SKKN Lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh qua giờ học Công nghệ lớp 11 ở trường THPT Triệu Sơn 2

SKKN Lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh qua giờ học Công nghệ lớp 11 ở trường THPT Triệu Sơn 2

 Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận xã hội, sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Mục tiêu chung của ngành giáo dục và của giáo dục cấp THPT đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:” Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong thực tế xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh THPT xuống cấp về đạo đức như: Nói dối gia đình, vô lễ với thầy cô, lười học, thường xuyên bị nhắc nhở, ghi tên vi phạm trong sổ đầu bài, bỏ học chơi bời, quán xá, đánh nhau, Ngoài ra, do mặt trái của nền kinh tế thị trường, của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là thông tin trên internet, cùng quá trình hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng tác động đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh trong các nhà trường.

 Đối tượng học sinh mà tôi giảng dạy là học sinh vùng nông thôn, trung du miền núi. Trình độ nhận thức của các em không đồng đều, nhiều em gia đình còn khó khăn, ít tiếp xúc với bên ngoài.

 Môn công nghệ lớp 11 THPT là môn khó, trừu tượng lại không thi đại học nên các em yêu thích môn học không nhiều, chưa hứng thú với môn học, chất lượng chưa được như mong muốn. Đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng sáng tạo các phương pháp, đầu tư thời gian nghiên cứu bài soạn, phát hiện, liên tưởng thực tiễn đưa ra các câu hỏi tình huống trong thực tế để giờ dạy thu hút học sinh tham gia xây dựng bài.

Việc giáo dục đạo đức ở trường học là vấn đề cực kỳ quan trọng, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Là giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Công nghệ công nghiệp lớp 11 và lớp 12, tôi nhận thấy giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của mỗi người giáo viên. Chúng ta có thể giáo dục học sinh không chỉ qua giờ dạy trên lớp mà cả trong các tình huống thực tế, qua các cuộc trò chuyện ngoài tiết học hoặc qua các buổi ngoại khóa cho học sinh tại trường.

Với những lý do trên và từ kinh nghiệm dạy học thực tế của bản thân, mong muốn chia sẻ với các đồng nghiệp kinh nghiệm: "Lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh qua giờ học công nghệ lớp 11 ở Trường THPT Triệu Sơn 2"

 

doc 20 trang thuychi01 5892
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh qua giờ học Công nghệ lớp 11 ở trường THPT Triệu Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH QUA GIỜ HỌC CÔNG NGHỆ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
Người thực hiện: Đinh Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên.
SKKN thuộc môn: Công nghệ
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU .
1
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...
1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..................................................................
2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................
2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
3
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...
3
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..
14
3.1. KẾT LUẬN ..
14
3.2. KIẾNNGHỊ
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................
16
DANH MỤC
1. MỞ ĐẦU
1. 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận xã hội, sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Mục tiêu chung của ngành giáo dục và của giáo dục cấp THPT đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 
	Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:” Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong thực tế xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh THPT xuống cấp về đạo đức như: Nói dối gia đình, vô lễ với thầy cô, lười học, thường xuyên bị nhắc nhở, ghi tên vi phạm trong sổ đầu bài, bỏ học chơi bời, quán xá, đánh nhau,  Ngoài ra, do mặt trái của nền kinh tế thị trường, của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là thông tin trên internet, cùng quá trình hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng tác động đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh trong các nhà trường.	
	Đối tượng học sinh mà tôi giảng dạy là học sinh vùng nông thôn, trung du miền núi. Trình độ nhận thức của các em không đồng đều, nhiều em gia đình còn khó khăn, ít tiếp xúc với bên ngoài. 
	Môn công nghệ lớp 11 THPT là môn khó, trừu tượng lại không thi đại học nên các em yêu thích môn học không nhiều, chưa hứng thú với môn học, chất lượng chưa được như mong muốn. Đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng sáng tạo các phương pháp, đầu tư thời gian nghiên cứu bài soạn, phát hiện, liên tưởng thực tiễn đưa ra các câu hỏi tình huống trong thực tế để giờ dạy thu hút học sinh tham gia xây dựng bài.
Việc giáo dục đạo đức ở trường học là vấn đề cực kỳ quan trọng, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Là giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Công nghệ công nghiệp lớp 11 và lớp 12, tôi nhận thấy giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của mỗi người giáo viên. Chúng ta có thể giáo dục học sinh không chỉ qua giờ dạy trên lớp mà cả trong các tình huống thực tế, qua các cuộc trò chuyện ngoài tiết học hoặc qua các buổi ngoại khóa cho học sinh tại trường.
Với những lý do trên và từ kinh nghiệm dạy học thực tế của bản thân, mong muốn chia sẻ với các đồng nghiệp kinh nghiệm: "Lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh qua giờ học công nghệ lớp 11 ở Trường THPT Triệu Sơn 2"
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 1.2.1. Mục đích
- Khẳng định vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh qua một số giờ dạy công nghệ công nghiệp ở trường THPT.
- Đưa ra một số giải pháp trong việc tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường. Góp phần đào tạo ra con người cho đất nước có tài, có đức, giàu lòng nhân ái, vị tha.
- Qua trao đổi mỗi thầy cô dạy bộ môn Công Nghệ cũng rút ra những kinh nghiệm để việc giảng dạy thu hút học sinh, hiệu quả hơn. 
 1.2.2. Quá trình thực hiện.
Trong nhiều năm giảng dạy tôi đã suy nghĩ đổi mới cách dạy và học bộ môn nói chung và vấn đề lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh vào các tiết dạy nói riêng, đồng thời trao đổi cùng đồng nghiệp để vận dụng thực hiện. Sau mỗi bài giảng lại đúc kết rút kinh nghiệm và trao đổi để đưa ra cách dạy phù hợp nhất. Kết quả được đối chứng qua các năm, ở các lớp rồi tiếp tục rút kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng được nghiên cứu: là học sinh Ban cơ bản và Ban khoa học tự nhiên lớp 11 Trung học phổ thông ở trường THPT Triệu ơn 2.
	Thời gian thực hiện: Trong những năm qua, tôi đã áp dụng cách dạy này trong một số giờ dạy trên lớp ở khối 11, hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh Trường THPT Triệu Sơn 2, Thanh Hoá.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Đề tài được nghiên cứu trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu nội dung bài học, lồng ghép giáo dục đạo đức vào một số mục liên quan trong bài. 
1.4.2. Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin
Tìm hiểu thực tế học sinh thông qua các giờ dạy, các tiết dự giờ của giáo viên ở trường. Từ đó xác định các vấn đề khó trong dạy học lồng ghép giáo dục đạo đức.
Tham khảo ý kiến của các giáo viên chuyên môn ở các trường khi đi học chuyên đề hoặc các đồng nghiệp trong trường, để tiến hành xây dựng các bài dạy có tích hợp giáo dục đạo đức cho hiệu quả.
1.4.3. Phương pháp thông kê, xử lý số liệu
Thông qua kết quả giảng dạy, phân tích, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh, xử lý số liệu thống kê hai cách dạy có áp dụng lồng ghép giáo dục đạo đức và không lồng ghép để rút ra kết luận.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giáo dục đạo đức cho học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng, truyền thống tôn sư trọng đạo của ông cha ta, giáo dục pháp luật nhà nước, cung cấp cho học sinh một số kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống, ... giúp các em tự kiểm soát hành vi bản thân mang lại hạnh phúc cho mình mà không làm tổn hại nhiều đến người xung quanh.
Trong trường học, việc giáo dục đạo đức cho học sinh luôn đi đôi với việc dạy chữ. Bởi vì các em là chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu được đào tạo toàn diện sau này các em sẽ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Ngược lại, các em có thể biến thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
Trong môn học công nghệ theo chương trình đổi mới đã được giảm nhẹ ở một số tiết. Tôi thiết nghĩ lồng ghép giáo dục đạo đức ở một số phần nhỏ trong bài học sẽ không làm nặng thêm kiến thức bài học mà còn có thế dần hình thành ý thức kỷ luật trong các giờ học bộ môn góp phần hình thành phảm chất con người học sinh trong thời đại mới. So với các môn học khác, môn công nghệ không thu hút học sinh, do nó không phải là môn khối của các em. Nhưng kiến thức môn công nghệ lại mang tính thực tiễn, gần gũi và được ứng dụng trong thực tế đời sống hàng ngày, học sinh có thể vận dụng kiến thức cơ bản được lĩnh hội trong các tiết học để vận dụng vào thực tế. Do đó là giáo viên giảng dạy môn công nghệ, tôi muốn các em có thể lĩnh hội được kiến thức cơ bản, vững chắc và có phẩm chất đạo đức tốt. Vì vậy, tôi luôn tìm tòi để tìm cách thay đổi phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các em phát triển năng lực bản thân. Cố gắng làm cho các em biết trong giờ học cần phải làm gì? Giải quyết, vận dụng vào thực tế ra sao? Tôn trọng ý kiến cá nhân, để các em có cỏ hội nói lên suy nghĩ, hiểu biết của mình về vấn đề đang nghiên cứu.
Từ những trăn trở trên, tôi luôn cố gắng tìm hiểu các tài liệu về giáo dục đạo đức học sinh, cũng như nói chuyện, học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giờ dạy đạt hiệu quả mà còn giáo dục được đạo đức học sinh.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Các em học sinh của Trường THPT Triệu Sơn 2 là học sinh ở vùng nông thôn, trung du miền núi, trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Đại đa số các em đều ngoan, hạnh kiểm tốt. Nhưng tình trạng ngại học, coi nhẹ môn học Công nghệ do đây không phải là môn thi tốt nghiệp và thi vào Đại học, THCN ... Vì thế ý thức học của các em chưa cao ( còn một số em lười học, điểm kém, ngủ gật, bỏ giờ, chưa tập trung vào bài học, ...). Điều đó dẫn đến một thực tế là kết quả, hiệu quả của giờ học chưa tốt, chưa đạt được nhiều theo mục đích, yêu cầu đặt ra. 
Kiến thức chương trình công nghệ 11 khó và trừu tượng, học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác được. Để tiếp thu được nội dung này học sinh phải hình dung, tưởng tượng, phải thực hiện các thao tác tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó đã gây ra nhiều khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức của bài học, dẫn đến sự say mê, yêu thích môn học của học sinh không nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao.
 Nguyên nhân chủ yếu do: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ chưa cao, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh và một bộ phận không nhỏ phụ huynh,... và còn nhiều lí do khác nữa dược đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ, mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệ cũng chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức dạy học như thế nào cho hợp lý? Vận dụng vào thực tế ra sao? Các em sẽ phát triển được năng lực gì? nhằm giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú nhất. 
 Qua các giờ dạy rút kinh nghiệm, học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bằng thực tế giảng dạy của mình, mỗi giáo viên phải tự mình đặt các câu hỏi và tự trả lời như: Sử dụng phương pháp, phương tiện gì? Đối tượng học sinh là gì? Kết quả cần đạt sau giờ học là gì? 
 Để thực hiện tốt giờ dạy theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú của học sinh. Bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu soạn giáo án, chuẩn bị bài cho đến cách sử dụng thiết bị dạy học, lập phiếu điều tra để nắm bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhà trường và đối tượng học sinh của từng lớp.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu kĩ bài học, các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Nắm bắt vấn đề trọng tâm để truyền đạt cho học sinh. Tích hợp giáo dục đạo đức một cách linh hoạt với từng bài, từng phần trong bài, từng đối tượng học sinh khác nhau.
- Vận dụng nội dung bài học vào các tình huống thực tế nếu có, linh hoạt lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Chọn thời điểm, đơn vị kiến thức để lồng ghép giáo dục đạo đức cho phù hợp.
2.3.2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa
- Vận dụng kiến thức được học vào tình huống cụ thể
2.3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Trong chương trình công nghệ lớp 11, tôi chọn 3 bài: Bài 1 SGK/5; Bài 16 SGK/ 78; Bài 34 SGK/144, để lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh. 
Ở đây, tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy phong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục được sử dụng. Tôi chỉ xin giới thiệu một cách dạy kết hợp giữa phương pháp truyền thống với những yêu cầu mới để truyền thụ kiến thức trọng tâm trong bài và lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
CỤ THỂ NHƯ SAU:
1. Lồng ghép giáo dục đạo đức vào bài: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật ( Bài 1 SGK CN11/5)
Khi nghiên cứu, tìm hiểu về Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa. Thông qua một số câu hỏi đặt vấn đề, gợi mở, liên hệ cuộc sống hàng ngày.
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật 
Như các em đã biết, để có một bản vẽ kĩ thuật hoàn chỉnh thì nó phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định, trong bản vẽ phải có các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ, nét vẽ, chữ viết. 
Hỏi: Vậy đối với mỗi học sinh để trở thành một người trò ngoan, toàn diện theo em cần có những tiêu chuẩn nào? HS trả lời:
Kết luận: Luôn tự giác học hỏi, có ý thức đạo đức, thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp,...
b. Hoạt động 4: Tìm hiểu về nét vẽ
Như các em đã biết mỗi loại nét trong bản vẽ kĩ thuật đều có ứng dụng riêng. Vậy mỗi học sinh đã từng có những ý kiến trong giờ học hoặc ngoài nhà trường mà trong thực tế được ứng dụng không? HS trả lời:
Kết luận: Nếu những suy nghĩ và ý kiến trình bày của em là đúng đắn, phù hợp với thời điểm phát sinh sự việc thì chắc chắn sẽ được vận dụng vào thực tế. Nên cho dù ở bất cứ nơi nào để những ý kiến của mình có tính thuyết phục và được ứng dụng vào thực tế thì các em phải chuyên cần học tập, tích lũy và trau dồi bản thân trở thành con người có tài, có đức.
c. Hoạt động 5: Tìm hiểu về chữ viết
Ông cha ta thường nói “ nét chữ nết người” em hiểu câu nói này như thế nào?
HS trả lời: 
GV có thể kể cho học sinh nghe câu chuyện ngắn về Cao Bá Quát. 
Kết luận: Chữ viết thể hiện một nào tính cách của mỗi con người. Rèn luyện chữ viết cũng chính là kiên trì rèn luyện bản thân. 
Tổng kết: học xong bài, các em nắm được các tiêu chuẩn trình bày mộ bản vẽ kĩ thuật . Nhưng từ các hoạt động 1.4,5 các em cũng thấy được mỗi chúng ta dù làm việc gì, ở bất cứ vị trí nào cũng cần học tập tốt, rèn cho mình tính kiên trì, kỉ luật, có đạo đức tốt, suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định một vấn đề nào đó.
2. Lồng ghép giáo dục đạo đức vào bài: Công nghệ chế tạo phôi ( Bài 16 SGK CN11/78)
Hoạt động 1:Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Hỏi: Em tự nhận xét về bản thân có ưu điểm gì? (về học tập, lao động, giao tiếp, hình dáng bên ngoài, quan hệ với bạn bè, thực hiện nề nếp, kỉ luật tại trường, ... ) HS trả lời:
Kết luận: tùy ý kiến, tùy đối tượng học sinh để nhấn mạnh giáo dục các em
Hỏi: Em tự nhận xét về bản thân có nhược điểm gì? (về học tập, lao động, giao tiếp, hình dáng bên ngoài, quan hệ với bạn bè, thực hiện nề nếp, kỉ luật tại trường, ... )Đã làm gì để khắc phục? HS trả lời:
GV kết luận: ông cha ta đã đúc kết: Nhân vô thập toàn. Nên mỗi chúng ta ai cũng có khuyết điểm nhưng nếu các em biết lắng nghe người thân, bạn bè, thầy cô góp ý, biết sửa lỗi, khắc phục ( đi học chậm, lười học, nói chuyện, bỏ giờ, vi phạm nội quy,... ) thì bản thân và gia đình sẽ hạnh phúc, mọi người xung quanh kính nể.
Hoạt động 3: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
Các em đã biết Hàn tạo ra được các chi tiết hình dạng, kết cấu phức tạp, độ bền cao, kín, tiết kiệm kim loại. Trên thực tế, nếu để các thanh kim loại thô sơ rời rạc thì chúng không sử dụng được. Nhưng với sự khéo léo uốn nắn, nối ghép chúng lại thì sẽ được một sản phẩm đẹp, bền. Cũng như lớp chúng ta muốn lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, dẫn đầu trong các phong trào thì mỗi thành viên trong lớp phải tự rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ trong học tập, lao động, tu dưỡng đạo đức, có ý thức chấp hành kỉ luật của lớp và trường học.
3. Lồng ghép giáo dục đạo đức vào bài: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy ( Bài 34 SGK CN11/144)
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Xã hội ngày một phát triển, kinh tế các gia đình ngày càng khá giả hơn. Nên đa số các em đã được sử dụng xe máy, xe đạp điện để đi học. Nhưng để tham gia giao thông an toàn các em cần tuân theo các quy định về luật giao thông đường bộ.
Hỏi: Khi tham gia giao thông, điều khiển các phương tiện trên đường cần các điều kiện gì? Khi điều khiển xe máy trên đường cần giấy tờ tùy thân gì? Khi bị phạt liệu có ảnh hưởng gì đến nhà trường các em đang theo học không? HS trả lời:
GV kết luận: Theo điều 58 Luật giao thông đường bộ, điều kiện của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:
 - Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định 
 - Người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có đủ các giấy tờ sau: 
	+ Đăng ký xe
	+ Giấy phép lái xe
	+ Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe mô tô – xe máy
	+ Giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân
 - Nếu bị vi phạm an toàn giao thông đường bộ, ngoài bị xử phạt theo quy định, công an gửi giấy về địa phương, gia đình, trường học, các em bị phê bình trước toàn trường, hạ hạnh kiểm trong năm học, ...
GV: cần sử dụng máy chiếu, đưa các hình ảnh đối tượng vi phạm giao thông để khuyên răn học sinh, giáo dục ý thức của các em khi tham gia giao thông và các em còn là tuyên truyền viên cho các thành viên trong gia đình, hàng xóm mình sinh sống.
Ví dụ cụ thể
Tiết 1 	Bài 1. TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
(Giáo án có sử dụng lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh THPT)
I. Mục tiêu bài học
 Học xong bài này HS phải đạt được:
1. Kiến thức
Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
2. Kĩ năng
Biết một số bản vẽ kỹ thuật, cụ thể: tiêu chuẩn khổ giấy, nét vẽ.
3. Thái độ
Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
II. Chuẩn bị bài dạy
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nghiên cứu nội dung bài 1 SGK.
Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tế về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
Xem lại bài 2 sách Công nghệ 8.
Tranh vẽ phóng to hình 1.3; 1.4; 1.5 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài 1 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
Bộ thước vẽ kĩ thuật.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 
Kiểm tra sĩ số, nề nếp tác phong của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ 
Không kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới 
Đặt vấn đề: (3 phút) Ở lớp 8 các em đã biết một số các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ. Để hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kĩ thuật, ta nghiên cứu bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật (3 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học nêu vấn đề 
 Các em đã biết, để có một bản vẽ kĩ thuật hoàn chỉnh thì nó phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định, trong bản vẽ kĩ thuật phải có các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật như: nét vẽ, chữ viết, khổ giấy, tỉ lệ, ghi kích thước. 
 Hỏi: Vậy đối với mỗi học sinh để trở thành một người trò ngoan, toàn diện theo em cần có những tiêu chuẩn nào? HS trả lời:
 Kết luận: Luôn tự giác học hỏi, có ý thức đạo đức, thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp,...
- GV nhắc lại về vai trò ý nghĩa của bản vẽ kĩ thuật.
- GV đặt câu hỏi: Tại sao bản vẽ kĩ thuật phải được xây dựng theo những quy tắc thống nhất?
- GV giới thiệu vắn tắt về tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) và tiêu chuẩn quốc tế (TCQT) về BVKT.
- HS lắng nghe và ghi chép
- Vì bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật.
- Biết TCVN và ISO về BVKT
- HS nghe và nắm bắt nội dung.
Ý nghĩa của tiêu chuẩn BVKT
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khổ giấy(7 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học nêu vấn đề, hoạt động nhóm
- GV: Trong thực tế cuộc sống các em đã gặp các loại khổ giấy nào?
Các loại khổ giấy A0, A1,A2,A3,A4.
- GV: Việc qui định khổ giấy có liên quan gì đến thiết bị sản xuất và in ấn?
Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất.
- GV cho HS quan sát hình 1.1 SGK và đặt câu hỏi: Cách chia các khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ giấy A0 như thế nào? Kích thước ra sao?
Chia đôi chiều dài.
7285:2003. Tỉ lệ cạnh dài với cạnh ngắn của khổ giấy chính là . 
GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và nêu cách vẽ khung bản vẽ và khung tên?
(khung tên được vẽ ở đâu)
- HS: Vận dụng kiến thức thực tế trả lời.
- HS trả lời dựa vào suy nghĩ của mình.
- HS quan sát tranh và phân tích, tính toán trả lời. 
- HS quan sát hình 1.2 và nêu cách vẽ khung bản vẽ và khung tên.
I. Khổ giấy 
TCVN 7258: 2003 (ISO 5457: 1999)
A0: 1189 x 841 (mm)
A1: 841 x 594 (mm)
A2: 594 x 420 (mm)
A3: 420 x 297 (mm)
A4: 297 x 210 (mm)
- Giới thiệu hình 1.1
A2
A3
A4
A4
	A1
- Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên.
Khung tên
Khung vẽ
A1
Khung vÏ
Hoạt động 3: Tìm hiểu tỉ lệ (7 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học nêu vấn đề, hoạt động nhóm
GV đặt các câu hỏi:
 - 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_qua_gio_hoc_con.doc