SKKN Tích hợp giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy Sinh học 8 nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

SKKN Tích hợp giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy Sinh học 8 nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

Trong lĩnh vực giáo dục, nối tiếp với chương trình thí điểm giáo dục dân số được thực hiện trong những năm gần đây, các nội dung giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN) được xác định cần ưu tiên và đưa vào lồng ghép, tích hợp trong các môn học như: Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn của chương trình giảng dạy chính khóa ở các trường phổ thông. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện phương thức giáo dục lồng ghép này không cao do thời lượng các môn học chính khóa đã quá tải, giáo viên thiếu kiến thức và có thái độ e ngại khi nói về các vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản.

 Thực tế, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên lại chứa đựng rất nhiều chủ đề nhạy cảm, tế nhị, học sinh khó có thể trình bày, trao đổi một cách cụ thể trong môi trường lớp học, trước mặt thầy cô và bạn bè khác giới. Đối với chủ đề này, cần phải có một môi trường phù hợp để các em có thể tin tưởng bày tỏ, trao đổi một cách thoải mái tất cả những hiểu biết, quan điểm, khúc mắc của mình. Hơn thế nữa vấn đề xâm phạm thân thể, quấy rối tình dục mà nạn nhân là các em gái đã xảy ra ở nhiều nơi, đang bị xã hội lên án, là nỗi lo sợ của nhiều bậc phụ huynh, của nhiều em gái nhưng kỹ năng phòng, tránh của các em chưa được đề cập nhiều.

 Với những trăn trở đó, trong nhiều năm học qua bản thân trực tiếp giảng dạy môn sinh học lớp 8, là môn học trực tiếp nghiên cứu về giải phẫu sinh lý và vệ sinh người. Đặc biệt chương X và XI cung cấp khá nhiều thông tin cần thiết cho học sinh về giới và một số vấn đề về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, ngoài việc truyền đạt đầy đủ thông tin trong sách giáo khoa, tôi còn hết sức cố gắng lồng ghép vào bài học các vấn đề về giới tính như: tình bạn khác giới, tình yêu ở tuổi vị thành niên; Vệ sinh cơ quan sinh dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; Kỹ năng cần thiết để từ chối các cám dỗ về tình dục và bảo vệ mình, bảo vệ bạn gái tránh mang thai ở tuổi vị thành niên. Tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Tôi đã và đang tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học và những năm học tiếp theo với hy vọng giúp học sinh có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân, góp phần nâng cao được ý thức tự bảo vệ cơ thể mình, giúp các em bước vào đời vững vàng hơn, tránh những con đường sai lầm ảnh hưởng đến tương lai.

Với mong muốn đó, tôi đưa ra một số kinh nghiệm trong vấn đề: “Tích hợp giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy sinh học 8 nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh”.

 

doc 23 trang thuychi01 34734
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy Sinh học 8 nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
	I. Lí do chọn đề tài
 	Trong lĩnh vực giáo dục, nối tiếp với chương trình thí điểm giáo dục dân số được thực hiện trong những năm gần đây, các nội dung giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN) được xác định cần ưu tiên và đưa vào lồng ghép, tích hợp trong các môn học như: Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn của chương trình giảng dạy chính khóa ở các trường phổ thông. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện phương thức giáo dục lồng ghép này không cao do thời lượng các môn học chính khóa đã quá tải, giáo viên thiếu kiến thức và có thái độ e ngại khi nói về các vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản.
  	Thực tế, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên lại chứa đựng rất nhiều chủ đề nhạy cảm, tế nhị, học sinh khó có thể trình bày, trao đổi một cách cụ thể trong môi trường lớp học, trước mặt thầy cô và bạn bè khác giới. Đối với chủ đề này, cần phải có một môi trường phù hợp để các em có thể tin tưởng bày tỏ, trao đổi một cách thoải mái tất cả những hiểu biết, quan điểm, khúc mắc của mình. Hơn thế nữa vấn đề xâm phạm thân thể, quấy rối tình dục mà nạn nhân là các em gái đã xảy ra ở nhiều nơi, đang bị xã hội lên án, là nỗi lo sợ của nhiều bậc phụ huynh, của nhiều em gái nhưng kỹ năng phòng, tránh của các em chưa được đề cập nhiều. 
 	 Với những trăn trở đó, trong nhiều năm học qua bản thân trực tiếp giảng dạy môn sinh học lớp 8, là môn học trực tiếp nghiên cứu về giải phẫu sinh lý và vệ sinh người. Đặc biệt chương X và XI cung cấp khá nhiều thông tin cần thiết cho học sinh về giới và một số vấn đề về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, ngoài việc truyền đạt đầy đủ thông tin trong sách giáo khoa, tôi còn hết sức cố gắng lồng ghép vào bài học các vấn đề về giới tính như: tình bạn khác giới, tình yêu ở tuổi vị thành niên; Vệ sinh cơ quan sinh dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; Kỹ năng cần thiết để từ chối các cám dỗ về tình dục và bảo vệ mình, bảo vệ bạn gái tránh mang thai ở tuổi vị thành niên.... Tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Tôi đã và đang tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học và những năm học tiếp theo với hy vọng giúp học sinh có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân, góp phần nâng cao được ý thức tự bảo vệ cơ thể mình, giúp các em bước vào đời vững vàng hơn, tránh những con đường sai lầm ảnh hưởng đến tương lai.
Với mong muốn đó, tôi đưa ra một số kinh nghiệm trong vấn đề: “Tích hợp giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy sinh học 8 nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh”. 
II. Mục đích nghiên cứu
	- Xác định tầm quan trọng của Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh ở trường THCS nói chung, trong chương trình sinh học 8 nói riêng nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh. 
	- Vận dụng vào giảng dạy dần dần đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
III. Đối tượng nghiên cứu
 	- Giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. 
 - Nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy các lớp 8A, 8B ở trường THCS Hoằng Đại, thành phố Thanh Hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu	
 	 Trong phạm vi SKKN này tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:
 1. Phương pháp điều tra, khảo sát.
 	 2. Phương pháp thực hành
 3. Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
PHẦN II: NỘI DUNG
	I. Cơ sở lý luận của vấn đề
Theo định nghĩa của ngành y tế: “Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người...” 
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10 – 19 tuổi, (là giai đoạn học phổ thông). Giáo dục giới tính giúp học sinh THCS có một quan điểm tích cực về tình dục, có kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng, phòng chống các bệnh xã hội; biết quan hệ, ứng xử với người khác giới phù hợp với chuẩn mực giới tính và đạo đức xã hội Đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để các em có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định về tình bạn, tình yêu và tình dục với bạn khác giới. Vì vậy việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh, đặc biệt học sinh THCS là vấn đề cần thiết và cấp bách bên cạnh việc giảng dạy văn hóa, để góp phần tạo ra một thế hệ tương lai khỏe mạnh, làm nền tảng để xây dựng nên những gia đình hạnh phúc, đóng góp vào sự ổn định và phồn vinh của xã hội.
II. Thực trạng của vấn đề
1.Thế giới: Theo báo cáo “Làm mẹ khi chưa trưởng thành: Thách thức mang thai ở tuổi vị thành niên” cho thấy hàng năm thế giới có hơn 7 triệu em gái ở các quốc gia nghèo sinh con trước 18 tuổi, trong đó khoảng 2 triệu ca là các bà mẹ dưới 14 tuổi. Các bà mẹ chưa trưởng thành này sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài về mặt sức khỏe và xã hội do việc mang thai sớm. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết, mỗi năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi 15-19 sinh con; cứ 10 trẻ vị thành niên (VTN) thuộc nhóm này thì 9 đã lập gia đình. Các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ với các em gái 15-19 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên tuổi 20-24 thì có 1 người (khoảng 70 triệu người) kết hôn trước tuổi 18.
2.Việt Nam: Theo thống kê của Trung tâm Tư vấn SKSS-KHHGĐ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong 5 năm 2008-2012, mỗi năm có xấp xỉ 80-100 ca đẻ/nạo, phá thai ở độ tuổi VTN. Tỷ lệ mang thai VTN trong tổng số ca nạo phá thai ở Bệnh viện này chiếm 1-3%.Tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ đẻ/phá thai ở độ tuổi VTN cũng chiếm khoảng 2,2-3,4% tổng số ca đẻ/phá thai ở Bệnh viện. Tuy nhiên, trong 2 năm 2011-2012, tỉ lệ phá thai VTN ở Bệnh viện Từ Dũ tăng cao đột biến lên 6,8%. Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010: 2,9%; năm 2011: 3,1%; năm 2012: 3,2%, tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% (2010), 2,4% (2011) và 2,3% (2012).  Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60 - 70% là học sinh, sinh viên. Theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm gần đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai.
 	Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế - chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.Với con số mang thai và nạo hút thai VTN như trên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ. Nguyên nhân của thực trạng trên được các chuyên gia dân số lý giải đó là do tình trạng tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục còn chưa được phổ biến rộng rãi; giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính; tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục không dễ dàng, đặc biệt là VTN.
3.Thực trạng chung về giáo dục giới tính ở trường THCS
 	Việc đưa giáo dục giới tính vào trường học là điều đã được thừa nhận và thực hiện, nhưng hầu hết chưa đạt được kết quả mong muốn vì chưa có đội ngũ giáo viên chuyên trách về vấn đề này, chưa có giáo cụ trực quan, chưa có một tài liệu hay văn bản cụ thể hướng dẫn phải dạy như thế nào, chưa có cấp nào kiểm tra việc thực hiện hay đánh giá kết quả. Ở bậc THCS vấn đề này chỉ được tích hợp vào một số môn học như giáo dục công dân, sinh học, với thời lượng ít ỏi. Nhưng ngay cả những buổi học ít ỏi ấy, các thầy cô phần lớn cũng né tránh, nhất là khi phải nói đến các cơ quan sinh dục, các vấn đề về tình dục. Trong khi học sinh có tâm lý tò mò, muốn tìm tòi, hiểu biết những gì liên quan tới sự thay đổi của cơ thể mình, muốn được khẳng định mình là người lớn. Không thỏa mãn với những gì mình biết được từ cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo và sách vở trong nhà trường, các em đành tự mình mò mẫm, thử nghiệm, để kết quả là bao chuyện đau lòng đã xảy ra: trốn học để hẹn hò, yêu đương nên học sút, rớt thi. Đang học phải bỏ học đi lấy chồng vì trót mang thai. 
	4.Thực trạng đối với giáo viên
 Đa số giáo viên, khi đề cập đến việc lồng ghép các kiến thức về giới tính cho học sinh trong giảng dạy, đều cho rằng: Giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy khó nữa là dạy cho học sinh. Các giáo viên không thiếu kiến thức chuyên môn, nhưng thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này. Vẫn còn không ít giáo viên cho rằng đó là vấn đề tế nhị, riêng tư, nếu nói vấn đề đó giữa đám đông sẽ không phù hợp với văn hóa phương Đông. Một số giáo viên giảng dạy môn sinh học, khi giảng đến những từ như: bộ phận sinh dục nam, bộ phận sinh dục nữ vẫn đỏ mặt và ngập ngừng vì tiếng cười của học sinh phía dưới. Thậm chí phải tìm cớ bỏ ra ngoài để “né” câu hỏi khó của học sinh.
5.Thực trạng đối với học sinh trường THCS Hoằng Đại 
 Hơn 90% học sinh được hỏi: “Em hãy cho biết sự khác biệt giữa nam và nữ” chỉ trả lời đó là sự khác nhau về cơ quan sinh dục. Câu hỏi về các khía cạnh khác của giới tính đều làm các em lúng túng. Hoặc không biết, hoặc không dám trả lời. Khi được yêu cầu trình bày những vấn đề liên quan đến giới tính, các em rất dè dặt, xấu hổ và không biết dùng các từ ngữ đúng chuyên môn. Trong khi đó “chuyện yêu đương” lại tương đối phổ biến. Đã có một số chuyện đáng buồn đã xảy ra: một số em không học bài vì mải viết “thư tình”; ngồi trong giờ học ngẩn ngơ, không tập trung vì “phải lòng nhau”, có em thì bỏ học vì giận người yêu; đánh nhau vì ghen tuông,
 	Tiến hành khảo sát kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên trước khi thực hiện đề tài này ở 2 lớp 8 với tổng số 48 học sinh tham gia trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm ( Phần phụ lục). Kết quả thu được như bảng sau:
Câu số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
 Số HS Đúng
13
12
13
11
13
15
7
18
9
15
24
20
20
11
9
20
18
10
29
20
Số HS Sai
15
10
10
9
10
20
9
20
8
17
20
19
21
15
15
28
20
20
19
20
Số HS không trả lời
20
16
25
28
25
13
32
10
31
16
8
9
7
22
24
0
10
18
0
8
Tổng số lựa chọn đúng: 307/960 = 31.9%
Tổng số lựa chọn sai: 325/960 = 33.8%
Tổng số không lựa chọn: 328/960 = 34.3%
 	 Kết quả trên chứng tỏ đại đa số học sinh hiểu biết quá ít về giới tính, nhiều sai lầm và còn rất nhiều điều các em phân vân, không dám bày tỏ quan điểm của mình. 
III. Giải pháp 
1.Một số lưu ý đối với giáo viên dạy giáo dục giới tính:
- Nội dung kiến thức phải khoa học, chính xác, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Trò chuyện với học sinh một cách nghiêm túc, tự nhiên như tình dục là một chủ đề thông thường. Nên dùng những thuật ngữ đơn giản và dễ hiểu với đa số người.
- Nếu giáo viên không ngần ngại nói về tình dục, học sinh cũng sẽ mạnh dạn hỏi giáo viên về vấn đề này.
- Giữ bình tĩnh khi học sinh chưa nghiêm túc, không nên tỏ ra cáu gắt hoặc e ngại.
- Thu thập kiến thức để tự tin khi giảng về giáo dục giới tính. Kiến thức vững vàng giúp giáo viên không bị lúng túng khi học sinh hỏi những câu hỏi tế nhị. 
2. Các giải pháp: 
Giải pháp 1: Sử dụng hệ thống câu hỏi để hỏi đáp trực tiếp hoặc cho học sinh làm trắc nghiệm: 
*Ưu điểm: Dễ làm, có thể thực hiện ở tất cả các tiết học cần lồng ghép giới tính, không đòi hỏi nhiều thời gian trên lớp, học sinh có thể hoạt động độc lập nên các em khá thoải mái khi trình bày ý kiến thực của mình.
* Nhược điểm: Giáo viên mất nhiều thời gian soạn câu hỏi, ít gây hứng thú đối với học sinh.
Giải pháp 2: Sử dụng tranh ảnh, mô hình hoặc đồ dùng trực quan (vòng tránh thai, bao cao su, thuốc tránh thai...) để minh họa.
* Ưu điểm: 
 	- Trực quan, giúp học sinh dễ dàng hình dung kiến thức cần lồng ghép. 
 - Dễ tìm kiếm, chuẩn bị (tranh ảnh ở các kho tư liệu trên internet, các dụng cụ viên tránh thai có thể liên hệ với ban dân số, kế hoạch hóa gia đình của trạm y tế xã để chuẩn bị cho học sinh).
* Cách sử dụng nên sử dụng trong tất cả các bài có liên quan đặc biệt bài 63: “Các biện pháp tránh thai”
 Giải pháp 3: Xem các tiểu phẩm: các tiểu phẩm có thể được sưu tầm hoặc học sinh tự viết, tự đóng vai.
 *Ưu điểm: Gây nhiều hứng thú cho học sinh trong học tập, giúp học sinh học tập sôi nổi, hăng hái dễ nắm bắt bài, dễ nhớ, nhớ lâu.
 * Nhược điểm: 
 - Các tiểu phẩm phải được đổi mới hàng năm tránh lặp lại gây sự nhàm chán nên phải chuẩn bị công phu.
 - Mất khá nhiều thời gian để xem trong khi các bài học có khối lượng kiến thức nhiều, nội dung giáo dục giới tính chỉ là lồng ghép vì vậy đa phần các tiểu phẩm chỉ được sử dụng trong các tiết ngoại khóa.
3.Vận dụng: Vì khuôn khổ bài viết có hạn nên tôi không trình bày chi tiết bài dạy, chỉ đi sâu trình bày nội dung cần giáo dục giới tính trong 1 số bài ở chương X và XI – sinh học 8. 
 Tiết 61: Bài 58: TUYẾN SINH DỤC
	I. Mục tiêu:
 1. Về kiến thức: 
 - Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
 - Kể tên và nêu được tác dụng của các hoocmôn sinh dục nam và nữ.
 2. Nội dung giáo dục giới tính:
 - Giáo dục những hiểu biết về tâm lý, sinh lý, vệ sinh tuổi dậy thì, những biến đổi và khác biệt về tính cách em trai, em gái do các hocmôn từ các tuyến sinh dục gây ra.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi vị thành niên.
- Giáo dục kỹ năng phòng vệ trước các áp lực nội tại đến từ hai phía, đặc biệt giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái.
 - Giáo dục các nội dung xoay quanh tâm lý giới tính tuổi dậy thì, giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng nói "không" trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục.
	II. Vận dụng vào tiết dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung GDGT
Hoạt động 1: Tìm hiểu về biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì :
Trước khi vào bài học, chia lớp thành 2 nhóm nam và nữ ngồi riêng theo từng dãy bàn.
- Cho các em nam thực hiện bài tập ở bảng 58- 1 và các em nữ thực hiện bài tập ở bảng 58-2 ( SGK). Giáo viên in sẵn phiếu phát cho học sinh và không yêu cầu học sinh phải ghi họ tên vào phiếu. Thu bài để nắm được tình hình phát triển của học sinh, phát hiện những trường hợp phát triển bất bình thường để tư vấn, giúp đỡ.
 Sau khi thu bài tập giáo viên cung cấp thông tin cho học sinh dưới dạng hỏi đáp: (Giáo viên hỏi và tự trả lời): 
 H? Thế nào là dậy thì? 
 Dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành, là thời kỳ không còn là trẻ con nữa nhưng cũng chưa phải là người lớn. Là thời kỳ diễn ra những biến đổi quan trọng về cơ thể cũng như tâm lý.
 H?Tuổi dậy thì là bao nhiêu?
Tuổi dậy thì được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn đầu từ 10 – 13 tuổi; giai đoạn giữa từ 14 – 16 tuổi; giai đoạn cuối từ 17 – 19 tuổi.
 H? Những thay đổi ở tuổi dậy thì của nam?
Hệ cơ phát triển mạnh, vai rộng, chậu hông hẹp, tầm vóc cao to, thanh quản nở rộng làm cho giọng nói trở nên vang và trầm. mọc lông ở mu, nách. Mọc ria mép... Da bìu thẫm màu và nhăn lại, tinh hoàn to lên, các ống sinh tinh tăng kích thước và bắt đầu sinh sản tinh trùng gây xuất tinh (Mộng tinh). 
 H? Những thay đổi ở tuổi dậy thì của nữ?
Vú và mông to lên, xương chậu phát triển, mô mỡ dưới da phát triển và dày tạo nên dáng mềm mại. Thanh quản phát triển kiểu nữ giới làm cho giọng thanh và cao... Biến đổi căn bản là sự phát triển của tử cung và 2 buồng trứng, các nang trứng phát triển mạnh và hình thành các trứng chín và rụng gây hiện tượng kinh nguyệt. 
 H? Những thay đổi về tâm lý?
Tình trạng không cân xứng trong quá trình phát triển của hệ tim mạch đã ảnh hưởng đến sự tuần hoàn não, có thể gây ra thiểu năng tuần hoàn não nhất thời nên thường kém tập trung, kém nhạy cảm và trí nhớ chưa tốt. Hoạt động thần kinh cũng có sự thiếu cân xứng, quá trình hưng phấn thường mạnh hơn quá trình ức chế nên trẻ em thường nóng tính, khả năng kềm chế kém, phản ứng thường bộp chộp, thiếu chính xác, cảm xúc thường thay đổi đột ngột.
Xuất hiện trạng thái mơ mộng và sự quan tâm đến bạn khác giới. Các em có thể dễ bị kích thích về quan hệ nam, nữ, có tâm lý  “muốn làm người lớn”, thích sống độc lập. Bởi vậy, người lớn thường có ấn tượng là các em bướng bỉnh và không biết vâng lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hooc môn sinh dục :
Yêu cầu học sinh Quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm điền thông tin vào chỗ trống để hoàn thiện câu ở mục I và II:
Gọi 2 học sinh 1 nam, 1 nữ lên điền bảng
Đặc điểm
 Hoocmôn sinh dục nam
 Hoocmôn sinh dục nữ
Nơi tiết
Tế bào kẽ ở tinh hoàn
Lớp trong của nang trứng trên buồng trứng
Tên hoocmôn
Testôtêrôn
Ơstrôgen
Tác dụng
Gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam
Gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ
Giáo viên cho 2 em nhận xét, sau đó sửa cho đúng.
H? nhìn vào bảng trên nhắc lại:
H?Tên của hoocmôn? Vị trí tiết và Tác dụng của hoocmôn sinh dục nam?
H?Tên của hoocmôn? Vị trí tiết và Tác dụng của hoocmôn sinh dục nữ?
H? Tuổi dậy thì của nam giới có những biến đổi gì? Biến đổi nào được coi là quan trọng nhất? vì sao?
H? Tuổi dậy thì của nữ giới có những biến đổi gì? Theo em biến đổi nào được coi là quan trọng nhất? Vì sao?
- Giáo viên nhắc lại cho chính xác và nhấn mạnh 2 đặc điểm quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu ở nam và bắt đầu hành kinh ở nữ. Vì đây là các dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đã có khả năng sinh sản, từ đây trở đi nếu quan hệ tình dục với người khác giới sẽ có khả năng mang thai.
Hoạt động 3: Những điều cần biết về giới tính ở tuổi dậy thì : 
Giáo viên đặt các câu hỏi và giải thích cho học sinh:
H? Mộng tinh, di tinh là gì? Mộng tinh và di tinh có hại tới sức khoẻ không?
H? Hành kinh là hiện tượng như thế nào? Cần làm gì trong những ngày bị hành kinh?
H?Tuổi dậy thì chúng ta cần phải lưu ý những gì khi tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân?
H?Có phải khi có những đặc điểm nói trên là ta đã trở thành người lớn thực sự không? Tại sao?
H? Tại sao tuổi dậy thì hay bị xúc động, có nhiều buồn vui bất thường khó kiềm chế?
H? Có nên quan hệ tình dục ở tuổi này không? Vì sao?
H?Tuổi VTN có nên yêu không? Khi nào nên yêu và không nên yêu? 
H?Có nên kết bạn khác giới ở tuổi VTN không?
H?Tình bạn khác giới có gì giống và khác với tình bạn cùng giới và có phải tình bạn khác giới thường dẫn đến tình yêu hay không?
H? Tại sao lại cần xác định giới hạn của tình bạn khác giới và những điều cần  tránh trong tình bạn khác giới?
H? Tình bạn có vai trò quan trọng như thế nào? và trong quan hệ bạn bè cần tránh những điều gì?
- Học sinh thấy được sự khác biệt của nam và nữ ở tuổi dậy thì
- Nắm được cụ thể giai đoạn của tuổi dậy thì, và những biến đổi của bản thân.
- Giải thích được các hiện tượng thay đổi về ngoại hình cũng như tâm sinh lý của bản thân ở tuổi dạy thì, từ đó có thể yên tâm thoải mái, tránh sự hồi hồi lo lắng, thắc mắc ảnh hưởng đến học tập. 
- Có phương hướng điều hòa cảm xúc của bản thân.
- Biết cư xử đúng mực trong quan hệ bạn bè khác giới. 
Biết được sự khác nhau của hoocmôn sinh dục nam và nữ là nguyên nhân gây biến đổi cơ thể cũng như tâm lý của tuổi dậy thì.
- Giải thích được một số hiện tượng sinh lý ở tuổi dậy thì, tạo tâm lý thoải mái yên tâm.
-Biết cách vệ sinh hệ sinh dục, vệ sinh trong thời gian kinh nguyệt.
- Giải thích một số thắc mắc về tâm lý thường xảy ra ở tuổi dậy thì, để tự mình đề ra phương hướng điều hòa cảm xúc
- Có hành vi đúng đắn trong các quan hệ với bạn bè, người thân, đặc biệt là bạn khác giới.
- Xác định rõ tình bạn, tình yêu. Vai trò của tình bạn khác giới...
 	Dự kiến một số câu hỏi thường gặp khi học bà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_gioi_tinh_suc_khoe_sinh_san_vi_thanh.doc