SKKN Một số kinh nghiệm quản lý trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL cho học sinh trường PTDTNT THCS Quan Hóa

SKKN Một số kinh nghiệm quản lý trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL cho học sinh trường PTDTNT THCS Quan Hóa

Những năm gần đây chất lượng đại trà, chất lượng HS thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh của huyện Quan Hóa nói chung, trường PTDTNT THCS Quan Hóa nói riêng rất thấp. Vậy hướng đi nào cho giáo dục Quan Hóa, cho trường PTDTNT THCS Quan Hóa. Theo “Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ huyện Quan Hóa khóa XXII về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017-2020; định hướng đến năm 2025” [1], bản thân rất tâm đắc với nội dung “Người đứng đầu ở một số địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục và đào tạo” [1].

Hiện nay mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) trên địa bàn huyện Quan Hóa có xu hướng tăng lên do địa bàn cư trú của HS ở xa trường, như THCS Hồi Xuân, PTDTNT THCS Quan Hóa, PTDTBT Thanh Xuân, PTDTBT Nam Động. nên kinh nghiệm tổ chức tốt công tác quản lý HS, xây dựng kế hoạch HĐNGLL cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng học tập, chấp hành tốt nề nếp cho HS là rất cần thiết để gây hứng thú học tập, rèn luyện ý thức tự học nâng cao dần chất lượng thi HSG các cấp là vấn đề không chỉ đặt ra đối với mô hình các trường PTDTNT, PTDTBT mà còn cho tất cả các nhà trường trong toàn huyện Quan Hóa.

Với vai trò là GV phụ trách HĐNGLL của lớp 9, đồng thời là phó ban QL KTX tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng HSG thấp, HS không chấp hành các quy định của nhà trường.

Đối với nhà trường PTDTNT, PTDTBT thì vai trò của nhà trường là rất lớn bởi vì phần đa thời gian HS sống và sinh hoạt tại nhà trường.

Từ những nguyên nhân trên, là GV đứng lớp phụ trách HĐNGLL lớp 9, đồng thời là phó ban QL KTX trường PTDTNT THCS Quan Hóa tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Một số kinh nghiệm quản lý trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL cho HS trường PTDTNT THCS Quan Hóa”.

 

doc 25 trang thuychi01 4911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm quản lý trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL cho học sinh trường PTDTNT THCS Quan Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TRONG VIỆC 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GDNGLL 
CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT THCS QUAN HÓA
Người thực hiện: Phạm Văn Tuấn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTNT THCS Quan Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: HĐNGLL
THANH HÓA NĂM 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH, 
XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG GDNGLL CHO LỚP 9B 
TRƯỜNG PTDTNT THCS QUAN HÓA
Người thực hiện: Phạm Văn Tuấn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTNT THCS Quan Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: HĐNGLL
THANH HÓA NĂM 2017
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PTDTNT THCS	Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở 
PTDTNT	Phổ thông dân tộc nội trú
PTDTBT 	Phổ thông dân tộc bán trú
THCS 	Trung học cơ sở
HĐNGLL	Hoạt động ngoài giờ lên lớp
QL KTX	Quản lý kí túc xá
TDTT	Thể dục thể thao
HS 	Học sinh
HSG	Học sinh giỏi
CBGV - CNV 	Cán bộ giáo viên - Công nhân viên
GV 	Giáo viên
GVCN 	Giáo viên chủ nhiệm
KHKT 	Khoa học kỹ thuật
NCKH	Nghiên cứu khoa học
CLB	Câu lạc bộ
UBND	Ủy ban nhân dân
SKKN	Sáng kiến kinh nghiệm
BGH	Ban giám hiệu.
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................
Trang 1
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................
Trang 1
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................
Trang 1
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................
Trang 1
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................
Trang 2
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trang 2
3. Các SKKN hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Thứ nhất: Xây dựng đội ngũ ................... ................... ......................
Trang 3
 Thứ hai: Phối hợp với gia đình ......... ................... ................... .......
Trang 3
 Thứ ba: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục............................ ..
Trang 4
 Thứ tư: Thực hiện các cuộc vận động ...... ................... ................... 
Trang 5
 Thứ năm: Thực hiện đầy đủ chế độ cho HS ................. .................
Trang 6
 Thứ sáu: Xác định vai trò trách nhiệm............................ ................
Trang 7
 Thứ bảy: Tổ chức tăng gia, trồng trọt............................ ..................
Trang 8
 Thứ tám: Làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm ...... ................... 
Trang 9
 Thứ chín: Phát động cuộc thi nghiên cứu KHKT ...................... ..
Trang 10
 Thứ mười: Tổ chức các cuộc thi ................... ................... ..............
Trang 11
 Thứ mười một: Tổ chức các buổi sinh hoạt ..... ................... ........
Trang 12
 Thứ mười hai: Quản lý tốt các HĐNGLL............................ .........
Trang 13
 Thứ mười ba: Tổ chức các CLB ............................ ............. ...............
Trang 14
 Thứ mười bốn: Xây dựng thư viện ........................... .......................
Trang 15
 Thứ mười lăm: Quan tâm, động viên HS .......................... ............
Trang 16
 Thứ mười sáu: Tăng cường giáo dục nâng cao ...........................
Trang 17
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.................................
Trang 18
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận............................ ............................ ...............................
Trang 19
2. Kiến nghị
2.1. Đối với UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo..................
Trang 20
2.2. Đối với chính quyền địa phương. ............................ .....................
Trang 20
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây chất lượng đại trà, chất lượng HS thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh của huyện Quan Hóa nói chung, trường PTDTNT THCS Quan Hóa nói riêng rất thấp. Vậy hướng đi nào cho giáo dục Quan Hóa, cho trường PTDTNT THCS Quan Hóa. Theo “Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ huyện Quan Hóa khóa XXII về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017-2020; định hướng đến năm 2025” [1], bản thân rất tâm đắc với nội dung “Người đứng đầu ở một số địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục và đào tạo” [1].
Hiện nay mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) trên địa bàn huyện Quan Hóa có xu hướng tăng lên do địa bàn cư trú của HS ở xa trường, như THCS Hồi Xuân, PTDTNT THCS Quan Hóa, PTDTBT Thanh Xuân, PTDTBT Nam Động... nên kinh nghiệm tổ chức tốt công tác quản lý HS, xây dựng kế hoạch HĐNGLL cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng học tập, chấp hành tốt nề nếp cho HS là rất cần thiết để gây hứng thú học tập, rèn luyện ý thức tự học nâng cao dần chất lượng thi HSG các cấp là vấn đề không chỉ đặt ra đối với mô hình các trường PTDTNT, PTDTBT mà còn cho tất cả các nhà trường trong toàn huyện Quan Hóa.
Với vai trò là GV phụ trách HĐNGLL của lớp 9, đồng thời là phó ban QL KTX tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng HSG thấp, HS không chấp hành các quy định của nhà trường.
Đối với nhà trường PTDTNT, PTDTBT thì vai trò của nhà trường là rất lớn bởi vì phần đa thời gian HS sống và sinh hoạt tại nhà trường.
Từ những nguyên nhân trên, là GV đứng lớp phụ trách HĐNGLL lớp 9, đồng thời là phó ban QL KTX trường PTDTNT THCS Quan Hóa tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Một số kinh nghiệm quản lý trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL cho HS trường PTDTNT THCS Quan Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp, kinh nghiệm tăng cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh của trường PTDTNT THCS Quan Hóa nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy-học, quản lý nề nếp sinh hoạt KTX của nhà trường. 
	3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý HS, lên kế hoạch xây dựng giáo án HĐNGLL cho HS trong đó sự đóng góp phần lớn là của tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên chức trường PTDTNT THCS Quan Hóa.
	4. Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết qua nghiên cứu thực trạng, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, chụp ảnh..., đối với HS, CBGV-CNV nhà trường.
	Phương pháp điều tra khảo sát HS, GV, nhân viên, địa bàn nơi HS cư trú.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trường PTDTNT THCS Quan Hóa là trường chuyên biệt dành cho Thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số vùng xa xôi hẻo lánh của huyện. Mục tiêu của trường là đào tạo nguồn cán bộ có năng lực, có trình độ cho địa phương [8].
Năm học 2016-2017, tổng số học sinh toàn trường là 242 được chia thành 8 lớp. Ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số như: Thái, Mường, H.Mông (chiếm 93%), trong đó có nhiều em từ các xã xa trường như: Trung Sơn, Trung Thành, Hiền Kiệtđến học tập và ở nội trú tại trường, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân.
Nhằm trang bị cho các em là HS cấp THCS các trường PTDTNT, PTDTBT trong huyện tôi nhận thấy đề tài này là rất thiết thực với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh trường PTDTNT THCS Quan Hóa có ưu điểm là đa số các em ngoan, lễ phép. Những học sinh ở ký túc xá đều biết tự lập, tự sắp xếp cuộc sống bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cán bộ công nhân viên.
	Tuy nhiên, trong môi trường sinh hoạt tập thể, một số học sinh bộc lộ những khuyết điểm đáng lo ngại. Cụ thể:
	Một số em chưa xác định đúng đắn, còn lẫn lộn giữa phong tục tập quán với hủ tục lạc hậu nơi mình sinh sống. Do đó mặc dù được thầy cô và nhà trường định hướng vẫn vi phạm nội quy. 
HS chơi điện tử nhiều, trốn đi ra ngoài ban đêm lúc 1, 2 giờ sáng. BQL KTX phải để cho một nhóm HS ở chung 1 phòng và phân giáo viên có kinh nghiệm để quản lý, thế nhưng các HS này vẫn trốn ra ngoài chơi nhiều lần.
Nhà trường, GVCN chưa nắm bắt được tâm tư, tình cảm của HS đặc biệt nhiều HS có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ly hôn, dẫn đến nhiều HS có tư tưởng bỏ học, chuyển về địa phương.
HS ăn quà trong khu vực trường, ăn quán nợ rất nhiều.
HS không được trang bị kỹ năng trong cuộc sống như: Về giới tính, kĩ năng lao động, giáo dục hướng nghiệp.
HS không được giáo dục về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Khuôn viên nhà trường rộng nhưng còn để trống nhiều, còn nhiều vị trí vệ sinh bẩn chậm khắc phục.
HS thường xa vào các trò chơi vô bổ, không có nơi để học tập, vui chơi, đọc truyện..., hay tham gia vào các cuộc thi trí tuệ bổ ích khác.
HS không có sân chơi, các trò chơi dân gian, dân tộc.
	Các vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ tới nề nếp, chất lượng giáo dục và uy tín của nhà trường. Điều quan trọng hơn, nếu không kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn sẽ có nguy cơ lây lan trong cộng đồng và khi đó, đạo đức của một số học sinh sẽ lệch hướng, không hợp quy chuẩn xã hội. Như vậy, nhiệm vụ dạy chữ, dạy làm người của nhà trường sẽ không đạt được như mong muốn. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mọi mặt của nhà trường, đặc biệt là chất lượng thi HSG các môn văn hóa cấp huyện, tỉnh. Đề tài này tôi đưa ra nhằm góp phần đưa nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
3. Các kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Thứ nhất: Xây dựng đội ngũ CBGV-CNV trong nhà trường
Ở bất kỳ thời đại nào, người thầy luôn là tấm gương cho học sinh noi theo. Vì vậy, để giáo dục các em, người làm quản lý nhà trường phải xây dựng được đội ngũ vững mạnh, đoàn kết, tất cả vì HS thân yêu. Đặc biệt đối với người thầy trường PTDTNT THCS Quan Hóa càng phải sát sao, gần gũi, đoàn kết, yêu thương HS như “con” của mình.
Thứ hai: Phối hợp với gia đình và xã hội, tham mưu với cấp trên
	Gia đình luôn là nền tảng của sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Vì vậy, muốn giáo dục học sinh có nhân cách tốt, nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, địa phương nơi HS cư trú và địa phương nơi nhà trường đóng. 
Trong những năm gần đây, tình hình an ninh địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, có một số đối tượng lợi dụng vào sự cả tin của học sinh để dụ dỗ, lôi kéo các em vào tệ nạn xã hội. Rất may, đội ngũ nhà trường kịp thời phát hiện và ngăn chặn. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng xử lý vụ việc vượt thẩm quyền. Đồng thời, bàn phương án phối hợp để quản lý học sinh, kiên quyết đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, Giữ vững thuần phong mỹ tục của đồng bào các dân tộc trong tập thể học sinh nhà trường.	
Thứ ba: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
Xã hội hóa giáo dục không chỉ là những đóng góp vật chất mà còn là cả tinh thần, những ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp... cho quá trình đổi mới giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động...góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường PTDTNT THCS Quan Hóa.
 Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” [3], nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Thứ tư: Thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành, của cấp trên
Các cuộc vận động trong những năm học qua gồm: Việc thực hiện các nội dung về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”[2], cuộc vận động “Hai không”[4] với bốn nội dung, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” [2], phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”[3] đã làm cho cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo, toàn thể người lao động và HS của nhà trường PTDTNT THCS Quan Hóa nhận thức sâu sắc được những nội dung cơ bản và ý nghĩa về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện việc không tiêu cực trong thi cử, nói không với bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không để học sinh ngồi nhầm lớp; tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của mỗi thầy, cô giáo và xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh học tập tích cực tự giác phấn khởi tươi vui đúng là mỗi ngày đến trường là một ngày vui.  
Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp thân thiện với HS nhà trường.
Thứ năm: Thực hiện đầy đủ chế độ cho HS trường PTDTNT
Theo thông tư 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 quy định HS trường PTDTNT được hưởng: Học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước và được hưởng 12 tháng trong năm; Chế độ thưởng cả năm cho HS đạt Khá, giỏi, xuất sắc (400.000 đồng nếu đạt khá; 600.000 đồng nếu đạt giỏi; 800.000 đồng nếu đạt xuất sắc); Trang cấp hiện vật cá nhân; Tiền tàu xe: Học sinh được cấp tiền tàu xe theo giá vé thông thường của phương tiện vận tải công cộng, mỗi năm một lần (cả lượt đi và lượt về) để thăm gia đình vào dịp tết hoặc dịp nghỉ hè; Hỗ trợ học phẩm: Hàng năm học sinh được cấp bằng hiện vật học phẩm theo tiêu chuẩn từng bậc học như sau; Sách giáo khoa: Nhà trường xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung để cho mỗi học sinh mượn 01 bộ sách tương ứng với từng lớp học mà học sinh đó đang theo học; Chi cho ngày tết nguyên đán, tết dân tộc: Nhà trường được tổ chức hai lần trong năm cho số học sinh của trường ở lại trường không về nhà trong dịp Tết nguyên đán và Tết cổ truyền của dân tộc với mức chi 50.000 đồng/học sinh/lần ở lại; Chi hoạt động văn thể; Chi bảo vệ sức khỏe; Chi tiền điện, nước phục vụ việc học tập và sinh hoạt; Nhà trường lập dự toán kinh phí chi về điện, nước cho học tập và sinh hoạt của học sinh; Chi nhà ăn tập thể: Hàng năm nhà trường được mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ nhà ăn tập thể với mức 50.000 đồng/học sinh/năm [5].
Hàng năm đã tổ chức cho những HS có thành tích trong học tập, thi HSG các môn Văn hóa hay TDTT đi thăm quan học hỏi.
Thứ sáu: Xác định vai trò trách nhiệm và thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo về công tác quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe học sinh trong nhà trường. 
Trước tình hình nguy cơ dịch bệnh và các nguy cơ tiềm ẩn của xã hội tác động, đe dọa sức khỏe học sinh nội trú hàng ngày, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục của nhà trường, trong những năm qua công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng được lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm. 
Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh, hướng dẫn giáo dục nề nếp vệ sinh, ăn ở hàng ngày, hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, rèn kỹ năng sống, chăm lo khám chữa bệnh khi ốm đau bệnh tật, những công việc này là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, giáo dục và rèn luyện học sinh ở trường nội trú. 
Trong trường hợp HS đau, ốm nặng thì nhân viên y tế phải đem HS vào Bệnh viên đa khoa Quan Hóa đồng thời liên lạc với gia đình HS.
Thứ bảy: Tổ chức tăng gia, trồng trọt
Với điều kiện nhà trường đất rộng, khuôn viên còn nhiều, nên đã tổ chức lao động, tăng gia sản xuất để hướng nghiệp cho HS và cải thiện bữa ăn hàng ngày bằng cách bán rau sạch cho nhà bếp lấy tiền làm quỹ lớp, cũng qua đó để HS hiểu được giá trị công sức, thành quả của lao động, đồng thời tạo cho HS sự đoàn kết, thương yêu, gắn bó nhau và yêu mến trường lớp hơn.
Tích cực hướng dẫn và tăng gia cùng học sinh để cải thiện đời sống vật chất. tận dụng đất đai, nguồn nhân lực, rèn kỹ năng lao động cho học sinh.
Hướng dẫn HS trồng vườn thuốc nam quanh khu vực nhà đa chức năng và khu nhà học bộ môn.
Hưởng ứng Tết trồng cây hàng năm nhà trường chỉ đạo Đoàn đội lên kế hoạch trồng cây đầu năm nhằm hạn chế bớt tiếng ồn, bụi từ đường cái 15A và khu chợ cóc trước trường.
Khu vực quanh nhà ăn nhà trường, ban QL KTX thả gà để ăn thức ăn thừa của HS. Còn lại gửi cô cấp dưỡng nuôi lợn, hàng năm có lợn để cho HS ăn Tết, có nhân thịt khi gói bánh chưng.
Thứ tám: Làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm và phó chủ nhiệm
Là các giáo viên sát sao nhất với HS, thực hiện các tiết HĐGDNGLL, chịu trách nhiệm trước nhà trường việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Nắm bắt toàn bộ hoạt động của HS báo với nhà trường các trường hợp đặc biệt.
Giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên phó chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là các nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Là người có thể thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học; xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết; tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp; là cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp; giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục.
Do đó làm tốt công tác CN lớp thì nhà trường PTDTNT THCS Quan Hóa mới có thể nâng cao chất lượng mọi mặt giáo dục của nhà trường.
Thứ chín: Phát động cuộc thi nghiên cứu KHKT sâu rộng 
Nhằm khuyến khích, tạo sự hứng thú cho HS NCKH; sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Từ tháng 5 nhà trường phải thực hiện các nội dung sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, phát động, tập huấn nghiên cứu khoa học cho GV, HS, Học tập và nghiên cứu Qui chế Hội thi;
- Giao nhiệm vụ cho các tổ bộ môn và giáo viên hướng dẫn học sinh. Từ đó giúp học sinh hình thành ý tưởng cho việc lựa chọn và đăng ký đề tài;
- Tổ chức thi ý tưởng sáng tạo, từ đó chọn những ý tưởng tốt, có tính mới, tính sáng tạo để tiếp tục nghiên cứu;
- Duyệt đề cương, thông qua hội đồng khoa học, chọn ra các đề tài để học sinh  tiếp tục thực hiện nghiên cứu;
- Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đề tài;
- Phân công giáo viên hướng dẫn thực hiện đề tài, chọn GV nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm và có năng lực chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến đề tài; 
- Hướng dẫn viết báo cáo;
- Hướng dẫn trưng bày Poster; 
- Tổ chức Hội thi các cấp theo đúng quy trình và thời gian quy định [7].
Thứ mười: Tổ chức các cuộc thi, giao lưu, Hội xuân sắc màu dân tộc 
Giáo dục các em qua các hội thi, qua vui chơi giải trí sẽ giúp các em lĩnh hội điều chúng ta cần giáo dục một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Chính vì vậy, trong 2 năm học gần đây chuyên môn nhà trường phối hợp với Đoàn, chỉ đạo Đội lập kế hoạch tổ chức Cuộc thi Hội xuân sắc màu dân tộc.
Nhằm giáo dục tinh thần đoàn kết, giữ gìn phát huy bản sắc tốt đẹp các dân tộc trong tập thể học sinh nhà trường, với mục đích giáo dục thế hệ trẻ: Giỏi về trí tuệ, mạnh mẽ về tinh thần, thể chất; phong phú về tâm hồn; luôn biết tự tôn, tự hào dân tộc; đồng thời phải biết lựa chọn để giao lưu tinh hoa văn hóa giữa các dân tộc mà không bị hòa tan hoặc đánh mất bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình.
Cuộc thi có sự trợ giúp của các thầy cô và phụ huynh HS trong nhà trường đã đem đến nhiều điều mới mẻ, hứng khởi cho các em HS. Cuộc thi cũng đã nhận được sự quan tâm động viên của các cấp ngành địa phương, tạo được sự chú ý trong dư luận.
Thứ mười một: Tổ chức các buổi sinh hoạt nói chuyên ngoại khóa
	Bên cạnh sự uốn nắn, chỉ bảo của GVCN, GV phó CN, GV đứng lớp, Ban giám hiệu nhà trường, BQL KTX đã định hướng, truyền kinh nghiệm sống của thế hệ đi trước cho các em dưới nhiều hình thức, như qua buổi chào cờ, qua dạy hướng nghiệp, qua sinh hoạt KTX
	Năm học 2016-2017, lãnh đạo nhà trường và công đoàn, ban quản lý KTX thuyết giảng trước học sinh. Qua buổi nói chuyện, các em hiểu thêm về đạo lý làm người, về truyền thống tốt đẹp của cha ông, về mỹ tục và hủ tục, về học đòi với gìn giữ, về tâm sinh lý giới tính, tác hại của trò chơi điện tử tới học tập	Dần dần từng chút giúp các em gạn đục khơi trong, biết lựa chọn cái hay cái đẹp để hoàn thiện bản thân, sau này vững vàng trên con đường lập thân, lập 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_quan_ly_trong_viec_xay_dung_ke_hoach.doc