SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dụcgiới tính và kỹ năng bảo vệ sức khỏe sinh sản trong giảng dạy bài 64 môn Sinh học 8

SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dụcgiới tính và kỹ năng bảo vệ sức khỏe sinh sản trong giảng dạy bài 64 môn Sinh học 8

Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản phải bắt đầu bằng giáo dục gia đình, vai trò của cha mẹ,truyền thống,đạo đức,luật pháp của quốc gia,sau đó là kiến thức cơ bản về cơ thể học,sinh lý học, các kỹ năng của con người để bước vào quan hệ tình dục an toàn có trách nhiệm,nắm các thông tin về tình dục và sinh sản cơ bản.

Muốn thực hiện được điều đó thì việc mang lại phổ biến các kiến thức chuyên môn về cơ thể học,sinh lý học,tâm lý học và các quan điểm về đời sống tình dục phải trình bày một cách công khai.

Trong giảng dạy sinh học ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh có ý thức bảo vệ cơ thể khỏe,sống lành mạnh .

Trong các năm học qua để giáo dục học sinh có thức tốt trong ý thức bảo vệ sức khỏe tôi luôn lồng ghép vấn đề này vào trong bài dạy, và tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học và trong những năm học tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh để bảo vệ cơ thể mình từ đó có ý thức bảo vệ bản thân và gia đình thông qua môn học.Học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước .

 

doc 18 trang thuychi01 10051
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dụcgiới tính và kỹ năng bảo vệ sức khỏe sinh sản trong giảng dạy bài 64 môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
Mục
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
02
1.1
Lí do chọn đề tài
02
1.2
Mục đích nghiên cứu
03
1.3
Đối tượng nghiên cứu
03
1.4
Phương pháp nghiên cứu
03
2
NỘI DUNG SKKN
04
2.1
Cơ sở lí luận của SKKN
04
2.2
Thực trạng vấn đề 
04
2.3
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
06
2.4
Hiệu quả của SKKN 
16
3.1
KẾT LUẬN
16
3.2
KIẾN NGHỊ
17
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
17
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản phải bắt đầu bằng giáo dục gia đình, vai trò của cha mẹ,truyền thống,đạo đức,luật pháp của quốc gia,sau đó là kiến thức cơ bản về cơ thể học,sinh lý học, các kỹ năng của con người để bước vào quan hệ tình dục an toàn có trách nhiệm,nắm các thông tin về tình dục và sinh sản cơ bản.
Muốn thực hiện được điều đó thì việc mang lại phổ biến các kiến thức chuyên môn về cơ thể học,sinh lý học,tâm lý học và các quan điểm về đời sống tình dục phải trình bày một cách công khai.
Trong giảng dạy sinh học ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh có ý thức bảo vệ cơ thể khỏe,sống lành mạnh . 
Trong các năm học qua để giáo dục học sinh có thức tốt trong ý thức bảo vệ sức khỏe tôi luôn lồng ghép vấn đề này vào trong bài dạy, và tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học và trong những năm học tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh để bảo vệ cơ thể mình từ đó có ý thức bảo vệ bản thân và gia đình thông qua môn học.Học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước .
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện nay đã trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội.
Đối với chúng ta giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản là một môn học còn mới lạ,nó chưa được đưa vào dạy một cách công khai, có bài bản ở các trường đại học y khoa, nó chỉ mới được lồng ghép vào các môn sản phụ khoa,nam khoa,tâm lý...Ở bậc trung học thì đang dạy thử nghiệm chỉ có tính cung cấp cho học sinh thông tin về dân số và sức khỏe sinh sản, các biện pháp sinh hoạt tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV. Còn ngoài xã hội, trong các cơ sở tôn giáo, trong các câu lạc bộ hôn nhân và gia đình, hay tạp chí người ta chỉ nối một cách mơ hồ chưa dám trình bày một cách rõ ràng khoa học mà chỉ nói chung chung trong các lớp dự bị hôn nhân hay trong cách giao tiếp, ứng xử...đó không phải là giáo dục giới tính đích thực.
Vì vậy tôi lồng ghép chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vào trong giảng dạy sinh học 8 .
Với mong muốn giúp học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu chủ đề này,từ đó các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân ,tôi đã mạnh dạn thức hiện tìm hiểu thu thập thông tin, một số phương pháp dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh qua một số bài ở sách giáo khoa sinh 8
Đó là lý do tôi chọn đề tài này :
MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤCGIỚI TÍNH VÀ KỸ NĂNG BẢO VỆ SỨC KHỎE SINH SẢN TRONG GIẢNG DẠY
BÀI 64 MÔN SINH HỌC 8
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 - Trao đổi với đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong giảng dạy bài 64 để học sinh hứng thú tiếp nhận kiến thức qua đó hình thành các kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe sinh sản.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong bài 64-môn sinh học 8
Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành tốt đề tài tôi đã sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp thu nhập thông tin : Để hoàn thành tốt đề tài tôi đã sử dụng kết hợp việc nghiên cứu nhiều tài liệu : sách giáo khoa,sách giáo viên, tài liệu về kỹ năng sống,thông tin về các bệnh lây qua đường tình dục,đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Thu thập thông tin từ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học 8 ở các trường và từ các khóa học sinh lớp 8 qua các năm học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm giảng dạy trực tiếp học sinh khối lớp 8 
- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý thông tin, đánh giá kết quả thực nghiệm trong nhiều năm. So sánh kết quả đạt được trước và sau áp dụng đề tài.
PHẦN 2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Dựa vào 3 cơ sở sau: 
a. Mục tiêu giáo dục: 
Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu này đã được nêu trong các nghị quyết và luật giáo dục đó là giáo dục con người thành nhân trước khi thành tài.
 b. Mục tiêu dạy học bộ môn: 
Môn học cơ thể người và vệ sinh là môn học nghiên cứu về cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể con người và sự thống nhất của cơ thể, trong quá trình học các em nắm được cấu tạo và chức năng của các cơ quan chính trong cơ thể của mình và học sinh cũng có thể giải thích được những thắc mắc của bản thân. 
Giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ sống, trong đó kỹ năng và thái độ bao hàm giáo dục kỹ năng sống mà chúng ta nghiên cứu trong đề tài này.
c. Nguyên lí giáo dục: 
Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 
Tuổi vị thành niên được định nghiã là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối trẻ em đến bắt đầu tuổi trưởng thành,từ 13-19 tuổi.Tuổi dậy thì,nói chung có thể chia làm ba giai đoạn( bắt đầu, trung gian và cuối) ,hoặc tiền dậy thì,dậy thì và sau dậy thì.
Suốt lứa tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi về mặt thể chất, cảm xúc và xã hội diễn ra ở mỗi cá nhân. Những thay đổi này xảy ra đồng thời hoặc từng đợt nối tiếp nhau trong tất cả ba lĩnh vực nói trên.những thay đổi đó liên quan tới nhau ảnh hưởng lẫn nhau.Tuy vậy, để nhận biết và hiểu biết các thay đổi quan trọng đó, ta xem xét riêng từng phương diện, song bao giờ cũng cần nhớ rằng trong cuộc sống thực, chúng không hoàn toàn diễn ra đúng như vậy
Thế kỷ 21 với vô số các thay đổi của xã hội chúng ta phải đương đầu với những đòi hỏi của thời đại trong đó tình dục học sẽ là một môn học phải được dạy ngay từ lớp 5.
Những biến đổi về tâm sinh lý ảnh hưởng mạnh đến lối sống,nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách.Tuy nhiên, đây cũng là những vấn đề chưa được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.Phim ảnh, báo chí,những nếp sống,hoạt động không lành mạnh,ăn chơi,ma túy... làm cho các em dễ bị lôi cuốn,bị sa ngã, bị xâm hại tình dục.....qua đó có thể mắc một số bệnh lây qua đường tình dục như : lậu,giang mai,HIV-AIDS 
Vậy nên tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 8, thông qua giảng dạy bộ môn sinh hoc lớp 8 để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Bởi vì đây là lứa tuổi giao thời giữa thiếu niên và thanh niên , do vậy các em có nhiều chuyển biến về nhận thức. Trong thực tế cho thấy đa số các em có ý thức tốt , nhưng bên cạnh đó vẫn có những em nhận thức sự việc còn thiên về cảm tính, bắt chước, chưa có sự chọn lọc nhưng các em lại không nhận thức được điều đó. Trong những trường hợp như vậy giáo viên và phụ huynh cần có biện pháp giúp đỡ, chỉ bảo , giáo dục cho các em để các em nhận thức được sự việc, sự tác hại của những trò, những việc làm, từ đó các em có ý thức cao hơn trong mọi hành vi, việc làm của mình đối với cơ thể mình.
Qua khảo sát học sinh lớp 8, cụ thể là học sinh lớp 8A, 8B, trường THCS Yên Tâm tôi thấy: 
Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến các bệnh tình dục,con đường lây truyền và cách phòng tránh còn rất mơ hồ, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó.
 Hầu hết các em học sinh khi được hỏi đều cho rằng cần được trang bị đầy đủ các kiến thức và các kĩ năng tự bảo vệ mình tránh được các bệnh này.
Lớp
Sĩ số
Chưa biết đến bệnh tình dục
Biết đến bệnh tình dục
Hiểu rõ về bệnh tình dục
Muốn tìm hiểu rõ về bệnh TD
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
8A
44
40
90,9
4
9,1
0
0
44
100
8A
42
37
88,1
5
11,9
0
0
42
100
Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ KỸ NĂNG BẢO VỆ SỨC KHỎE SINH SẢN TRONG GIẢNG DẠY BÀI 64 MÔN SINH HỌC 8”.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
BÀI 64 : Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục
(Bệnh tình dục)
Các bệnh lậy truyền qua đường tình dục – cách phòng tránh - ứng xử khi bị bệnh.
Hoạt động nhóm:
- Phân nhóm
Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm 
Nội dung hoạt động nhóm: 
N1. Nguyên nhân nào dẫn đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu và giang mai)?
N2. 1. Khi mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có biểu hiện ở cơ quan sinh dục, người bệnh thường có những triệu chứng nào?
2. Kể tên một số bệnh lây truyền qua đường tình dục không có biểu hiện ở cơ quan sinh dục? 
N3. Tác hại của bệnh lậu và giang mai như thế nào?
N4. Con đường lây truyền của bệnh lậu và giang mai là gì?
N5. Nêu các cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (đối với HS lớp 8 nên chọn cách nào)? Nếu nghi ngờ mắc bệnh cần khám, chữa ở đâu? Tại sao không nên tự chữa bệnh?
-Học sinh được phát phiếu theo nhóm trước bài học 1tuần để các em tìm hiểu và chuẩn bị,như vậy sẽ có thời gian tìm hiểu kỹ hơn,chủ động hơn.
-Khi vào giờ học các nhóm sẽ lần lượt báo cáo theo nội dung đã được chuẩn bị.các nhóm khác ngoài làm báo cáo của nhóm mình cũng nghiên cứu các câu hỏi của nhóm khác để nhận xét ,bổ sung.
-Các nội dung thảo luận được trình bày vào giấy khổ lớn và dán lên bảng.
-Giáo viên sẽ chuẩn bị bài giảng powerpoint ,có nhiều hình ảnh để gây hứng thú cho học sinh,đồng thời để học sinh có thể mắt thấy ,tai nghe về các bệnh lây truyền qua đường tình dục,qua đó tiếp thu chủ động hơn. 
-Các nội dung của hoạt động 1 được thâu tóm qua phiếu học tập sau:
CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC
Tên
bệnh
Bệnh lậu
Bệnh giang mai
Nguyên
nhân
................................................. 
................................................. 
................................................. 
.................................................... 
....................................................
....................................................
Triệu
chứng
................................................. 
................................................. 
................................................. 
................................................. 
.................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
Tác hại
................................................. 
................................................. 
................................................. 
................................................. 
.................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
Con
đường
lây
truyền
................................................. 
................................................. 
................................................. 
................................................. 
.................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
Cách
Phòng
tránh
................................................. 
................................................. 
................................................. 
................................................. 
................................................. 
.................................................... 
.................................................... 
....................................................
.................................................... 
.................................................... 
*Nguyên nhân:
Bệnh lậu do song cầu khuẩn gây nên Bệnh giang mai do xoắn khuẩn . 
 - Sống ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao.
 - Dễ chết do các chất diệt khuẩn
*Triệu chứng của bệnh lậu:
- Ở nam: đái buốt, tiểu tiện có máu lẫn mủ do viêm.
- Ở nữ: khó phát hiện, khi biết thì bệnh đã nặng.
Đau bụng dưới, ra khí hư màu vàng xanh, có mùi hôi 
 Đường đi của bệnh lậu Mẹ bị bệnh lậu con sinh ra có thể bị mù lòa
Chửa ngoài dạ con
*Triệu chứng của bệnh giang mai
- Ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện
- Ở giai đoạn sau vào máu và bạch huyết làm phát ban tòan cơ thể, đau khớp xương, rụng tóc, . 
*Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai
 * Tác hại bệnh giang mai
-Sau khi thảo luận từng vấn đề,giáo viên chốt lại phiếu học tập
Tên bệnh
Bệnh lậu
Bệnh giang mai
Nguyên nhân
- Do song cầu khuẩn
- Do xoắn khuẩn 
Triệu chứng
- Ở nam: đái buốt, tiểu tiện có máu lẫn mủ do viêm.
 Ở nữ: Đau bụng dưới, ra khí hư màu vàng xanh, có mùi hôi
- Xuất hiện các vết loét nông, cứng, có bờ viền, không đau và không có mủ, sau biến mất.
- Nhiễm trùng vào máu tạo những vết chấm đỏ
- Bệnh nặng có thể gây săng chấn thần kinh
Tác hại
Gây vô sinh do: 
- Hẹp đường dẫn tinh vì sau khi viêm để lại sẹo 
 -Tắc ống dẫn trứng nên có nguy cơ chửa ngoài dạ con.
 -Con sinh ra có thể bị mù lòa
- Gây tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh. Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh.
Con đường truyền bệnh
- Qua quan hệ tình dục
- Qua quan hệ tình dục, truyền máu, nhau thai, các vết xây xát trên cơ thể. 
Cách phòng chống
 Đảm bảo tình dục an toàn
+ Không quan hệ tình dục bừa bãi, 
+ Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
 Tránh quan hệ tình dục với người bệnh.
- Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, đủ liều lượng.
- Tránh quan hệ tình dục với người bệnh (tình dục an toàn), đảm bảo an toàn khi truyền máu
 Nếu nghi ngờ mắc bệnh cấn: đi khám và điều trị ở các cơ sở y tế đáng tin cậy. Vì chỉ có Bác sĩ chuyên khoa mới có thể chuẩn đoán được bệnh và mỗi loại bệnh cần được chữa trị bằng một loại thuốc riêng, không có một loại thuốc nào chữa được tất cả các bệnh LTQĐTD. Nếu dùng sai thuốc sẽ gây hậu quả trầm trọng hơn. Vì vậy không nên tự chữa bệnh.
? Đối với HS lớp 8 các em nên chọn cách nào để phòng tránh các bệnh LTQĐTD. (có lối sống lành mạnh,giữ tình bạn trong sáng).?
-GV đặt thêm một số câu hỏi mở để các em thảo luận:
? Theo các em có nên yêu sớm hay k? yêu ở độ tuổi nào là sớm?trong lớp đã có bạn nào yêu chưa?
?khi yêu có nên quan hệ tình dục trước hôn nhân không?
-Qua đó giáo viên lồng ghép giáo dục KNS cho các em: cần đảm bảo quan hệ tình dục an toàn để đảm bảo sức khỏe sinh sản,tránh được các bệnh LTQĐTD ,có được tương lai tươi sáng.
 II.Giáo viên lồng ghép rèn KNS cho HS bằng cách hướng dẫnThực hành sử dụng bao cao su đúng cách
Tranh: Bao cao su dành cho nam giới.
Tranh: Cách sử dụng BCS dành cho nam giới.
-Các bước sử dụng bao cao su: 
	1. Kiểm tra hạn sử dụng
	2. Dồn bao cao su về một phía, xé vỏ bao
 bên ngoài, chú ý không làm rách bao cao su
	3. Bóp xẹp nút nhỏ ở đầu bao cao su
	4. Chụp bao cao su vào đầu dương vật đang cương cứng rồi lăn nhẹ đến tận gốc để bao cao su trùm kín dương vật
	5. Sau khi xuất tinh giữ miệng bao cao su và tháo ra nhẹ nhàng, tránh làm rớt tinh dịch ra ngoài và bỏ vào thùng rác. 
-Giáo viên hướng dẫn đến đâu thì thực hành đến đó(dùng quả chuối hoặc dưa chuột làm mẫu vật trực quan).
(ban đầu học sinh rất ngại ngùng e thẹn nhưng sau đó được sự khuyến khích của gv ,học sinh đã hưởng ứng tích cực và xung phong biểu diễn lại làm không khí tiết học rất sôi nổi.) 
Tranh: Bao cao su dành cho phụ nữ.
+ Cách sử dụng BCS dành cho nữ giới: 
Tranh: Cách sử dụng BCS dành cho nữ giới.
-Làm bài tập: Hiểu về sử dụng bao cao su. Hãy chọn câu đúng hoặc sai trong các câu sau, vì sao?
1. Bao cao su sử dụng rồi có thể sử dụng lại được 
S
2. Bao cao su có những lỗ nhỏ li ti mắt thường không nhìn thấy được tinh trùng, các vi khuẩn, vi rút có thể chui lọt qua những lỗ này. 
S
3. Dùng hai bao cao su một lúc có nghĩa an toàn hơn dùng một bao.
S
4. Nam hay nữ mang bao cao su trong ví, cặp là những người dễ dãi 
S
5. Luôn luôn sử dụng bao cao su đúng cách ngay từ đầu đến cuối là biết bảo vệ bản thân và người mình yêu. 
Đ
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 	Sau khi thực hiện cách dạy này đến học sinh trong trường, bản thân tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể:
	- các em mạnh dạn,cởi mở hơn trong việc trao đổi các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên.
 - Các em đã ý thức được việc tìm hiểu về các Bệnh LTQĐTD là kiến thức cơ bản mà mỗi cá nhân khi bước vào tuổi dậy thì cần biết chứ không phải là “bệnh của người lớn”,và các em cũng đã có được những kĩ năng cần thiết liên quan đến sức khỏe sinh sản.
PHẦN 3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 3.1. KẾT LUẬN:
Trong quá trình áp dụng sáng kiến mới của mình tôi nhận thấy học sinh không chỉ hiểu bài mà còn rất hăng say học tập sôi nổi, chủ động và tích cực hơn, hứng thú tham gia thảo luận trong và sau mỗi giờ học. Điều lớn nhất mà sáng kiến đem lại đó chính là các em không chỉ tích cực trong giờ học mà còn dành thêm nhiều thời gian cho môn học.
Để có thể đạt được kêt quả cao nhất đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ trước giờ dạy, như:
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
2. Nghiên cứu những tài liệu khác có liên quan đến bài học.
3. Lựa chọn những nội dung lồng ghép phù hợp với nội dung bài học.
4. Khi lồng ghép phải đảm bảo đúng đủ nội dung, đúng thời điểm tích hợp và vẫn đảm bảo mục tiêu bài học.
 5. Chuẩn bị tốt giáo án trước khi lên lớp.
 6. Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học trước mỗi giờ học.
 7. Thu thập, xử lí những thông tin, hình ảnh có liên quan đến nội dung từng bài học, tài liệu cần phải sinh động và có sức thuyết phục.
 8. Trình bày các thông tin hình ảnh bằng máy chiếu projecter để bài học thêm sinh động.
3.2 KIẾN NGHỊ
 Đây là một đề tài bản thân tôi đúc rút trong quá trình giảng daỵ bộ môn nhiều năm tuy còn chủ quan, chưa được trọn vẹn rất mong được các thầy cô và đồng nghiệp cùng chia sẻ đóng góp để việc giảng dạy sinh 8 đạt hiệu quả cao hơn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của nghành giáo dục đã đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp quí báu của thầy cô giáo và đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Nguyễn Thị Mười
Yên Định, ngày 08 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Hoàng Thị Loan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản.
2. Tài liệu về các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3.Chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.
4. Một số tranh ảnh liên quan trên mạng Internet.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_long_ghep_giao_ducgioi_tinh_va_ky_na.doc