SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - Học văn bản “ông già và biển cả” của hê-minh-uê (ngữ văn 12 - chương trình cơ bản) nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - Học văn bản “ông già và biển cả” của hê-minh-uê (ngữ văn 12 - chương trình cơ bản) nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh

Trong bối cảnh hội nhập thế giới và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh có thể tiếp nhận kiến thức từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận khiến mọi kiến thức được học trong nhà trường có thể trở nên cũ đi. Vì vậy, việc dạy học cần được đổi mới, không chỉ dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng, không chỉ là kiến thức khoa học một môn mà cần dạy trong sự tích hợp nhiều môn học khác nhau. Trong hệ thống các môn khoa học ở trường trung học phổ thông thì môn Ngữ văn là môn học đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách con người và thực hiện mục tiêu giáo dục của nước ta.

 Luật giáo dục (2005) đã nêu: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp Hs phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho Hs tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc” . Bởi vậy, việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học rất quan trọng, góp phần đào tạo, phát triển con người một cách toàn diện nhất.

 Tuy nhiên, thực trạng dạy và học môn Ngữ văn trong trường trung học phổ thông còn nhiều tồn tại, chưa thực sự cuốn hút Hs yêu thích học văn. Hs hiểu và cảm thụ văn học một cách hời hợt, nông cạn, chỉ học kiến thức rời rạc nhằm mục đích phục vụ thi cử. Đặc biệt, vấn đề giảng dạy và học văn học nước ngoài chưa được chú trọng, lí do một mặt do Hs mang tư tưởng học để thi mà văn học nước ngoài không nằm trong nội dung thi, mặt khác văn học nước ngoài có phần xa lạ với tâm lí và suy nghĩ của Hs.

 

doc 24 trang thuychi01 8922
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - Học văn bản “ông già và biển cả” của hê-minh-uê (ngữ văn 12 - chương trình cơ bản) nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY- HỌC VĂN BẢN “ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ” CỦA HÊ-MINH-UÊ (NGỮ VĂN 12 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN) NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1.MỞ ĐẦU.
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2.NỘI DUNG 
2
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2
2.2.Thực trạng của vấn đề.
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3
2.3.1. Tích hợp kiến thức môn Địa lí trong dạy học văn bản “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê.
3
2.3.2. Tích hợp kiến thức môn Vật lí trong dạy học văn bản “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê.
4
2.3.3. Tích hợp kiến thức môn Sinh học kết hợp với giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản“Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê.
5
2.3.4. Giáo án thực nghiệm
6
2.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
20
3.1. Kết luận.
20
3.2. Kiến nghị.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Hs:	Học sinh
Gv:	Giáo viên	
GDĐT:	Giáo dục đào tạo
BGDĐT:	Bộ giáo dục đào tạo
THPT:	Trung học phổ thông 
SGK:	Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
KTĐG: Kiểm tra đánh giá
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
	Trong bối cảnh hội nhập thế giới và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh có thể tiếp nhận kiến thức từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận khiến mọi kiến thức được học trong nhà trường có thể trở nên cũ đi. Vì vậy, việc dạy học cần được đổi mới, không chỉ dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng, không chỉ là kiến thức khoa học một môn mà cần dạy trong sự tích hợp nhiều môn học khác nhau. Trong hệ thống các môn khoa học ở trường trung học phổ thông thì môn Ngữ văn là môn học đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách con người và thực hiện mục tiêu giáo dục của nước ta.
 Luật giáo dục (2005) đã nêu: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp Hs phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho Hs tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc” Mục 1.1. Đoạn “Mục tiêu...Tổ quốc”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
. Bởi vậy, việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học rất quan trọng, góp phần đào tạo, phát triển con người một cách toàn diện nhất.
	Tuy nhiên, thực trạng dạy và học môn Ngữ văn trong trường trung học phổ thông còn nhiều tồn tại, chưa thực sự cuốn hút Hs yêu thích học văn. Hs hiểu và cảm thụ văn học một cách hời hợt, nông cạn, chỉ học kiến thức rời rạc nhằm mục đích phục vụ thi cử. Đặc biệt, vấn đề giảng dạy và học văn học nước ngoài chưa được chú trọng, lí do một mặt do Hs mang tư tưởng học để thi mà văn học nước ngoài không nằm trong nội dung thi, mặt khác văn học nước ngoài có phần xa lạ với tâm lí và suy nghĩ của Hs.
	Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông và những buổi dự giờ, trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp, tôi nhận thấy trong mỗi tiết dạy cần phải có sự sáng tạo về mặt phương pháp dạy học và áp dụng việc đổi mới phương pháp trong những lần đi học chuyên đề. Việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn giữa môn Ngữ văn với các môn khoa học khác, với các tình huống thực tiễn của các vấn đề trong đời sống xã hội sẽ làm cho hiệu quả của bài học Ngữ văn được nâng cao, giúp cho Hs say mê, hứng thú, phát huy được tính chủ động, sáng tạo đồng thời giúp Hs yêu môn học hơn, chiếm lĩnh kiến thức nhẹ nhàng, sinh động, vững chắc hơn.
	Từ những những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu trên tôi chọn đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê (Ngữ văn 12 - chương trình cơ bản) nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh” làm SKKN.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Với những tiết học sử dụng phương pháp này đã giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh văn bản văn học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả hơn, không khí lớp học sôi nổi, sinh động tạo sự yêu thích và say mê học ở Hs.
Không những thế, tiết học còn giúp Hs vận dụng nhiều kiến thức của các môn học khác nhau vào chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 12A4, 12A9 và 12A12 trường THPT Yên Định 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là phương pháp: 
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, soạn bài giảng theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra.
 Phương pháp thực hành: Soạn và thiết kế giáo án theo phương pháp vận dụng tích hợp kiến thức liên môn, tiến hành thực nghiệm tại lớp 12A4 và 12A9.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
	Dạy học tích hợp được hiểu là một quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học tập góp phần hình thành ở Hs những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho Hs bước vào cuộc sống lao động Mục 2.1. Đoạn “ Dạy học tích hợp  lao động”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
. 
Dạy học tích hợp hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập, trong đó Hs học cách sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng trong các tình huống có ý nghĩa gần với cuộc sống Mục 2.1. Đoạn “ Dạy học tích hợp cuộc sống”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
. Trong quá trình học tập như vậy, các kiến thức của Hs từ các môn học khác nhau được huy động và phối hợp với nhau, tạo thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó.
	Dạy học tích hợp làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa, bằng cách gắn quá trình học tập với cuộc sống hằng ngày, không làm tách biệt thế giới nhà trường với thế giới cuộc sống; làm cho quá trình học tập có mục đích rõ rệt, sử dụng kiến thức của nhiều môn học và không chỉ dừng lại ở nội dung các môn học Mục 2.1. Đoạn “Dạy học tích hợp.các nội dung môn học”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
.
	Dạy học tích hợp phát triển các năng lực, nó luôn tạo ra tình huống để Hs vận dụng kiến thức trong tình huống gần với cuộc sống. Nó làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học góp phần giảm tải nội dung học tập.	
Việc dạy học văn bản “Ông già và biển cả” (Hê-minh-uê) theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn sẽ giúp Hs phát huy chủ động, sáng tạo, gắn bài học với thực tiễn, rèn luyện các kĩ năng trong cuộc sống. 
2.2. Thực trạng của vấn đề
Qua khảo sát thực tế tình hình giảng dạy và học tập tại trường THPT Yên Định 1, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề như sau:
- Thuận lợi: 
 + Về phía giáo viên: tâm huyết, yêu nghề, tích cực áp dụng các phương pháp giảng dạy mới, tìm tòi, sáng tạo vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp liên môn trong mỗi bài học và đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy.
+ Về phía HS: Trường THPT Yên Định 1, đa phần Hs học theo ban tự nhiên, ban cơ bản A và cơ bản D, nên việc tiếp cận văn bản theo hướng tích hợp kiến thức liên môn có nhiều thuận lợi. Bài học vừa phong phú, sinh động, hấp dẫn vừa phát huy được khả năng suy luận, sáng tạo và phù hợp với kiểu tư duy lô gic của những môn học tự nhiên nên Hs rất có hứng thú học tập. 
 - Khó khăn:
 + Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy xu hướng hiện nay Hs không chú trọng nhiều đến môn Ngữ văn, thường cho rằng môn văn chỉ học để thi xét tốt nghiệp, tâm lí ngại học, học một cách hời hợt, nhàm chán nên Gv cũng gặp khó khăn trong quá trình truyền đạt tri thức.
 + Văn bản “Ông già và biển cả”(Hê-minh-uê) thuộc phần văn học nước ngoài, không nằm trong nội dung thi THPT Quốc gia nên Hs không chú trọng, hơn nữa do đặc thù về văn hoá nước ngoài khiến cho tác phẩm trở nên xa lạ với tâm lí và suy nghĩ của Hs, Hs mang tâm thế không thích ngay khi bắt đầu tiếp cận.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, mỗi nhà văn khi bước vào văn đàn đều mang phong cách, quan điểm sáng tác riêng, tạo nên dấu ấn của người nghệ sĩ trong nền văn học nghệ thuật. Tác phẩm“Ông già và biển cả” ( Hê-minh-uê) được sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi”, đánh dấu tên tuổi của Hê-minh-uê trong nền văn học của thế giới. Vì vậy, khi Gv giảng dạy tác phẩm nên vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để tiếp cận với nội dung từng phần của bài học một cách tốt nhất. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
2.3.1. Tích hợp kiến thức môn Địa lí trong dạy học văn bản “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê.
* Tích hợp môn Địa lí:
Mục I. Tìm hiểu chung. mục 1: Tác giả, mục b: Sự nghiệp sáng tác, Gv tích hợp kiến thức môn địa lí (Lớp 6 - Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí; Bài 22: Các đới khí hậu trên trái đất; Nguồn internet: Hiện tượng băng tan ở Bắc cực và Nam cực, một số kiến thức về hiện tượng băng trôi trên đại dương).
- Sau khi hỏi Hs về nguyên lí sáng tác của Hê-minh-uê, Gv trình chiếu hình ảnh tảng băng trôi và đặt câu hỏi: Hãy quan sát tảng băng trôi và cho biết hiện tượng băng trôi do đâu mà có? Dựa vào kiến thức địa lí để giải thích hiện tượng trên.
- Hs dựa vào kiến thức địa lí để trả lời, Gv bổ sung:
+ Theo khảo sát thì 11% mặt đất, tương đương với 23 triệu km2, được bao phủ bởi băng. 97% bề mặt và 99,75% khối lượng băng hiện nay nằm ở Nam Cực và Greenland. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi mà chúng ta vẫn quen gọi với cái tên "tảng băng trôi". 90% tảng băng trôi nằm ở phía dưới mặt nước, do đó, những gì mà chúng ta nhìn thấy phía trên mặt nước chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng trôi mà thôi5.
* Ý nghĩa:
- Từ những hiểu biết về hiện tượng băng trôi, Hs sẽ hiểu hơn về nguyên lí sáng tác: tác phẩm văn học cũng giống như “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê 
2.3.2. Tích hợp kiến thức môn Vật lí trong dạy học văn bản “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê.
* Tích hợp môn Vật lí:
Mục I. Tìm hiểu chung. mục 1: Tác giả, mục b: Sự nghiệp sáng tác, Gv tích hợp kiến thức vật lí (Lớp 8 - Bài 12: Sự nổi; Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét).
-Gv:Cho Hs quan sát một số hình ảnh băng trôi và hỏi: khi tảng băng trôi trên mặt đại dương có đặc điểm gì?Dựa vào kiến thức vật lí giải thích hiện tượng trên?
+ Tảng băng trôi là khối băng trôi tự do trên đại dương hay biển. Theo quy luật, các tảng băng trôi được tách ra từ các khối băng lục địa, gần 90 % thể tích của tảng băng trôi nằm dưới nước6, tức là 1/8 thì nổi, 7/8 thì chìm.
+ Dựa vào sự nổi của một vật và lực đẩy Archimedes, thể tích, khối lượng riêng của vật : Nếu thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì: Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng: FA  P và dừng nổi khi FA = P. Vật lơ lửng trong chất lỏng (trong lòng chất lỏng hoặc trên mặt thoáng) khi: FA = P. Vậy vật sẽ nổi khi "trọng lượng riêng tổng hợp" của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Theo đó khối lượng riêng của băng là 920 kg/m³, còn khối lượng riêng của nước biển - gần 1025 kg/m³, trọng lượng riêng gần tương nhau nên tảng băng trôi chỉ có 1 phần nổi, 7 phần chìm trong nước biển7.
-Gv: Từ đặc tính của tảng băng trôi trên đại dương em hãy cho biết nguyên lí sáng tác văn học dựa vào nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hê-minh-uê có đặc điểm gì?
- Hs quan sát trình bày. Gv nhận xét, chốt ý. Gv giới thiệu ngắn gọn nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê.
* Ý nghĩa: 
5 Mục 2.3.1. Đoạn “Theo khảo sát mà thôi”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 11.
6 Mục 2.3.2. Đoạn “Tảng băng trôidưới nước”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 11.
7 Mục 2.3.2. Đoạn “Nếu thả một vật nước biển”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 11.
 Từ biện pháp tích hợp kiến thức vật lí vào dạy và học văn bản “Ông già và biển cả” (Hê-minh-uê) mà Hs hiểu được đặc điểm của nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi” như sau: Nhà văn tạo ra nhiều khoảng trống để bạn đọc tự rút ra ẩn ý, đồng sáng tạo. Nhà văn không chủ trương làm loa phát thanh cho điều mình  muốn
 nói mà người đọc tự rút ra ẩn ý. 
2.3.3. Tích hợp kiến thức môn Sinh học kết hợp với giáo dục kĩ năng sống cho Hs trong dạy học văn bản “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê.
* Tích hợp môn sinh học:
Dạy mục II: Đọc - hiểu văn bản, mục 1: Hình tượng con cá kiếm, Gv tích hợp kiến thức môn sinh học (Lớp 7- Bài 34: Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá; Nguồn internet: tìm hiểu chung về cá kiếm).
- Gv đặt câu hỏi: Trong thực tế thì loài cá kiếm có tên gọi, hình dáng, kích thước như thế nào? vùng biển sinh sống chủ yếu ở đâu?
-Hs trả lời. Gv cung cấp kiến thức và hình ảnh về loài cá kiếm:
+ Cá kiếm, cá mũi kiếm, đôi khi còn gọi là cá đao là một loài cá ăn thịt loại lớn, có tập tính di cư với mỏ dài và phẳng. Cá kiếm có thân hình tròn và thuôn dài. Kích thước tối đa là 4,3 m (14 ft) và 536 kg (1.182 pao). Cá kiếm phân bổ trong mọi hệ sinh thái của đại dương thế giới, trong các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, giữa các vĩ độ khoảng 45° vĩ bắc và 45° vĩ nam. Chúng có xu hướng tập trung tại các khu vực mà các dòng hải lưu chính gặp nhau, các khu vực với sự đông đúc lớn là phía bắc Hawaii, dọc theo khu vực chuyển tiếp ở bắc Thái Bình Dương, dọc theo bờ biển phía tây Hoa Kỳ và México cũng như ở miền tây Thái Bình Dương, phía đông Nhật Bản8.
* Ý nghĩa:
- Giúp cho Hs có cái nhìn cụ thể, thực tế hơn về loài cá kiếm. Từ đó mà Hs dễ hình dung hơn về hình tượng cá kiếm trong văn bản.
* Giáo dục kĩ năng sống:
 Từ biện pháp tích hợp kiến thức môn sinh học Gv kết hợp tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho HS bằng câu hỏi mở rộng: Qua hình tượng cá kiếm em cảm nhận gì về môi trường sống quanh ta, đặc biệt là thiên nhiên ? Hãy rút ra bài học cho bản thân?Thông qua câu trả lời của Hs, Gv giáo dục cho Hs tình yêu thiên nhiên:
 - Thiên nhiên đẹp đẽ là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Thiên nhiên- môi trường sống cần được bảo vệ. Phải có tình yêu thiên nhiên ,tình yêu cuộc sống.
 - Sống phải có ước  mơ hoài bão, cần có nghị lực, lòng tin để theo đuổi ước mơ biến nó thành hiện thực.
 Trên đây là một số biện pháp tích hợp liên môn trong trong việc dạy và học văn bản “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê. Thực tế cho thấy, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học ngữ văn đã nâng cao hiệu quả bài học, phát huy được
8 Mục 2.3.3. Đoạn “Cá kiếm Nhật Bản”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 11.
 tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, đáp ứng được mục tiêu giáo dục ở giai đoạn ngày nay. 
2.3.4. Giáo án thực nghiệm
Tiết 84-85: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
 (Hê-minh-uê)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, Gv cần giúp Hs:
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được của ông lão đánh cá đơn độc giữa biển cả mênh mông cùng với vẻ đẹp của con cá kiếm-kì phùng địch thủ. Từ đó mà khẳng định vai trò, tầm vóc của con người trong công cuộc chinh phục tự nhiên.
- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: thể hiện nguyên lí “tảng băng trôi”, cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa biểu tượng, những đối thoại, độc thoại độc đáo.
2. Kĩ năng:
- Nâng cao kĩ năng đọc – hiểu một truyện ngắn nói chung và truyện ngắn nước ngoài nói riêng. Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu một cách chủ động, sáng tạo đi từ cảm nhận trực quan đến nhận thức.
3. Thái độ:
 - Trân trọng những thành quả đạt được của con người, không ngừng vươn lên, phấn đấu đạt được ước mơ của mình. Có tình yêu thiên nhiên tha thiết.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống...
- Năng lực riêng: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực hợp tác.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- SGK; SGV; Tài liệu tham khảo; Tranh ảnh minh hoạ.
- Máy tính, máy chiếu, loa kết nối máy tính. 
- Phiếu học tập (sử dụng cho hoạt động nhóm), phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm (kiểm tra kiến thức bài học).
2. Học sinh: 
- SGK, vở soạn, một số kiến thức về cá kiếm, kiến thức về hiện tượng băng trôi,.. 
- Học bài cũ, xem lại những kiến thức đã học và tham khảo thêm các tư liệu về: Tác giả Hê-minh-uê và những tác phẩm tiêu biểu của ông. 
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp trực quan: Quan sát tranh.
- Sử dụng kĩ thuật dạy học: Các mảnh ghép
- GV	 kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: Tiết 84-85
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
& HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5-7 phút)
- GV tiến hành hoạt động khởi động bằng trò chơi “ Ô chữ bí mật” xem ai nhanh hơn.
- Thể lệ trò chơi: sau khi Gv kích vào hàng ngang và đọc câu hỏi xong, Hs có quyền giơ tay trả lời, ai giơ tay nhanh nhất sẽ được chọn trả lời, nếu trả lời đúng sẽ nhận 1 phần quà nhỏ ( Gv chuẩn bị quà: cái bút chì, bút bi, cục tẩy, bút nhớ, giấy nhớ). 
- Bắt đầu trò chơi: 
+ GV dùng máy chiếu trình chiếu cho hs xem câu hỏi tương ứng với ô hàng ngang từ 1 đến 8. Gv dùng chuột kích vào câu hỏi Hs lựa chọn, câu hỏi hiện ra, khi Hs trả lời đúng, gv kích vào hình ảnh mũi tên ở góc phải phía dưới mỗi câu hỏi, ô chữ sẽ quay lại như ban đầu, Gv kích vào ô tròn chứa câu hỏi đã chọn, hàng ngang được lật mở, từ khóa thứ nhất hiện ra màu đỏ, nếu trả lời sai ô chữ sẽ giữ lại, không được lật mở. Lần lượt cho khi hết trò chơi.
+ Câu 1: Các hình ảnh sau đây nói về quốc gia nào?
(Gv chiếu hình ảnh bản đồ, lá quốc kì, tượng nữ thần tự do. Xem hình ảnh phần phụ lục).
+ Câu 2: Tác phẩm “ Sông Đông êm đềm” của Sô- lô - Khốp được viết theo thể loại văn học nào sau đây?
a, Thơ b, Truyện ngắn c, Tiểu thuyết 
(Gv chiếu thêm hình ảnh cuốn tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”, xem phần phụ lục).
Câu 3: Thông tin và hình ảnh sau đây nói về châu lục nào? (Gv chiếu hình ảnh bản đồ châu Mĩ, xem phần phụ lục)
+ (71°57' Bắc - 53°54' Nam), Nằm hoàn toàn ở Tây Bán cầu. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương. Phía Tây giáp Thái Bình Dương. Phía Đông giáp Đại Tây Dương.
Câu 4: Hãy tìm từ trái nghĩa với từ “chiến tranh”?
(Gv chiếu câu hỏi và hình ảnh chiến tranh)
Câu 5: các hình ảnh và thông tin sau đây gợi cho anh (chị) nhớ đến nguyên lí nào trong sáng tác văn học?
“Dựa vào hiện tượng vật lí, khi một tảng băng trôi trên đại dương, chỉ có một phần nổi trên bề mặt, bảy phần chìm khuất, khẳng định hiệu quả của cách viết ngắn gọn, hàm súc và ưu điểm của nó, nó ngụ ý chỉ mạch ngầm văn bản hay các lớp nghĩa chưa được phô bày trực tiếp trong tác phẩm. Đó là nguyên lí?”
(Gv chiếu hình ảnh tảng băng đang trôi trên đại dương, xem phần phụ lục)
Câu 6: Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu trong câu sau “Kim Lân là  viết chân thật, xúc động về cuộc sống người dân quê.”
a, nhà thơ b, nhà văn c, nhà soạn kịch nổi tiếng 
(Gv chiếu thêm hình ảnh chân dung Kim Lân, xem phụ lục)
Câu 7: Tác phẩm nào sau đây không phải của Sô- Lô- khốp?
a, Giã từ vũ khí b, Truyện sông Đông c, Thảo nguyên xanh d, Số phận con người 
Câu 8: Đây là giải thưởng gì?  “là một tập các giải thưởng quốc tế được tổ chức trao thưởng hằng năm, kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hòa bình; đặc biệt là giải hoà bình có thể được trao cho tổ chức hay cho cá nhân”. 
*Ô chữ bí mật là “ HÊ-MINH-UÊ”, nhà văn nước Mĩ, người đoạt giải Noben văn học năm 1957. 
 ->Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
-Hàng ngang số 1: HOA KÌ.
- Hàng ngang số 2: TIỂU THUYẾT.
- Hàng ngang số 3: CHÂU MĨ.
- Hàng ngang số 4: CHIẾN TRANH.
- Hàng ngang số 5: 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day_hoc_van_ban_ong_g.doc
  • pptxông già và biển cả- powerpoint.pptx