SKKN Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng lấy người học làm trung tâm môn Công nghệ 11

SKKN Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng lấy người học làm trung tâm môn Công nghệ 11

Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trong xu thế của hội nhập và phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cả về nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa chiến lược.

Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”.

 Thời đại trước mắt chúng ta, xã hội chúng ta đang hướng đến là một xã hội tri thức. Con người của thời đại hiện tại không chỉ có nhiệm vụ nhớ các kiến thức sẳn có mà đòi hỏi phải có khả năng từ khối lượng tri thức đó sản sinh ra các giá trị vật chất và tinh thần mới. Với thời đại dạy học không còn là quá trình truyền thụ, chuyển giao kiến thức mà phải là một quá trình tổ chức, định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động nhằm chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa; trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học. Đó chính là lí do và cũng là mục đích của quan điểm "Lấy người học làm trung tâm".

 

doc 24 trang thuychi01 6946
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng lấy người học làm trung tâm môn Công nghệ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trong xu thế của hội nhập và phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cả về nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa chiến lược.
Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
 Thời đại trước mắt chúng ta, xã hội chúng ta đang hướng đến là một xã hội tri thức. Con người của thời đại hiện tại không chỉ có nhiệm vụ nhớ các kiến thức sẳn có mà đòi hỏi phải có khả năng từ khối lượng tri thức đó sản sinh ra các giá trị vật chất và tinh thần mới. Với thời đại dạy học không còn là quá trình truyền thụ, chuyển giao kiến thức mà phải là một quá trình tổ chức, định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động nhằm chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa; trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học. Đó chính là lí do và cũng là mục đích của quan điểm "Lấy người học làm trung tâm".
 Thực tế như chúng ta đã thấy phần chế tạo cơ khí nói chung và tự động hóa nói riêng là phần kiến thức hết sức quan trọng đối với học sinh khi học sinh vào học các ngành có liên quan đến kỹ thuật như: cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, xây dựng dân dụng, xây dựng cầu đường, kiến trúc...., khi vào học các ngành này học sinh sẽ được tiếp tục học về vật liệu cơ khí và tự động hóa chuyên sâu hơn và phần này chiếm một số lượng tín chỉ lớn trong chương trình học của các em. Do đó việc cung cấp một lượng kiến thức cơ bản về phần tự động hóa đối với học sinh phổ thông sẽ là nền tảng giúp các em tiếp cận tốt hơn các kiến thức chuyên sâu về tự động hóa khi các em vào học các ngành nghề có liên quan đến phần này.Và hơn hết sẽ khắc sâu hơn rất nhiều khi chính các em tự tìm hiểu về tự động hóa trong lĩnh vực cơ khí nói chung và các lĩnh vực khác nói riêng.
Đây là vấn đề khiến tôi suy nghĩ rất nhiều trong quá trình công tác giảng dạy ở trường THPT Thạch thành 4.
Hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này. Vì thế tôi mạnh dạn lựa chọn hướng giải quyết vấn đề:
Thiết kế bài giảng “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo hướng lấy người học làm trung tâm môn công nghệ 11.
1.2 Mục đích nghiên cứu
 Phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm” là một phương hướng, một kiểu dạy học phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay.
Trong dạy học, HS là đối tượng trí tuệ của người thầy, nó còn là một sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với xã hội và thời đại. Cùng lúc đó, HS là chủ thể của hoạt động học tập. Các em tiếp thu tri thức nhân loại để phát triển chính bản thân mình trở thành chủ thể tích cực và sáng tạo. HS là chủ thể của chính mình. Vì vậy nhân vật trung tâm này phải là một chủ thể có ý thức, có nhu cầu, có hứng thú, ham thích học và tích cực trong hoạt động học tập, biết cách học để chiếm lĩnh khoa học.
 Phương pháp “Lấy người học làm trung tâm” đòi hỏi phải xây dựng lại các hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Các hình thức tổ chức dạy học được sử dụng nhiều nhất là tự học, học theo nhóm, trò chơi đóng vai, hoạt động thực tiễn, tham quan Có thể khẳng định rằng: Dạy học “lấy người học làm trung tâm” có tư tưởng chủ đạo là tổ chức cho HS hoạt động tích cực, sáng tạo, lấy tự học làm chính; lấy tập thể để bổ trợ cho cá nhân; lấy máy móc thiết bị làm phương tiện; lấy tài liệu, sách giáo khoa, băng hình và tự đánh giá kết quả học tập. Lối học này hình thành ở HS sự mạnh dạn, có tính cách, tự tin, biết cách học, biết cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khẳng định chân lí, tạo nên con người rất thực tế, thích hoạt động, dẫn đến sự năng động và sáng tạo trong tư duy, trong hoạt động cuộc sống. Qua quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm tôi đã giải tỏa được những vướng mắc mà trước đây khi dạy học tôi đã gặp phải. Từ đó tạo được niềm tin cho đồng nghiệp và học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Khai thác các hình ảnh trực quan (tranh ảnh, mô hình, hình ảnh tĩnh hoặc động, các video clip ) về phần tự động hóa trong chế tạo cơ khí nói chung và tự động hóa trong các lĩnh vực khác nói riêng để đưa vào bài dạy.
	- Nội dung bài “ Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” nói riêng và phần cơ khí nói chung của công nghệ 11.
	- Đề tài khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh một số lớp được chọn làm đối tượng nghiên cứu trước và sau tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Trong đề tài SKKN tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu sách giáo khoa, báo, tài liệu, giáo trình, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết cơ bản liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	Tìm hiểu thực tiễn dạy học của môn học thông qua: Tham gia dự giờ lấy ý kiến của các thầy cô phụ trách việc giảng dạy môn công nghệ ở trường. Từ đó xác định được những khó khăn trong việc triển khai dạy học môn công nghệ, theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm.
Thăm dò trao đổi ý kiến với giáo viên về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Tham khảo ý kiến giáo viên trong trường và các thầy cô giáo chuyên môn có kinh nghiệm khi tiến hành xây dựng các bài giảng theo phương pháp lấy người học làm trung tâm.
Phương pháp thực nghiệm
 Trên cơ sở đề xuất phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm vào bài “ Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” công nghệ 11 giúp học sinh học tốt và khắc sâu kiến thức, chúng ta sẽ tiến hành soạn giáo án thực nghiệm, thực hiện việc thực nghiệm tại trường nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài. 
Phương pháp thống kê, sử lý số liệu.
 Thông qua kết quả quan sát tiết dạy, phân tích, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh, xử lý thống kê toán học trên cả hai nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm rồi rút ra những kết luận cần thiết. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Mỗi đứa trẻ sinh ra như một chiếc hộp bí ẩn. Có những mảnh ghép bên trong. Một số mảnh thì bị vỡ, một số bị mất hoặc còn bị giấu kín. Nhưng trái tim của người thầy có thể sắp xếp lại chúng thành bức tranh, tìm ra những mảnh ghép còn thiếu... Chỉ ra cho đứa trẻ thấy nó có thể thành người tuyệt vời như thế nào. Công việc của người Thầy không chỉ là truyền dạy tri thức, bằng cách làm đầy chiếc hộp bằng những mảnh ghép. Mà là, ghép chúng lại với nhau thành một tác phẩm nghệ thuật.
Dạy học là một quá trình nhận thức, là quá trình hoạt động của thầy – trò, trong đó học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học. Nhiệm vụ của quá trình dạy học là hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo và phải làm cho trí tuệ của học sinh phát triển, phát hiện ra những dự trữ về sự phát triển trí tuệ của học sinh tiềm tàng ngay trong quá trình dạy học.
Vai trò của thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh hoạt động trong giờ học. Thầy giáo cần cân nhắc, chọn lọc, sắp xếp theo trình tự logic để chuyển tải kiến thức sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dành cho dạy học, đặc biệt là phù hợp với từng đối tượng học sinh, làm thế nào để mọi học sinh trong lớp đều tham gia hoạt động, vừa đảm bảo nhịp độ chung nhưng cũng là điều kiện cho học sinh phát triển hết năng lực của bản thân.
 Phương pháp lấy người học làm trung tâm, là chủ thể của quá trình học tập đã được đề xướng từ lâu. Ở thế kỉ XVII A.Kômenski đã viết: "Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách hãy tìm ra phương pháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn". Cách đây khoảng 30 năm (1991), R.R.Singh cũng đã viết: "Làm thế nào cá thể hóa quá trình học tập để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách thức chủ yếu đối với giáo dục. Theo đó, bên cạnh xu hướng truyền thống thiết kế chương trình giảng dạy lấy logic nội dung môn học làm trung tâm đã xuất hiện xu hướng thiết kế chương trình học tập lấy nhu cầu, lợi ích của người học làm trung tâm.
Phát triển phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác có ý nghĩa không chỉ trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho các em tâm thế tốt để chuẩn bị cho tiền đồ của chính các em và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước sau này
 Trước đây, trong phần chế tạo cơ khí nói chung hay tự động hóa nói riêng công nghệ 11 phương pháp đang được sử dụng phổ biến đó là: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách thông qua một số câu hỏi gợi mở, học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát một số tranh ảnh mẫu vật nếu có rồi tiến hành tư duy, hình dung, tưởng tượng và rút ra nội dung bài học.. Sau đó giáo viên tóm tắt và kết luận lại cho học sinh về nội dung bài học dưới dạng lý thuyết.
Với cách thực hiện như trên không phải hoàn toàn là cái dở mà cũng có cái hay của nó. Qua đó nó thể hiện được phong cách, phương pháp và khả năng truyền đạt kiến thức của người giáo viên. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy, nó cũng gây không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh. Sau khi nghiên cứu xong kiến thức là những lí thuyết thường mờ nhạt và trừu tượng. Do đó học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa nghiên cứu, gây ra sự nhàm chán đối với môn học. . Vì vậy cần phải cụ thể hoá, vật chất hoá, làm cho lí thuyết được cụ thể, sâu sắc và có tính thuyết phục hơn. Từ đó tích cực hóa hoạt động nhận thức kích thích hứng thú học tập cho học sinh giúp học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức và khắc sâu vấn đề lí thuyết vừa nghiên cứu đúng như Lê Nin đã chỉ rõ: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách quan”. Và hơn hết là do chính các em tự tìm ra.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là giáo viên giảng dạy theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, việc sử dụng các phần mềm hổ trợ trong giảng dạy phần chế tạo cơ khí nói chung hay bài “ Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” nói riêng còn nhiều hạn chế vì học sinh tiếp thu ở thế bị động từ giáo viên.
Dùng phương pháp thuyết trình, giáo viên giảng giải học sinh ghi chép sẽ không có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, Ngoài ra nội dung môn học này quá nặng nề, khô khan, kém hấp dẫn, đội ngũ giáo viên đào tạo đúng chuyên nghành còn thiếu, do vậy nhiều trường phải bố trí giáo viên không được đào tạo đúng chuyên nghành hoặc giáo viên phải dạy lệch môn để giảng dạy công nghệ.
Mặt khác xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh..... và còn nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú.
 Từ những khó khăn cấp bách trên tôi thiết nghĩ học sinh ngồi nghe sẽ thấy mệt mỏi chán học. Vậy hãy để các em tự mình tìm hiểu những kiến thức từ sách giáo khoa và thực tế sẽ thích thú hơn vào dạy bài “ Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” công nghệ 11 làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Tôi xin được giới thiệu một cách dạy tạo hứng thú học tập cho học sinh giúp học sinh học tốt đó là tự mình tìm hiểu nội dung bài học thông qua sự định hướng của giáo viên vào bài “ Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” công nghệ 11.
Cách thức tiến hành
Cung cấp kiến thức bộ môn cho học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Tham gia dự giờ lấy ý kiến của các thầy cô phụ trách việc giảng dạy môn công nghệ.
Tham khảo ý kiến giáo viên trong trường và các thầy cô giáo chuyên môn có kinh nghiệm khi tiến hành xây dựng bài giảng “ Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” công nghệ 11.
Xây dựng kho tư liệu cho bài tự động hóa trong chế tạo cơ khí .Gồm các tranh ảnh, mô hình, hình ảnh tĩnh hoặc động, các video clip phục vụ cho bài hoc.
Tiến hành soạn giáo án thực nghiệm, thực hiện việc thực nghiệm tại trường nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài.
Thông qua kết quả quan sát tiết dạy, phân tích, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh, xử lý thống kê toán học trên cả hai nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm rồi rút ra những kết luận cần thiết.
Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ đưa ra bài điển hình là “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” theo phương pháp dạy lấy người học làm trung tâm.
 Đặt vấn đề: Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động hóa. Phải khẳng định rằng,tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài “ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ”
 HOẠT ĐÔNG 1 :TÌM HIỂU KHÁI NIỆM MÁY TỰ ĐỘNG.
Đếm tiền
GV : Cho học sinh xem tranh ảnh , video .
Máy đếm tiền.
Máy tiện thường
Máy tiện CNC	
GV : Các bức tranh trên có gì giống và khác nhau ?
HS : Cùng một tính chất công việc nhưng đã có sự thay dổi trong cách thực hiện, một bên có con người cùng thực hiện và một bên sử dụng máy móc.
GV: Máy tự động là gì ?
HS : Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
GV: Kể tên một số máy tự động mà em biểt ?
HS: Máy gặt liên hoàn, máy phun thuốc trừ sâu.......
Máy CNC (tiện, phay, khoan,.. )
Một số loại máy tự động dùng trong lĩnh vực cơ khí.
Máy cắt thép tự động
GV : Các máy tự động khác nhau thì có cấu tạo cũng như cách thức hoạt động khác nhau vậy khi chúng ta muốn thay đổi chế độ làm việc cũng như tạo ra sản phẩm có kích thước khác nhau chúng ta tác động vào đâu ?
HS: Chúng ta tác động vào phần điều khiển của máy và phần điều khiển này có thể khó thay đổi hay dễ thay đổi là dựa vào tính chất của máy và chủ yếu :
 Có hai loại máy tự động :
 + Tự động cứng : Là máy chỉ họat động theo chương trình định trước , thường điều khiển bằng cơ khí nhờ các cơ cấu CAM.
 + Tự động mềm : Là máy có thể thay đổi chương trình hoạt động một cách dễ dàng để gia công được các loại chi tiết khác nhau. 
HOẠT ĐỘNG 2 :TÌM HIỂU VỀ RÔ BỐT
GV : Giới thiệu tranh ảnh về một số cuộc thi rô bô con
Hình 2.1.BK-FIRE 2005 (Robot tự động) Hình 2.2.BK-FIRE 2005 (Robot bằng tay)
Và đây chính là Rô bốt
Rô bốt là gì ?
HS :Là thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm thực hiện quá trình tự động hoá.
GV: Rô bốt có đặc điểm gì để phù hợp với chức năng của nó?
HS: Có khả năng làm nhiều công việc vì vậy bản thân có thể xử lí thông tin khi tiếp nhận và di chuyển từ vị trí này tới vị trí khác.Vì vậy rô bốt có nhiều ưu điểm và được ứng dụng rộng rãi trong xu hướng hiện nay.
- Có khả năng thay thế con người làm việc trong các môi trường độc hại: việc nặng nhọc, gây nguy hiểm cho con người, như nóng, độc, phóng xạ, dưới nước sâu, trong lòng đất, ngoài khoảng không vũ trụ.
Trình chiếu tranh ảnh thể hiện một số công dụng của rô bốt
 Rô bốt lau kính Rô bốt thám hiểm mặt trăng
 Và gần đây nhất Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản đề giành ngôi vị cao nhất trong cuộc thi Robocon châu Á - Thái Bình Dương.Việt Nam cũng là đội duy nhất giành chiến thắng tuyệt đối ở tất cả các vòng đấu trong số 18 đội của 17 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á Thái Bình Dương dự giải đấu do Liên minh truyền hình châu Á Thái Bình Dương tổ chức này vào ngày 24/8/2017. Đã khẳng định vị trí của Việt Nam ở đấu trường quốc tế.
Robocon Lạc Hồng giành chiến thắng tuyệt đối ở tất cả các vòng đấu.
HOẠT ĐỘNG 3 : TÌM HIỂU VỀ DÂY CHUYỀN TỰ ĐỘNG
GV : Giới thiệu tranh và video về một dây chuyền sản xuất tự động.
 Dây chuyền chiết rót định lượng Dây chuyền sản xuất bia.
 trục vít xoắn bán tự động 
 Dây chuyền sản xuất ôtô
Dây chuyền tự động là gì?
HS: Là tổ hợp các máy và các thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện công việc khác nhau nhằm hoàn thành một sản phẩm nào đó.
GV: Sơ đồ quy trình chế tạo một trục Chốt Cửa.
 Quy trình công nghệ chế tạo CHỐT CỬA?
Phôi
Chốt cửa
Tiện
Phay
Mài
Máy số 1 (Máy tiện)
Máy số 2 (Máy Phay)
Máy số 3 (Máy Mài)
Rôbốt 1
Rôbốt 2
Rôbốt 3
Băng chuyền
Nêu nhiệm vụ của rô bôt và các máy tự động?
HS: - Rô bốt dùng để láo và lắp phôi lên máy tự động
Máy số 1: Dùng để tiện
Máy số 2: Dùng để phay
Máy số 3: Dùng để mài
Phôi đưa lên băng tải, các rô bốt 1,2,3,lắp phôi lên máy và tháo chi tiết sau khi gia công xong đặt lên băng tải.Các máy tự động làm công việc của mình. Băng tải có nhiệm vụ chuyển phôi từ máy gia công nay sang máy gia công khác.
GV: Lấy một số ví dụ về dây chuyền tự động trong thực tế?
HS: dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền sản xuất nước ngọt,.....
Nhiều nghiên cứu với khả năng ứng dụng thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được vinh danh trong Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam.
Công trình "Nghiên cứu cải tiến, thiết kế, chế tạo, đồng bộ hóa chuỗi dây chuyền chiết lon và đóng hộp tự động công suất 50.000 lon/giờ" của thạc sĩ Trần Văn Trà và cộng sự đến từ Thái Bình cùng 3 công trình khác đã giành giải nhất Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam tối 16/5. Công trình này cũng nhận giải xuất sắc thuộc lĩnh vực cơ khí tự động hoá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Ông Trần Văn Trà (ngoài cùng bên trái) và ông Lê Hữu Hoàng (giữa) được Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trao giải WIPO năm 2015.
 Sau khi đã tìm hiểu xong lĩnh lực tự động hóa trong lĩnh vực cơ khí dựa vào kiến thức thực tế và sự hiểu biết , giáo viên chia nội dung công việc cho từng nhóm tìm hiểu và trình bày:
Nhóm 1 : TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÔNG NGHIỆP.
Nhóm 2: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP
Nhóm 3: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG Y HỌC, QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG - AN NINH.
Nhóm 4: CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ.
HOẠT ĐỘNG 4: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÔNG NGHIỆP.
 Đại diện nhóm 1 lên trình bày:
ĐVĐ: Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, sự tiến bộ của các công cụ lao động đã đưa con người lần lượt đi qua các thời đại văn minh: thời kì săn bắn hái lượm, thời kì đồ đá, thời kì đồ đồng,và đến nay con người đang sở hữu một nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến. Trong quá trình phát triển đó, có thể nói tự động hóa giữ vai trò chủ chốt, là động lực làm thay đổi bộ mặt của công nghiệp toàn thế giới từ đó làm thay đổi nền kinh tế nhân loại. Để hiểu rõ hơn tác động của tự động hóa trong công nghiệp ta tìm hiểu qua các nội dung sau:
 + Thời gian diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới.
 +Tự động hóa trong các quá trình đó và thành tựu mang lại.
 +Quá trình tự động hóa trong công nghiệp ở Việt Nam.
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới có thể chia làm 4 giai đoạn và với từng giai đoạn thì đánh dấu từng mốc của quá trình tự động hóa. Ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đến thứ ba tự động hóa tham gia trong nhiều khâu sản xuất và bước đầu thay thế con người. Sang đến cuộc cách mạng lần thứ tư thì tự động hóa đã thực sự giữ vai trò chủ đạo. Nhiều lĩnh vực sản xuất đã hoàn toàn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_bai_giang_tu_dong_hoa_trong_che_tao_co_khi_the.doc
  • docbìa và phụ lục (2).doc