SKKN Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 - THPT

SKKN Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 - THPT

Ngày nay, nền kinh tế - xã hội đã và đang gặt hái được những thành tựu đáng kể, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân đã đạt tới một mức độ nhất định thì nhu cầu du lịch là không thể thiếu.

Với sự hấp dẫn tiềm ẩn, du lịch Việt Nam đang được đánh thức, ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, tại nhiều vùng, khu du lịch, điểm du lịch đã xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên và đời sống văn hóa xã hội của nhân dân địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và hành vi của những người làm du lịch và người tham gia du lịch chưa đúng đắn.

Xuất phát từ thực tế, đặc biệt năm 2017 Sầm Sơn được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Thanh Hóa , tôi nhận thấy lực lượng học sinh (HS), nhất là học sinh Trung học phổ thông (THPT) là một lực lượng hết sức đông đảo tham gia du lịch hiện nay. Và ý thức, hành vi của các em tác động không nhỏ đến tài nguyên du lịch và môi trường du lịch. Vì vậy, việc giáo dục du lịch bền vững (GDDLBV) cho các em là rất cần thiết.

Đó là lí do tôi đã lựa chọn đề tài “Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 - THPT” để nghiên cứu.

 

doc 19 trang thuychi01 7991
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lí do chọn đề tài.
Ngày nay, nền kinh tế - xã hội đã và đang gặt hái được những thành tựu đáng kể, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân đã đạt tới một mức độ nhất định thì nhu cầu du lịch là không thể thiếu.
Với sự hấp dẫn tiềm ẩn, du lịch Việt Nam đang được đánh thức, ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, tại nhiều vùng, khu du lịch, điểm du lịch đã xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên và đời sống văn hóa xã hội của nhân dân địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và hành vi của những người làm du lịch và người tham gia du lịch chưa đúng đắn.
Xuất phát từ thực tế, đặc biệt năm 2017 Sầm Sơn được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Thanh Hóa , tôi nhận thấy lực lượng học sinh (HS), nhất là học sinh Trung học phổ thông (THPT) là một lực lượng hết sức đông đảo tham gia du lịch hiện nay. Và ý thức, hành vi của các em tác động không nhỏ đến tài nguyên du lịch và môi trường du lịch. Vì vậy, việc giáo dục du lịch bền vững (GDDLBV) cho các em là rất cần thiết.
Đó là lí do tôi đã lựa chọn đề tài “Tích hợp giáo dục du lịch bền vững trong môn Địa lí 12 - THPT” để nghiên cứu.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu.
Xác định các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 – THPT.
Phạm vi nghiên cứu.
Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, do thời gian và kinh phí hạn hẹp, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài để phục vụ dạy học Địa lí 12 - THPT ban cơ bản.
III. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Việc nghiên cứu đề tài nhằm giúp cho HS có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với du lịch. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch mà còn rất chú trọng đến việc giúp các em có kĩ năng nhận xét, đánh giá đúng đắn giá trị của tài nguyên. Từ đó đưa ra các biện pháp khai thác, sử dụng một cách hợp lí mang lại hiệu quả cao nhất theo quan điểm phát triển bền vững.
IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Thông qua các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như thu thập, đọc và phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan cùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như PP khảo sát, điều tra thực tế, PP thực nghiệm sư phạm.
B – PHẦN NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận.
1. Một số khái niệm cơ bản.
Khái niệm du lịch: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ.” (Theo “Tài nguyên và du lịch Việt Nam”, nhà xuất bản giáo dục, 2001).
Khái niệm phát triển du lịch bền vững (PTDLBV): Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Janeiro năm 1992 thì “PTDLBV là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.” (Theo tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12/2014). PTDLBV chính là chìa khóa cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch.
Giáo dục du lịch bền vững là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống nhận thức về du lịch thông qua kiến thức du lịch cho một đối tượng nào đó, tạm cho đối tượng có ý thức, thái độ đúng đắn đối với du lịch và các hoạt động có liên quan, đồng thời trang bị những kỹ năng cần thiết, hiểu và đánh giá đúng về du lịch cũng như các kỹ năng tham gia hoạt động du lịch. Giáo dục du lịch bền vững là một công cụ quan trọng của sự PTDLBV trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
2. GDDLBV trong nhà trường bậc THPT.
2.1. Mục tiêu GDDLBV.
Về kiến thức: Giúp cho HS thu nhận được những kinh nghiệm khác nhau và có được sự hiểu biết cơ bản về du lịch, sự phát triển bền vững của du lịch và các vấn đề có liên quan.
Về kỹ năng: Giúp cho HS có được khả năng vận dụng kiến thức thu nhận được trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về du lịch. 
Về thái độ: Giúp cho HS có được cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động đúng đắn về du lịch và khi tham gia hoạt động du lịch.
2.2. Nội dung GDDLBV.
Đặc điểm của tài nguyên du lịch: tính đa dạng, đặc sắc, độc đáo của tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn du lịch; khả năng khai thác nhiều lần của TNDL đòi hỏi phải được khai thác hợp lý, quản lý chặt chẽ và có sự đầu tư thích đáng để bảo vệ, tôn tạo và nâng cấp.
Vai trò và lợi ích của cộng đồng địa phương đối với việc phát triển du lịch.
Ý thức và hành động đúng đắn đối với việc sử dụng, bảo vệ TNDL khi tham gia các hoạt động du lịch, đảm bảo PTDLBV.
Hình thành và rèn luyện một số kỹ năng du lịch như: kỹ năng xác lập mối quan hệ giữa tiềm năng – hiện trạng – xu hướng phát triển du lịch của một địa phương, kỹ năng sử dụng bản đồ du lịch... 
II. Thực trạng về GDDLBV ở trường THPT (lớp 12).
1. Về phía HS.
Qua điều tra thực tế cho thấy mức độ hiểu biết về du lịch của HS lớp 12 – THPT hiện nay còn chưa nhiều và một số lượng không nhỏ chưa có ý thức tốt trong việc bảo vệ TNDL. Mà đa số kiến thức về du lịch các em có được là tự tìm hiểu qua sách báo, các phương tiện truyền thông. Vai trò của môn Địa lí và các môn học khác trong việc giáo dục du lịch cho HS còn thấp.
2. Về phía GV.
	Hiện nay còn khá nhiều GV có quan niệm chưa chính xác về GDDLBV. Trong thực tế, việc thực hiện GDDLBV qua môn Địa lí ở trường THPT mới chỉ là cung cấp các kiến thức du lịch thuần túy, còn về giáo dục thái độ, hành vi và các kỹ năng du lịch cho HS chưa thực sự được chú ý.
	Như vậy, qua kết quả điều tra nhận thấy thực trạng GDDLBV qua môn Địa lí 12 – THPT hiện nay còn nhiều hạn chế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc đưa nội dung GDDLBV vào quá trình dạy học môn Địa lí ở trường THPT, đặc biệt là lớp 12, với những hình thức dạy học đa dạng và hiệu quả.
III. Nội dung GDDLBV có khả năng tích hợp trong chương trình Địa lí 12 – ban cơ bản THPT.
Địa chỉ
tích hợp
Nội dung 
Địa lí
Nội dung GDDLBV
Hình thức tích hợp
Chương – phần
Bài – mục
Tích hợp
Liên hệ, bổ sung
Toàn phần
Bộ phận
Bài mở đầu
Mục 3
Định hướng ph¸t triÓn bÒn v÷ng, b¶o vÖ tµi nguyªn m«i tr­êng.
Quan điểm phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
X
Bài 7 
mục 3
Ảnh hưởng của địa hình đồi núi với sự phát triển du lịch.
Một số vùng núi là các điểm du lịch nổi tiếng của nước ta, như: Đà Lạt, Sa Pa, Yên Tử...
X
Bài 8 
2.b.
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng.
- Sinh vật biển đa dạng và giàu có.
- Có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như: Nha Trang, Lăng Cô...
- Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển và vấn đề bảo vệ các hệ sinh thái biển.
X
Bài 14 
1.b.
Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng ở nước ta: VQG Cúc Phương, Cát Bà, U Minh Thượng... là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ đa dạng sinh học, vừa góp phần phát triển du lịch bền vững
X
Bài 15
3.
Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường nhằm định hướng phát triển du lịch bền vững.
X
Bài 16 
1.
Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước.
Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc, là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và độc đáo.
X
Bài 30 
1.
Mạng lưới GTVT nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau. 
GTVT phát triển mạnh, đặc biệt là ngành hàng không đã tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sự gia tăng lượng du khách quốc tế.
X
Bài 31 
2.
- Khái niệm và phân loại tài nguyên du lịch.
- Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu.
- Khái niệm tài nguyên du lịch. Sự phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch của địa phương và đất nước.
- Du lịch Việt Nam phát triển nhanh trong những năm gần đây với các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế...
- Du lịch tỉnh Thanh Hóa cũng có sự phát triển vượt bậc với một số điểm du lịch quan trọng: Sầm Sơn, thành nhà Hồ...
- Định hướng chiến lược phát triển du lịch bền vững và các giải pháp chủ yếu.
X
Bài 32 
5.
Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, tạo điều kiện cho vùng phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Du lịch biển đảo đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế, thể hiện sự bền vững về mặt kinh tế của ngành du lịch.
- Vịnh hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
- Vấn đề khai thác hiệu quả và bảo vệ tài nguyên du lịch, nhất là giữ gìn di sản thế giới.
X
Bài 33 
1.
- ĐBSH có bờ biển dài hơn 400 km, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch biển.
- ĐBSH có nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống.
- Có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị của nước ta.
- Hải Phòng là một trung tâm du lịch biển quan trọng của vùng và trong cả nước.
- Tài nguyên du lịch nhân văn phong phú như: lễ hội Cổ Loa, lễ hội chùa Hương, làng gốm Bát Tràng...
- Hà Nội là một trong ba trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
X
3.b.
Du lịch là một ngành tiềm năng và trong tương lai sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng.
- Khai thác hiệu quả các tiềm năng vốn có để phát triển mạnh ngành du lịch theo hướng phát triển bền vững.
Bài 35
Vấn đề phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
- Vùng có tài nguyên du lịch phong phú, có một số nơi được công nhận là di sản thế giới.
- Bảo vệ di sản thế giới không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế.
X
Bài 36 
2.b.
Phát triển du lịch biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Vùng có nhiều bãi biển nổi tiếng như: Mỹ Khê, Nha Trang...
- Đà Nẵng và Nha Trang là những trung tâm du lịch lớn của vùng và cả nước.
- Đẩy mạnh phát triển du lịch gắn liền với việc bảo vệ môi trường biển nhằm PTDLBV.
X
Bài 39 
3.d.
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Phát triển du lịch biển với trung tâm du lịch Vũng Tàu.
- Đẩy mạnh hoạt động khai thác dầu khí chú ý không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và hoạt động du lịch biển của vùng.
X
Bài 41 
3.
Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người.
- Du lịch sông nước miền Tây Nam Bộ kết hợp với những vườn cây trái, các lễ hội truyền thống tạo nên nét đặc sắc trong hoạt động du lịch của vùng, đó là du lịch miệt vườn.
- Cần phải sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo các nguồn tài nguyên du lịch của vùng.
X
Bài 42
1.b.
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo.
- Hiện trạng phát triển du lịch biển: các trung tâm du lịch biển được nâng cấp, nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.
- Có nhiều bãi biển rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, thuận lợi cho phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và các hoạt động nghỉ dưỡng và thể thao...
- Các khu du lịch biển quan trọng: Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu...
- Phát triển du lịch biển đảo còn góp phần khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và các đảo, quần đảo.
X
Bài 44 - 45
Chủ đề 5
Địa lí ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa: điều kiện phát triển, tình hình phát triển và hướng phát triển.
- Tài nguyên du lịch của tỉnh Thanh Hóa.
- Tình hình phát triển ngành du lịch của tỉnh.
- Phát triển du lịch bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Sự bền vững thể hiện ở 3 góc độ: kinh tế, xã hội và môi trường.
X
IV. Một số giáo án soạn theo hướng đề tài nghiên cứu.
Giáo án 1: 
TIẾT 34 - BÀI 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH.
(Dạng bài tích hợp một phần)
1. MỤC TIÊU:
	Sau khi học xong bài này, HS phải:
1.1. Về kiến thức:
Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương và ngoại thương.
Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta.
Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
1.2. Về kĩ năng:
Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về các ngành nội thương ngoại thương và du lịch.
Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế...)
1.3. Về thái độ, hành vi:
Tăng thêm lòng yêu quê hương, đất nước.
Có ý thức quảng bá tiềm năng du lịch, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch của địa phương, đất nước.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
2.1. Giáo viên:
Máy vi tính, máy chiếu.
Bản đồ Du lịch Việt Nam.
Atlat Địa lí Việt Nam tr24, 25.
Một số hình ảnh hoặc video về hoạt động của thương mại và du lịch ở nước ta.
 2.2. Học sinh:
SGK, vở, bút, thước kẻ.
Atlat Địa lí Việt Nam.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
. Ổn định tổ chức lớp. 
3.2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
Dựa vào bản đồ Giao thông vận tải Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm phát triển của ngành GTVT nước ta.
Chứng minh ngành viễn thông của nước ta có sự phát triển vượt bậc từ sau Đổi mới đến nay.
 3.3. Tiến trình bài học.(35 phút)
Mở bài: 
GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến hoạt động thương mại và du lịch ở nước ta (phụ lục 1), rồi yêu cầu HS cho biết “Đây là những hoạt động kinh tế gì?”. HS trả lời. Sau đó GV dẫn dắt vào bài mới. 	
HOẠT ĐỘNG 1 : Thương mại:(15p)
1.Hoạt động: Cá nhân.
2.Phương pháp : HS làm việc với phương tiện trực quan.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
 Tìm hiểu hoạt động nội thương. ( thời gian 7 phút)
B1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 31.1 SGK tr137, nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
B2: HS trả lời. HS khác bổ sung.
 GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Tìm hiểu hoạt động ngoại thương. 
( thời gian 8 phút)
B1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 31.2 SGK tr138, nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005. Căn cứ vào hình 31.3, nhận xét tình hình xuất – nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
B2: HS phân tích các hình, trả lời. HS khác bổ sung.
B3: GV yêu cầu HS giải thích nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển ngoại thương trong những năm gần đây.
B4: HS trả lời. HS khác bổ sung.
 GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
1. Thương mại.
a) Nội thương.
- Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng.
- Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng chủ yếu.
- Sự phát triển của nội thương thể hiện rõ rệt qua tổng mức bán lẻ hàng hóa của xã hội ngày càng tăng nhanh.
b) Ngoại thương.
Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.
Hoạt động ngoại thương nước ta có sự chuyển biến rõ rệt về cán cân xuất nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.
HOẠT ĐỘNG 2: Du lịch:(20p)
1.Hoạt động: Nhóm/ cả lớp.
2.Phương pháp : HS làm việc với phương tiện trực quan.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
 Tìm hiểu tài nguyên du lịch. ( thời gian 12 phút)
B1: GV nêu khái niệm tài nguyên du lịch.
B2: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn và yêu cầu các nhóm dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam tr25 (hoặc bản đồ Du lịch Việt Nam) và sơ đồ hình 31.4, nêu các ví dụ về TNDL nước ta.
B3: Trong thời gian 5 phút, các nhóm thảo luận, rồi viết các ví dụ vào từng mẩu giấy, đồng thời 1 HS trong nhóm dán vào từng cột theo từng loại TNDL ở trên bảng.
B4: HS các nhóm nhận xét. 
 GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm, nhóm nào có nhiều ví dụ đúng hơn sẽ thắng. Sau đó, GV có thể chiếu cho HS xem một số hình ảnh các điểm du lịch nôi tiếng của nước ta, đặc biệt là các di sản thế giới (phụ lục 2) và khái quát kiến thức.
 Tìm hiểu thực trạng và định hướng phát triển ngành du lịch nước ta. ( thời gian 8 phút)
B1: GV yêu cầu HS quan sát hình 31.5 và 31.6, trả lời các câu hỏi:
Phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta?
Xác định các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng trên bản đồ
B2: HS trả lời. HS khác bổ sung.
B3: GV trình bày khái niệm phát trỉển du lịch bền vững: “PTDLBV là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các yêu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.” (theo Tổ chức Du lịch thế giới năm 1992).
Sau đó GV yêu cầu HS cho biết các giải pháp để PTDLBV?
B4: HS trả lời. HS khác bổ sung.
 GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
2. Du lịch.
a) Tài nguyên du lịch.
Gồm 2 nhóm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng. 
(Sơ đồ hình 31.4 tr140 SGK)
b) Tình hình phát triển.
Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.
Hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Các trung tâm du lịch quan trọng: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng...
c) Định hướng phát triển.
Phát triển du lịch bền vững trên 3 góc độ: kinh tế, xã hội và môi trường.
Giải pháp: 
+ Khai thác hiệu quả và sử dụng hợp lí các TNDL.
+ Giảm thiểu chất thải ra môi trường.
+ Phát triển phải gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng.
+ Chú trọng việc giáo dục du lịch,...
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (Thời gian 5 phút):
4.1. Tổng kết.
Em hãy trình bày tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương và ngoại thương của nước ta trong những năm gần đây.
Với tư cách như là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy dán một số tài nguyên du lịch (đã viết trong hoạt động 3) lên bản đồ Hành chính Việt Nam (khổ A0), đồng thời giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt. 
Phát triển du lịch bền vững là gì? Em hãy trình bày các giải pháp để PTDLBV.
4.2. Hướng dẫn học tập.
	GV yêu cầu HS:
Hoàn thành các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3 và 4 tr143 SGK.
Hệ thống hóa kiến thức từ bài 17 đến hết bài 31, chuẩn bị cho tiết ôn tập.
Giáo án 2:
TIẾT 40 - BÀI 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
 Ở BẮC TRUNG BỘ.
(Dạng bài liên hệ, bổ sung)
1. MỤC TIÊU.
	Sau khi học xong bài này, HS phải:
1.1. Về kiến thức:
Phân tích được ý nghĩa của vị trí tiếp giáp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp, cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng.
1.2. Về kĩ năng:
Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của vùng Bắc Trung Bộ, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất đặc trưng của vùng.
Phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê để thấy được tình hình phát triển kinh tế của vùng.
Điền và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam: Thanh Hóa, Vinh, Huế.
1.3. Khai thác nội dung GDDLBV.
Biết được vùng BTB nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng có sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, đang được đầu tư và phát triển.
Nhận thức được việc bảo vệ tài nguyên du lịch (đặc biệt là các di sản thế giới) là trách nhiệm của tất cả mọi người.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
2.1. Giáo viên:
Máy vi tính, máy chiếu.
Bản đồ Kinh tế vùng Bắc Trung Bộ.
Atlat Địa lí Việt Nam.
Các bảng số liệu trong bài.
Các tranh ảnh minh họa về các thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
2.2. Học sinh:
SGK, vở, bút, thước kẻ.
Atlat Địa lí Việt Nam.
3.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
 3.1.Ổn định tổ chức lớp. 
 3.2.Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
Kiểm tra và đánh giá bài thực hành của 2 – 3 em học sinh.
 3.3. Tiến trình bài học.(Bài mới. (35 phút)
Mở bài: 
GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về vùng Bắc Trung Bộ thông qua việc cho HS quan sát một số hình ảnh đặc trưng như: Thành nhà Hồ, khu kinh tế Nghi Sơn, cố đô Huế, khu di tích Kim Liên – Nam Đàn, đèo Hải Vân.... HS trả lời. Sau đó GV dẫn dắt vào bài mới. 
HOẠT ĐỘNG 1 Khái quát chung:(5p)
1.Hoạt động: Cá nhân. 
2.Phương pháp :HS làm việc với phương tiện trực quan. Phương pháp giải quyết vấn đề.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
 Tìm hiểu về đặc điểm khái quát chung của vùng. 
B1: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục 1 tr145 SGK và quan sát vị trí của vùng Bắc Trung Bộ trong cả nước, trả lời các câu hỏi:
- Em 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_du_lich_ben_vung_trong_mon_dia_li_12.doc