SKKN Tích hợp giáo dục phòng chống ô nhiễm thực phẩm vào môn Sinh học 8, 9

SKKN Tích hợp giáo dục phòng chống ô nhiễm thực phẩm vào môn Sinh học 8, 9

Phòng chống Ô nhiễm thực phẩm là vấn đề quan trọng đặc biệt. Việc sống và được tiếp cận với thực phẩm an toàn là quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng vai trò to lớn đối với sức khỏe con người cuộc sống. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sưc khỏe mà còn liên quan trực tiếp đến năng xuất hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.

Thực tế trong những năm gần đây các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với cơ thể con người và môi trường xung quanh xảy ra khi thuốc được sử dụng không đúng các tiêu chuẩn quy định.

 

doc 18 trang thuychi01 7230
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục phòng chống ô nhiễm thực phẩm vào môn Sinh học 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ XUÂN
TRƯỜNG TH&THCS CÁT VÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM THỰC PHẨM VÀO MÔN SINH HỌC 8,9
Người thực hiện: Trần Thị Hồng Thảo
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Cát Vân
SKKN thuộc môn : Sinh học
NHƯ XUÂN NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến
2
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3.Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
3. Kết luận, kiến nghị
14
3.1. Kết luận 
14
3.2. Kiến nghị
15
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Phòng chống Ô nhiễm thực phẩm là vấn đề quan trọng đặc biệt. Việc sống và được tiếp cận với thực phẩm an toàn là quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng vai trò to lớn đối với sức khỏe con người cuộc sống. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sưc khỏe mà còn liên quan trực tiếp đến năng xuất hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.
Thực tế trong những năm gần đây các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai  Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. 
Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với cơ thể con người và môi trường xung quanh xảy ra khi thuốc được sử dụng không đúng các tiêu chuẩn quy định.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang tạo ra rất nhiều lo lắng cho người dân. Nguyên nhân do .việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm dung trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy hải sản.Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật không cho phép trong sản xuất rau, củ, quả. Sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng hiện nay đang là vân đề nhức nhối mang tính toàn cầu..
Sinh học là một môn học giúp học sinh có những hiểu biết khoa học về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, vì vậy môn sinh học trong trường phổ thông có khả năng tích hợp rất nhiều nội dung trong dạy học, trong đó việc tích hợp giáo dục phòng chống ô nhiễm thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy học.
Mặt khác các em học sinh là những mầm non tương lai của đất nước, các em có quền được biết. được giáo dục, quền được sống trong một xã hội văn minh, có quền được tham gia vào các hoạt động góp phần phát triển xã hội. Vì vậy là giáo viên việc giáo dục cho các em biết những vấn đề cấp thiết về phòng chống Ô nhiễm thực phẩm để phục vụ cuộc sống và góp phần đưa đất nước phát triển và hội nhập là rất cần thiết. Vậy giáo dục như thế nào cho có tính hệ thống và hiệu quả. Tôi xin được đưa ra kiến kinh nghiệm: TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM THỰC PHẨM VÀO MÔN SINH HỌC 8,9” Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm định hướng cho HS hiểu và ý thức được một số vấn đề về phòng chống ô nhiễm thực phẩm đang la vấn đề cấp bách hiện nay có liên quan trực tiếp tới quá trình dạy và học môn Sinh học ở trường THCS.
- Giúp học sinh ham mê, yêu thích bộ môn sinh học.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về phòng chống ô nhiễm thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống và đưa đất nước phát triển và hội nhập.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đề tài tập trung vào nghiên cứu cách tích hợp lồng ghép giáo dục phòng chống ô nhiễm thực phẩm vào các bài học cụ thể trong môn sinh học 8, 9 nhằm giáo dục ý thức cho học sinh về an toàn thực phẩm đồng thời hình thành cho các em ý thức kỹ năng bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội từ đó vận dụng vào sản xuất thực phẩm sạch ở gia đình, địa phương.
Áp dụng cho các bài ở môn sinh học 8 đặc biệt là bài 29: Con đường vận chuyển các chất và vai trò của gan và bài 30: Vệ sinh hệ tiêu hóa. Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
- Áp dụng cho các bài trong môn sinh học 9 đặc biệt là phần II: Sinh vật và môi trường sinh học 9 như bài “ Ô nhiễm môi trường”
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; 
- Phương pháp thực nghiệm; 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài:
Để thực hiện được hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm” Tích hợp giáo dục phòng chống ô nhiễm thực phẩm” cho học sinh giáo viên cần xác định:
- Mục tiêu tích hợp.
- Nội dung, phương pháp và hình thức tích hợp.
	- Địa chỉ tích hợp.
	Tuy nhiên dù tích hợp ở nội dung nào trong giảng dạy giáo viên cũng phải thực hiện nghiêm túc kiến thức môn học, không kéo dài thời gian lên lớp và làm nặng nề giờ học.
	Đối với bài học mà toàn bộ nội dung có liên quan đến ô nhiễm thự phẩm và sức khỏe ví dụ chương V, bài 30: vệ sinh tiêu hóa. Phần I: các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa. Đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cập nhật thông tin thường xuyên thì nội dung bài học mới thêm phong phú, mới tạo hứng thú học tập cho học sinh. Có nghĩa là cả giáo và học sinh đều nói về sự ô nhiễm thực phẩm là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh về đường tiêu hóa.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng nghiên cứu:
	a. Về phía giáo viên:
	- Hiện nay đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế là do một trong các lý do sau:
	+ Không căn chuẩn thời gian các phần
	+ Phần liên hệ được coi là phần phụ.
Thường ở thông tin này giáo viên bỏ qua vấn đề ô nhiễm thực phẩm hoặc chưa có kiến thức thực tế sinh động nên học sinh chưa ý thức được sự nghiêm trọng của ô nhiễm thực phẩm..
	Theo cấu trúc chương trình SGK Sinh học nói chung và và sinh học 8,9 nói riêng, phần nội dung bài học có liên quan tới ô nhiễm thực phẩm thường không thành mục riêng và không rõ ràng trong bài học vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật tinh tế để phát hiện và lồng ghép kiến thức để giáo dục về phòng chống ô nhiễm thực phẩm cho học sinh.
Thông thường giáo viên chỉ thiết kế nội dung bài học theo SGK học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán vì học sinh hiện nay có rất ít kiến thức thực tế. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức phòng chống ô nhiễm thực phẩm cho các em chưa được áp dụng.
 	Từ những lý do đó mà giáo viên chưa nâng cao được ý thức cho học sinh về thực phẩm sạch, ý thức về chăn nuôi và trồng trọt tạo ra những thực phẩm sạch để phục vụ bản thân và xã hội. 
	b. Về phía học sinh.
- Thực trạng học sinh ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết tác hại của ô nhiễm, còn thờ ơ trước những việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật trái phép trong sản xuất thự phẩm ngay trong gia đình và địa phương nơi các em sinh sống. Mặt khác các em thường xuyên mua các loại thức ăn nhanh bán ngay ở các quán nhỏ ven đường để sử dụng, những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm định 
- Hiện nay đa số học sinh THCS chưa có kỹ năng thu nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.Vì vậy ý thức phòng chống ô nhiễm thực phẩm của học sinh là chưa có.Vì thế các em còn thờ ơ trước nguồn thực phẩm ô nhiễm mà bản thân các em và xã hội đang sử dụng hàng ngày.
- Một số hình ảnh bản thân đã thu thập được khi chưa thực hiện đề tài, hình ảnh cho chúng ta thấy các em chưa có kỹ năng phòng chống các loại thực phẩm ô nhiễm, không rõ nguồn gốc và chưa có ý thức trong việc sản xuất thực phẩm an toàn cho gia đình và địa phương, còn lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học trong trồng trọt, chăn nuôi.
	- Như vậy ô nhiễm thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến sức các em mà mà nó là vấn đề nhức nhối hiện nay mang tính cấp bách của cả xã hội Việt Nam và cả thế giới nói chung. vì thế tôi thiết nghĩ cần phải giáo dục các em ý thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời qua đó giáo dục sớm cho các em là những người sản xuất thực phẩm trong tương lai ý thức sản xuất những loại thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng.
	- Đó chính là lí do thúc đẩy tôi tìm ra biện pháp khắc phục vấn đề này.
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
	2.3.1. Giáo viên có thể giáo dục ý thức phòng chống ô nhiễm thực phẩm cho học sinh ngay trong các hoạt động dạy của mình.
 	Nếu trong cấu trúc bài học nội dung có liên quan tới sử dụng thực phẩm được đặt ra trong nội dung của mỗi phần hay chiếm một nội dung rất nhỏ trong bài, tuy nhiên người giáo viên nhất thiết không được coi là phần phụ mà dễ bỏ qua. Cần đưa vào mục tiêu giáo dục của bài. Giáo viên dẫn dắt gợi ý cho học sinh tự nói dựa trên hiểu biết của mình, sau đó giáo viên khuyến khích cho điểm đối với học sinh đưa ra những thông tin đúng ngoài SGK.
	Ví dụ: sinh học 8, bài 30: vệ sinh hệ tiêu hóa. 
Giáo viên cho học sinh tự đọc thông tin tìm hiểu các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa học sinh sẽ hiểu được các cơ quan trong hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng như thế nào, các tác nhân có hại đó phần lớn do chế độ ăn uống và do ô nhiễm thực phẩm gây ra .
Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các tác nhân đến từng bộ phận của hệ tiêu hóa, tìm hiểu về nguyên nhân dẫn tới các tác nhân đó xâm nhập vào hệ tiêu hóa, học sinh sẽ nhận thấy các vi khuẩn và các chất độc hại gây hại hệ tiêu hóa chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, những thực phẩm ô nhiễm, thức ăn nhiễm độc, nhiễm vi sinh vật gây hại do trong qua trình sản xuất và chế biến thức ăn ở gia đình và địa phương. 
Cuối cùng tìm ra biện pháp khắc phục, giáo viên dẫn dắt học sinh liên hệ kiến thức thực tế và đưa đến giáo dục ý thức cho học sinh biết nguồn thực phẩm ô nhiễm không chỉ gây tác hại cho cơ quan tiêu hóa mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? Và làm như thế nào để chúng ta có thế khắc phục được vấn đề ô nhiễm thực phẩm đó? Bản thân em có thể làm được những gì góp phần chống ô nhiễm thực phẩm ở địa phương.
	2.3.2. Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới Ô nhiễm thực phẩm.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài, các phần cụ thể trong chương trình môn sinh học 8.9 Trung học cơ sở.
STT
Lớp 
Bài, mục có thể tích hợp
Nội dung tích hợp
Hình thức tích hợp
1
9
Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Phần II: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST.
ND1: Nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc NST là do tác nhân vật lí hoặc hóa học làm phá vỡ cấu trúc NST gây ra bệnh và tật di truyền ở người.
ND2: GD học sinh không sử dụng thuốc hóa học trong qua trình sản xuất, chế biến thực phẩm ở gia đình, địa phương,
Bài trên lớp
2
9
Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người.
Phần III. Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người
ND1: Đấu tranh chống sử dụng vũ khí hóa học và các hành vi gây Ô nhiễm môi trường.
ND1: Giáo dục học sinh hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ trong sản xuất ở địa phương tránh gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm gây bệnh và tật di truyền ở người
Bài trên lớp
3
9
Bài 54: Ô nhiễm môi trường.
Phần II. Mục 2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
ND1: Chất độc hóa học khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường sinh vật.
ND2: Giáo dục học sinh ý thức hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và chăn nuôi ở gia đình và địa phương gây ô nhiễm thực phẩm gây hại cho sức khỏe con người
Bài trên lớp
4
8
Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân. 
Mục II. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan.
ND1: Gan có vai trò khử các chất độc trong cơ thể.
ND2: Các thức ăn có chứa chất hóa học, chất độc đều gây hại cho gan, vì thế không nên sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ô nhiêm, thực phẩm chứa các chất độc hại. Vì vậy cần han chế sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm ở giia đình và địa phương.
Bài trên lớp
 Để giảng dạy kiến thức có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, giáo viên cần tích hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục bảo vệ sức khỏe với kiến thức môn học thành nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên mối liên hệ lí thuyết và thực tiễn được đề cập trong bài học. Vì vậy kiến thức giáo dục phòng chong Ô nhiễm thực phẩm không phải muốn đưa vào lúc nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề sức khỏe, đến các bài học có liên quan đến nguồn thực phẩm và sức khỏe của mọi người mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào. Đối với môn Sinh học có thể áp dụng dưới dạng :
* Dạng liên hệ
- Ở dạng này các kiến thức giáo dục bảo vệ sức khỏe phòng chống Ô nhiễm thực phẩm không được đưa vào chương trình và SGK nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiếm thức giáo dục phòng chống Ô nhiễm thực phẩm có liên quan với bài học qua giờ lên lớp.
	- Ví dụ như sinh học 8: bài 29: phần II. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan.
Qua kiến thức vai trò của gan điều hòa nồng độ các chất trong máu đồng thời khử các chất độc hại đối với cơ thể giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế về các loại thực phẩm ô nhiễm trên thị trường hiện nay và các loại thức ăn do cơ thể dung nạp mỗi ngày. Qua đó học sinh hiểu được tác hại của nguồn thực phẩm ô nhiễm đối với gan và đối với cơ thể đồng thời giáo dục cho các em ý thức phòng chống.
Ví dụ tích hợp phòng chống Ô nhiễm thực phẩm vào dạy phần II 
Tiết 29, bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân – Sinh học 8
Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan
Mục tiêu bài học:
1 Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần:
	- Biết được con đường vận chuyển các chất và vai trò của gan trong việc điều hòa nồng độ các chất.
	- Tích hợp cho học sinh hiểu được tác hại của việc sử dụng nguồn thực phẩm ô nhiễm gây hại cho gan và cơ thể và cách phòng chống các nguồn thực phẩm ô nhiễm hiện nay.
	- Rèn cho học sinh kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống. 
Phương pháp: 
+ PP hoạt động nhóm
+ pp phát hiện và giải quyết vấn đề
+ pp giải quyết tình huống
Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
Phương tiện dạy – học
Học sinh: Chuẩn bị như đã được dặn dò.
Giáo viên: chuẩn bị tranh hình 29.3; phiếu học tập ghi nội dung các câu hỏi tích hợp cần thảo luận trong tổ.
các tài liệu có liên quan. Cập nhật thông tin về ô nhiễm thực phẩm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan.
Bước 1: Giao nhiệm vụ 1
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK quan sát H.29.3 
+ hoàn thành bảng 29.trang 95 SGK
+Gan có vai trò như thế nào trong quá trình hấp thụ chất di dưỡng?
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:
HS nghiên cứu thông tin, kết hợp quan sát tranh hình thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- Nhóm trưởng đôn đốc, nhắc nhỡ các thành viên trong nhóm.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4:Phương án kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
+ Yêu cầu hs rút ra kết luận cho nhiệm vụ 1
Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức cho nhiệm vụ 1.
- GV yêu cầu học sinh dựa vào phần kiến thức ở nhiệm vụ 1, tiếp tục trao đổi thảo luận nhiệm vụ 2
Bước 1: Giao nhiệm vụ 2
Yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận:
* Liên hệ tích hợp:
+ Những thực phẩm có chứa các chất độc hại, chứa vi khuẩn vi rút gây bệnh
nấm mốc, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, các loại kháng sinh, chất bảo quản, hóa chất nhuộm màu hoặc tẩy trắngkhi sử dụng sẽ gây hại như thế nào?
+ Nếu lượng chất độc từ thực phẩm ô nhiễm tích tụ tăng dần trong cơ thể thì sẽ gây ra những hậu quả gì? 
+ Việc phòng chống nguồn thực phẩm gây ô nhiễm là trách nhiệm của ai?
+ Là học sinh chúng ta cần để góp phần phòng chống nguồn thực phẩm ô nhiễm như hiện nay ?
. Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:
HS nghiên cứu thông tin, kết hợp quan sát tranh hình thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- Nhóm trưởng đôn đốc, nhắc nhỡ các thành viên trong nhóm.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4:Phương án kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
+ Yêu cầu hs rút ra kết luận cho nhiệm vụ 2
Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến
II. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan
* Kết luận 1: Bảng phần phụ lục
- Vai trò của gan
+ Điều hoà nồng độ các chất trong máu.
+ Lọc các chất độc.
* Kết luận 2:
- Khi sử dụng các thực phẩm ô nhiễm gây hại cho gan.
- Các chất độc tích tụ lâu trong cơ thể sẽ phá hủy tế bào gan, có thể dẫn tới sơ gan, ung thư gan
- Phòng chống ô nhiễm thực phẩm:
+ Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thức ăn có chứa phẩm màu bày bán ở các cổng trường.
+ Tuyên truyền ý thức về an toàn thực phẩm cho tất cả mọi người trong gia đình, thôn bản.
+ Năng cao ý thức sản xuất thực phẩm sạch ở gia đình như không sử dụng chất hóa học, thuốc trừ sâu trong trồng rau, chăn nuôi.
- Ví dụ khi dạy phần II tiết 56, bài 54 Ô nhiễm môi trường - sinh học 9
Hoạt động 2: Tìm hiểu Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
I. Mục tiêu 
	Học xong bài này học sinh cần:
	Biết được các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
	- Học sinh biết được các con đường phát tán của thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học cũng như chất phóng xạ tích hợp giáo dục phòng chống ô nhiễm thực phẩm khi sử dụng các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, sử dụng thực phẩm ở gia đình và địa phương.
	- Rèn cho học sinh kỹ năng bảo vệ sức khỏe.
	- Có ý thức sản xuất thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch.
 Phương pháp: 
+ PP hoạt động nhóm
+ PP phát hiện và giải quyết vấn đề
+ PP giải quyết tình huống
Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
Phương tiện dạy học: 
	HS chuẩn bị như đã phân công
	GV chuẩn bị máy chiếu, hoặc các tranh hình về các nguyên nhan gây Ô nhiễm môi trường.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
Bước 1: giao nhiệm vụ 1:
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, nghiên cứu thông tin. Quan sát H.54.1,
+ kể tên các loại tác nhân có thể gây ONMT?
+ hoàn thành bảng 54.1.
+ Hoạt động nào của con người trong lĩnh vực công nghiệp và sinh hoạt có tác động gây ONMT?
+ Hãy kể tên một số chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học mà em biết?
+ Các chất này có đặc điểm chung là gì?
+ Các chất này thường tích tụ trong những môi trường nào và phát tán trong môi trường như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm, hoàn thiện câu trả lời.
Bước 3:Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4:Phương án kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
+ Yêu c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_phong_chong_o_nhiem_thuc_pham_vao_mon.doc