SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt THPT

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt THPT

 Ở các cở sở giáo dục, các trường học, các cấp học nói chung và cấp THPT nói riêng, giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, tấc phong, lối sống cho học sinh. Để thực hiện được công việc này, giáo viên chủ nhiệm cần phải có những kiến thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học cũng như cần có hàng loạt các kĩ năng mềm trong sư phạm như: kĩ năng tiếp cận các đối tượng học sinh khác nhau, nghiên cứu tâm lí lứa tuổi. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cũng cần có những nhạy cảm sư phạm để có thể dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh. Định hướng, giúp đỡ các em lường trước những khó khăn, và những dự định để các em có thể tự hoàn thiện bản thân.

 Giáo viên là những người được đào tạo không những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn được trang bị các kĩ năng sư phạm trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, nhất là thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.

 Qua nhiều năm giảng dạy và trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã gặp không ít các học sinh có các biểu hiện cá biệt, trong số đó các em có biểu hiện cá biệt ở những mặt khác nhau, đòi hỏi trong quá trình thực hiện giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có thể có nhiều hiệu quả. Ở học kì II năm học 2017 – 2018 tôi được phân công tiếp nhận làm công tác chủ nhiệm lớp 11B4 – là một lớp có tỉ lệ học sinh yếu kém nhiều, có đối tượng học sinh phong phú, tỉ lệ học sinh cá biệt không nhỏ. Đây là vấn đề gây không ít khó khăn trong công tác quản lí học sinh của tôi. Từ những lí do trên với chút kinh nghiệm nhỏ nhoi tích lũy được của bản thân, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài:

“Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt THPT”. Với đề tài này hi vọng tôi chia sẻ được chút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp của mình với các thầy cô.

 

docx 17 trang thuychi01 20613
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT THPT
Người thực hiện: Lê Thị Phượng
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
 Nội dung	 Trang Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
3. Nguyên nhân của vấn đề.
4
 3.1. Nguyên nhân khách quan.
4
 3.2. Nguyên nhân chủ quan.
5
4. Giải pháp thực hiện giáo dục.
6
4.1. Giáo dục bằng tâm lí.
6
4.2. Giáo dục bằng tập thể lớp.
8
4.3. Phối hợp với các giáo viên bộ môn.
8
4.4. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong trường
9
4.5. Phối hợp với phụ huynh học sinh.
11
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
13
1. Kết luận
13
2. Kiến nghị
14
I. Mở đầu.
1. Lí do chọn đề tài
 Ở các cở sở giáo dục, các trường học, các cấp học nói chung và cấp THPT nói riêng, giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, tấc phong, lối sống cho học sinh. Để thực hiện được công việc này, giáo viên chủ nhiệm cần phải có những kiến thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học cũng như cần có hàng loạt các kĩ năng mềm trong sư phạm như: kĩ năng tiếp cận các đối tượng học sinh khác nhau, nghiên cứu tâm lí lứa tuổi. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cũng cần có những nhạy cảm sư phạm để có thể dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh. Định hướng, giúp đỡ các em lường trước những khó khăn, và những dự định để các em có thể tự hoàn thiện bản thân.
 Giáo viên là những người được đào tạo không những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn được trang bị các kĩ năng sư phạm trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, nhất là thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường. 
 Qua nhiều năm giảng dạy và trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã gặp không ít các học sinh có các biểu hiện cá biệt, trong số đó các em có biểu hiện cá biệt ở những mặt khác nhau, đòi hỏi trong quá trình thực hiện giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có thể có nhiều hiệu quả. Ở học kì II năm học 2017 – 2018 tôi được phân công tiếp nhận làm công tác chủ nhiệm lớp 11B4 – là một lớp có tỉ lệ học sinh yếu kém nhiều, có đối tượng học sinh phong phú, tỉ lệ học sinh cá biệt không nhỏ. Đây là vấn đề gây không ít khó khăn trong công tác quản lí học sinh của tôi. Từ những lí do trên với chút kinh nghiệm nhỏ nhoi tích lũy được của bản thân, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: 
“Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt THPT”. Với đề tài này hi vọng tôi chia sẻ được chút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp của mình với các thầy cô. 
2. Mục đích chọn đề tài.
 Với đề tài này bản thân tôi ngày đêm trăn trở làm thế nào để giúp cho những học sinh chưa ngoan từng bước thay đổi tư tưởng, thái độ của mình trong học tập cũng như trong lối sống. Với mong muốn giúp đỡ các em biết tự tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng những người xung quanh. Giúp các em ý thức được việc học sẽ phục vụ cho chính bản thân các em, góp phần nâng cao chất lượng cho lớp, cho trường và góp phần xây dựng quê hương đất nước.
 Giúp các em thấy được công lao to lớn của cha mẹ - những người có công sinh thành và nuôi dưỡng. Chỉ cho các em thấy được những vất vả mà thầy cô từng ngày trực tiếp truyền đạt tri thức, kĩ năng sống cho các em. Từ đó, các em có thể dần thay đổi và trở thành những người có ích cho xã hội.
 Từ đây, tôi đã ý thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục học sinh cá biệt. Nghề dạy học là một nghề cao cả, thiêng liêng, không phải ai cũng làm được như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Cũng qua đây, giúp cho một số ít thầy cô xóa đi những tư tưởng kì thị, phân biệt đối xử với những học sinh chưa ngoan mà chúng ta cần xác định “ Tất cả vì học sinh thân yêu”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là những học sinh các lớp tôi đã từng chủ nhiệm trước đây và đặc biệt là lớp chủ nhiệm bây giờ tại trường THPT Triệu Sơn 4, cụ thể là lớp 11B4 ở học kì 1 năm học 2017 – 2018 làm lớp đối chứng, và học kì 2 năm 2017 – 2018 làm lớp thực nghiệm. 
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu về tâm lí, thực trạng, nguyên nhân của các học sinh cá biệt
 Nghiên cứu thực tiễn, quan sát, trò chuyện, trao đổi với các em để hiểu thêm về tâm tư của các em
 Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết để xác định cơ sở lí luận của đề tài.
 Phương pháp phân tích thực tiễn để rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh cá biệt của mình.
 Gặp gỡ, trao đổi thêm với phụ huynh để hiểu thêm về tính cách của các em.
II. Nội sung của sáng kiến kinh nghiệm.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Khái niệm về học sinh cá biệt chưa được xác định một cách nhất quán trong lí luận cũng như trong thực tiễn giáo dục. Mỗi người có cách lập luận khác nhau về sự sa sút vè đạo đức của một số ít học sinh nhất định trong trường học.
 Thiết nghĩ rằng đạo đức là một hiện tượng xã hội, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh phải gắn liền với gia đình, xã hội, với các giáo viên khác trong trường và với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường. Phải xác định được nguyên nhân tình trạng sa sút đạo đức ở các em, cần mô tả, phân tích, và so sánh đối chiếu để tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp. Không chỉ qua các số liệu học lực, hạnh kiểm, mà còn cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề.
2. Thực trạng của vấn đề
 Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều trò chơi giải trí mới, lạ đã mọc lên như: Games online, bi-a,  Những trò chơi này đã thu hút không ít học sinh tham gia. Từ đó, kéo theo các hiện tượng như lừa dối cha mẹ để xin tiền đi chơi, lấy cắp tiền, đồ dùng, dụng cụ học tập của bạn,.Khi đã bị cuốn theo các trò chơi trên, đến trường các em thường lơ là việc học tập, không học, không chú nghe giảng, ghi chép và làm bài tập mà thay vào đó là tinh thần uể oải, mệt mỏi hoặc là ngồi gục mặt lên bàn để ngủ. Thậm chí có em còn tỏ ra là “ sành điệu” 
và thích làm “ đại ca” . Thực trạng trên gây ra những băng hoại về đạo dức, lối sống, phá hoại mọi hiệu quả của giáo dục. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì có thể gây hậu quả khôn lường vì chính những hành động này sẽ tạo ra các tiền đề cho các ảnh hưởng xấu từ bên ngoài dội vào, tạo nên những sự lệch lạc trong các em và từ đó các em trở thành học sinh “ cá biệt”.
 Nói đến học sinh cá hiệt thì có lẽ trường học nào cũng có, cấp học nào cũng có nhưng có lẽ cấp THPT là thời gian mà các em chưa thành người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con nên có thể có những học sinh dễ sa ngã hơn hết. Học sinh cá biệt không nhiều , song đó lại là “rào cản” lớn trong công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp. Dưới đây là kết quả thực trạng của lớp 11B4 ở học kì 1 năm học 2017 – 2018.
a. Hạnh kiểm:
Nội dung
Tổng số
Loại Tốt
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
38
29
76.31
2
5.26
3
7.89
4
10.52
b. Học lực:
Nội dung
Tổng số
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
Loại Kém
SL
TL (%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
38
0
0
4
10.52
20
52.63
14
36.84
0
0
 Qua bảng số liệu học lực và hạnh kiểm của lớp ở học kì 1 ta thấy số học sinh được xếp loại hạnh kiểm có rải khắp ở các loại. Còn về học lực thì loại khá chỉ có ít (4 học sinh = 10,52%) và loại yếu chiếm rất nhiều (14 học sinh = 36,84%) .
 Vậy từ đó, tôi tìm hiểu nguyên nhân , phân loại học sinh trong lớp để hiểu rõ những học sinh chưa ngoan. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cá biệt. Vì sao các em lại trở nên như vậy? Bản chất của con người vốn tốt đẹp cơ mà, vậy ai, cái gì đã làm cho các em trở nên như vậy? Đây là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi rất nhiều công phu và hơn hết là phải cần đến cái tâm của người thầy. Từ đây, tôi cần phải tìm hiểu kỹ càng, gặp gỡ nhiều người để tìm ra nguyên nhân sâu xa và có biện pháp phù hợp nhất để giáo dục.
3. Nguyên nhân
3.1 Nguyên nhân khách quan 
a. Nguyên nhân về phía gia đình.
 Thời gian các em ở nhà, bên gia đình là nhiều nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em. Những thái độ, hành vi, cách cư xử của các thành viên trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội. Có những em sinh ra trong gia đình mà cha mẹ bất hòa, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè bê tha đã tạo ra cho các em một ấn tượng không tốt và điều này có thể dẫn đến tình trạng học sinh trở nên lầm lì, ít nói. Cũng có những em ảnh hưởng những thói quen không tốt đó và cũng sẽ có những hành vi cư xử không tốt với mọi người.
 Hoặc có những em sống trong môi trường cha mẹ ly hôn hoặc vướng vào các tệ nạn xã hội, Có những em có đời sống gia đình còn khó khăn, tệ nạn xã hội nhiều mà cha mẹ lại chưa ý thức được hết vai trò, trách nhiệm gia đình của mình. Hoặc cũng có những em được sinh ra trong gia đình khá giả, có điều kiện nhưng bố mẹ chỉ mải mê làm việc và cung phụng cho các em ấy những gì mà các em ấy yêu cầu, không dành thời gian quan tâm đến con, cũng đưa các em đến sự buồn chán.
b. Nguyên nhân về phía nhà trường
 Nhà trường được xem là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh, ở đây các bậc cha mẹ đã gửi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ. Từ nơi đây các em còn được học tập, được hiểu biết được nuôi dưỡng ước mơ và được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được những điều này thì không hề dễ một chút nào. Trong thực tế vẫn còn đâu đó có những thầy,cô chưa nhiệt tình, chưa thực sự yêu nghề, chưa nhiệt huyết với nghề, chưa nhiệt huyết với các em và chưa thật sự là nơi đáng tin cậy để các em có thể chia sẻ những tâm tư của mình. Đâu đó vẫn còn những thầy cô chưa có cách giáo dục phù hợp, vẫn còn xúc phạm học sinh đối xử thiếu công bằng, thiếu tôn trọng học sinh, và thậm chí là ép các em làm những điều không thể ( như vụ việc đau lòng đã xảy ra trong ngành giáo dục cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng). Vẫn còn có những thầy cô ngại khó khi phải giáo dục những học sinh cá biệt, còn cáu giận, sỉ nhục học sinh. Chính những điều này đã làm mất đi lòng tin của các em, ở các bậc phụ huynh. Cũng chính từ những điều này đã tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò, dẫn đến có những biểu hiện chống đối lại thầy cô của mình từ phía học sinh.
 Ngoài những nguyên nhân này ra, tôi thiết nghĩ còn nguyên nhân từ phía chính các thầy cô giáo viên chủ nhiệm như: Trong giáo dục học sinh cá biệt còn sử dụng tùy tiện các biện pháp giáo dục không phù hợp và chưa khoa học. Xử lí học sinh vi phạm trong lớp không công bằng làm mất lòng tin ở các em. Không xây dựng được kế hoạch, nội quy, quy định riêng của lớp. Đặc biệt là khi lớp có học sinh vi phạm, giáo viên đã không xử lí đến nơi đến chốn, chỉ nhắc nhở mà không có biện pháp giáo dục hiệu quả. Chưa thông báo kịp thời đến phụ huynh, chưa phối hợp tốt với họ. Vẫn còn thái độ kì thị với học sinh yếu kém. Không bám lớp thường xuyên để theo dõi mà cứ giao hết cho ban cán sự lớp. Còn một lỗi nữa mà giáo viên chủ nhiệm mắc phải đó là đôi khi chỉ nói mà không thực hiện hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn, hoặc ngược lại là khi có học sinh vi phạm thường phạt các em quá nặng.
c. Nguyên nhân từ phía môi trường xã hội.
 Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thược rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển mạng lưới thông tin hiện đại, các loại hình văn hóa khác, các loại trò chơi vô bổ đã lôi kéo không ít học sinh đam mê vào chúng. Hiện tượng học sinh bỏ học để đi chơi điện từ, bi-a, đánh bài, đánh bạc là chuyện thường ngày. Cũng chính từ đây các em nảy sinh hành động trộm cắp, cướp giật
3.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía chính học sinh.
 Bên cạnh nguyên nhân khách quan từ phía gia đình, nhà trường, môi trường và xã hội nó còn đến từ nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh.
 Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, suy nghĩ còn chưa chín chắn, nhận thức còn chưa cao nên nhiều em sống không có mục đích, không có lí tưởng, không ước mơ, hoài bão thì việc các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều khó tránh khỏi.
 Đa số các em học sinh cá biệt thường là những em có khả năng học tập còn yếu kém chính vì vậy việc tiếp thu kiến thức của các em ấy còn hạn chế dẫn đến lười biếng, chán học hành, thích đua bạn đua bè và còn muốn phá phách và có những hành động trái với quy định.
 Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu các học sinh cá biệt tôi đã tìm ra một số giải pháp để từng bước giáo dục các em mà tôi muốn chia sẻ cùng các thầy cô qua đề tài này.
4. Giải pháp thực hiện giáo dục.
 Bên cạnh việc tăng cường các hoặt động giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cuối tuần hay trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ thì đối với các học sinh cá biệt tôi cũng cần có những biện pháp giáo dục đặc thù, phù hợp với từng em.
4.1 Giáo dục bằng tâm lí
 Từ xưa đến nay, quan hệ thầy trò là quan hệ tình cảm, thân mật, gắn bó. Từ đó tôi thường có những cuộc nói chuyện cởi mở với các em ấy thì mới biết được những tâm tư, nguyện vọng của các em và rồi để có những biện pháp giáo dục thích hợp, kịp thời. Đối với những học sinh cá biệt không nên thường xuyên phê bình và dùng những lời nói nặng đến các em. Nếu làm vậy thì không những không đạt được kết quả của mình mong muốn, mà thậm chí còn nhận được kết quả trái ngược lại. Nếu ta cứ mãi phê bình các em ấy trước lớp thì các em ấy sẽ có những hành động phản lại và trở nên xa lánh chúng ta. 
 Chính vì thấy được các cá tính của các em như vậy nên tôi đã tạo được mối quan hệ gần gũi với các em chưa ngoan. Tôi thực sự phải là chỗ dựa đáng tin cậy nhất cho các em. Khi nói chuyện với các em tôi luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ thì mới có thể dễ dàng cảm hóa được các em. Cho đến khi mối quan hệ cô trò gần gũi, tốt đẹp hơn thì lúc này các em sẽ thổ lộ những tâm tư, tình cảm riêng của mình mà không một chút ngần ngại. Lúc này những lời khuyên, răn dạy của chúng ta sẽ có tác dụng rất lớn đối với các em ấy.
 Ví dụ 1: 
 Trong lớp tôi chủ nhiệm có em Lê Văn Quang – một học sinh có ý thức học tập còn yếu kém. Em chỉ thích đi chơi, giao du với bạn xấu ngoài trường, hoặc đi chơi games onlie. Em thường chơi đến khuya nên mỗi sáng mai đến lớp em thường gục mặt lên bàn, không chú ý nghe giảng và ghi chép bài như các bạn khác trong lớp. Chính vì vậy đến khi thầy cô kiểm tra em thường nhận được điểm kém. Em tỏ ra chán nản, không muốn đi học, lầm lì ít nói và ương bướng, em còn xa lánh bạn bè, thầy cô và em đã có ý định bỏ học. Kết quả học kì một em bị xếp loại hạnh kiểm yếu, học lực yếu.
 Thấy vậy tôi đã tìm cách gần gũi và trò chuyện với em. Sang những tuần đầu học kì hai, những lần em mắc lỗi điểm kém hoặc hững lỗi thuộc về nề nếp, tôi thường không phê bình em nặng nề trước lớp nữa mà thay vào đó tôi tìm ra điểm tốt của em để biểu dương như là : “ Ở buổi lao động chiều thứ năm vừa qua, lớp ta đã làm tốt công việc được giao. Đặc biệt bạn Quang đã làm việc rất năng nổ, nhiệt tình. Cô thấy tất cả các em đều nên tham gia lao động một cách nhiệt tình như bạn ấy. Cô đã nhìn thấy sự cố gắng rất nhiều ở bạn Quang”.
 Biết được tâm tư, nguyện vọng của em, biết được nguyên do đâu mà em đã trở nên như thế, tôi đã động viên em, thường xuyên quan tâm đến em nhiều hơn trong các giờ học. Tôi đã xếp một em học sinh khác ngoan và học khá hơn ngồi cạnh em để giúp đỡ em trong học tập. Từ những việc như vậy, nên ngay từ những tuần đầu của học kì hai, em đã có những tiến bộ rõ nét ở cả hai mặt học tập và đạo đức. Ở đợt thi đua chào mừng ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/03/2018 vừa qua em cùng một số bạn khác đã tham gia rất nhiệt tình và kết quả là chi đoàn 11B4 đã được khen và nhận được giải khuyến khích trong cuộc thi “ Hội chợ ẩm thực” do Đoàn trường tổ chức.
 Ví dụ 2: 
 Một trường hợp khác trong lớp tôi nữa đó là em Nguyễn Quang Nam – một học sinh mồ côi cha từ rất sớm, cũng là một trong những học sinh cá biệt của lớp.
Cũng có những biểu hiện như em Quang, nhưng em Nam còn thường xuyên vi phạm các lỗi về nề nếp như đi học muôn, không thực hiện đồng phục theo quy định, thường xuyên đổi chỗ trong các giờ học để nói chuyện và chơi. Em c̣n có những hành vi như lấy cắp tiền và máy tính cầm tay của các bạn trong lớp để lấy tiền đi chơi, đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng em không tiến bộ. Một hôm tôi biết được tin mẹ em bị ốm nặng phải nằm viện. Tôi đã động viên em rất nhiều. Tôi đã dùng tình cảm của người mẹ để tâm sự cùng em: “ Em là niềm an ủi duy nhất đối với mẹ em lúc này, cũng như mẹ là chỗ dựa duy nhất của em. Bố mất sớm, mẹ sớm hôm tảo tần nuôi em ăn học, mong muốn em trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Bao vất vả nặng nhọc mẹ đều gánh chịu để em có cơ hội, điều kiện học tập tốt bằng bạn, bằng bè. Vậy mà em không nhận ra điều đó sao?. Gần đây cô nghe nói mẹ em bị ốm do biết tin em không chịu học hành, lấy trộm tiền của các bạn, theo các bạn xấu đi chơi. Thấy mẹ vậy em không thương, xót mẹ mình sao ?”. Lúc này đây tôi thấy em đã hiểu ra vấn đề nên tôi thường xuyên trao đổi riêng và động viên em. Em đã phần nào hiểu được những gì tôi đã dành cho em và đã có những thay đổi tiến bộ dần dần.
4.2. Giáo dục bằng tập thể lớp
 Ở cấp THPT là thời điểm mà bạn bè có vị trí quan trọng trong đa số các em, đặc biệt là đối với những học sinh cá biệt, các em lại càng coi trọng tình bạn. Chính vì nắm bắt và hiểu được điều này nên bên cạnh giáo dục học sinh cá biệt bằng tình cảm, bằng tâm lí tôi còn dùng biện pháp lấy tập thể ra để giáo dục cá nhân. Khi tôi muốn tìm hiểu về những học sinh chưa ngoan của lớp mình, tôi thường trao đổi với một số học sinh khác của lớp về các em ấy. Và tất nhiên tôi cũng hướng dẫn các em trong lớp mình gần gũi, giúp đỡ và động viên bạn. Hướng dẫn các em là phải tạo được mối quan hệ tốt và phải cho bạn thấy đặt niềm tin ở nơi mình. Một khi bạn bè đã có niềm tin với nhau thì các em sẽ thoải mái bộc lộ tâm tư với bạn mà không còn phải ngần ngại. Lúc này tôi đã thường xuyên giữ mối liên lạc với một số học sinh khác trong lớp để biết được những khó khăn mà các em học sinh cá biệt đang gặp phải. Từ đó hướng dẫn cho học sinh lớp mình biết cách sẻ chia, tháo gỡ khó khăn với bạn, giúp bạn vượt lên chính mình.
4.3. Phối hợp với các giáo viên bộ môn.
 Có học sinh lại có biểu hiện cá biệt ở chỗ mối quan hệ với thầy cô của mình chưa tốt, nhưng tôi nghĩ là chúng ta cần tạo mối quan hệ gần gũi, không quá khắt khe, nên bao dung độ lượng, thể hiện sự quan tâm của chúng ta để các em thấy được thầy cô như cha mẹ mình. Luôn dìu dắt, nâng đỡ các em khi các em vấp ngã trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
 Ví dụ 
 Em Nguyễn Văn Minh lớp tôi, là một học sinh yếu. Ở môn Tiếng Anh em được thầy gọi lên bảng kiểm trai bài cũ vài lần nhưng em vẫn không học bài, không thuộc bài. Chính vì vậy đã có lần thầy dùng những lời nhận xét nặng nề với em, và từ đó em đã nghĩ thầy không công bằng với mình nên thường xuyên phá rối lớp trong giờ học.
 Biết được nguyên do như vậy tôi đã yêu cầu em viết một bản kiểm điểm với thầy về hành vi không học bài, quấy phá lớp trong giờ học. Từ đây tôi cũng đã gặp, trao đổi và nhắc nhở em cố gắng chú ý học tập. Phân tích, chỉ ra những hành động chưa đúng của em. Mong muốn em hứa với tôi từ nay sẽ chú ý học hơn đặc biệt là trong giờ học Tiếng anh.
 Sau đó tôi đã trao đổi với giáo viên bộ môn về tính cách cá biệt của em, đồng thời mong muốn có sự phối hợp để giáo dục em được tốt hơn. Mong muốn thầy thường xuyên quan tâm đến em hơn. Trong giờ học hãy luôn gọi em trả lời bài trước lớp, ưu tiên chọn những câu hỏi dễ phù hợp với khả năng của em để em có thể trả

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_hoc_si.docx