SKKN Tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy Địa lí 12 ở trường THCS và THPT Nghi Sơn

SKKN Tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy Địa lí 12 ở trường THCS và THPT Nghi Sơn

Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đén sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật; thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác; ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng hưởng xấu đến con người và sinh vật. [ 4]

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng. Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa, Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện. [ 1]

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người. Tình trạng chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, khai thác rừng quá mức làm cho độ che phủ đất rừng bị giảm nghiêm trọng. Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được, Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp mà thờ ơ, lãnh cảm.

 

doc 21 trang thuychi01 7183
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy Địa lí 12 ở trường THCS và THPT Nghi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU.
1.1: Lý do chọn đề tài.
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đén sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật; thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác; ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng hưởng xấu đến con người và sinh vật. [ 4]
Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng. Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa, Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện. [ 1]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người. Tình trạng chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, khai thác rừng quá mức làm cho độ che phủ đất rừng bị giảm nghiêm trọng. Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được, Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp mà thờ ơ, lãnh cảm.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Nhà trường phối hợp v ới các ban ngành thường xuyên nh ắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến “Giờ Trái Đất”.Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp
Chính vì thế, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp THPT cũng như các cấp học khác.
Trên địa bàn Nghi Sơn – Tĩnh Gia, là khu vực có nhiều nhà máy công nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động, mật độ các phương tiện giao thông lưu thông ngày càng nhiều, số dân ngày một tăng, lượng rác thải hàng ngày ra môi trường tăng gấp nhiều lần so với thời kì trước, khai thác hải sản bằng những dụng cụ nghiêm cấm ( nổ mìn, kích điện) đã làm tăng độ ô nhiễm môi trường, cạn kiệt về nguồn tài nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.
Trường THCS và THPT Nghi Sơn nằm trong địa bàn của khu công nghiệp Nghi Sơn, học sinh của trường chủ yếu ở 3 xã vùng biển: Hải Thượng – Hải Hà – Nghi Sơn. Để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh của nhà trường, trong môn Địa Lí có nhiều tiết dạy có thể lồng ghép kiến thức về bảo vệ môi trường nhằm mục đích giáo dục cho các em có ý thức bảo vệ môi trường tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung, góp phần nhỏ công sức của mình để bảo vệ hành tinh xanh.
Từ những lí do trên tôi lựa chọn đề tài “ Tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy địa lí 12 ở trường THCS và THPT Nghi Sơn”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai. Nhằm xây dựng một môi trường “ xanh, sạch, đẹp” và một xã hội trong lành. Giáo dục HS nhận thức được vai trò của môi trường thông qua giảng dạy môn Địa lí một cách có hiệu quả.Hướng dẫn học sinh nhận biết:Loại bài kiến thức môi trường được lồng ghép thành một mục, một ý trong bài học và được tích hợp vào kiến thức địa lí. Góp phần giáo dục HS nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường.
-Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức nhất định về môi trường để học sinh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giúp học sinh: 
+ Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ khăng khít và tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên cũng như tự nhiên với xã hội. 
+ Có những hiểu biết tương đối đầy đủ về tự nhiên và môi trường sống của nước mình.
+ Hiểu và nắm vững những chủ trương và luật cơ bản của Nhà nước về vấn đề môi trường. 
-Về thái độ, hành vi: Từng bước xây dựng cho học sinh tình cảm yêu mến thiên nhiên, có ý thức giữ gìn, bảo vệ những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá của dân tộc. Phải làm cho việc BVMT trở thành phong cách sống của các em và phải có thái độ chống các hoạt động phá hoại môi trường. 
-Về kĩ năng và biện pháp: Trang bị cho học sinh những kiến thức và khái niệm về môi trường, các thành phần của môi trường tự nhiên. Những kiến thức về sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, tránh khai thác, sử dụng bừa bãi làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Những biện pháp bảo vệ, phục hồi và làm giàu thêm môi trường tự nhiên, hạn chế tác động phá hoại sự cân bằng sinh thái trong môi trường, chống những hành động làm ô nhiễm môi trường.
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh kỹ năng biết giữ vệ sinh không những ở gia đình mà còn ở mọi nơi, biết trở thành một tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường . Hình thành cho học sinh thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, không thờ ơ, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: xả rác bừa bãi nơi công cộng, chặt phá rừng.Đó là mục đích nghiên cứu của đề tài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên tham gia giảng dạy Địa lí 12 tại trường THCS và THPT Nghi sơn 
Học sinh lớp 12 trường THCS và THPT trong việc bồi dưỡng kiến thức về môi trường thông qua môn  Địa lí 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ đồng nghiệp cùng bộ môn, điều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và đánh giá kết qủa của từng tiết dạy.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo, qua sách báo và các thông tin có tính thời sự.
- Phương pháp thu thập, phân tích hình ảnh 
- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
- Phương pháp thực hành, rút ra kinh nghiệm qua những tiết dạy học địa lý ở các lớp 10,12 . 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên suốt bộ môn.
Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình môn hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2.2. Thực trạng của vấn đề
 a. Khảo sát thực trạng
Trường THCS và THPT Nghi Sơn đóng trên địa bàn xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, là địa bàn có nhiều biến động ( nằm trong khu giải phóng mặt bằng), người dân chủ yếu sống bằng nghề đi biển, làm muối, làm ruộng, nên cuộc sống rất vất vả có rất nhiều gia đình học sinh của nhà trường thuộc hộ nghèo và cận nghèo vì vậy nhiều bậc phụ huynh mãi làm kinh tế nên có rất ít thời gian quan tâm đến việc giáo dục học sinh. Một phần có các nhà máy đang xây dựng như lọc hóa dầu, cảng, nhiệt điện, quy mô dân số tăng đột biến... cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức giáo dục bảo vệ môi trường của các em.
Sự suy thoái của môi trường là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của loài người (ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học). Bụi,khói của các nhà máy công nghiệp, bụi và khí thải của các phương tiện giao thông, chất thải, rác thải của người dân, nước xả trực tiếp không qua xử lí của các nhà máy công nghiệp đã làm cho tầng ozon bị thủng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, khí hậu biến đổi,... ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân. Tại khu công nghiệp Nghi sơn tuy các nhà máy chưa đi vào hoạt động đồng loạt nhưng đã gây nên tình trạng ô nhiễm rất lớn do bụi than của nhà máy Nhiệt điện, bụi xi măng, bụi và khí thải của phương tiện giao thông, ... Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. 
Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết dạy của môn Địa Lí 12 tại trường THCS và THPT Nghi Sơn nói riêng và hệ thống giáo dục trong cả nước nói chung là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, giúp học sinh có ý thức hơn bảo vệ môi trường, làm cho môi trường ngày trở nên “ xanh-sạch-đẹp”. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục. Giáo dục môi trường phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường.
Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy chỉ có 60% các em học sinh hiểu chút ít về mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con người, số còn lại chưa thấy được mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống, nhiều học sinh còn vứt rác bừa bãi ra khuôn viên nhà trường, ra lớp học,...
b. Nguyên nhân của thực trạng.
Phần đông học sinh chưa thực sự được giáo dục triệt để về vấn đề bảo vệ môi trường từ phía nhà trường và gia đình trong thời gian trước đây. Cũng như chưa có môn học riêng biệt, cụ thể nào giúp các em hiểu một cách tường tận về môi trường và những tác động tiêu cực đến môi trường của con người gây hậu quả to lớn như thế nào
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
a. Thực trạng
Năm học 2016-2017 tôi được nhà trường phân công dạy địa lí khối 10 và khối 12 trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh là rất cần thiết.
- Hiện nay có nhiều học sinh chưa có ý thức về môi trường, bảo vệ môi trường, vẫn ăn quà vặt trong trường , trong lớp vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh trường lớp chưa thực sự “ xanh-sạch-đẹp”, các lớp trực tuần chưa nhiệt tình trong công việc được phân công, nhiều học sinh đến có mặt là chính.
- Trong các tiết học trên lớp, để làm được nhiệm vụ giáo dục môi trường cho học sinh thông qua bài học, phải có nhiều phương pháp khác nhau tùy vào đặc trưng của tiết của bài học mà lựa chọn phương pháp ohuf hợp để đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
b. Giải pháp chính
 - Giáo dục đạo đức.
 Hình thành nhân cách cho học sinh, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội qui nhà trường.
+ Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định.
+ Giáo dục cho học sinh có ý thức cao trong giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp và môi trường xung quanh.
+ Không ăn quà vặt trong trường, trong lớp.
+ Làm tốt công tác trực tuần theo phân công và giám sát của Đoàn, Đội 
Khi học sinh vi phạm giáo viên sẽ xem xét tuỳ theo mức độ vi phạm để xử lý.
 - Học tập: Giáo dục cho học sinh ý thức chuyên cần, chú ý tới những nội dung liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường.
Trong chương trình Địa lí lớp 12 tôi đã lựa chọn một số bài có thể tích hợp nội dung giáo dục môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cụ thể: bài 8 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, bài 14.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, bài 18. Đô thị hóa, bài 21, Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta, bài 24. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp, bài 28. Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bài 31. Vấn đề phát triển thương mại, du lịch, bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng, bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.
Một số phương pháp tích hợp giáo dục [2; 5; 6]
* Phương pháp đàm thoại.
Đàm thoại là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng thường
xuyên trong giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông từ trước đến nay. Đàm thoại về thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học. Như vậy, hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp đàm thoại.
Ví dụ: Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển trong mục 2.c Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
Câu hỏi: Nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú và đa dạng cho năng suất sinh học cao, nhưng trong những năm gần đây tình trạng cá chết nhiều là do nguyên nhân nào? Từ đó phải có biện pháp như thé nào để trả lại môi trường trong sạch cho biển
 [9]
Rác thải của con người nước thải trực tiếp của xí nghiệp công nghiệp ra môi trường biển
Học sinh thảo luận và tìm ra câu trả lời nước biển bị ô nhiễm là do từ đâu, thấy được hậu quả của sự ô nhiễm ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật, sinh thái môi trường vùng biển nước ta. Trên cơ sở đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển cho các em.
 [9]
 Người dân nỗ lực làm sạch môi trường nước biển
Mục 2a. Bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, nội dung xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
GV đặt câu hỏi: Trên sườn dốc mất lớp phủ thực vật là do đâu. Hậu quả ra sao?
 [9]
Học sinh thảo luận nhóm tìm ra câu trả lời: Khai thác rừng bừa bãi, chặt phá rừng đốt nương làm rẫy, nạm du canh du cư của người dân miền núi, cháy rừng,.. Hậu quả: làm hạ mực nước ngầm, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, tốc độ dòng chảy tăng ( lũ ống, lũ quét thường xuyên xảy ra, động vật trong rừng nghèo nàn về chủng loại, đất trượt, đá lở nhiều nơi trơ sỏi đá)
 [9]
Từ đó giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống , đồi núi trọc, tăng độ che phủ đất rừng đặc biệt là rừng phòng hộ.
 [9]
Từ đó học sinh thấy những tác hại đến môi trường và sức khỏe con người và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn .Sau đó cho học sinh nhận xét. Giáo viên tổng hợp ý kiến và kết luận chuẩn kiến thức.
* Phương pháp sử dụng tranh, ảnh Địa lý.
Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về Môi trường giúp học sinh có thể dễ dàng nhận biết được những vấn đề của môi trường như hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hiện tượng xói mòn đất ở những vùng đất trống, đồi trọc...
Cùng với những bức tranh trong sách giáo khoa, trong khi dạy tôi đã sử dụng những ảnh minh hoạ có nội dung phù hợp và sắp xếp theo từng chủ đề.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết phải cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh. Sau đó, yêu cầu học sinh nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì, ở đâu và mô tả hiện tượng. Cuối cùng gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
Ví dụ: Khói của các nhà máy công nghiệp vào không khí
 [9]
Khói và bụi của các phương tiện giao thông	
[9]
 [9]
Cây cối bị chết khô vì mưa axit
Hậu quả của ô nhiễm không khí đến đời sống và sản xuất của con người.
 Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả, giáo viên nhận xét bổ sung.
Trong dạy học Địa lý, giáo viên nên triệt để sử dụng nhữnh tranh ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa , bởi vì đây là những phương tiện minh hoạ đã được lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể, điển hình nhất.
Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát hìnhi ảnh ô nhiễm môi trường nước 
[9]
[9]
- yêu cầu học sinh cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước các sông rạch và nước biển. Cách triển khai tốt mục này là cho học sinh trao đổi nhóm, sau đó cho học sinh trình bày ý kiến của nhóm. Cuối cùng giáo viên sẽ tổng hợp các câu trả lời, bổ sung kiến thức và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh. 
 Như vậy, khi sử dụng tra ảnh, giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung cần được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh, ảnh.
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cần thực hiện và áp dụng như sau:
Ví dụ : Bài 22- Địa lí 12, Vấn đề phát triển nông nghiệp 
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề:
Hình thức làm nương rẫy với kỹ thuật sản xuất lạc hậu ở một số vùng miền núi nước ta đã làm suy thoái đất, giảm diện tích rừng và hậu quả khó lường trước. Để hạn chế nạn phá rừng, đốt nương làm rẫy, thì Đảng và nhà nước ta phải có biện pháp như thế nào để đảm bảo đời sống cho đồng bào miền núi, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực, ý thức của người dân ra sao khi phải đối mặt với những hậu quả do mình gây ra.
[9]
Đốt rừng làm nương rẫy
- Bước 2: Giải quyết vấn đề.
Học sinh có thể đưa ra các giả thuyết: trong sản xuất nông nghiệp, đã sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu; trong khi đó một số vùng còn chịu ảnh hưởng của nước thải các nhà máy công nghiệp không qua xử lí, rác thải của con người ra môi trường.
[9]
- Bước 3: Kết luận: khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp và lượng phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa... đã làm ô nhiễm không khí, đất và nước ...
 Phương pháp thảo luận.
Bản chất của phương pháp thảo luận là giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận 
(theo cặp hoặc theo nhóm) để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
Phương pháp thảo luận có thể được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận.
- Bước 2: Học sinh thảo luận ( cặp hoặc nhóm)
- Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính.
Ví dụ: Bài 24. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
- Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận.
Giải thích nguyên nhân tại sao cá nước ngọt trên các sông ngòi, cá ở vùng biển nước ta chết hàng loạt? Hậu quả ra sao?
Tình trạng suy thoái tài nguyên rừng và nghèo nàn nguồn lâm sản là do đâu? Hậu quả con người gánh chịu?
- Bước 2: Học sinh thảo luận.
- Bước 3: Các nhóm đưa ra ý kiến, Giáo viên tóm tắt, củng cố và kết luận.
Giải thích nguyên nhân:
Tại sao cá nước ngọt trên các sông ngòi, cá ở vùng biển nước ta chết hàng loạt?
+ Do các nước thải của các nhà máy công nghiệp không qua xử lí, xả trực tiếp ra sông, biển.
+ Do người dân sử dụng kích điện, nổ mìn đánh bắt
+ Ở một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm
Tình trạng suy thoái tài nguyên rừng và nghèo nàn nguồn lâm sản là do đâu?
 + Do khai thác bừa bãi tài nguyên rừng
 + Do chặt phá rừng làm nương rẫy
 + Do cháy rừng, sạt lở đất rừng
 + Do chiến tranh tàn phá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_moi_truong_vao_bai_day_dia_li_12_o_tr.doc
  • docxBÌA VÀ MỤC LỤC.docx