, nắm được kỹ năng sống các em sẽ suy nghĩ tích cực thành những hành động cụ thể, các em biết bảo vệ bản thân, sống có trách nhiệm và vững vàng tự tin bước vào tương lai. Đặc biệt, những năm gần đây xuất hiện những vụ gây gỗ, đánh nhau cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, nhiều học sinh bị xâm hại tình dục và nhiều học sinh gặp những rủi ro tai nạn đuối nước, gặp tai nạn do điện giật thương tâm  Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống.
 Môn sinh học 8 cung cấp những đặc điểm về cấu tạo, chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều ngành khoa học như Y học, Tâm lí giáo dục học, hội họa, thể thao...và học sinh lớp 8 là lứa tuổi giao thời giữa thiếu niên và thanh niên, do vậy các em có nhiều chuyển biến về nhận thức.
 Trước những câu chuyện, trước những sự việc đang hàng ngày diễn ra, bản thân là một giáo viên dạy sinh tôi cũng suy nghĩ và trăn trở rất nhiều về các vấn đề này. Với lý do đó Tôi chọn đề tài: “ TÍCH HỢP MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG VÀO MÔN SINH HỌC 8” với mong muốn truyền tải một chút kiến thức nhỏ bé của mình đến các em học sinh để các em có kỹ năng, sống tốt hơn, chan hòa với bạn bè và đặc biệt biết cách bảo vệ mình cũng như thích ứng, xử lý, giải quyết các vấn đề bản thân các em gặp phải một cách tốt nhất. 
1.2. Mục đích nghiên cứu . 
 - Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với quan điểm giáo dục của UNESCO đó là học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống.
 - Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
 - Thấy được thực trạng ứng phó trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống, thói quen ứng xử của hoc sinh trong trường và những luồng thông tin trên mạng xã hội, từ đó tích hợp một số kỹ năng sống giúp học sinh có kĩ năng sống tốt hơn và trở thành người con linh hoạt, sáng tạo, có văn hóa, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, môi trường và tài nguyên thiên nhiên đất nước. Biết xử lí một số tình huống đúng đắn, khoa học hợp đạo lí, thích ứng với cuộc sống hiện đại, với những tác động của tự nhiên, xã hội. Thúc đẩy các em tham gia các hoạt động mang tính xã hội, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong khi giao tiếp, hoạt động tập thể, xây dựng môi trường thân thiện.
 - Giáo dục học sinh biết vệ sinh và bảo vệ cơ thể, tránh và biết xử lý khi gặp đuối nước, điện giật, bạo lực học đường, lạm dụng tình dục,...Biết sử dụng hiệu quả các dụng cụ thực hành, bảo đảm an toàn không gây ra tai nạn. 
 - Tập trung giáo dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: Kỹ năng phòng tránh một số bệnh tật thông thường; Kỹ năng ứng phó với các tình huống để bảo vệ người khác; Kỹ năng kiên định; Kỹ năng ứng phó với các tình huống bảo vệ bản thân, Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, tinh thần; Kỹ năng xây dựng thói quen khoa học hợp lý, hành vi văn minh. Giúp học sinh sống nhân văn, nhường nhịn, chan hòa, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
1.3. Đối tượng nghiên cứu . 
 Kỹ năng sống của học sinh lớp 8 – Trường THCS Quảng Trạch
1.4. Phương pháp nghiên cứu . 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu như văn bản, nghị quyết, thông tư, chuyên môn, phần mềm.
          - Phương pháp quan sát : chụp ảnh, ghi nhật kí, quan sát thực tế.
    - Phương pháp đàm thoại.
          - Phương pháp phỏng vấn, xây dựng tình huống
          - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - 2 lớp- Khối 8 (8A- 8B)
1.5. Những điểm mới của SKKN. (Không)
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận:
 [Nghị quyết Số: 29-NQ/TW ngày 4/11/ 2013” Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua. Trong Nghị quyết có chỉ ra: “Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc 
Với mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.”]2
 [Công văn Số: 463/BGDĐT-GDTX -V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX ngày 28/01/2015 Với mục đích: Đẩy mạnh hoạt động giáo dục KNS cho học sinh (HS) theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS gắn với định hướng nghề nghiệp; Giúp giáo viên chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng KNS cho bản thân và giáo dục KNS cho HS; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo môi trường thuận lợi để giáo dục KNS cho HS.
 	Nội dung giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Nội dung giáo dục KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. 
 Phương thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục KNS thông qua việc tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng tăng cường hoạt động học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong và ngoài nhà trường, tập trung vào việc giáo dục những KNS cơ bản, qua đó hình thành cho HS các giá trị sống, KNS tích cực; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, tổ chức các hoạt động giáo dục KNS.]3
 Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Để giáo dục học sinh những kĩ năng sống đó, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động của nhà trường, một hoạt động không thể thiếu là tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học. Đối với môn Sinh học lớp 8 chúng ta có thể tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các bài học lí thuyết cũng như trong các bài thực hành. Môn Sinh học 8 nghiên cứu về: cơ thể người và vệ sinh là những nội dung dễ tích hợp.
 Quan niệm về kỹ năng sống: Theo UNICES: Kỹ năng sống là khả năng tiếp cận với thay đổi và hình thành những hành vi mới, Tiếp cận này đã lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. 
 - Có quan niệm: Kỹ năng sống là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối với tự nhiên, xã hội và chính mình; Là khả năng tâm lý xã hội của mỗi cá nhân trong các hành vi tích cực, để xử lý hiệu quả những đòi hỏi, thách thức cuộc sống. 
 - Cũng có quan niệm : Kỹ năng sống là khả năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm để hành động trong hoàn cảnh thực thế. 
 Những quan niệm nêu trên đều chứa đựng nội dung: Kỹ năng sống là khả năng thực hiện hành động, hay hoạt động, là năng lực ứng xử tích cực trước những thách thức của đời sống và chỉ có được khi được rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và biết lựa chọn một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên, trong xã hội và trong chính cá nhân con người. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống là trang bị những kiến thức, hành vi, thái độ, hành động đúng đắn cho người học, nhằm hình thành được những kinh nghiệm sống cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi, cách giao tiếp, môi trường sống
 Nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
 Mục tiêu dạy học bộ môn: Môn học cơ thể người và vệ sinh là môn học nghiên cứu về cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể con người và sự thống nhất của cơ thể, trong quá trình học các em nắm được cấu tạo và chức năng của các cơ quan chính trong cơ thể của mình và học sinh cũng có thể giải thích được những thắc mắc của bản thân. Giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ sống, trong đó kỹ năng và thái độ bao hàm giáo dục kỹ năng sống mà chúng ta nghiên cứu trong đề tài này.
 	Là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới: hiện nay có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kỹ năng sống vào nhà trường trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở bậc tiểu học và trung học theo 3 hình thức: Là môn học riêng biệt, tích hợp vào môn chính, tích hợp vào nhiều môn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 - HS tham gia giao thông (Đi đến trường và đi học về) dàn hàng 2 , hàng 3 lạng lách, đánh võng, trêu nhau, đạp vào xe của bạn đang đi gần mình, đánh nhau gãy tay, tắm ao, tắm sông bị đuối nước, vừa chơi điện thoại vừa sạc pin,...
 - Giao tiếp, ứng xử kém, nói trống không với người hơn tuổi, nói tục, chửi bậy, trốn tránh trách nhiệm, nói dối, không làm chủ được cảm xúc, đùa qua đùa lại rồi đánh nhau thật.
 - Chưa biết ăn mặc đẹp, gọn gàng, đi dép lê, vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể chưa sạch sẽ, mùi hôi của giày dép, nam để tóc dài quá mức, cắt tóc vạch những đường thẳng- ngang trên tóc, ăn quà vặt, xả rác,...
 - Không làm bài tập về nhà, lên lớp ngủ gật, không xác định được mục tiêu cho bản thân.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. GP1: Phân loại kiến thức kĩ năng sống: 
 [Theo công văn Số: 463/BGDĐT-GDTX V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX ngày 28/01/2015: Đối với học sinh cấp THCS Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở tiểu học, tập trung giáo dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học...]4. Riêng với môn sinh học 8 bản thân tôi cũng đã tìm hiểu thêm một số kỹ năng như: Kỹ năng phòng tránh một số bệnh tật thông thường, kỹ năng ứng phó với các tình huống để bảo vệ người khác, kỹ năng kiên định, kỹ năng ứng phó với các tình huống bảo vệ bản thân. Với những kỹ năng trên tôi có thể chia theo nhóm để tích hợp trong các bài giảng cụ thể. Như vậy có rất nhiều kỹ năng cần giáo dục cho học sinh và tên đề tài cũng là dạng mở, để việc lồng ghép kĩ năng sống thông qua bộ môn sinh học 8 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy, nội dung sáng kiến quá dài, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng thì trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin được trình bày nội dung cụ thể của nhóm kỹ năng: Kỹ năng phòng tránh một số bệnh tật thông thường; Kỹ năng ứng phó với các tình huống để bảo vệ người khác; Kỹ năng ứng phó với các tình huống bảo vệ bản thân; Kỹ năng kiên định; Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, tinh thần; Kỹ năng xây dựng thói quen khoa học hợp lý, hành vi văn minh.
	2.3.2. GP2: Phân loại các bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống:
	 * Kĩ năng sống phòng tránh một số bệnh, tật thông thường gồm các bài:
- Vệ sinh hệ vận động.
- Vệ sinh hệ tuần hoàn.
- Vệ sinh hô hấp.
- Vệ sinh tiêu hóa.
- Vitamin và muối khoáng.
- Tiêu chuẩn ăn uống, nguyên tắc lập khẩu phần.
- Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
- Vệ sinh da.
- Vệ sinh mắt.
- Vệ sinh hệ thần kinh.
- Cơ quan sinh dục nam.
- Cơ quan sinh dục nữ.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- ...
 * Kĩ năng ứng phó với các tình huống để bảo vệ người khác:
- Hô hấp nhân tạo. (Đề cập đến vấn đề làm gián đoạn hô hấp như đuối nước, điện giật...)
- ...
 * Kĩ năng ứng phó với các tình huống bảo vệ bản thân gồm các bài như:
- Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.
- Thực hành: sơ cứu cầm máu.
- Bảo vệ bản thân khi bị xây xước da.
- Bảo vệ hệ thần kinh, mắt, tai, tuân thủ luật an toàn giao thông.
- ...
 * Kỹ năng kiên định:
Tích hợp vào chương sinh sản (Biết từ chối những hành vi dụ dỗ, chống lại sự ép buộc, lừa gạt sử dụng ma túy, chất kích thích, xâm hại tình dục khi ở tuổi dậy thì, sinh sản)
 * Kỹ năng xây dựng thói quen khoa học hợp lý, ứng xử văn minh.
- Vệ sinh hô hấp.
- Vệ sinh da.
- Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
- Hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
- Vệ sinh hệ thần kinh.
 2.3.3. GP3: Sử dụng hỗ trợ của máy tính, ti vi, điện thoại thông minh và các bài giảng papoil, đoạn clip trên youtobe, clip quay thực tế, các hình ảnh minh họa:
 Đây là những phương tiện hỗ trợ đắc lực nhất trong thời đại mà công nghệ thông tin bùng nổ, thời đại công nghệ 4.0. chỉ cần 1 cái clik chuột đã có vô số thông tin hữu ích cho bài học, vấn đề ở đây chỉ còn là sự chọn lọc những nội dung thật sự chính xác và phù hợp với bài học và với đối tượng học sinh THCS, chỉ cần 1 vài phần mềm là có thể chia nhỏ hơn nữa các clip để chọn lọc nội dung tích hợp đúng trọng tâm không mất quá nhiều thời gian cho một vấn đề	
 2.3.4. GP4: Vận dụng kĩ năng sống: 
 Bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh, các bài test hoặc đưa ra các tình huống để học sinh giải quyết, liên hệ thực tế.
 2.3.5. GP5: Thông qua phần chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo có nội dung tích hợp
 Đòi hỏi cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành thời gian để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt, nội dung chuẩn bị là các vấn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_mot_so_ky_nang_song_vao_mon_sinh_hoc_8.docx