SKKN Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào chương 3, 4, 5 môn Công nghệ 11 THPT
Năm 2016, chúng ta chứng kiến sự cố môi trường Formosa khiến biển bốn tỉnh Miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế bị ô nhiễm nặng nề Đó là vấn đề nóng, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề ô nhiêm môi trường ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai [2].
Ngày nay, ô nhiễm không khí tại các thành phố, khu đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, ở mức báo động, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần mức tiêu chuẩn cho phép.
Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm đó là ý thức của con người, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn nhiều hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường. Một trong những giải pháp đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường cho người dân, doanh nghiệp. Để thực hiện chương trình mục của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2015 tập trung vào các hoạt động triển khai nhiệm vụ “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân ” [2].
MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG 4 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 4 2.2. Thực trạng của đề tài 5 2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề 5 2.3.1. Xây dựng nội dung địa chỉ tích hợp... 5 2.3.2. Biên soạn một số giáo án dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường 7 2.3.3. Biên soạn một số câu hỏi kiểm tra đánh giá... 16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong mục 1.1:đoạn “ Năm 2016 chúng.nặng nề” do tác giả tự viết ra, đoạn tiếp theo” Đó là tương lai” tác giả tham khảo từ TLTK số 2; đoạn “ trong nhữngquốc dân” tác giả tham khảo từ TLTK số 2 Năm 2016, chúng ta chứng kiến sự cố môi trường Formosa khiến biển bốn tỉnh Miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế bị ô nhiễm nặng nềĐó là vấn đề nóng, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề ô nhiêm môi trường ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai [2]. Ngày nay, ô nhiễm không khí tại các thành phố, khu đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, ở mức báo động, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần mức tiêu chuẩn cho phép. Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm đó là ý thức của con người, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn nhiều hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường. Một trong những giải pháp đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường cho người dân, doanh nghiệp. Để thực hiện chương trình mục của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2015 tập trung vào các hoạt động triển khai nhiệm vụ “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân ” [2]. Bộ GD & ĐT đã hoàn tất và xuất bản các tài liệu, bài giảng, băng hình về bảo vệ môi trường cho các cấp học và các trình độ đào tạo. Tuy nhiên, nội dung của các tài liệu và các đợt tập huấn chỉ mang tính chất khái quát và mang tính định hướng mà chưa có tài liệu một cách chi tiết. Hơn thế nữa tôi nhận thấy hiện nay chưa có các tài liệu bàn sâu vào vấn đề này, các đồng nghiệp chưa có kinh nghiệm giải quyết, vận dụng để tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào các bài học. Thiết nghĩ bản thân là giáo viên THPT cần phải có trách nhiệm giáo dục, truyền đạt cho các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu biết rõ về vấn đề bảo vệ môi trường, từ đó các em có những kiến thức để hình thành nên ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Để giáo dục về bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường THPT có nhiều cách và có thể kết hợp nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền, cổ động, thông qua các cuộc thi Nhưng theo tôi một trong những cách hữu hiệu nhất để gắn học sinh vào các hoạt động này một cách có hiệu quả đó là lồng ghép những nội dung bảo vệ môi trường vào trong các môn học trong đó có môn Công nghệ. Với những lí do nói trên tôi thực hiện đề tài: “ Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào chương 3, 4, 5 môn Công nghệ 11 THPT”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lí luận về dạy học tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào môn Công nghệ 11 THPT. Xây dựng địa chỉ tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào các chương 3, 4, 5 môn Công nghệ 11 THPT. Xây dựng một số giáo án mẫu về tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào các chương 3, 4, 5 môn Công nghệ 11 THPT để bản thân vận dụng vào trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, đồng thời cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào các chương 3, 4, 5 môn Công nghệ 11 THPT. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết Nghiên cứu tài liệu, SGK, tìm hiểu thông tin trên mạng Internet để xây dựng cơ sở lí thuyết, xây dựng địa chỉ tích hợp và soạn giáo án mẫu về tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào các chương 3, 4, 5 môn Công nghệ 11 THPT. 1.4.2. Phương pháp trần thuật Mô tả các sự vật, hiện tượng của môi trường 1.4.3. Phương pháp giảng giải Giải thích vấn đề, nêu ra các dẫn chứng để học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức mới về môi trường 1.4.4. Phương pháp vấn đáp Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời, cũng có khi học sinh hỏi và giáo viên trả lời. 1.4.5. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin Tiến hành giảng dạy để đánh giá, chia thành hai nhóm: nhóm lớp được dạy học tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường 11C7, 11C8, 11C9 và nhóm lớp không dạy học kiến thức tích hợp là 11C10, 11C11. Sau khi dạy các bài theo kế hoạch, tôi đưa ra một số câu hỏi về nội dung bảo vệ môi trường cho học sinh trả lời vào giấy. Thu kết quả tiến hành đánh giá, so sánh, rút ra kết luận. 1.4.6. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu Sau khi thu được kết quả trả lời câu hỏi của học sinh ở hai khối lớp đã thực hiện, tiến hành chấm điểm vá thống kê, xử lí số liệu để đánh giá về mức độ nhận biết về bảo vệ môi trường của học sinh. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1.Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường Trong mục 2.1.1: các mục 2.1.1.1, 2.1.1.2, 2.1.1.3 được tham khảo từ TLTK số 2 2.1.1.1. Khái niệm môi trường Theo nghĩa rộng: Môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người và các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống. Theo nghĩa hẹp: Môi trường gồm các nhân tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất và sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật [2]. 2.1.1.2. Giáo dục môi trường Giáo dục môi trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai [2]. 2.1.1.3. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT Những hiểm họa suy thoái về môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm và làm suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, sự thiếu ý thức của con người [2]. Ô nhiễm môi trường do ý thức của con người( ảnh tư liệu ) Vì vậy vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là cần thiết và cấp bách. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất, bền vững nhất trong bảo vệ môi trường. 2.1.1.4.Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT * Về kiến thức Giúp cho học sinh có sự hiểu biết cơ bản về môi trường, ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường đối với xã hội loài người, từ đó các em hình thành được những kiến thức, kinh nghiệm khác nhau trong việc bảo vệ môi trường sống. * Về kĩ năng Học sinh có được những kĩ năng cần thiết trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về môi trường. * Về thái độ Hình thành những giá trị và ý thức quan tâm vì môi trường cũng như ý thức bảo vệ môi trường. Tích cực vận động, tuyên truyền mọi người trong gia đình và xung quanh tham gia bảo vệ môi trường. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghệm Nội dung chương trình môn Công nghệ nói chung và môn Công nghệ lớp 11 nói riêng ít được các thầy cô giáo cũng như các em học sinh quan tâm chú trọng. Bên cạnh đó ở các trường THPT giáo viên giảng dạy môn Công nghệ chưa đầy đủ mà chủ yếu là giáo viên giảng dạy môn vật lí đảm nhận. Nên việc dạy học còn mang tính hình thức, chưa có sự lồng ghép. Giáo dục kiến thúc bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ cho các em học sinh ở mọi cấp học là rất cần thiết, giúp các em nhận thức đầy đủ hơn về những tác hại của ô nhiễm môi trường gây ra. Từ đó các em biết vận dụng vào cuộc sống, làm thay đổi những thói quen hàng ngày theo hướng tích cực hơn như: tiết kiệm điện, tiết kiệm và tái sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường sống xung quanh, không xả rác bừa bãi Các em có nhận thức đầy đủ về nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường, để biết cách vận dụng trong hoàn cảnh cụ thể. Đây cũng là động lực để các em phấn đấu học tập nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu mới vào cuộc sống. Vì vậy, tôi mong muốn xây dựng tài liệu chi tiết nội dung kiến thức tích hợp bảo vệ môi trường vào chương 3, 4, 5 môn Công nghệ 11 THPT để giảng dạy cho các em và để các đồng nghiệp cùng tham khảo. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Cụ thể tôi giới thiệu các địa chỉ tích hợp, biên soạn một số giáo án tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và biên soạn một số câu hỏi theo hướng phát triển năng lực của học sinh. 2.3.1. Xây dựng nội dung địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học môn Công nghệ 11 THPT Chương Tên bài học Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp Chương 3: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi Bài 15: Vật liệu cơ khí II. Một số loại vật liệu thông dụng Sử dụng các loại vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ, vật liệu compôzit trong ngành cơ khí để thay thế cho vật liệu kim loại, góp phần làm giảm việc khai thác các loại quạng kim loại góp phần bảo vệ môi trường. Liên hệ Lồng ghép Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc - Khi đúc phôi từ kim loại nặng như chì sẽ gây ra ô nhiêm môi trường không khí, môi trường nước, con người dễ bị nhiễm độc chì - Sau khi đúc các phế thải kim loại chúng ta phải thu gom tái sử dụng không được vứt bỏ ra môi trường gây ô nhiễm môi trường. Liên hệ Lồng ghép II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực Sau khi gia công kim loại bằng áp lực, các loại phế thải chúng ta phải thu gom lại không được bỏ bừa bãi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn - Sau khi chế tạo phôi bằng phương pháp hàn chúng ta phải thu gom các loại phế thải như que hàn, xỉ kim loại không được vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường - Đặc biệt khi chế tạo phôi bằng phương pháp hàn chúng ta phải lưu ý đề phòng hỏa hoạn do tia hồ quang điện gây ra. Chương 4: Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại 2. Nguyên lí cắt a, Quá trình hình thành phoi Sau khi gia công kim loại chúng ta phải thu gom phần phoi của kim loại bỏ đúng nơi quy định Liên hệ Lồng ghép Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí II. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí Vận động mọi người xung quanh, các nhà sản xuất phải tuân thủ chặt chẻ quy trình sản xuất, các biện pháp bảo vệ môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí nói riêng Nêu vấn đề Thảo luận nhóm Chương 5: Đại cương về động cơ đốt trong Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong II. Khái niệm và phân loại Ngày nay, tổng năng lượng do động cơ đốt trong tạo ra chiếm tỉ trọng lớn. Vì vậy khí thải do động cơ đốt trong tạo ra là một trong những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Lồng ghép Liên hệ Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong II. Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì - Khí cháy do động cơ đốt trong thải ra ở kì thải gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Vì vậy để bảo vệ môi trường chúng ta phải hạn chế sử dụng phương cá nhân, tích cực sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, các loại xe thân thiện với môi trường như xe điện - Đặc biệt ở động cơ điêzen khi hoạt động thải ra môi trường lượng khí thải lớn - Khi động cơ làm việc phát ra tiếng ồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn Lồng ghép Liên hệ III. Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì Khi động cơ 2 kì làm việc thì một phần khí mới bị lọt ra ngoài làm cho động cơ bị tiêu hao nhiên liệu, đồng thời sinh ra nhiều khói gây ô nhiễm môi trường Lồng ghép Liên hệ 2.3.2. Biên soạn một số giáo án dạy học tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường Trong mục 2.3.2: được tham khảo từ TLTK số 1 [1] Giáo án 1 Ngày soạn: 2/1/2017 tiết: 20 Ngày dạy: 4/1/2017 Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI( T1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được bản chất, ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. - Biết được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. 2. Kĩ năng Biết quy trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc 3. Thái độ - Yêu thích môn học, tuân thủ an toàn lao động - Hình thành ý thức bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV Nghiên cứu kĩ nội dung bài 16 trang 78 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan. 2. Chuẩn bị của học sinh Học bài cũ, chuẩn bị bài mới III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ -Vì sao phải biết các tính chất đặc trưng của vật liệu? 3. Tiến trình bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc GV? Em hãy kể tên một số sản phẩm, chi tiết đúc mà em biết? HS: liên hệ thực tế: Tượng đồng, trống đồng... GV? Thế nào gọi là đúc? HS: dụa vào mục 1 trang 78 sgk trả lời. GV? Trong thực tế có những phương pháp đúc nào? HS: trả lời Tích hợp: GV? Khi đúc kim loại nặng như chì thì điều gì xảy ra? HS: Gây nguy hiểm cho con người, gây ô nhiễm môi trường. GVKL: Khi đúc kim loại nặng như chì sẽ gây ra ô nhiêm môi trường không khí, môi trường nước, con người dễ bị nhiễm độc chì... Vì vậy chúng ta phải hạn chế tối đa khi sử dụng chì. I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc 1. Bản chất - Đúc là nấu chảy kim loại rót vào khuôn, kim loại lỏng kết tinh và nguội thu được sản phẩm có hình dạng kích thước của lòng khuôn . - Các phương pháp đúc +Đúc trong khuôn cát. +Đúc trong khuôn kim loại. Hoạt động 2: Tìm hiểu về ưu, nhược điểm GV? Em hãy nêu các ưu điểm của phương pháp đúc? HS: Trả lời GV? Em hãy nêu các nhược điểm của phương pháp đúc? HS: Trả lời 2. Ưu nhược điểm a, Ưu điểm - Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau. - Có thể đúc các vạt có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn. - Đúc được các vật có hình dạng, kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp. b, Nhươc điểm -Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt Hoạt động 3: Tìm hiểu về công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát GV? Muốn đúc một vật bằng phương pháp đúc trong khuôn cát ta phải làm gì? HS: Trả lời GV?Hãy cho biết mẫu dùng để làm gì? HS: Trả lời GV? Em hãy nêu các bước chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát? HS: Trả lời dựa theo sơ đồ H16 trang 78 sgk GV: kết luận và giảng giải cho các em Tích hợp: GV? Những loại phế thải sau khi đúc? HS: Các kim loại thừa, mẫu, khuôn đúc... GV? Những phế thải này không được thu gom sẻ xảy ra vấn đề gì? HS: Gây nguy hiểm cho con người, gây ô nhiễm môi trường GVKL: Sau khi đúc các phế thải sau khi đúc chúng ta phải thu gom tái sử dụng không được vứt bỏ ra môi trường gây ô nhiễm môi trường. 3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát B1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn. B2: Tiến hành làm khuôn. B3: Chuẩn bị vật liệu nấu. B4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn. IV. Tổng kết, đánh giá GV? Em hãy nêu các ưu điểm của phương pháp đúc? GV nhận xét đánh giá ý thức, thái độ học tập của HS Giáo án 3 Ngày soạn: 8/1/2017 tiết: 22 Ngày dạy: 11/1/2017 Bài 17: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI( T1) I, Mục tiêu 1. Kiến thức -Biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. - Biết được nguyên lý cắt và dao cắt. Các chuyển động khi tiện. 2. Kĩ năng - Nhận biết được cấu tạo của dao. - Các chuyển đông của dao. 3. Thái độ - Hứng thú học tập, tuân thủ quy định an toàn lao động - Hình thành ý thức bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV Nghiên cứu kĩ nội dung bài 17 trang 82 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, xem lại bài 18 sách công nghệ 8, soạn giáo án 2. Chuẩn bị của HS Đọc trước nội dung bài 17 trang 82 SGK, xem lại bài 18 sách công nghệ 8 III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ GV? Em hãy nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản chất của công nghệ cắt gọt kim loại GV? Ta có thể lấy đi phần kim loại thừa bằng cách nào? HS: Trả lời GV? Vậy bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là gì? HS: Trả lời GV? Em có nhận xét gì về phương pháp gia công cắt gọt với các phương pháp gia công khác mà em đã học? HS: Trả lời GV? Phần kim loại bị cắt bỏ đi gọi là gì? HS: Trả lời I. Nguyên lý cắt và dao cắt 1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. - Là phương pháp gia công phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí. - Tạo ra các chi tiết có độ chính xác cao. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên lí cắt GV? Phoi được hìmh thành như thế nào? HS: Trả lời Tích hợp: GV? Phoi kim loại sau khi gia côngkhông được thu gom mà để rơi vãi ra môi trường thì sẽ như thế nào? HS: gây nguy hiểm cho con người và các loài vật khác, gây ô nhiễm môi trường. GVKL: Sau khi gia công kim loại chúng ta phải thu gom phần phoi của kim loại bỏ đúng nơi quy định GV? Tiện kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào? HS: Trả lời GV? Bào kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào? HS: Trả lời GV? Khoan kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào? HS: Trả lời 2. Nguyên lý cắt a. Quá trình hình thành phoi Dưới tác dụng của lực do máy tạo ra dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao dịch chuyển theo mặt trượt tạo thành phoi. b. Chuyển động cắt Để dao cắt được kim loại giữa dao và phôi phải có sự chuyển động tương đối với nhau. Hoạt động 3: Tìm hiểu về dao cắt GV? Dao cắt kim loại phải có độ cứng như thế nào so với phôi? HS: Trả lời GV yêu cầu HS quan sát 17.2a sgk và đặt câu hỏi: GV? Nêu các mặt của dao? Các mặt của dao có ý nghĩa gì? HS: Trả lời GV? Nêu các góc của dao? Các góc của dao có ý nghĩa gì? HS: Trả lời 3. Dao cắt a. Các mặt của dao -Mặt trước là mặt tiếp xúc với phôi. -Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi. -Lưỡi cắt là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau của giao tiện. -Mặt đáy là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao. b. Góc của dao -Góc trước của dao. Góc càng lớn thì phôi thoát càng dễ. -Góc sau . Góc càng lớn thì ma sát giữa phôi với mặt sau của dao càng nhỏ. -Góc sác . Góc càng nhỏ thì dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn. c. Vật liệu làm dao - Thân dao Làm bằng thép 45 - Bộ phận cắt làm bằng Thép gió, thép hợp kim IV. Tổng kết, đánh giá GV? Em hãy nêu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. Phân biệt giữa phôi và phoi? GV nhận xét đánh giá ý thức, thái độ học tập của HS Giáo án 4 Ngày soạn: 15/1/2017 tiết: 24 Ngày dạy: 18/1/2017 Bài 19: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ I, Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được khái niêm về máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động. -Biết được các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong chế tạo cơ khí. 2. Kĩ năng Phân biệt được máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động. 3, Thái độ Có ý thức bảo vệ môi trường trong chế tạo và sản xuất cơ khí. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV Nghiên cứu kĩ nội dung bài 19 SGK, đọ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_kien_thuc_bao_ve_moi_truong_vao_chuong_3_4_5_m.docx