SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp chất của cacbon”

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp chất của cacbon”

Biến đổi khí hậu cùng với sự suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học là những thách thức lớn nhất và nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường.Điển hình của kiểu thời tiết dị thường là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài và nước biển dâng cao. sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế- xã hội, quá trình phát triển, đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước, lương thực trên phạm vi toàn cầu. Trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, cả về chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe; các vùng đồng bằng và dải ven biển. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính. Vì thế chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta là vấn đề quan trọng, cấp thiết.

doc 20 trang thuychi01 6580
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp chất của cacbon”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Biến đổi khí hậu cùng với sự suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học là những thách thức lớn nhất và nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường...Điển hình của kiểu thời tiết dị thường là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài và nước biển dâng cao... sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế- xã hội, quá trình phát triển, đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước, lương thực trên phạm vi toàn cầu. Trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, cả về chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe; các vùng đồng bằng và dải ven biển. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính. Vì thế chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta là vấn đề quan trọng, cấp thiết.
Hiện nay, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và nó để lại nhiều hậu quả xấu tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người , sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật. 
Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ việc đưa giáo dục môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải dạy cho những lớp người trẻ trung, năng động là lực lượng đông đảo trong xã hội Việt Nam kiến thức về môi trường và biến đổi khí hậu, từ đó hình thành ý thức về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu cho mọi người trong xã hội nói chung. Trong chương trình giáo khoa THPT thì tôi nhận thấy môn Hóa Học là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. 
Xuất phát từ tư tưởng đó, tôi đã chọn đề tài:
“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng: Hợp chất của cacbon”
2. Mục đích đề tài:
	Giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa nội dung giáo dục môi trường lồng ghép với ứng phó biến đổi khí hậu vào bài giảng “Hợp chất của cacbon”. Bằng cách này, bài giảng hóa học sẽ dễ dàng đạt được yêu cầu là có liên hệ thực tiễn, vừa giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu cho học sinh. Bên cạnh đó bài giảng có kết hợp kiến thức về thực tế sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Nghiên cứu bài giảng cụ thể “Hợp chất của cacbon”.
	- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống.
	- Hiện tượng hiệu ứng nhà kính, khói mù quang hóa đối với môi trường sống và các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu.
4. Phương pháp nghiên cứu:
	-Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. 
	-Phương pháp hoạt động thực tiễn như hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường: vệ sinh trường, lớp; tham gia chiến dịch truyền thông, tuyên truyền bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương.
	-Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình địa phương.
5. Đóng góp của đề tài:
Cung cấp những thông tin mới nhất, gần nhất về những tác hại mà biến đổi khí hậu đem lại, đồng thời giáo dục cho học sinh các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu từ đó lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Hóa học.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hoá học THPT hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hoà đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh.
Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường.
II- NỘI DUNG
Cơ sở lý luận của đề tài:
Những hiểm hoạ suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đang ngày càng đe doạ cuộc sống của con người. Sự nóng lên toàn cầu được nhiều nhà khoa học coi là vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất mà con người đang phải đối mặt. Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính. Chính vì vậy bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hoá công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
* Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, được Chủ tịch nước kí Lệnh số 29/2005/LCTN và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 thay thế luật bảo vệ môi trường năm 1993. Luật quy định về giáo dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: [1].
 + Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường.
 + Giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông [1]. (trích điều 107 – Luật bảo vệ môi trường)
* Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ-TƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm “ Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Với phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính”, Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khoá đối với các cấp học phổ thông”. [2]. (trích Nghị quyết 41/NQ-TƯ)
* Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”. [3].
* Ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xác định bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Chiến lược đã đưa ra 8 giải pháp, trong đó giải pháp đầu tiên là “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”. [4].
* Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, Bộ trưỏng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị sô 02/2005/CT-BGD-ĐT “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2020 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng miền [5].
* Ngày 11/06/1992 Việt Nam đã ký Công ước khí hậu, phê chuẩn ngày 16/11/1994; và ký Nghị định thư Kyoto ngày 03/12/1998, phê chuẩn ngày 25/09/2002. Là một trong các Bên không thuộc Phụ lục I, chưa có nghĩa vụ phải cam kết giảm phát thải định lượng các khí nhà kính (“KNK” hoặc “GHG”) theo quy định của Nghị định thư Kyoto, nhưng Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác phải thực hiện một số nghĩa vụ chung như: (1) xây dựng Thông báo quốc gia về BĐKH; (2) kiểm kê quốc gia các KNK từ các nguồn do con người gây ra và lượng KNK được hấp thụ bởi các bể hấp thụ; (3) đánh giá tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực kinh tế-xã hội và xác định các vùng, lĩnh vực dễ bị tổn hại bởi BĐKH, nước biển dâng; (4) xây dựng và thực hiện các biện pháp thích ứng với BĐKH; (5) xây dựng và thực hiện các chương trình, phương án giảm nhẹ phát thải KNK khi nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về vốn và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế; (6) tiến hành các hoạt động nghiên cứu và quan trắc những vấn đề/yếu tố liên quan đến khí hậu và BĐKH; và (7) cập nhật, phổ biến các thông tin nhằm nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và công chúng về BĐKH, Cơ chế phát triển sạch (CDM). [6].
* Năm 2015 đánh dấu một sự kiện lớn của Việt Nam, đó là việc tham gia Hội nghị thượng đỉnh Biến đổi khí hậu COP 21 tại Paris Pháp. Hiệp định Paris bao gồm 12 trang, 29 điều tập trung vào giải quyết toàn diện các nội dung của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thay thế Nghị định thư Kyoto từ năm 2020. Hiệp định tái khẳng định mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2oC và kêu gọi các quốc gia nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu đến 1,5oC. [7].
* COP 22 được tổ chức sau thành công vang dội tại COP 21 năm 2015 với việc thông qua Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện đã có 100 nước tham gia phê duyệt Thỏa thuận Paris, trong đó có Việt Nam. Thỏa thuận Paris có hiệu lực từ ngày 4/11/2016, ngay trước thềm diễn ra COP 22. [7].
	Các văn bản nêu trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò của công tác bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong sự nghiệp phát triển bền vững quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời qua đó cũng cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu cho công dân nói chung và cho học sinh nói riêng.
B. Thực trạng của vấn đề 
	Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long, một trong ba đồng bằng (Ai Cập, Băng-la-đét) trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Biến đổi khí hậu làm thay đổi chế độ và lượng mưa, làm các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra với tần suất và cường độ ngày càng cao hơn, gia tăng hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, đất và nước bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Hiện tượng triều cường, nước biển dâng diễn ra ngày càng phức tạp tại các tỉnh/thành Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ dự báo nếu mực nước biển tăng 1m, thì hơn 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị lụt, 10-12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và cả nước sẽ thiệt hại 10% GDP. Hiện tượng giông tố, lũ quét và sạt lở đất diễn ra với chiều hướng ngày càng tăng tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu.... Theo dự báo đến năm 2050, diện tích ngập lụt có thể chiếm tới 89% diện tích đồng bằng, tăng 20% so với diện tích ngập lũ năm 2000. Bên cạnh đó xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, phát triển kinh tế vùng đồng bằng.
Bản đồ xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2016 có thể được tóm tắt như sau: Nhiệt độ ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu hướng tăng so với thời kỳ cơ sở (1986-2005), với mức tăng lớn nhất là khu vực phía Bắc: Theo kịch bản RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, ở phía Bắc nhiệt độ tăng chủ yếu từ 1,9-2,4oC; theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ tương ứng tăng 3,3 – 4,0oC ở phía Bắc và 3,0-3,5oC ở phía Nam. Nhiệt độ thấp nhất trung bình và cao nhất trung bình có xu hướng tăng rõ rệt. Lượng mưa năm có xu thế tăng trên phạm vi toàn quốc so với kỳ cơ sở ở tất cả các kịch bản. [7].
Các nhà khoa học nói rằng sự phát thải các khí nhà kính như khí CO2 do con người gây ra trong quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch (như than đá và dầu mỏ) trong công nghiệp và đời sống đang góp phần làm tăng sự ấm lên toàn cầu, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, nước biển dâng và băng tan chảy. Trước năm 2015, nồng độ CO2 trong khí quyển đạt đến ngưỡng 400 ppm trong vài tháng nhất định trong một năm nhưng chưa bao giờ đạt đến mức 400 ppm trên toàn thế giới trong cả một năm. Trong cả năm 2015, theo Tổ chức Khí tượng thế giới nồng độ CO2 trong khí quyển của hành tinh đạt mức cao kỷ lục 400 phần triệu (ppm). [7]. 
Sự nóng lên của Trái Đất làm băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao
Năm 2016 là năm nóng nhất trong lịch sử
Lượng CO2 trong khí quyển do các nhà máy công nghiệp thải ra
 Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải
Tại vùng ĐBSCL - vựa lúa của cả nước, tình trạng sạt lở đất, xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng. Mỗi năm, khoảng 500 ha đất của vùng này bị mất đi.
Biến đổi khí hậu gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp
Sản xuất lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tác động nghiêm trọng bởi BĐKH
Trong những năm gần đây, do sự phát triển của khoa học công nghệ, sự gia tăng dân số làm gia tăng các áp lực đối với môi trường sống dẫn đến mất cân bằng giữa môi trường và dân số. Thêm vào đó, dịch bệnh ngày càng gia tăng trong mùa nắng nóng, đặc biệt là các bệnh về da, đục thuỷ tinh thể và là mối đe doạ đối với hệ sinh thái.Các nhà khoa học trên thế giới tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh ngày càng gia tăng một phần do trong môi trường sống tồn tại một lượng lớn các tia cực tím từ năng lượng mặt trời. Một phần do tác động của biến đổi khí hậu làm trái đất ngày càng nóng lên, băng tan tại Nam cực, dẫn đến nước biển dâng gây ra lũ lụt ngày càng nhiều vào mùa mưa và hiện tượng xâm nhập mặn thiếu nước ngọt vào mùa hè.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, nghị định thư Kyoto hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. 
 Hình ảnh cá chết hàng loạt do ÔNMT Hiện tượng lũ lụt gia tăng
C. Giải pháp thực hiện: 
Chính phủ và các tổ chức quốc tế là những tổ chức tiên phong trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). [7] 
Cuộc họp lần thứ 11 của nhóm công tác ứng phó khẩn cấp thiên tai trong khuôn khổ hội nghị lần thứ nhất các quan chức cấp cao APEC (SOM1) tại Nha Trang ngày 19/2/2017
Các nhà lãnh đạo thông qua hiệp định Paris về biến đổi khí hậu tại COP21
Tuy nhiên, việc ứng phó với BĐKH cần thiết phải có sự tham gia hành động của tất cả mọi người. Hãy bắt đầu từ chính bản thân và gia đình ban, những tế bào nhỏ nhất của xã hội. Bạn cần nhớ rằng, bất cứ hoạt động nào của chúng ta cũng tạo ra khí nhà kính, ví dụ như: Tiêu thụ năng lượng, thói quen mua sắm, sử dụng phương tiện giao thông Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn hoạt động và kiểm soát lượng khí thải của mình. Chỉ cần thực hiện các hành động nhỏ, bạn sẽ góp phần giảm nhẹ BĐKH. 
Ví dụ: Trong gia đình và nơi làm việc:
+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện. 
+ Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng. Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ, hãy để ở mức 25-26oC.
+ Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp. Hãy tham gia các giải pháp sinh học hoặc các chất có nguồn gốc từ thực vật.
+ Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc.
+ Tái chế giấy, thủy tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng.
+ Giảm lượng giấy sử dụng: Sử dụng cả hai mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm 2,5 kg khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng.
Khi mua sắm
+ Hạn chế sử dụng túi nilon.
+ Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần một nửa tấn CO2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh thông thường.
+ Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính.
Tại cộng đồng
	+ Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Bạn có thể đã biết cây xanh hấp thụ khí CO2 rất tốt vì vậy làm giảm thiểu được khí nhà kính. 
Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước.
+ Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
+ Xanh hóa nghề nghiệp: Hãy áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường ngay trong môi trường làm việc như xây dựng một trường học không rác thải, một môi trường làm việc xanh sạch, làm những dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế
+ Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
Những hình ảnh về hoạt động hưởng ứng chiến dịch giờ Trái Đất
+ Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử
dụng năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, sóng biển
Năng lượng tái tạo đã vượt qua than để trở thành nguồn năng lượng được sử dụng lớn nhất trên thế giới
+ Xử lý ô nhiễm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng công đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí quyển. [7].
Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn cùng làm như bạn. Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người. 
D. Tổ chức thực hiện:
Tiết 30 : Bài 21: HỢP CHẤT CỦA CACBON
(SGK HOÁ HỌC 10 NÂNG CAO)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức:
Biết được:
- Cấu tạo phân tử của CO và CO2.
- Tính chất vật lí của CO và CO2.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat.
- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hóa học.
- Các phương pháp điều chế và ứng dụng của CO và CO2.
 Hiểu được

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_va_ung_pho_bien_doi.doc