SKKN Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua dạy một số bài thực hành môn Sinh học lớp 8 ở trường THCS Chu Văn An

SKKN Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua dạy một số bài thực hành môn Sinh học lớp 8 ở trường THCS Chu Văn An

Sinh học là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở bậc THCS. Chư¬ơng trình Sinh học THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, phổ thông về thế giới sinh vật và thói quen làm việc khoa học, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường, góp phần hình thành ở học sinh các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Nội dung môn Sinh học lớp 8 ở trường THCS cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ, tăng cường sức khỏe, nâng cao năng suất và hiệu quả trong học tập, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng sống cho học sinh là điều hết sức cần thiết nhằm đáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giáo dục kỹ năng sống là nội dung rất quan trọng trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, là yêu cầu, là xu hướng của xã hội hiện đại trong thế giới đang toàn cầu hóa như hiện nay. Bên cạnh đó khả năng đáp ứng của bộ môn Sinh học đặc biệt là môn Sinh học 8 đối với đề tài này là rất lớn. Nhưng ở một số nhà trường còn nặng về dạy kiến thức chứ chưa chú trọng đến việc dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ với con người, với môi trường thiên nhiên Hơn nữa, nhiều em chưa có những kĩ năng tự chăm sóc sức khỏe, rèn luyện bản thân như: ngồi học không đúng tư thế, việc luyện tập thể dục thể thao chưa đúng lúc. Trong thời gian qua, nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chủ yếu được xem là của giáo viên chủ nhiệm và tổ chức Đoàn – Đội. Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần còn phải thực hiện chuyên môn của mình, thời gian dành cho lớp chủ nhiệm còn ít, chủ yếu chỉ thông qua tiết sinh hoạt lớp nên việc nắm bắt tình hình của từng học sinh còn hạn chế. Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó rèn kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Chu Văn An còn rất hạn chế. Chính vì vậy, bản thân tôi có những trăn trở suy nghĩ và xây dựng nên đề tài: “Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học một số bài thực hành môn Sinh học lớp 8 ở trường THCS Chu Văn An”.

 

doc 21 trang thuychi01 20541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua dạy một số bài thực hành môn Sinh học lớp 8 ở trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA
DẠY MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC LỚP 8 
Ở TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Chu Văn An
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC:
1. MỞ ĐẦU	Trang 1
1.1. Lí do chọn đề tài	Trang 1
1.2. Mục đích nghiên cứu.	Trang 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu	Trang 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	Trang 2
1.5. Những điểm mới của SKKN	Trang 2
2. NỘI DUNG 	Trang 3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệ	Trang 3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến	Trang 4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	Trang 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến 	 Trang 14
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	Trang 16
3.1. Kết luận	Trang 16
3.2. Kiến nghị	Trang 16
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Sinh học là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở bậc THCS. Chương trình Sinh học THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, phổ thông về thế giới sinh vật và thói quen làm việc khoa học, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường, góp phần hình thành ở học sinh các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Nội dung môn Sinh học lớp 8 ở trường THCS cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ, tăng cường sức khỏe, nâng cao năng suất và hiệu quả trong học tập, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng sống cho học sinh là điều hết sức cần thiết nhằm đáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giáo dục kỹ năng sống là nội dung rất quan trọng trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, là yêu cầu, là xu hướng của xã hội hiện đại trong thế giới đang toàn cầu hóa như hiện nay. Bên cạnh đó khả năng đáp ứng của bộ môn Sinh học đặc biệt là môn Sinh học 8 đối với đề tài này là rất lớn. Nhưng ở một số nhà trường còn nặng về dạy kiến thức chứ chưa chú trọng đến việc dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ với con người, với môi trường thiên nhiên Hơn nữa, nhiều em chưa có những kĩ năng tự chăm sóc sức khỏe, rèn luyện bản thân như: ngồi học không đúng tư thế, việc luyện tập thể dục thể thao chưa đúng lúc... Trong thời gian qua, nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chủ yếu được xem là của giáo viên chủ nhiệm và tổ chức Đoàn – Đội. Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần còn phải thực hiện chuyên môn của mình, thời gian dành cho lớp chủ nhiệm còn ít, chủ yếu chỉ thông qua tiết sinh hoạt lớp nên việc nắm bắt tình hình của từng học sinh còn hạn chế. Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó rèn kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Chu Văn An còn rất hạn chế. Chính vì vậy, bản thân tôi có những trăn trở suy nghĩ và xây dựng nên đề tài: “Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học một số bài thực hành môn Sinh học lớp 8 ở trường THCS Chu Văn An”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua nghiên cứu các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8 tôi thấy các bài thực hành này rất thích hợp để rèn kĩ năng sống cho học sinh trong việc giảng dạy kiến thức môn Sinh học, chú trọng đến việc hình thành kĩ năng cho học sinh bằng các bài thực hành để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thực hành, quan sát, nghiên cứu tài liệu. Vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng, gợi ý, giúp đỡ các em tự khám phá, tự đặt ra các câu hỏi để các em hiểu rõ được câu hỏi và vấn đề cần giải quyết của bài học, từ đó đề xuất các kĩ năng sống hợp lí. Vì vậy mặc dù chỉ mới bước đầu áp dụng, tôi vẫn mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu dạy một số tiết cụ thể để đồng nghiệp tham khảo, góp ý, để áp dụng phương pháp này ở nhiều tiết sau, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh giúp các em yêu thích môn học và học tập tiến bộ hơn, tạo cơ sở vững chắc cho các em có một số kĩ năng tốt trong cuộc sống và tiếp tục học tốt hơn môn Sinh học ở các lớp trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu về kĩ năng sống như: Kĩ năng thực hành, kỹ năng nói, kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng ra quyết định, ...
- Nghiên cứu các biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn Sinh học 8 ở trường THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
- Phần tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng sống vừa được học bổ sung thêm VD 3: Rèn kỹ năng sống liên quan đến trí tuệ, thực hành.
- Giúp cho HS hiểu và ý thức được cần rèn luyện kĩ năng sống đây là vấn đề mang tính chất toàn cầu và hiện nay được toàn thế giới quan tâm. Vấn đề đó có liên quan trực tiếp tới quá trình học tập môn Sinh học nói chung và môn Sinh học 8 nói riêng
- Làm rõ được vai trò của kĩ năng sống đối với mỗi học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung.
- Nêu lên các giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh.
- Giáo dục các em thành các kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Mục tiêu của giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực cho HS. Với bộ môn Sinh học là giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ sống, trong đó kỹ năng và thái độ bao hàm giáo dục kỹ năng sống. Qua giảng dạy bộ môn Sinh học 8, rèn cho các em có những kĩ năng tự biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân, kĩ năng liên quan đến trí tuệ, kĩ năng ứng phó nhanh với những tình huống xảy ra trong cuộc sống,... Từ đó giáo dục các em yêu thích bộ môn, có ý thức tự học và sáng tạo.
	Để nắm được bản chất của vấn đề - lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vào bộ môn, mỗi giáo viên cần hiểu rõ một số khái niệm liên quan: Kỹ năng sống là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động. Kỹ năng sống đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động từ học tập để chuẩn bị vào nghề, cách học ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức trại hè đến kỹ năng làm cha mẹTuy nhiên, một số tác giả phân biệt giữa những kỹ năng để sống còn như học chữ, học nghề, làm toán đến bơi lộivới “Kỹ năng sống” theo nghĩa mà tài liệu “Tập huấn giáo viên THCS, THPT” đề cập. Đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, mà đặc biệt tuổi trẻ rất cần để vào đời. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng thống nhất trên nội dung cơ bản: Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này. Đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Đó là, khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).
	Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố sau: Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi thói quen ứng xử có văn hoá, hiểu biết và chấp hành pháp luậtTuy nhiên, giáo dục kỹ năng sống để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ bài giảng.
	Trong chương trình dạy kỹ năng sống, không có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân chỉ biết “biết nghe lời”. Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với các môn học.
	Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS được Bộ GD- ĐT triển khai từ năm học 2010 – 2011, nhằm góp phần nâng cao năng lực giáo viên nói chung và giáo viên môn Sinh học nói riêng về giáo dục giá trị sống và kỹ
năng sống cho học sinh, có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
	Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống các em mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc sống, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp các em có được những bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, các em sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm và sẽ thành công hơn.
	Môn Sinh học 8 không những trang bị cho học sinh những kiến thức về cấu tạo cơ thể người phù hợp với lứa tuổi mà còn hình thành và phát triển ở các em những thói quen tập quán tốt trong nếp sống sinh hoạt, trong giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường chống bị ô nhiễm; giúp cho học sinh có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	2.2.1. Thực trạng.
	Ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống đã được đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao, hơn nữa, nghành giáo dục vẫn chưa có một chương trình, quy định cụ thể về đưa kỹ năng sống vào nhà trường.
	Tại tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Nga Sơn nói riêng, với xu thế xã hội hiện đại cha mẹ bận lo kinh tế nên ít có thời gian quan tâm đến con cái, có phụ huynh còn cho rằng: Việc giáo dục con em họ chủ yếu là do nhà trường, nhà trường dạy như thế nào thì các em như thế đó, phụ huynh không nhất thiết phải quan tâm nhiều.
	Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với học sinh. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau trong đời sống xã hội khiến cho giới trẻ đặc biệt là học sinh đang đứng trước nhiều thách thức khi hoà nhập xã hội. Bên cạnh thực tế đó, chúng ta cần nhìn nhận một thực tế ở chính các thầy cô giáo:
	Thứ nhất, đội ngũ giáo viên THCS cũng chưa được đào tạo cơ bản để dạy về kỹ năng sống lồng ghép trong từng môn học, từng bài giảng; và trong quá trình soạn giáo án dạy bộ môn của các thầy cô giáo chưa thực sự rõ ràng ở phần lồng ghép kỹ năng sống vào để rèn luyện cho học sinh. Hoặc chỉ là việc ghi cho đủ đề mục trong giáo án.
	Thứ hai là sự hướng dẫn của thầy cô giáo, nhà trường về việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa cụ thể, chưa dễ hiểu, chưa sâu sắc. Khó khăn lớn nhất khi giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh là phần lớn giáo viên đều chưa ý thức cao về trách nhiệm lồng việc rèn luyện kỹ năng sống vào bài giảng. Nhiều giáo viên còn hiểu nhầm “ Môn Giáo dục công dân mới là môn có trách nhiệm giảng dạy kỹ năng sống”. Việc phối hợp với phụ huynh là cực kỳ quan trọng, không nên phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên vì giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà là cả quá trình lâu dài, liên tục.
	Về phía học sinh: Có nhiều em học sinh cho rằng môn Sinh học là môn phụ nên không chú trọng việc học để hiểu và để áp dụng trong cuộc sống mà các em học theo kiểu đối phó. Có em còn cho rằng các kỹ năng cơ bản mình đã biết nên thấy việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống là bình thường. Song thực tế, có nhiều kỹ năng cần thiết được hình thành từ môn học các em vận dụng chưa thành thạo và chưa theo một quy trình nhất định để có thể tự tin ứng phó vào mọi tình huống xảy ra.
	Về việc phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể ở địa phương vẫn còn chưa chặt chẽ và chưa đồng đều, nên nhà trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em.	
	2.2.2. Kết quả của thực trạng.
	Chương trình học hiện nay, có thể nói quá nặng về kiến thức hàn lâm trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến các em không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội. Qua thực tế giảng dạy môn Sinh học lớp 8 ở trường THCS, tôi thấy các em mới chỉ thuộc lý thuyết còn kỹ năng thực hành, kỹ năng sống của các em chưa cao. Chỉ một số bộ phận học sinh có ý thức rèn luyện và tạo thói quen tốt, thường trực trong mọi mối quan hệ xã hội khác nhau như có thái độ và cách ứng xử, xưng hô chuẩn mực, các kỹ năng phòng chống các tai nạn thương tích, sơ cứu ban đầu,...
	Từ tình hình đó, cùng với việc khảo sát chất lượng đầu năm học 2018-2019 và học kì I năm học 2018-2019, trước khi tôi áp dụng lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vào bộ môn Sinh học của học sinh khối 8 trường THCS Chu Văn An qua bài khảo sát với chủ đề: “Kỹ năng của em” kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Kiến thức
Kỹ năng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Tốt
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
33
5
15.2
20
60.6
8
24.2
0
0
8
24.2
8
24.2
17
51.6
8B
33
2
6.1
15
45.5
12
48.4
4
0
6
18.2
7
21.2
20
60.6
8C
35
8
22.9
22
62.9
5
14.2
0
0
9
25.7
9
25.7
17
48.6
8D
31
14
45.2
13
41.9
4
12.9
0
0
9
29
9
29
13
42
Tổng
132
29
22
70
53
29
22
4
3
32
24.2
33
25
67
50.8
Kết quả khảo sát trên cho thấy, học sinh cần phải vận dụng nhiều hơn nữa các kỹ năng như: Trình bày suy nghĩ, tư duy sáng tạo, giải quyết tình huống, giải quyết vấn đề, và ra quyết định phù hợp...để các em thực sự tự tin giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	2.3.1. Cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống.
	Thứ nhất, các hoạt động tập trung vào kỹ năng sống cốt lõi như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng...Theo cách này, bằng hoạt động với chủ đề kỹ năng cụ thể, người học sẽ hiểu kỹ năng sống đó là gì, cách hình thành kỹ năng sống đó và vận dụng để giải quyết các tình huống giả định.
	Thứ hai, Mỗi kỹ năng gắn với một vấn đề hay nảy sinh trong cuộc sống ở lứa tuổi này và để giải quyết nó thì cần phải vận dụng kỹ năng sống khác nhau. Qua đó, hình thành và rèn luyện những kỹ năng sống ấy. Trong trường hợp này các kỹ năng sống được gắn liền với các vấn đề cụ thể.
	2.3.2. Một số phương pháp dạy học.
	Có rất nhiều phương pháp dạy học. Song, tôi cảm thấy những phương pháp dạy học có nhiều ưu thế trong việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học môn Sinh học đó là:
Phương pháp kích thích tư duy.
Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp đóng vai.
Phương pháp nghiên cứu tình huống.
Phương pháp trò chơi.
Phương pháp dự án.
	2.3.3. Phân loại kỹ năng sống.
Chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Kỹ năng sống liên quan đến thể chất, sức khỏe.
- Nhóm 2: Kỹ năng sống liên quan đến trí tuệ, thực hành.
- Nhóm 3: Kỹ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần.
	2.3.4. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
	Để giúp học sinh có hứng thú học tập, phát hiện ra kỹ năng cần có tôi đưa ra một số biện pháp sau đây:
	a. Người giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn học.
Môn Sinh học là rèn cho học sinh kỹ năng thực hành, kĩ năng quan sát, đặt thí nghiệm, kĩ năng vận dụng tri thức vào đời sống; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra trong thực tế. Biết tổ chức việc học tập và rèn luyện của bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học. Qua đó, giúp các em mạnh mẽ, vững vàng, có khả năng ứng xử linh hoạt, tự tin trong cuộc sống.
	b. Nội dung giáo dục kỹ năng sống trong một số bài thực hành chương trình môn Sinh học lớp 8 - THCS. Giáo viên cần phải xác định rõ các kỹ năng sống cụ thể trong từng bài thực hành để lồng ghép vào các tiết dạy sao cho hiệu quả.
TT
Tên bài dạy
Kỹ năng sống cần đạt
Bài 5
Thực hành: Quan sát tế bào và mô
- Kỹ năng nói.
- Làm việc theo nhóm, đội.
- Kỹ năng suy nghĩ tích cực.
- Biết thể hiện các hành vi như: ý thức vệ sinh, ngăn nắp trật tự nơi làm việc của mình, trật tự nơi công cộng.
Bài 12
Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương.
- Làm việc theo nhóm, đội.
- Kỹ năng suy nghĩ tích cực.
- Kỹ năng ra quyết định.
- Kỹ năng sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương.
- Có khả năng làm chủ bản thân trong việc phòng tránh tai nạn với ý thức đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người.
Bài 19
Thực hành: Sơ cứu cầm máu.
- Kỹ năng ra quyết định.
- Kỹ năng nói.
- Kỹ năng băng bó hoặc làm garô và những quy định khi làm garô.
- Có khả năng làm chủ bản thân trong việc phòng tránh tai nạn với ý thức đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người.
Bài 23
Thực hành: Hô hấp nhân tạo.
- Kỹ năng suy nghĩ tích cực.
- Giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng hô hấp nhân tạo với hai phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực
Bài 26
Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt
- Kỹ năng suy nghĩ tích cực.
- Giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng làm thí nghiệm
Bài 37
Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước
- Kỹ năng suy nghĩ tích cực.
- Giải quyết vấn đề.
- Biết tự xây dựng một khẩu phần hợp lí cho bản thân.
Bài 44
Thực hành: Tìm hiểu về chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống
- Kỹ năng suy nghĩ tích cực.
- Tư duy sáng tạo.
- Kỹ năng ra quyết định.
- Có khả năng làm chủ bản thân trong việc phòng tránh tai nạn liên quan đến tủy sống và ý thức đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân, cho mọi người.
	c. Những việc cần chuẩn bị.
	Về phía giáo viên cần chuẩn bị: Phương tiện dạy học: Máy chiếu, tư liệu, đồ dùng thực hành, sách tài liệu tham khảoChọn những kỹ năng cần thiết phù hợp với địa phương. phù hợp, gần gũi với học sinh để các em có khả năng trực tiếp thực hành kỹ năng sau khi tiếp cận.
VD: Thực hành kỹ năng: Hô hấp nhân tạo
+ Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kỹ năng sống cần đạt.
VD: Bài thực hành yêu cầu gì?
Theo em cần phải làm gì để đạt được điều đó?
Trọng tâm bài ở chỗ nào?
Em cần có kỹ năng gì để thực hiện các vấn đề đó?
Sau khi học xong bài này em rút ra điều gì?
Em sẽ ứng dụng như thế nào, làm gì trong cuộc sống hằng ngày khi gặp trường hợp như trong bài?
	Giáo viên cần chuẩn bị một giáo án lồng ghép cẩn thận (Có nêu ra cụ thể các kỹ năng học sinh cần đạt sau khi học bài này; các kỹ thuật dạy học sử dụng trong bài dạy; các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy).
	Về phía học sinh: Học sinh phải chuẩn bị bài, xác định mục tiêu kiến thức bài học, bước đầu hình thành kỹ năng cần thiết ở mỗi bài học; tích cực trong các hoạt động giải quyết tình huống có vấn đề, trong các trò chơi sắm vai và vận dụng linh hoạt các kỹ năng sống vào các tình huốngkhi giáo viên tổ chức. Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh.
	2.3.5. Tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng sống vừa được học.
	Giáo viên tổ chức cho các em hoạt động thực hành ngay tại lớp với tình huống tương tự bài học để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó học sinh tự nêu các kỹ năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó. Sau khi tổ chức thực hành thì giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu các tình huống tương tự đã gặp ở cuộc sống thường ngày, ghi chép lại và nêu cách giải quyết của bản thân để tiết học sau trình bày trước lớp cho các bạn nghe và bổ sung chọn cách giải quyết tốt nhất. Để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu, qua thực tế giảng dạy tôi xin đưa ra một vài ví dụ về các bước để tổ chức thực hiện hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_qua_day_mot_so.doc