SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Triệu Sơn 4

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Triệu Sơn 4

Có một thực tế không thể phủ nhận, đó là hầu hết những em học sinh giỏi sau khi rời ghế nhà trường đều có động cơ rất rõ ràng trong việc phấn đấu để được học tập ở môi trường cao hơn, có cơ hội nghiên cứu tốt hơn. Nhiều em trưởng thành đã có học vị xứng đáng và giữ những vị trí chủ chốt ở trong các cơ quan hoặc thành đạt ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó một lần nữa đã khẳng định rằng: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là cần thiết, cần phát huy và phải được duy trì lâu dài. Từ xưa, các quan điểm về đào tạo, trọng dụng nhân tài cũng luôn được khẳng định như Thân Nhân Trung từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”.

Hiện nay, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW là một vấn đề được cả xã hội và toàn ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Để góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục trong các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong các nhà trường là giai đoạn đầu tiên để đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cho xã hội nói chung. Đây cũng là vấn đề được tất cả các nhà trường không chỉ trên địa bàn tỉnh nhà mà trên cả nước quan tâm và muốn khẳng định vị thế của mình.

 

docx 15 trang thuychi01 9984
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Triệu Sơn 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
TẠI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 .
Người thực hiện: Trần Quốc Dũng
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
 Nội dung	 	 Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Có một thực tế không thể phủ nhận, đó là hầu hết những em học sinh giỏi sau khi rời ghế nhà trường đều có động cơ rất rõ ràng trong việc phấn đấu để được học tập ở môi trường cao hơn, có cơ hội nghiên cứu tốt hơn. Nhiều em trưởng thành đã có học vị xứng đáng và giữ những vị trí chủ chốt ở trong các cơ quan hoặc thành đạt ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó một lần nữa đã khẳng định rằng: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là cần thiết, cần phát huy và phải được duy trì lâu dài. Từ xưa, các quan điểm về đào tạo, trọng dụng nhân tài cũng luôn được khẳng định như Thân Nhân Trung từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”. 
Hiện nay, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW là một vấn đề được cả xã hội và toàn ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Để góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục trong các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong các nhà trường là giai đoạn đầu tiên để đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cho xã hội nói chung. Đây cũng là vấn đề được tất cả các nhà trường không chỉ trên địa bàn tỉnh nhà mà trên cả nước quan tâm và muốn khẳng định vị thế của mình.
Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong những năm gần đây trường THPT Triệu Sơn 4 đã có nhiều giải pháp đưa ra. Tuy nhiên, chất lượng mũi nhọn còn nhiều hạn chế so với tiềm năng, mặc dù vẫn biết đây một vấn đề khó khăn, cần cả một quá trình, bề dày truyền thống ...
Bản thân tôi là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nên lại càng phải nhanh chóng tìm ra phương án trả lời của câu hỏi Làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong khi kinh nghiệm quản lí chưa nhiều, bề dày thành thành tích của nhà trường còn khiêm tốn. Qua tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị bạn, qua internet... thì thấy có khá nhiều biện pháp và thực hiện khá bài bản, chuẩn về quy trình. Tuy nhiên việc vận dụng sao cho phù hợp, hiệu quả với tình hình thực tiễn tại đơn vị thì không hề đơn giản. Do vậy bản thân không ngừng trăn trở để từ đó chủ động tham mưu, tìm giải pháp phù hợp nhất. 
Kết quả cho thấy, từ chỗ năm học 2016-2017, trường đứng trong Top 48 thứ tự thành tích thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh, đến nay đã vươn lên Top 20. Những giải pháp mà bản thân đã được chủ động áp dụng cần phải có thêm thời gian để kiểm chứng tính ổn định, bền vững, tuy nhiên bước đầu cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Chủ đề về bồi dưỡng học sinh giỏi là chủ đề không mới, được nhiều người khai thác, mặc dù vậy, với những lí do vừa nêu. Tôi mạnh dạn tập hợp, đúc rút vào đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Triệu Sơn 4”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đi tìm nguyên nhân và đề ra một số giải pháp phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế để nâng cao chất lượng mũi nhọn của trường THPT Triệu Sơn 4 trong giai đoạn hiện nay. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Triệu Sơn 4 từ năm học 2016 – 2017 đến nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung;
- Khảo sát, phân tích các số liệu, kết quả các kì thi. 
- Điều tra từ thực tế dạy và học;
- Tổng hợp so sánh, đúc rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
2.1.1 Một số cơ sở pháp lý:
- Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Luật giáo dục ban hành năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009.
- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020”.
- Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 Ban hành quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
2.1.2. Một số quan điểm về đào tạo, trọng dụng nhân tài:
	- Ý kiến của Thân Nhân Trung trải qua mọi thời đại vẫn còn vẹn nguyên giá trị: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
	- Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng nói: "Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc"
	- Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Đảng và Nhà nước ta phải luôn coi trọng việc chăm lo cho giáo dục, đặc biệt là việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng của thế hệ trẻ, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được phát huy tài năng, sức lực  của mình vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc”.
	Như trên đã khẳng định: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong các nhà trường là giai đoạn đầu tiên để đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ” sau này.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Một số thông tin về trường THPT Triệu Sơn 4
	Trường THPT Triệu Sơn 4 được thành lập ngày 08/8/1998. Trường đóng trên địa bàn xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn cách trung tâm huyện 08 km và trung tâm thành phố 30 km về phía Tây. Địa bàn tuyển sinh truyền thống của nhà trường chủ yếu thuộc 8 xã phía Tây của huyện Triệu Sơn gồm: Thọ Dân, Thọ Ngọc, Thọ Cường, Thọ Thế, Thọ Tân, Xuân Thọ, Xuân Lộc, Xuân Thịnh. 
	Về các tổ chuyên môn, cơ cấu giáo viên.
Trong những năm gần đây, nhà trường có 05 tổ chuyên môn (gồm: Toán - tin, Lí - Hóa - KCN, Văn - Sử - GDCD, Địa - TA và Sinh - KNN - TD - QP) và 01 tổ văn phòng. 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
Năm học
Môn
Số lượng
Nữ
Th.S
ĐH
Năm học
Môn
Số lượng
Nữ
Th.S
ĐH
2015- 2016
Toán
7
3
2
3
2016-2017
Toán
7
3
4
3
Lý
5
3
0
5
Lý
5
3
1
4
Hóa
4
4
0
4
Hóa
4
4
0
4
Sinh
3
3
0
3
Sinh
3
3
0
3
Tin
3
2
0
3
Tin
3
2
0
3
Văn 
6
5
0
6
Văn 
6
5
0
6
Sử
2
1
1
1
Sử
2
1
1
1
Địa
3
3
0
3
Địa
3
3
0
3
GDCD
2
2
0
2
GDCD
2
2
0
2
TA
5
5
0
5
TA
5
5
0
5
2017-2018
Toán
7
3
4
3
2018-2019
Toán
8
4
5
3
Lý
5
3
1
4
Lý
5
3
1
4
Hóa
4
4
0
4
Hóa
5
5
0
5
Sinh
3
3
0
3
Sinh
4
3
0
4
Tin
3
2
0
3
Tin
4
3
0
4
Văn 
6
5
0
6
Văn 
7
6
0
7
Sử
2
1
1
1
Sử
3
2
1
2
Địa
2
2
0
2
Địa
2
2
0
2
GDCD
2
2
0
2
GDCD
2
2
0
2
TA
5
5
0
5
TA
6
5
0
6
Năm 2014 có 01 giáo viên được công nhận giáo viên có giờ dạy giỏi cấp tỉnh
Năm 2018 số giáo viên được công nhận giáo viên có giờ dạy giỏi cấp tỉnh là 05 
2.2.2. Kết quả HSG các môn văn hóa và MTCT từ 2015-2016 đến 2017 - 2018
Năm học
HSG văn hóa cấp tỉnh
HSG MTCT
Tổng
Nhất
Nhì
Ba
KK
XH
Tổng
Nhất
Nhì
Ba
KK
XH
15 - 16
26
0
4
7
15
33
14
1
0
9
4
15
16 - 17
22
0
1
8
13
47
13
1
3
4
5
19
17 - 18
26
0
2
8
16
36
Không tổ chức
2.2.3. Nguồn chất lượng mũi nhọn từ THCS
Xem phụ lục ...	
	Ngoài ra, trong các năm trước đây khi xét thứ hạng về điểm trung bình thi ĐH, CĐ, trường luôn thuộc top có thứ hạng cao, điển hình là các năm 2012 -2013: Điểm trung bình: 15,64 đứng thứ 11 của tỉnh; 2013 -2014: 15,63. Xếp thứ 10 trong tỉnh thứ 315 của cả nước.
	Qua bảng số liệu về tình hình giáo viên nhà trường giai đoạn 2015 - 2018 và năm học 2018 - 2019 cho thấy một số đặc điểm sau:
+ Số giáo viên nữ chiếm đa số. Đây là một khó khăn không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bởi một trong những yếu tố rất cần là thời gian, chưa kể nhiều cô giáo đang ở độ tuổi sinh nở, nhà xa trường, một số lại lấy chồng bộ đội, thường xuyên xa nhà. Một mình phải lo toan cho con cái, gia đình. 
+ Số lượng giáo viên có trình độ trên chuẩn còn ít, số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên có giờ dạy giỏi cáp tỉnh còn khiêm tốn so với nhiều đơn vị bạn.
+ Những số giáo viên cốt cán, phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thường có năng lực tốt trong nhiều lĩnh vực nên thường được phân công kiêm nhiệm thêm, chẳng hạn công tác chủ nhiệm... nên cũng ảnh hưởng tới thời gian chăm chút cho đội tuyển
+ Về nguồn cho các đội tuyển học sinh giỏi từ các trường THCS theo địa bàn tuyển sinh của nhà trường rõ ràng chưa nhiều về số lượng, yếu về chất lượng so với các trường trong huyện.
+ Nguyện vọng theo học các khối của học sinh nhà trường cũng không nằm ngoài xu thế chung, đó là số lượng các em lựa chọn các môn KHXH tăng, nên việc chọn nguồn cho các môn KHTN nhất là môn Sinh càng khó khăn hơn.
+ Năm học 2018 - 2019, do trường THPT Triệu Sơn 6 giải thể nên số lượng cán bộ giáo viên tăng, tuy nhiên năng lực của đa số giáo viên chuyển về chưa thực sự nổi trội. Số lớp chuyển về là 02, tuy nhiên hầu hết là học sinh có học lực trung bình trở xuống.
+ Nguồn kinh phí cho việc bồi dưỡng, khen thưởng còn eo hẹp. 
+ Bên cạnh những khó khăn đã phân tích ở trên thì nhìn vào một số kết quả mà nhà trường đã đạt trong những năm trước được cũng có những điểm sáng đáng được ghi nhận. Hơn nữa, địa bàn tuyển sinh của nhà trường có tới 8 xã - đây là yếu tố thuận lợi hơn khá nhiều so với một số trường trong địa bàn huyện. Nền nếp nhà trường trong nhiều năm qua được duy trì tốt tạo điều kiện cho công tác dạy và học , đa số học sinh chăm ngoan. Đời sống kinh tế của nhân dân vùng địa bàn tuyển sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Câu hỏi đặt ra là “Nhà trường cũng có những nền móng và tiềm năng nhất định nhưng chất lượng học sinh giỏi lại chưa tương xứng, thậm chí có năm còn đi xuống”?
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Với thực trạng trên, để trả lời cho câu hỏi vừa nêu. Bản thân cũng đã tìm hiểu, học hỏi cách làm hay ở đơn vị bạn và những mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau nhiều trăn trở, suy nghĩ tôi đã chủ động tham mưu cho đồng chí Hiệu trưởng thực hiện một số giải pháp theo thứ tự ưu tiên mà bản thân thiết nghĩ là khá phù hợp với tình hình thực tế nhà trường, đó là:
2.3.1. Xây dựng lòng quyết tâm, tự tin đối với trò, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm đối với thầy.
* Đối với trò: Tôi tổ chức gặp mặt, đối thoại trực tiếp với toàn bộ học sinh là nguồn cho các đội tuyển một số lần với nội dung chủ yếu tập trung vào: Trao đổi, phân tích, CHIẾU các số liệu về lịch sử, thống kê thành tích thi học sinh giỏi các trường trên địa bàn huyện, lấy dẫn chứng trên địa bàn huyện có những trường thành lập sau, xuất phát điểm thấp hơn hạy địa bàn tuyển sinh hẹp hơn (ít xã hơn so với nhà trường)... đem so sánh với nhà trường từ đó đặt ra câu hỏi đề nghị các em học sinh suy nghĩ (không yêu cầu đưa ra ngay lời giải đáp) và mong muốn câu trả lời đến từ học sinh chính là kết quả sắp tới. Với việc làm này tôi đã nhận thấy ngay những tín hiệu đáng mừng, đó là sự cảm nhận qua ánh mắt, thái độ lắng nghe lòng quyết tâm từ phía các em.
	Thông qua những lần trao đổi như vậy, tôi cũng lồng ghép phổ biến cách thức tuyển sinh mới của các trường Đại học, Cao đẳng tới các em, đó là: Ngoài kết quả thi THPT QG, nhiều trường còn dựa trên những thành tích tham gia các kì thi, cuộc thi rồi kết quả trong học bạ để xét tuyển, từ đó học sinh có thêm động lực để phấn đấu. 
* Đối với giáo viên: Thông qua các hội nghị cơ quan, gặp gỡ các giáo viên dạy đội tuyển, trao đổi riêng. Cũng trên cơ sở các số liệu vừa nêu, ngoài ra còn lấy thêm dẫn chứng về tấm gương bồi dưỡng của nhiều thầy cô ở trường bạn, từ đó thực hiện các hình thức vừa động viên, khích lệ vừa giao trách nhiệm bởi đây là danh dự, sự khẳng định năng lực của mỗi người.
	Với cách làm như vậy (cũng không cần phải thực hiện một cách liên tục, quá nhiều lần bởi nó sẽ gây tác dụng ngược là tạo áp lực cho cả thầy và trò) tôi đã xây dựng được lòng quyết tâm trong các em học sinh – tự bản thân các em có động lực phấn đấu để không thua kém nhiều so với bạn bè và cố gắng tiến bộ hơn so với thế hệ anh chị khóa trước. Còn đối với giáo viên, đã tạo được sự đồng lòng, tích cực, nhiệt tình. Như vậy vấn đề rất quan trọng là tư tưởng cơ bản đã được giải quyết, người xưa có câu: “Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng”.
2.3.2. Tạo cơ hội cọ sát cho học sinh, tăng động lực phấn đấu của học sinh. 
Đầu năm học, bản thân đã tham mưu cho đồng chí Hiệu trưởng để phối hợp với các đơn vị bạn, tổ chức việc khảo sát chất lượng liên trường. Chủ trương đó sớm được thống nhất trong các lãnh đạo nhà trường. Ba đơn vị là THPT Triệu Sơn 1, THPT Triệu Sơn 3 và THPT Triệu Sơn 4 đã tổ chức được 03 đợt khảo sát liên trường (việc tổ chức đảm bảo bài bản, quy trình như một kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh thu nhỏ). Qua những lần khảo sát như vậy thì thấy thu được nhiều lợi ích, đó là: Các em có được những lần tập dượt tốt, được đi trường khác để thi, tạo tâm thế giống như xuống địa điểm thi chính thức từ đó mà tâm lí bình tĩnh khi thi cũng được cải thiện đáng kể. Có nhiều vấn đề sai xót không đáng có được phân tích, rút kinh nghiệm. Học sinh của nhà trường được thi cùng với các bạn ở trường Triệu Sơn 1 và Triệu Sơn 3 là những đơn vị có thành tích cao trong những năm qua, khi công bố kết quả cả ba đơn vị thấy không quá chênh lệch, thậm chí có môn còn vượt so với trường bạn (môn Sử chẳng hạn) là động lực tích cực, giúp các em thêm tự tin. 
Kết quả các lần khảo sát được thể hiện ở Phụ lục ...
Có thể nói đây là năm đầu tiên ba trường triển khai thực hiện, mặc dù còn một số vấn đề cần rút kinh nghiệm, nhất là khâu phân công ra đề, nhưng có thể nói đã thu được kết quả ngoài mong đợi. Các đơn vị còn lại cũng mong muốn được tham gia. Có những thuận lợi để việc tổ chức thành công đợt khảo sát là khoảng cách di chuyển giữa các trường là vằ phải, mức độ chênh lệch về khả năng của học sinh không quá lớn và sự thống nhất cao giữa các đơn vị.
Ngoài ra nhà trường cũng tự tổ chức khảo sát. Rút kinh nghiệm các năm trước, việc khảo sát được tiến hành tập trung, không để giáo viên tự bố trí, cử giáo viên ra đề độc lập tránh tình trạng người bồi dưỡng đội tuyển cũng chính là người ra đề đã làm tăng tính nghiêm túc, khách quan. Lấy đó làm một trong những cơ sở để chuyên môn nhà trường chốt danh sách đội tuyển.
2.3.3. Nâng cao tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm chuyên môn.
	Phụ trách chuyên môn nhà trường cần xóa bỏ suy nghĩ, tâm lí ở một số giáo viên đó là “năm nay mình không đứng đội tuyển nên không tham gia” bằng việc tuyên truyền nhắc nhở tại các hội nghị cơ quan. Yêu cầu xem đây là trách nhiệm chung, luân phiên, kết hợp động viên riêng. Từ đó lên kế hoạch, phân công cụ thể cho các giáo viên, theo đó năm nay giáo viên nào khôngđứng đội tuyển thì chịu trách nhiệm trong ra đề để đánh giá đội tuyển. Ngoài ra với những môn có số lượng giáo viên ít như Địa lí, GDCD... hoặc căn cứ kết quả khảo sát mà thấy chất lượng chưa khả quan thì phân công giáo viên còn lại tham gia hỗ trợ (yêu cầu bồi dưỡng một số chuyên đề nào đó). 
	Với cách làm như vậy mà một số môn như GDCD, Tin ... có kết quả chính thức tốt hơn nhiều so với kết quả khi khảo sát. 
2.3.4. Thực hiện tốt khâu tuyển chọn, sàng lọc đội tuyển.
	Tuyển chọn được những học sinh có tố chất là một khâu rất quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đầu vào không tốt thì đầu ra rõ ràng rất khó khăn, dù người thầy năng lực, kinh nghiệm đến mấy mà không có nguồn thì việc “đạt giải” đã khó chứ đừng nói đến giải cao. Do đó nhà trường cùng với giáo viên cần sớm tìm ra những em có năng lực nổi trội hơn. Để làm được việc này, bản thân tôi đã chủ động xin được kết quả các đợt kiểm định chất lượng của Phòng GD&ĐT Triệu Sơn, từ đó thống kê, kết hợp các số liệu về kết quả học tập của học sinh trong hồ sơ thi vào 10 để chuyển cho giáo viên được phân công phụ trách đội tuyển. Đồng thời cũng sớm có động tác thăm giò nguyện vọng của các em. Việc này phải làm một cách độc lập, khách quan. 
	Sau khi có kết quả nguyện vọng, nhà trường cần điều tiết, cân đối số lượng dự nguồn của các đội tuyển, thông thường chỉ để tối đa 06 em/ đội bởi để nhiều học sinh quá sẽ làm mất nguồn của đội tuyển khác. Nhưng nếu chốt danh sách sớm sẽ làm giảm tính cạnh tranh, giảm động lực, sự quyết tâm của các em.
	Trong quá trình khảo sát các đội tuyển, nếu thấy cần thiết có thể đon học sinh lớp dưới lên. Trong năm học 2018 – 2019 vừa qua, đội tuyển Sử đã thực hiện rất thành công việc này, có tới 03/05 em là học sinh lớp 10 (đạt 02 Nhì, 01 Ba)	
2.3.5. Nâng cao năng lực của giáo viên.
	Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói, muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi. Có nhiều cách để nâng cao năng lực cho người thầy như: Cử đi học các chuyên đề bồi dưỡng, học thạc sỹ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; yêu cầu giáo viên chủ động tìm tòi tư liệu trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet để tự học, tự bồi ...
	Tại đơn vị, ngoài những cách vừa nêu, chúng tôi tập trung vào công tác tổ chức thi giáo viên giỏi, nhất là vòng thi năng lực giải đề (đề tương đương với thi học sinh giỏi tỉnh hoặc thi ĐH – CĐ theo hình thức ba chung trước đây). Đề thi được các đồng chí trong Ban giám hiệu “nhờ” giáo viên ở trường khác ra, đảm bảo bí mật; Việc tổ chức được thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan; Cách làm này ban đầu chưa nhận được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số giáo viên, tuy nhiên sau một số năm tổ chức, nhiều giáo viên đã có sự chuyển biến tốt hơn. Nhà trường đã mạnh dạn giao nhiệm vụ phụ trách đội tuyển cho những giáo viên có kết quả tốt ở phần thi năng lực. 
	Tạo cho giáo viên có cơ hội được thể hiện khả năng của mình cũng là một cách để nâng cao năng lực họ. Muốn vậy nhà trường đã áp dụng cách làm như sau: Chia lớp mũi nhọn ra thành hai, điều này vưa đạt được mục đích vừa nêu những cũng là cách để tạo ra sự cạnh tranh, bởi cạnh tranh là một động lực tốt để phát triển.
2.3.6. Thực hiện tốt công tác Thi đua, khen thưởng và vinh danh.
	Việc thi đua khen thưởng có động lực thúc đẩy chất lượng dạy và học. Trường THPT Triệu Sơn 4 thành lập mới được hơn 20 năm. Những năm gần đây kinh tế của địa phương nơi trường đóng có chuyển biến, tuy nhiên đa số vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó việc huy động, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài còn khó khăn chưa thể so với nhiều đơn vị bạn. Vậy phải làm như thế nào để động viên, khích lệ được thầy và trò (bởi không thể nói xuông được)?
* Đối với giáo viên: Nhà trường thực hiện tốt những việc có thể làm ngay được đó là: Vinh danh các thầy cô một cách kịp thời; gắn với công tác thi đua, khen thưởng cuối năm đảm bảo công bằng, khách quan, từng bước nâng dần mức thưởng; xây dựng mức thưởng theo thành tích đạt được. 
* Đối với học sinh: Bên cạnh việc vinh danh, khen thưởng, nhà trường còn áp dụng một số chế độ ưu tiên khác, chẳng hạn: 
	+ Tổ chức cho học sinh đạt giải (cả học sinh giỏi văn hóa và học sinh đạt giải trong các cuộc thi khác) đi tham quan những địa chỉ Đỏ như: Quê Bác, Viếng Lăng Bác, tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám ...
	+ Quan tâm tạo điều kiện hơn khi tổng kết, xếp loại đối với những học sinh vừa đạt giải vừa rèn luyện tốt.
	+ Trong năm học, Chi bộ nhà trường đã đồng ý cho 03 học sinh và học giỏi, vừa năng động, nhiệt tình với phong trào đoàn tham gia lớp học nhận thức về Đảng.
2.3.7. Một số giải pháp khác
	- Nhà trường cần quan tâm hỗ trợ thêm cho giáo viên bồi dưỡng từ những vấn đề nhỏ nhất như: cung cấp giấy thi, photo tài liệu cho các đội tuyển theo yêu cầu của giáo viên. 
	- Bên cạnh việc trú trọng công tác bồi dưỡng mũi nhon, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phải là hàng đầu, do đó phải làm cho mọi giáo viên cùng nỗ lực phấn đấu c

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_boi_duong_hoc.docx