SKKN Tổ chức dạy học chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của động cơ đốt trong ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương

SKKN Tổ chức dạy học chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của động cơ đốt trong ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương

Cùng với sự phát triển chung của mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, lĩnh vực giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển mạnh mẽ; thực hiện đường lối đổi mới giáo dục - đào tạo của Đảng, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8

( khóa XI ) xác định: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lảnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục[4].

Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Từ những định hướng của Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW, những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều đợt tập huấn và văn bản chỉ đạo làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Vì vậy, mục tiêu của môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông đã có những thay đổi được điều chỉnh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

Môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là ở cấp THPT phải góp phần giúp HS hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân cách công nhân; có khả năng tự học, tự sáng tạo và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh gia đình của bản thân.

Một trong những biện pháp để hình thành và phát triển năng lực HS là

docx 27 trang thuychi01 6522
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của động cơ đốt trong ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Ở MÔN CÔNG NGHỆ 11 THPT GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Hóa
Chức vụ: TPCM
SKKN thuộc môn: Công nghệ CN
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, DANH MỤC BẢNG BIỂU...
2
1. MỞ ĐẦU..
3
1.1. Lý do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................
4
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm............................
4
2. NỘI DUNG...................................................................................
5
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.................................................................
5
 2.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh
5
 2.1.2. Một số loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh
5
 2.1.3. Ý nghĩa của hoạt động SXKD đối với hoạt động giáo dục ở trường THPT
5
 2.1.4. Các lĩnh vực SXKD có liên hệ với môn Công nghệ 11 cấp THPT.
5
 2.1.5. Một số hình thức tổ chức dạy học môn Công nghệ gắn SXKD...........
6
 2.1.6. Quá trình tổ chức thực hiện HĐGD gắn với SXKD...........................................................................
7
 2.1.7. Thiết kế tiến trình dạy học gắn liền với SXKD tại địa phương
7
2.2. Thực trạng của đề tài...................................................................
9
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề................
9
 2.3.1. Xây dựng mối liên hệ của chủ đề các cơ cấu của ĐCĐT ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với hoạt động SXKD tại địa phương
10
 2.3.2.Biên soạn giáo án dạy học chủ đề các cơ cấu của ĐCĐT ở môn Công nghệ lớp 11 THPT gắn với SXKD tại địa phương
10
 2.3.3. Tiến hành dạy học thực nghiệm chủ đề các cơ cấu của ĐCĐT ở môn Công nghệ lớp 11 THPT gắn với SXKD tại địa phương và đánh giá kết quả đạt được.
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .
19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................
20
3.1. Kết luận......................................................................................
20
3.2. Kiến nghị....................................................................................
20
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
BCV
Báo cáo viên
ĐCĐT
Động cơ đốt trong
GD
Giáo dục
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
HĐGD
Hoạt động giáo dục
KTV
Kĩ thuật viên
KHKT
Khoa học kĩ thuật
NV
Nhân viên
SGK
Sách giáo khoa
SXKD
Sản xuất kinh doanh
THPT
Trung học phổ thông
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1. Đánh giá kết quả của học sinh ở các lớp nhóm 1...
18
Bảng 2: Đánh giá kết quả của học sinh ở các lớp nhóm 2...
19
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 1: Kết quả dạy học theo đề tài và truyền thống..
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển chung của mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, lĩnh vực giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển mạnh mẽ; thực hiện đường lối đổi mới giáo dục - đào tạo của Đảng, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 
( khóa XI ) xác định: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lảnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục[4].
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 
Từ những định hướng của Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW, những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều đợt tập huấn và văn bản chỉ đạo làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Vì vậy, mục tiêu của môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông đã có những thay đổi được điều chỉnh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là ở cấp THPT phải góp phần giúp HS hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân cách công nhân; có khả năng tự học, tự sáng tạo và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh gia đình của bản thân.
Một trong những biện pháp để hình thành và phát triển năng lực HS là trong dạy học phải chú trọng tạo điều kiện và yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã vào thực tiễn cuộc sống[3]. Với môn Công nghệ cấp THPT, việc học tập gần gũi nhất, bổ ích nhất chính là thực tiễn SXKD tại địa phương. Vì vậy, hoạt động dạy học môn Công nghệ gắn với SXKD tại địa phương là một trong những biện pháp thiết thực và hiệu quả trong việc hình thành, phát triển năng lực và định hướng nghề nghiệp cho HS.
Từ những lí do trên nên tôi chọn “ Tổ chức dạy học chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của động cơ đốt trong ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khái quát cơ sở lí luận về tổ chức HĐGD trong nhà trường ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với SXKD tại địa phương.
Xây dựng mối liên hệ của chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không
khí của ĐCĐT ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với hoạt động SXKD tại địa
phương.
Biên soạn giáo án, câu hỏi kiểm tra đánh giá và tổ chức dạy học chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của ĐCĐT ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với SXKD tại địa phương, nhằm hình thành và phát triển năng lực HS, đồng thời cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức dạy học chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của ĐCĐT ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với SXKD tại địa phương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu tài liệu, SGK, tìm hiểu thông tin trên mạng internet để xây dựng cơ sở lí thuyết; xây dựng mối liên hệ của chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của ĐCĐT ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với hoạt động SXKD tại địa phương và soạn giáo án dạy học chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của ĐCĐT ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với hoạt động SXKD tại địa phương.
* Phương pháp thực nghiệm
	Thực nghiệm dạy học theo giáo án đã biên soạn theo chủ đề ở các lớp khối 11 trường THPT Như Xuân, huyện Như Xuân trong năm học 2018- 2019.
	Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra thu được sau dạy học thực nghiệm đề tài.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	Năm học 2017- 2018 tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “ Tổ chức dạy học chủ đề các cơ cấu của động cơ đốt trong ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương ” thu được những kết quả đáng khích lệ.
	Năm học 2018- 2019 để tiếp tục phát triển mở rộng thêm, tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “ Tổ chức dạy học chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của động cơ đốt trong ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương ” .
	Trong năm học 2018 – 2019 phần xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường ở môn Công nghệ, tôi đã trình bày ý tưởng và được cả tổ đóng góp ý kiến để hoàn thiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo đúng định hướng phát triển năng lực học sinh theo tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	Ngoài ra, bản thân tích cực trao đổi với đồng nghiệp, động viên giáo viên cùng tích cực dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương, đặc biệt ở bộ môn công nghệ.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh
Hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận[2].
2.1.2. Một số loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh
a, Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp có chu kì sản xuất dài, những công việc sản xuất phải tiến hành trong những thời gian nhất định, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc sản xuất ở các thời kỳ rất khác nhau. Hoạt động SXKD của loại hình nông nghiệp chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt và chăn nuôi[2]. 
b, Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp
Hoạt động SXKD trong lĩnh vực công nghiệp là hoạt động trong các ngành như cơ khí, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn[2].
2.1.3. Ý nghĩa của hoạt động SXKD đối với hoạt động giáo dục ở trường THPT
a, Vai trò của hoạt động SXKD đối với quá trình dạy học
- Giúp HS phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
- Kích thích hứng thú nhận thức của HS.
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS.
- Phát triển trí tuệ của HS.
- Giáo dục nhân cách HS.
b, Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng.
- Kỹ năng hợp tác.
- Kỹ năng tư duy phê phán.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Kỹ năng đặt mục tiêu.
- Kỹ năng quản lí thời gian.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
2.1.4. Các lĩnh vực SXKD có liên hệ với môn Công nghệ 11 THPT
Công nghệ 11 chủ yếu viết về lĩnh vực công nghiệp, trong lĩnh vực công nghiệp có bốn ngành chủ yếu là công nghiệp khai thác; luyện kim; công nghiệp chế tạo, sản xuất cơ khí và ngành xây dựng. 
2.1.5. Một số hình thức tổ chức dạy học môn Công nghệ gắn SXKD[5]
a, Dạy học có khai thác và sử dụng thông tin về SXKD
* Hình thức: Khai thác và sử dụng thông tin về SXKD trong quá trình thực hiện nội dung trên lớp. 
* Tiến trình
- Sưu tầm, thu thập thông tin, tư liệu, số liệu của ngành nghề SXKD của địa phương tại cơ sở SXKD.
- Tổ chức trên lớp cho HS tiếp thu, vận dụng thảo luận những vấn đề liên quan đến SXKD tại địa phương.
- Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu thêm một số vấn đề của cơ sở SXKD.
- Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học.
* Ưu điểm và hạn chế
- Ưu điểm: thực hiện dễ dàng trên lớp 
- Hạn chế: khó đạt hiệu quả cao, GV phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng.
b, Dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
* Hình thức
- Dạy học tại thực địa
- HS học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV và đại diện của cơ sở SXKD.
* Tiến trình
Bước 1: Chuẩn bị
- Lập danh mục các cơ sở SXKD có tại địa phương có thể đưa HS đến học tập. 
- Lựa chọn nội dung cần thiết và có thể dạy học tại cơ sở SXKD.
- Khảo sát cơ sở SXKD.
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện và thiết kế kế hoạch bài học
- Kế hoạch cho mỗi bài học tổ chức theo hình thức dạy học tại cơ sở SXKD.
Bước 3: Triển khai tổ chức cho HS học tập tại cở sở SXKD, tổng kết, đánh giá
 kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm
* Ưu điểm, hạn chế
- Ưu điểm
+ Giúp HS hiểu rõ hơn thực tế.
+ Phù hợp với con đường và khả năng nhận thức của HS.
+ Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm.
- Khó khăn, hạn chế
+ Phải có điều kiện về thời gian, tối thiểu là 2-3 tiết
+ Tổ chức, quản lí HS tương đối khó khăn, phức tạp.
+ Cần có kinh phí nhất định.
c, Dạy học thông qua tổ chức tham quan học tập tại cơ sở SXKD
* Hình thức: GV tổ chức, hướng dẫn HS quan sát trực tiếp đối tượng để tìm hiểu, cảm nhận về nó.
* Tiến trình
- Công tác chuẩn bị
- Trước khi đưa HS đi tham quan
- Trong quá trình tham quan
- Sau buổi tham quan
* Ưu điểm, hạn chế
- Ưu điểm: HS được quan sát trực tiếp đối tượng học tập
- Hạn chế: Việc lập kế hoạch, lựa chọn cơ sở tham quan
d, Sử dụng cơ sở SXKD để tổ chức hoạt động giáo dục khác
- Khai thác và sử dụng tư liệu về SXKD để tổ chức triễn lãm xây dựng các chuyên đề học tập.
- Tổ chức nghiên cứu KHKT cho HS trung học.
- Giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề SXKD ở địa phương.
2.1.6. Quá trình tổ chức thực hiện HĐGD gắn với SXKD
Bước 1: Lập danh mục cơ sở SXKD tại địa phương.
Bước 2: Lựa chọn nội dung GD/ dạy học.
Bước 3: Khảo sát cơ sở SXKD.
Bước 4: Lập kế hoạch GD/ dạy học.
Bước 5: Thực hiện HĐGD/ dạy học.
Bước 6: Sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học.
Bước 7: Tham gia trường học kết nối.
2.1.7. Thiết kế tiến trình dạy học gắn liền với SXKD tại địa phương
Xác định mối liên hệ giữa nội dung bài học với thực tế SXKD tại địa phương
 Vấn đề cần giải quyết qua bài học :
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
2. Kĩ năng 
3. Thái độ
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV
2. Chuẩn bị của HS 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1. Khởi động
a. Mục đích
HS sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để thực hiện nhiệm vụ có nội dung liên quan đến nội dung bài học, từ đó xác định được kiến thức đã biết và chưa biết để hình thành nhu cầu học tập cho bản thân.
b. Nội dung
	GV giao nhiệm cho HS qua các câu hỏi hoặc yêu cầu đưa ra ý kiến nhận xét về những vấn đề có liên quan.
c. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV chuyển giao nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS trình bày, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét.
d. Sản phẩm học tập
- Báo cáo của cá nhân trước khi thảo luận nhóm. 
- Vấn đề/ câu hỏi đặt ra tiếp theo cần giải quyết.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
a. Mục đích
Lĩnh hội kiến thức mới để giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động khởi động.
b. Nội dung
c. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV chuyển giao nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS trình bày, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét.
GV đóng vai trò là người tổ chức quan sát, hướng dẫn, gợi ý, và chốt kiến thức, kĩ năng của bài.
d. Sản phẩm học tập
Báo cáo của cá nhân đã có ý kiến bổ sung của nhóm.
Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành
a. Mục đích 
HS vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập/ thực hành. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
b. Nội dung
c. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV tổ chức cho HS thực hành hoặc làm bài tập luyện tập/ bài tập tình huống. Thực hiện qua 4 bước nêu như trên.
- HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành.Kết thúc hoạt động, HS báo cáo kết quả, GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
d. Sản phẩm học tập
Báo cáo kết quả làm bài tập luyện tập, thực hành.
Hoạt động 4. Vận dụng	
GV hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
GV cần khuyến khích HS tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài những điều đã học trên lớp, ngoài nội dung đã trình bày trong SGK. HS có thể tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	
Trước đây, thực hiện nguyên lý“ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội ”, đã có một số mô hình trường vừa học vừa làm, tuy nhiên việc tổ chức dạy học gắn với SXKD chưa được nhìn nhận trên góc độ lý luận dạy học nên không đem lại hiệu quả GD cao[1]. Trong nhà trường đã xây dựng các phòng học thí nghiệm, thực hành cho các bộ môn, nhưng việc đầu tư này đem lại kết quả chưa cao do nguồn kinh phí còn nhiều hạn chế đặc biệt là các trường ở Miền núi, trong đó có trường THPT Như Xuân của huyện miền núi Như Xuân.
Gần đây, trong mô hình trường học mới, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho HS vận dụng và mở rộng kiến thức, kỹ năng trong nhà trường vào thực tế SXKD của địa phương[2]. Với việc khai thác các thành tố của hoạt động SXKD ở địa phương làm nguồn tri thức, làm phương tiện dạy học, GD rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát, tính chủ động, sáng tạo chưa cao, nên vai trò, thế mạnh của những hoạt động SXKD đa dạng, phong phú ở địa phương gần như chưa được giáo viên quan tâm, biết đến và tận dụng.
	Tổ chức tốt HĐGD trong nhà trường gắn liền được với SXKD tại địa phương, chúng ta có thể sử dụng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đã có của các cơ sở SXKD. Chúng ta có thể tiết kiệm được một khoản ngân sách đầu tư vào các phòng bộ môn, thực hành của nhà trường. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động SXKD giúp cho quá trình học tập của HS trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, GD tư tưởng, đạo đức cho HS, từ đó các em có thể định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.
	Trong năm học 2017- 2018 Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã tổ chức các đợt tập huấn cho GV về “ Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học”; “ Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng giáo dục trong nhà trường gắn với SXKD tại địa phương”, thế nhưng các tài liệu này chỉ mang tính khái quát cho môn học.
	Vì vậy, trên cơ sở tài liệu và kiến thức đã tiếp thu được từ các đợt tập huấn do Sở tổ chức, tôi mong muốn biên soạn tài liệu tổ chức dạy học chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của ĐCĐT ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với SXKD tại địa phương, để giảng dạy cho các em HS tại trường THPT Như Xuân, huyện Như Xuân, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
- Xây dựng mối liên hệ của chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của ĐCĐT ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với hoạt động SXKD tại địa phương. 
- Biên soạn giáo án dạy học chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của ĐCĐT ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với SXKD tại địa phương.
- Tiến hành dạy học thực nghiệm và kiểm tra, đánh giá, so sánh kết quả thu được sau dạy học thực nghiệm.
2.3.1. Xây dựng mối liên hệ của chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của ĐCĐT ở môn Công nghệ 11 THPT gắn với hoạt động SXKD tại địa phương
Nội dung
Cơ sở hoạt động SXKD tại địa phương
Chủ đề: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của động cơ đốt trong
- Các nhà máy, doanh nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy, tàu, thuyền, máy chuyên dùng sử dụng ĐCĐT.
- Các nhà máy, cơ sở sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy, tàu, thuyền, máy chuyên dùng sử dụng ĐCĐT.
- Các cơ sở, trạm bảo dưỡng, sửa chữa và các doanh nghiệp kinh doanh về ô tô, xe máy, tàu, thuyền, máy chuyên dùng sử dụng ĐCĐT. 
2.3.2.Biên soạn giáo án dạy học chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của ĐCĐT ở môn Công nghệ lớp 11 THPT gắn với SXKD tại địa phương
CHỦ ĐỀ: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG (3 tiết)
Bài học được xây dựng trên cơ sở tích hợp 2 bài trong nội dung chương trình SGK Công nghệ 11 là:
 Bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng
Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
* Hướng dẫn tóm tắt:
1) Xác định mối liên hệ nội dung bài học với SXKD tại địa phương
Xây dựng chủ đề "Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của ĐCĐT" gắn liền với sản SXKD tại địa phương sẽ giúp cho HS phát triển phẩm chất và năng lực, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn, thực hiện việc tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp. Sau khi học song bài này giúp HS có thể nắm được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của trong ĐCĐT, bước đầu hình thành kỹ năng đọc sơ đồ cấu tạo, sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của ĐCĐT là cơ sở để tìm hiểu sâu hơn về ĐCĐT. 
Mối liên hệ với hoạt động SXKD ở địa phương như sau: Cơ sở sửa chữa
 xe máy Thanh Hùng; Cửa hàng bán và sửa chữa máy nông nghiệp Đệ Thutại địa chỉ thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2) Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học
	Đối với GV:
Bước 1: Khảo Sát cơ sở: Đây là bước rất quan trọng, bài này giới thiệu
cơ sở sửa chữa xe máy Thanh Hùng ( địa chỉ KP2, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Than

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_day_hoc_chu_de_he_thong_cung_cap_nhien_lieu_va.docx