SKKN Sử dụng dụng cụ trực quan trong giảng dạy Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - Môn công nghệ 11

SKKN Sử dụng dụng cụ trực quan trong giảng dạy Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - Môn công nghệ 11

Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình lao động kỹ thuật của con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Khi nghiên cứu về kỹ thuật - công nghệ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môi trường theo quan điểm sinh thái học. Vì cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang đưa đến cho loài người những niềm hy vọng với cả những nỗi lo tai hoạ khôn lường cho nhân loại, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.

Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, với phần tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu hệ thống trong phần động cơ đốt trong còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy, sự tiếp thu của học trò. Xuất phát từ tình hình thực tế đó đòi hỏi người dạy cần phải thay đổi phương pháp dạy học để truyền cho học sinh được lượng kiến thức tốt nhất. Xét trong giáo dục hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học cũng như có nhiều phương tiện trợ giúp thầy cô trong quá trình giảng dạy. Đối với môn công nghệ là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế và kiến thức rất trừu tượng, vì vậy người thầy cần phải sử dụng nhiều dụng cụ, đồ dùng trực quan hoặc là sưu tầm các vật thật trong thực tế để hỗ trợ cho bài giảng. Đặc biệt là phần động cơ đốt trong của môn công nghệ lớp 11.

Bản thân tôi là giáo viên dạy môn Công nghệ Trường THPT Triệu Sơn 1. Trên địa bàn Triệu Sơn có rất nhiều các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy. Nên tôi đã sưu tầm được một số vật thật phục vụ cho các bài dạy phần động cơ đốt trong môn công nghệ lớp 11. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài:

Sử dụng dụng cụ trực quan trong giảng dạy

Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - Môn công nghệ 11.

 

docx 20 trang thuychi01 7875
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng dụng cụ trực quan trong giảng dạy Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - Môn công nghệ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1
Cơ sở lý luận 
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.3
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
Giới thiệu chung.
Pít-tông.
Thanh truyền.
Trục khủyu.
3
4
4
5
7
10
2.4
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
13
2.4.1
Đối với hoạt động giáo dục.
13
2.4.2
Đối với bản thân
13
2.4.3
Đối với đồng nghiệp
13
2.4.4
Đối với nhà trường
13
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
13
3.1
Kết luận
13
3.2
Kiến nghị
14
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
1. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1- Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình lao động kỹ thuật của con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Khi nghiên cứu về kỹ thuật - công nghệ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môi trường theo quan điểm sinh thái học. Vì cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang đưa đến cho loài người những niềm hy vọng với cả những nỗi lo tai hoạ khôn lường cho nhân loại, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm...
Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, với phần tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu hệ thống trong phần động cơ đốt trong còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy, sự tiếp thu của học trò. Xuất phát từ tình hình thực tế đó đòi hỏi người dạy cần phải thay đổi phương pháp dạy học để truyền cho học sinh được lượng kiến thức tốt nhất. Xét trong giáo dục hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học cũng như có nhiều phương tiện trợ giúp thầy cô trong quá trình giảng dạy. Đối với môn công nghệ là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế và kiến thức rất trừu tượng, vì vậy người thầy cần phải sử dụng nhiều dụng cụ, đồ dùng trực quan hoặc là sưu tầm các vật thật trong thực tế để hỗ trợ cho bài giảng. Đặc biệt là phần động cơ đốt trong của môn công nghệ lớp 11.
Bản thân tôi là giáo viên dạy môn Công nghệ Trường THPT Triệu Sơn 1. Trên địa bàn Triệu Sơn có rất nhiều các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy. Nên tôi đã sưu tầm được một số vật thật phục vụ cho các bài dạy phần động cơ đốt trong môn công nghệ lớp 11. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: 
Sử dụng dụng cụ trực quan trong giảng dạy
Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - Môn công nghệ 11.
1.2- Mục đích của đề tài: 
Với đề tài này trong quá trình giảng dạy phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh làm việc theo nhóm và giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, Với việc sử dụng vật thật kết hợp với phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng là rất quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành tư duy kỹ thuật cho học sinh tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới. 
Khi sử dụng vật thật kết hợp với phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy giúp cho học sinh hiểu và nắm bài nhanh nhất, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và quan trọng giúp các em tháo gỡ những thắc mắc về cấu tạo các chi tiết trong thực tế như thế nào. Vấn đề mà tôi nghiên cứu, được đưa ra làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: Sử dụng dụng cụ trực quan trong giảng dạy - Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - Môn công nghệ 11.
	Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh rất khó hình dung cấu tạo của các chi tiết vì trong điều kiện nhà trường không có phòng thực hành và không có động cơ đốt trong để học sinh quan sát. Đây cũng là những kiến thức quan trọng để học sinh nắm vững được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Động cơ đốt trong. Khi giảng dạy bài này giáo viên cần dạy theo phương pháp dạy học như thế nào để:
+ Học sinh nắm được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết, từ đó hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong. 
+ Học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế. 
1.3- Đối tượng nghiên cứu:	
	Học sinh lớp 11A7 Trường THPT Triệu Sơn 1
1.4- Phương pháp nghiên cứu:
	Phương pháp thực hành.
	Phương pháp trực quan.
	Phương pháp dùng lời.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1- Cơ sở lý luận:
	Quan niệm giáo dục hiện nay với mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, hướng tới công cuộc “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ”, các trường THPT trong toàn quốc hiện nay đã và đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học, nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn Công nghệ đã từng bước đưa các đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy. Phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh là trung tâm. Vì vậy việc thay đổi phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang tính phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề quan trọng.
* Phương pháp đặc trưng của bộ môn:
Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn cao vì vậy mỗi giờ học giáo viên không nên chỉ trình bày lý thuyết một chiều mà cần nêu vấn đề, đặt câu hỏi cho học sinh từ mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao để vận dụng những kiến thức kinh nghiệm bản thân tiếp thu được từ cấp học dưới, từ thực tiễn để giải quyết vấn đề được đặt ra. Dạy Công nghệ để học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học, góp phần đẩy mạnh công cuộc: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn. Muốn đạt được các yêu cầu đó mỗi người giáo viên phải không ngừng học hỏi trao đổi dự giờ với đồng nghịêp, tham gia đầy đủ và học tấp nghiêm túc các lớp tập huấn do Sở giáo dục và đạo tạo tổ chức. Đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, lựa chọn phương pháp, sưu tầm vật thật trong thực tế cho phù hợp với từng bài dạy trên lớp với từng đối tượng học sinh khác nhau. Phải kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực hành, hướng dẫn các thao tác chuẩn xác góp phần hình thành các kỹ năng cho học sinh. 
2.2- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 11 Bài 23 theo phương án sách giáo khoa mới chương trình phân ban đại trà là phù hợp giữa thời lượng phân phối và yêu cầu kiến thức cần đạt được. Tuy nhiên đây là bài dạy về nhiệm vụ và cấu tạo. Nên nếu không có hình ảnh,vật thật mô tả cấu tạo của các chi tiết thì rất khó khăn cho giáo viên khi truyền đạt kiến thức cho học sinh. Do vậy, học sinh khó tiếp thu bài. 
	Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là giáo viên giảng dạy theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, việc sử dụng rất ít ví dụ và mô hình trực quan, trang thiết bị thí nghiệm – thực hành trong nhà trường còn nhiều hạn chế nên học sinh khó hình dung ra cấu tạo các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
	Dùng phương pháp thuyết trình, chỉ tập trung vào hình vẽ sách giáo khoa sẽ không có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, cách giảng dạy này học sinh khó hiểu gần như là áp đặt. Học sinh chưa thấy rõ bản chất của vấn đề. 
+ Kết quả cụ thể như sau:
Nội dung
Tỷ lệ
- Học sinh hứng thú với bài học
55%
- Học sinh có kỷ năng
50%
- Học sinh nhớ bài học ngay trên lớp
50%
* Ưu điểm: 
	Cách dạy cũ có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị dạy học ở mức độ cao, dễ thực hiện.
 * Hạn chế:
	Học sinh tiếp nhận kiến thức gần như là áp đặt, chưa thấy được bản chất cụ thể.
	Học sinh vẫn còn mơ hồ khi tìm hiểu cấu tạo.
Đối với giáo viên giảng phần này sẽ thấy khó dạy cho học sinh hiểu bài.
	Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận dụng kiến thức của học sinh theo từng năm học. Tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học đó là: Sử dụng dụng cụ trực quan trong giảng dạy: Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - Môn công nghệ 11, giúp cho học sinh tiếp cận cấu tạo một cách rõ ràng hơn.
2.3- Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
Sưu tầm một số vật thật và kết hợp hình ảnh trong sách giáo .
Học sinh quan sát trên vật thật và hình ảnh để hình thành khái niệm về từng chi tiết cũng như cấu tạo của chi tiết.
Từ đây học sinh sẽ nắm được kiến thức theo từng cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp đến vận dụng cao.
*CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Bước 1: Chia lớp thành hai nhóm.
	Mỗi nhóm có 01 nhóm trưởng và 01 thư ký ghi chép kiến thức của bài.
Bước 2: Giáo viên phát giấy A1 và bút cho các nhóm ghi chép kiến thức bài học.
Bước 3: Giáo viên chuẩn bị vật thật cho các nhóm theo trình tự sách giáo khoa.
Bước 4: Các nhóm học sinh lầm lượt quan sát vật thật kết hợp với sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên để nêu được nhiệm vụ, cấu tạo của các chi tiết.
Bước 5: Đại diện mỗi nhóm phát biểu về nhiệm vụ và cấu tạo các chi tiết, nhóm còn lại nhật xét sau đó giáo viên kết luận và học sinh tự chép nội dung bài học.
*NỘI DUNG BÀI DẠY
( Bài dạy thực hiện tại Lớp 11A7 Trường THPT Triệu Sơn 1)
BÀI 23: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
I, Giới thiệu chung: 
(Học sinh quan sát trên vật thật và kết hợp sách giáo khoa nêu giới thiệu chung)
(Hai nhóm học sinh đang nghiên cứu bài học)
	Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm 3 nhóm chi tiết: Nhóm pit-tông, nhóm thanh truyền và nhóm trục khuỷu; trong đó pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu là các chi tiết chính.[1]
II, Pít-tông:
( Hai nhóm học sinh quan sát và ghi chép về cấu tạo của pít-tông)
(Giáo viên đang giới thiệu về cấu tạo của pít-tông )
( Học sinh phát biểu về nhiệm vụ và cấu tạo của pít-tông)
Nhiệm vụ: 
	Pit-tông cùng với xi lanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc của động cơ; nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện quá trình nạp, nén, và thải.[1]
Cấu tạo:
	Pít-tông gồm 3 phần:
Đỉnh: bằng, lồi, lõm.[1]
Đầu: Có rãnh lắp xéc măng khí(trên) và xéc măng dầu(dưới).[1]
Thân: Có lỗ lắp chốt pít-tông; dùng để dẫn hướng.[1]
Vật liệu chế tạo pít-tông bằng hợp kim nhôm.[3]
III, Thanh truyền.
( Hai nhóm học sinh quan sát và ghi chép cấu tạo của thanh truyền)
(Giáo viên giới thiệu về cấu tạo của thanh truyền)
( Học sinh phát biểu về nhiệm vụ và cấu tạo của thanh truyền)
Nhiệm vụ:
	Thanh truyền là chi tiết dùng để liên kết và truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.[1]
 2. Cấu tạo:
	Gồm 3 phần:
Đầu nhỏ có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pít tông.[1]
Thân thanh truyền nối đầu nhỏ với đầu to.[1]
Đầu to để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền hoặc cắt làm 2 nửa.[1]
(Bên trong đầu nhỏ và đầu to có lắp bạc lót hoặc ổ bi, thân có lỗ dẫn dầu bôi trơn).
Vật liệu chế tạo thanh truyền bằng thép.[3]
IV, Trục khuỷu:
( Hai nhóm học sinh quan sát và ghi chép cấu tạo của trục khuỷu)
(Giáo viên giới thiệu về cấu tạo của trục khuỷu)
( Học sinh phát biểu về nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu)
Nhiệm vụ:
	Nhận lực từ thanh truyền để tạo mô men quay kéo máy công tác; trục khuỷu còn làm nhiệm vụ dẫn động các cơ cấu và hệ tống của động cơ.[1]
 2. Cấu tạo:
	- Đầu trục khuỷu.[1]
	- Chốt khuỷu.[1]
	- Cổ khuỷu.[1]
	- Má khuỷu.[1]
- Đối trọng.[1]
- Đuôi trục khuỷu.[1]
Vật liệu chế tạo trục khuỷu bằng thép.[3]
2.4-Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
2.4.1- Đối với hoạt động giáo dục:
	Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy hứng thú hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của học ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng sự giao lưu giữa bạn bè thông qua nghiên cứu bài học trên vật thật 
Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, nắm rõ cấu tạo các chi tiết, biết vận dụng kiến thức trong thực tế, không cảm thấy trừu tượng khi tìm hiểu cấu tạo của cơ cấu. Trong giờ học các em sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên thuyết trình, Học sinh hiểu ngay bài trên lớp.
Bản thân giáo viên thấy,sáng tạo hơn trong việc sưu tầm, sử dụng đồ dùng dạy học. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt, có chất lượng trong các tiết dạy. 
 + Kết quả cụ thể như sau:
Nội dung
Tỷ lệ
- Học sinh hứng thú với bài học
100%
- Học sinh có kỷ năng
90%
- Học sinh nhớ bài học ngay trên lớp
85%
2.4.2- Đối với bản thân:
 Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ học sử dụng đồ dùng trực quan.
Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm, sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là sưu tầm và sử dụng các vật thật.
2.4.3- Đối với đồng nghiệp:
Thông qua đề tài các bạn đồng nghiệp đã học hỏi và áp dụng vào việc giảng dạy: Bài 23: Cơ cấu trục khủy thanh truyền – Môn Công nghệ 11.
2.4.4- Đối với nhà trường:
Đề tài góp phần nâng cao chất lượng các tiết dạy, từ đó năng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
3. KẾT LUÂN, KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
3.1- Kết luận:
Trên thực tế giảng dạy giáo viên cũng cần có sự sáng tạo riêng cho mình để đạt kết quả như mong muốn. Học hỏi tìm tòi không chỉ trong sách vở mà còn ở bạn bè, đồng nghiệp mới có sự sáng tạo riêng cho mình. Từ đó bản thân tôi không ngừng học tập và nâng cao trình độ để giàu thêm kinh nghiệm cho bản thân.
Có kế hoạch giảng dạy cụ thể từng tiết dạy, bài dạy. Sử dụng dụng cụ trực quan cho phù hợp với từng bài dạy. 
Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực vào lớp học. 
Sưu tầm nhiều vật thật để phục vụ cho các bài dạy.
Qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ tại Trường THPT Triệu Sơn I. Với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, nỗi trăn trở về việc tiếp thu kiến thức của học sinh và phương pháp dạy học cũ tôi nhận thấy cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tìm ra hướng tiếp cận kiến thức cho học sinh và hình thức dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức. 
Sau một thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tham khảo các tư liệu trên mạng internet, sưu tầm các vật thật trong thực tế .Tôi đã tích luỹ xây dựng và thiết kế được một số tư liệu kỹ thuật, phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ đặc biệt môn Công nghệ lớp 11. 
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã triển khai và được áp dụng vào giảng dạy - Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền- Môn Công Nghệ lớp 11. 
Bản thân tôi sẽ cố gắng nghiên cứu hơn nữa để tìm ra những biện pháp tối ưu, sưu tầm đồ dùng trực quan đặc biệt sưu tầm vật thật nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động dạy học theo chương trình hiện hành.
Do đề tài nghiên cứu trong phạm vi hẹp chỉ một bài dạy, tài liệu tham khảo chỉ viết theo thực tiễn, khả năng viết còn có hạn, tìm hiểu thông tin chưa nhiều. Trong quá trình viết có gì hạn chế và thiếu sót mong được bổ sung góp ý để bản thân tôi rút kinh nghiệm được tốt hơn.
3.2- Kiến nghị:
a. Đối với người dạy và người học:
Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò.
Đối với học sinh :
Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên
	Phải đầu tư thời gian nhất định để trau rồi kiến thức qua các tư liệu tham khảo.
	Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tư duy của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Đối với giáo viên:
 Phải đầu tư, soạn giáo án cẩn thận, chu đáo từ nguồn tư liệu và kiến thức cũng như kỹ năng của mình.
	Phải có hướng khai thác hợp lý, khoa học, phát huy trí lực của học sinh.
	Đầu tư sưu tầm một số vật thật trong thực tế.
	Phải tích cực trau dồi kiến thức thay đổi phuơng pháp dạy học truyền thống sang dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm phát huy tính tích cực của học sinh.
b. Ý kiến với các cấp lãnh đạo chỉ đạo bộ môn:
Dạy học công nghệ là một việc rất khó khăn để giúp học sinh thấy được bản chất của vấn đề. Để thực hiện được điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của chuyên môn thuộc ngành giáo dục. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở trên xin kiến nghị với bộ phận phụ trách chuyên môn một số vấn đề như sau:
+ Ngành giúp đỡ các nhà trường bổ xung các loại sách tài liệu tham khảo, mô hình, vật thật, để giúp giáo viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy.
+ Tổ chức nhiều đợt chuyên đề, để bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho giáo viên.
+ Cho giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm.
 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
 Triệu sơn, tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Người viết
 NGUYỄN ĐĂNG QUANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
	[1], Sách giáo khoa Công nghệ 11- Nhà xuất bản giáo dục năm 2007.
	[2], Sách giáo viên Công nghệ 11- Nhà xuất bản giáo dục 2007.
	[3], Sưu tầm thêm trong thực tế.	 
DANH MỤC
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT
Họ và tên: Nguyễn Đăng Quang
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Triệu Sơn 1.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
Kết quả đánh giá xếp loại
Năm học đánh giá xếp loại
1
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:
“Bài 25: Hệ thống bôi trơn”
Môn Công Nghệ 11.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa
B
Năm học
2011 - 2012
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG DỤNG CỤ TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY
BÀI 23: CƠ CẤU TRỤC KHỦY THANH TRUYỀN
MÔN: CÔNG NGHỆ 11
Người thực hiện: Nguyễn Đăng Quang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 1
SKKN thuộc môn: Công Nghệ - Công nghiệp
THANH HÓA, NĂM 2017

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_dung_cu_truc_quan_trong_giang_day_bai_23_co_cau.docx