SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - Học môn Ngữ văn 8 (phần văn học trung đại)

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - Học môn Ngữ văn 8 (phần văn học trung đại)

Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, bên cạnh những thành công những kết quả đáng phát huy vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định: Chẳng hạn, học sinh giờ đây không còn yêu thích môn Văn; cách tiếp cận, học tập môn Ngữ Văn vẫn còn thụ động. Nhiều em không thuộc nổi một bài thơ ngắn, không tóm tắt được một văn bản tự sự . Bởi vậy dẫn đến rất nhiều hiện tượng dở khóc dở cười. Đặc biệt với các tác phẩm văn học, khoảng thời gian lịch sử cách xa, như Văn học Trung đại học sinh tiếp cận học tập hầu như thụ động, lúng túng. Lúng túng không chỉ vì vấn đề đặt ra khác thời đại sống; tư tưởng, giá trị thẩm mỹ hoàn toàn khác thời đương đại, mà một phần do các em rất khó tiếp cận, không hiểu hoặc hiểu chưa sâu mục đích của văn chương thời bấy giờ: Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn chí. Thụ động học tập còn thể hiện ở chỗ, tác phẩm bao giờ cũng là trung hòa của các yếu tố nghệ thuật, tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán, địa lý, lịch sử . Do đó giúp học sinh tiếp cận đúng các tác phẩm trung đại, tìm ra được phương pháp đúng nhất người giáo viên phải cung cấp, rèn luyện, tạo cho các em thói quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tốt một vấn đề.

doc 17 trang thuychi01 15865
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - Học môn Ngữ văn 8 (phần văn học trung đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN BÁ NGỌC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY-HỌC 
MÔN NGỮ VĂN 8( PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI)
Người thực hiện: Hoàng Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ, NĂM 2016
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
Trang
1
Mục lục
1
2
Phần mở đầu 
2
3
Phần nội dung SKKN
3
4
Cơ sở lí luận 
3
5
Thực trạng 
4-5
6
Giải pháp 
6
7
Giáo án minh họa 
7-15
8
Hiệu quả SKNN
16
9 
Kết luận , kiến nghị 
17-18
1. Mở đầu 
1.1 Lí do chọn đề tài 
Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, bên cạnh những thành công những kết quả đáng phát huy vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định: Chẳng hạn, học sinh giờ đây không còn yêu thích môn Văn; cách tiếp cận, học tập môn Ngữ Văn vẫn còn thụ động. Nhiều em không thuộc nổi một bài thơ ngắn, không tóm tắt được một văn bản tự sự. Bởi vậy dẫn đến rất nhiều hiện tượng dở khóc dở cười. Đặc biệt với các tác phẩm văn học, khoảng thời gian lịch sử cách xa, như Văn học Trung đại học sinh tiếp cận học tập hầu như thụ động, lúng túng. Lúng túng không chỉ vì vấn đề đặt ra khác thời đại sống; tư tưởng, giá trị thẩm mỹ hoàn toàn khác thời đương đại, mà một phần do các em rất khó tiếp cận, không hiểu hoặc hiểu chưa sâu mục đích của văn chương thời bấy giờ: Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn chí. Thụ động học tập còn thể hiện ở chỗ, tác phẩm bao giờ cũng là trung hòa của các yếu tố nghệ thuật, tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán, địa lý, lịch sử. Do đó giúp học sinh tiếp cận đúng các tác phẩm trung đại, tìm ra được phương pháp đúng nhất người giáo viên phải cung cấp, rèn luyện, tạo cho các em thói quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tốt một vấn đề.
1.2 Mục đích nghiên cứu 
 Với môn ngữ văn (phần văn bản) việc giảng dạy bám sát đặc trưng bộ môn là yếu tố quan trọng nhất. Không nắm vững đặc trưng thể loại sẽ vô cùng khó khi tiếp cận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tuy nhiên với các tác phẩm khác thời đại bên cạnh đặc trưng thể loại còn phải bám sát bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng thẩm mỹ của thời đại nữa.
 Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Văn nói chung, phần văn học Trung đại nói riêng sẽ mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều, đa kênh để các em bước vào tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Bởi vì tác phẩm văn học nào cũng phản ánh dấu ấn của thời đại. Dấu ấn của thời đại bào giờ cũng in đậm nhất cũng là hệ tư tưởng, giá trị thẩm mỹ, có tầng chiều sâu văn hóa. Bất kể tác phẩm nào cũng phản ánh một giái đoạn lịch sử, một vùng đất.và tất nhiên đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để phản ánh. Bởi thế trong văn, trong thơ có cả âm nhạc, hội họa, điêu khắc..
 Dạy học văn theo hướng tích hợp kiến thức liên môn còn giúp giáo viên chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu 
 Các tác phẩm văn học thời trung đại lớp 8 – học kỳ II.
+ Tiết 91: chiếu dời đô – Lí Công Uẩn.
+ Tiết: 94, 95: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.
+ Tiết 98: Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi.
+ Tiết 102: Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp.
- Kiến thức lịch sử văn hóa, địa lý, tư tưởng thời: Lí, Trần, Lê, Tây Sơn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết .
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế ở 2 lớp 8B và lớp 8C.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp khái quát số liệu, khái quát tổng hợp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn, trước tiên xuất phát từ ý tưởng: làm thế nào để dạy – học văn thêm hứng thú? Làm thế nào để học sinh tiếp cận tác phẩm một cách chủ động, hiệu quả? Làm thế nào để đến với các tác phẩm trung đại một cách tự nhiên, gần gũi? Làm thế nào để học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề khoa học và có hiệu quả tốt nhất?
 Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn nói riêng và trên hết là dạy học theo hương tích cực. Học sinh được chủ động tiếp cận tác phẩm, chọn được phương pháp phù hợp để học tập với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó căng thẳng.
 Mặt khác tích hợp chủ đề, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề cũng đang là phong trào của mỗi địa phương, trường học, giáo viên, học sinh cũng tích cực thực hiện. Bởi vậy, đề tài của tôi cũng bám sát những mục tiêu và sự định hướng đó. Nó sẽ là một cái nhìn mới, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy Ngữ Văn nói chung, phần văn bản Trung đại nói riêng.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn.
 Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như : trong văn có sử, trong văn có địa, trong văn có văn hóa âm nhạc có hội họa , có tư tưởng giá trị thẩm mỹ. Làm thế nào để một tác phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, thấm ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh để các em không chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp,sống cần lao động là vấn đề dặt ra với mỗi giáo viên dạy Ngữ văn.
 Đối với giáo viên- thuận lợi
 Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
 Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó;
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học;
Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.
 Giáo viên gặp khó khăn
 Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác,mà lâu nay vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn, nên khi dạy chủ đề tích hợp giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ thông tin cũ đồng thời bổ sung cập nhật những thông tin mới phù hợp.
 Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn hạn chế,bản thân mỗi giáo viên để soạn một giáo án liên môn, xây dựng bài giảng điện tử phải mất nhiều thời gian nghiên cứu, đầu tư công sức cho bài dạy và gặp không ít khó khăn khi tìm hình ảnh minh họa và tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài dạy.
 Đối với học sinh 
 Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
 Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn
2.3. Giải pháp thực hiện đề tài
1. Thiết lập mục tiêu bài học
 Bước đầu tiên là thiết lập mục tiêu bài học. 
2. Xác định tâm điểm tổ chức tích hợp tiềm năng
3. Xác định câu hỏi cốt lõi và các câu hỏi gợi mở
 Trong bài này câu hỏi gợi mở:
 - câu hỏi 1 : tác giả đã nêu ra những sự kiện gì trong lịch sử?
 - câu hỏi 2: theo tác giả các lần dời đô này nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy ?
 Câu hỏi cốt lõi: 
- câu hỏi 1 : Vì sao phải dời đô? Dời đô có thuận lợi hay không?
- câu hỏi 2: Vì sao thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đề vương muôn đời?
4. Thiết kế, sơ đồ hóa các hoạt động 
Hoạt động 1: Họp, chia nhóm, phân công nhóm trưởng và giao nhiệm vụ.
Hoạt động 2:Hoạt động nhóm thu thập tài liệu và hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
Nhóm hình ảnh 	
1 Địa lí: thu thập tài liệu, hình ảnh về địa thế Thăng Long.
2 Ngữ văn: thu thập tài liệu và thảo luận nhóm về nội dung chiếu dời đô của Lý Công Uẩn 
3 Lịch sử: thu thập tài liệu, hình ảnh về Lí Công Uẩn và sự kiện Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La
Hoạt động 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả
5. Đánh giá bài học tích hợp
 Vận dụng các kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống xã hội từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cầu cuộc sống, có trách nhiệm giữ gìn , phát huy truyền thống văn hóa của thủ đô Hà Nội nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc nói chung.
6.Giáo án minh họa
Tiết 91 Chiếu dời đô
 ( Thiên đô chiếu )
 - Lí Công Uẩn -
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nắm chắc khái niệm và đặc điểm cơ bản của thể Chiếu .
- Thấy được khát vọng của nhân dân về đất nước độc lập thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô.Thấy được lợi thế phát tiển kinh tế của Thăng Long.
- Thấy được sức thuyết phục của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm .
2. Kĩ năng: 
- Biết cách đọc diễn cảm , phân tích lí lẽ và dẫn chứng trong văn nghị luận trung đại .Vận dụng làm văn nghị luận, có kĩ năng trong tổ chức hoạt động nhóm.
- Tích hợp kiến thức liên môn : Môn Lich sử, môn Địa lí, môn Giáo dục công dân và lồng ghép với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh.
3. Thái độ : 
- Yêu mến, trân trọng,tự hào về đất nước , về thủ đô Hà Nội
- Chú ý nghe giảng và thực hiện hướng dẫn của giáo viên.
- Có tinh thần tập thể, tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động nhóm .
II. Chuẩn bị phương tiện 
Giáo viên: máy chiếu, phiếu học tập, bảng nhóm, tranh ảnh, bút dạ 
Học sinh: chuẩn bị bài, sưu tầm tranh ảnh , liên hệ kiến thức địa lí, lịch sử
III. Phương pháp : phân tích , điều tra, khảo sát, nêu số liệu , tổng quát, so sánh 
IV. Các hoạt động trên lớp
Hoạt động 1
GV giới thiệu vào bài
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh và văn bản chiếu dời đô Thiên đô chiếu viết bằng chữ Hán để giới thiệu vào bài học
Gv cho học sinh quan sát tượng đài Lí Công Uẩn và Lí Công uẩn lên ngôi vua
 TƯỢNG ĐÀI LÍ THÁI TỔ LÍ CÔNG UẨN LÊN NGÔI VUA(1009)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hướng dẫn đọc:
GV: Đọc giọng trang trọng, chú ý những chỗ cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân thành.
GV đọc mẫu.
Gọi HS đọc
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả - tác phẩm 
Câu hỏi 1 ? Quan sát tranh và sự hiểu biết của mình em hãy giới thiệu đôi nét về Lí Công Uẩn 
- Lí Công Uẩn (974-1028), tức Lí Thái Tổ. Sáng lập triều nhà Lí.
Câu hỏi 2
? Văn bản được viết theo thể loại nào? Nêu đặc điểm của thể loại Chiếu
- Lí Công Uẩn (974-1028), tức Lí Thái Tổ. Sáng lập triều nhà Lí
- Thể loại : Chiếu 
Văn bản này được viết vào thời gian nào? Và viết với mục đích gì?
- Viết năm Canh Tuất (1010 )
Hướng dẫn tìm hiểu từ khó.
2. Đọc, từ khó, bố cục
Bài chiếu có kết cấu 3 phần. P1: Nêu sử sách làm tiền đề; P2: Soi tiền đề vào thực tế; P3: Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô, dựa vào gợi ý đó hãy xác định các phần của văn bản.
- Kết cấu: 3 phần.
Dựa trên cơ sở kết cấu đó ta sẽ đi vào phân tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài chiếu.
II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động cá nhân
1. Dẫn sử sách làm tiền đề.
Câu hỏi
Tác giả đã nêu ra những sự kiện gì trong lịch sử?
- Lịch sử từng có những cuộc dời đô.
 Theo tác giả, các lần đơi đô đó nhằm mục đích gì?
- Mục đích vì sự phát triển.
Kết quả của việc dời đô ấy?
Kết quả: Đất nước bền vững, phát triển phồn thịnh.
 Theo em tác giả viện dẫn về việc dời đô xưa để làm gì?
-»Nêu gương – làm cơ sở cho ý tưởng dời đô.
GV giảng giải: Thời trung đại, người ta thường có tâm lí noi theo tiền nhân, dựa vào mệnh trời, coi thời hoàng kim là thời đã qua, khuôn mẫu được làm bởi tiền nhân, nên thường trích dẫn điển tích, điển cố. Mệnh trời ở đây được hiểu là phù hợp với quy luật khách quan lúc đó.
Việc dẫn sử sách như ở trên là để chuẩn bị cho lí lẽ ở phần sau. Sau khi nêu tiền đề, tác giả đã đối chiếu với tình hình hai nhà Đinh, Lê, chúng ta sẽ tìm hiểu xem tác giả đối chiếu như thế nào.
GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm
Gv chia lớp làm 2 nhóm 
Nhóm 1
 Theo Lí Công Uẩn kinh đô cũ Hoa Lư có còn thích thích hợp để đóng đô nữa không?
Lí Công Uẩn đã phê phán hai nhà Đinh , Lê điều gì? Họ đã phạm sai lầm như thế nào và kết quả ra sao?
Nhóm 2
Việc Lí Công Uẩn nhận xét và phê phán như vậy có phù hợp không ? vì sao? Ở đoạn văn này Lí Công uẩn bày tỏ thái độ tình cảm gì? Câu văn nào thể hiện điều đó 
(Gv cho học sinh quan sát tranh,tìm hiểu kiến thức lịch sử,tư tưởng thiên mệnh, đế đô)
Kiến thức lịch sử , địa lí vùng Hoa Lư
CỐ ĐÔ HOA LƯ
ĐƯỜNG VÀO CỐ ĐÔ HOA LƯ
2. Soi vào tiền đề
Kinh đô cũ Hoa Lư không còn thích hợp để đóng đô, không thể phát triển đất nước về mọi mặt.
Hai nhà Đinh, Lê không chuyển đô.
Khinh thường mệnh trời
Không học người xưa
Triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, khổ cực
Lời văn vừa có lí vừa có tình 
GV: Từ chỗ đau xót trước thực tại của hai nhà Đinh Lê, Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định dời đô đến Đại La, vậy Đại La có những lí do gì để ông lựa chọn, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu ở phần tiếp sau
Câu hỏi thảo luận chung
3. Khẳng định Đại La là đất tốt để định đô
1Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước? (về lịch sử, địa lí; về chính trị văn hoá)
Tích hợp kiến thức lich sử : 
Nơi đây đã là kinh đô trong lich sử
Tích hơp kiến thức địa lí, thuật phong thủy :
Đại La –đất trắng địa
Học sinh quan sát bản đồ về địa thế thành Đại La
Lịch sử: 
Từng được chọn làm nơi đóng đô.Kinh đô cũ của Cao Vương
 Địa lí tốt:Trung tâm trời đất: rồng cuộn, hổ ngồi , đất đai cao rộng bằng phẳng.
Chính trị, văn hóa:
 Là chốn hội tụ trọng yếu.
Xứng đáng là nơi định đô muôn đời bền vững.
2Từ thực tế, theo các em quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La của lí Công Uẩn có chính xác không? Vì sao?( Hs trả lời – Gv chốt kiến thức)
GV cho học sinh quan sát ảnh di tích Thăng Long xưa và Hà Nội nay, giáo dục cho học sinh lòng tự hào, tinh thần dân tộc; lòng biết ơn tiền nhân...
THĂNG LONG XƯA
HÀ NỘI NAY
Hội trường Ba Đình
HỘI TRƯỜNG BA ĐÌNH
Thủ đô Hà Nội
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
III. TỔNG KẾT :
HOẠT ĐỘNG NHÓM ( CÁC NHÓM THẢO LUẬN –CỬ ĐẠI DIỆN TRÌNH BÀY)
Nhóm 1
Qua quá trình tìm hiểu, hãy nêu những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 Nhóm 2
Vì sao có thể nói Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
GV củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
 Với SKKN này hiệu quả, trước tiên tôi nhận được chính là sự hứng thú, chủ động của học sinh trong việc học các tác phẩm trung đại vốn khô khan, khó hiểu. Khi các em có kiến thức về hệ tư tưởng phong kiến, xác định đúng giai đoạn lịch sử, chắc kiến thức địa lí, văn hóa các em tiếp cận văn bản đơn giản, dễ hiểu hơn rất nhiều. Thứ nữa, tạo cho các em thói quen và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt luôn biết khai thác kiến thức đã có để giải quyết một vấn đề mới. Đó cũng là yêu cầu mà môn học nào cũng đặt ra. Thứ ba, dạy tích hợp trong phàn văn bản trung đại cũng tạo ra cho giáo viên thói quen luôn tự làm mới mình. Đặc biệt với những giáo viên chỉ đào tạo một môn ngữ văn sẽ có điều không tìm hiểu kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa liên quan để bổ sung cho tư duy của mình. Và một hiệu quả nữa là việc thiết kế bài bài học sẽ đơn giản, tránh máy móc cầu kì. Bởi vì nó luôn được thiết kế theo xu hướng mở nên dất dễ trong lựa chọn thiết bị dạy học, cách tổ chức các hoạt động dạy học
 Kết quả thực hiện
 Năm học 2015-2016 với 2 lớp dạy. Một lớp thử nghiệm tôi đã thu được những kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy theo hướng tích hợp (8C) kết quả đã có sự chuyển biến rõ nét:
- Học sinh hứng thú hơn với môn học, tích cực trong học tập, tìm hiểu.
- Khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen tìm hiểu, vận dụng, tích hợp kiến thức.
- Kết quả khảo sát độ tin cậy, nắm chắc bài hiểu biết kiến thức cũng được nâng lên.
Sau đây là bảng tiêu chí đánh giá kết quả thông qua khảo sát độ tin cậy, nắm vững kiến thức
Lớp
Xếp loại
Giỏi
Khá
Đạt
Chưa đạt
8B
01
06
21
04
8C
03
08
18
02
 Đánh giá theo tiêu trí hứng thú tích cực:
Lớp
Đánh giá
Hứng thú
Có hứng thú
Chưa hứng thú
8B
7
20
5
8C
14
14
3
- Đánh giá theo sự hiểu biết – Lí giải:
Lớp
Đánh giá
Lí giải tốt vấn đề
Lí giải được vấn đề
Còn khúc mắc
8B
7
19
6
8C
12
15
4
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
 Nhìn chung SKKN đã được tiến hành, thử nghiệm đúng quy trình, có sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp. Do đó, bước đầu tôi đánh giá là thành công. Một là tạo ra được phong trào thi đua vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề, tích hợp được nội dung kiến thức. Hai là tạo ra không khí sôi nổi trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, góp phần tự bồi dưỡng cho mối giáo viên bộ môn. Ba là học sinh tích cực, chủ động bước đầu sáng tạo và có thói quen học tập chủ động. Bốn là SKKN tạo cái nhìn mới, cách nghĩ mới trong việc làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học nói riêng. Đơn giản khóa được khâu thiết kế bài giảng, chủ động trong chọn phương pháp, phương tiện dạy học. Và quan trọng nhất là làm cho các tác phẩm văn học trung đại vốn triết lí, khó hiểu trở lên gần gũi, hấp dẫn hơn với cả người dạy và người học.
 SKKN áp dụng tốt cho các văn bản văn học trung đại. Với các tác phẩm văn học khác cần bổ sung tri thức theo tiến trình lịch sử, sự thay đổi hệ tư tưởng, thẩm mĩ của xã hội.
3.2 Kiến nghị
- Với giáo viên: Cần cố gắng học hỏi các đồng nghiệp để có những bài dạy tích hợp kiến thức liên môn sáng tạo hơn, tạo cho học sinh yêu thích môn học Ngữ văn hơn
 Với các nhà trường: Coi việc dạy học tích hợp là nhu cầu, động lực của mỗi giáo viên, học sinh và cần có kiểm tra đánh giá. Đặc biệt điều tra độ hứng thú học tập bộ môn của học sinh.
 Với phòng giáo dục: Tham mưu, cung cấp nhiều tư liệu về lịch sử, văn hóa, tư tưởng của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Tôi xin cam đoan SKKN trên là do sự tích lũy của bản thân
NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN XÁC VỊ
Quảng xương, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Người thực hiện
	Hoàng Thị Hương
* Tài liệu Tham khảo:
- Kiến thức Lịch Sử, Địa Lí, Văn Hóa, Tư Tưởng của các triều đại phong kiến Việt Nam.
- SGK, sách hướng dẫn, thiết kế bài giảng Ngữ Văn lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn lớp 8

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day_hoc_mon_ngu_van_8.doc