SKKN Đổi mới tổ chức hoạt động học trên lớp đối với bài “sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông nam á” theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS & THPT Nghi Sơn

SKKN Đổi mới tổ chức hoạt động học trên lớp đối với bài “sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông nam á” theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS & THPT Nghi Sơn

Trong những năm gầm đây cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, Đảng ta cũng rất quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” . Chính phủ cũng đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” .

 Khác với phương pháp dạy học truyền thống trước đây nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên. Phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lấy hoạt động học làm trung tâm và nhấn mạnh vai trò của học sinh trong quá trình dạy học (dạy học là tổ chức các hoạt động học cho học sinh). Người giáo viên lịch sử với vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng, các hoạt động học của học sinh phải đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh cụ thể, để có những phương pháp, những cách thức tổ chức học tập phù hợp, giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, cũng như phải hình thành và rèn luyện các năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh để các em có thể thích ứng và giải quyết những vấn đề bức thiết nảy sinh trong cuộc sống xã hội.

 Trong thực tế do nhiều yếu tố học sinh chưa hứng thú với môn lịch sử, đặc biệt là phần lịch sử thế giới thời cổ đại và trung đại. Mỗi bài dạy đều có vị trí, vai trò quan trọng của nó song những bài lịch sử phần lịch sử thế giới thời cổ đại và trung đại đưa vào chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10, ban cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006 lại khá khó đối với học sinh, thậm chí giáo viên cũng không dễ dàng trong việc giảng dạy. Trong khi kinh nghiệm giảng dạy tích lũy chưa nhiều, tư liệu tham khảo cũng hạn chế. Thách thức đặt ra cho người giáo viên là tiến hành dạy các bài này như thế nào? Tổ chức các hoạt học trên lớp ra sao để vừa gây được hứng thú cho học sinh, vừa giúp học sinh có thể nắm vững kiến thức bài học?

 

doc 20 trang thuychi01 4240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới tổ chức hoạt động học trên lớp đối với bài “sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông nam á” theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS & THPT Nghi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TRÊN LỚP ĐỐI VỚI BÀI “SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á” THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN
 Người thực hiện: Hoàng Sỹ Việt
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch Sử
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
 Trong những năm gầm đây cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, Đảng ta cũng rất quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” Được tham khảo từ TLTK số [5]
. Chính phủ cũng đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” Được tham khảo từ TLTK số [4]
. 
 Khác với phương pháp dạy học truyền thống trước đây nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên. Phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lấy hoạt động học làm trung tâm và nhấn mạnh vai trò của học sinh trong quá trình dạy học (dạy học là tổ chức các hoạt động học cho học sinh). Người giáo viên lịch sử với vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng, các hoạt động học của học sinh phải đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh cụ thể, để có những phương pháp, những cách thức tổ chức học tập phù hợp, giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, cũng như phải hình thành và rèn luyện các năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh để các em có thể thích ứng và giải quyết những vấn đề bức thiết nảy sinh trong cuộc sống xã hội.
 Trong thực tế do nhiều yếu tố học sinh chưa hứng thú với môn lịch sử, đặc biệt là phần lịch sử thế giới thời cổ đại và trung đại. Mỗi bài dạy đều có vị trí, vai trò quan trọng của nó song những bài lịch sử phần lịch sử thế giới thời cổ đại và trung đại đưa vào chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10, ban cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006 lại khá khó đối với học sinh, thậm chí giáo viên cũng không dễ dàng trong việc giảng dạy. Trong khi kinh nghiệm giảng dạy tích lũy chưa nhiều, tư liệu tham khảo cũng hạn chế. Thách thức đặt ra cho người giáo viên là tiến hành dạy các bài này như thế nào? Tổ chức các hoạt học trên lớp ra sao để vừa gây được hứng thú cho học sinh, vừa giúp học sinh có thể nắm vững kiến thức bài học? 
 Trước thực trạng trên, qua quá trình giảng dạy tôi thấy mình cần phải đổi mới tổ chức hoạt động học ở trên lớp cho học sinh qua từng bài cụ thể để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử. Với mong muốn tạo được sự hứng thú, tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học lịch sử, giúp các em nắm vững các kiến thức lịch sử khu vực Đông Nam Á thời cổ đại và phong kiến, hình thành và rèn luyện các năng lực, kĩ năng cần thiết qua bài học. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến: Đổi mới tổ chức hoạt động học trên lớp đối với bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” theo hướng phát triển năng lực học sinh ở Trường THCS và THPT Nghi Sơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về thời kì cổ đại và phong kiến của khu vực Đông Nam Á.
 - Phát huy sự hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết học.
 - Góp phần bồi dưỡng các năng lực như: năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,...và những phẩm chất cần thiết cho học sinh như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm,... 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đổi mới tổ chức hoạt động học trên lớp trong phạm vi một bài của chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10, ban cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006, đó là bài 8: “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” theo hướng phát triển năng lực học sinh ở Trường THCS và THPT Nghi Sơn.
 - Để thử nghiệm đề tài tôi chọn 2 lớp 10: lớp 10A4 và lớp 10A6 trường THCS và THPT Nghi Sơn, năm học 2018 - 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
  Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận, thực tiễn.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 - Phương pháp khảo sát, đối chiếu, so sánh, thống kê, phân loại.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
 Trong dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh. Tiến trình tổ chức của mỗi bài học được tổ chức theo các bước sau: Hoạt động tạo tình huống học tập (hoạt động khởi động); hoạt động hình thành kiến thức; hoạt động luyện tập; hoạt động vận dụng; hoạt động tìm tòi, mở rộng.
 Quy trình 5 bước hoạt động nêu trên không cứng nhắc mà có thể được thiết kế và thực hiện linh hoạt. Trong một số trường hợp các hoạt động có thể kết hợp với nhau hoặc bớt đi một, hai hoạt động tùy theo từng bài học.
 Trong mỗi bài học lại được thiết kế thành nhiều hoạt động học khác nhau. Trong đó, mỗi hoạt động học có thể sử dụng một kĩ thuật dạy học tích cực nào đó để tổ chức nhưng đều được thực hiện theo các bước sau: Chuyển giao nhiệm vụ học tập; tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
 Trong tổ chức hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: “Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của học sinh với tư liệu dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình huống học tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Sự trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ trợ từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thứcHoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liêu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và định hướng sự trao đổi tranh luận của học sinh với nhau” Được tham khảo từ TLTK số [3]
.
 Mặt khác, chúng ta thấy nếu như chương trình giáo dục định hướng nội dung trước đây quan tâm đến việc học sinh học được cái gì (tức là dạy học theo định hướng đầu vào chỉ chú trọng truyền thụ tri thức cho người học), thì chương trình giáo dục định hướng năng lực lại quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học (tức là dạy học định hướng kết quả đầu ra, dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng hình thành năng lực và phẩm chất cho người học: “Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức” Được tham khảo từ TLTK số [2]
.
 Như vậy, việc đổi mới tổ chức hoạt động học trên lớp cho học sinh tức là học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập lịch sử do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Thông qua những tình huống quan sát, thảo luận, học sinh được giải quyết các vấn đề theo cách suy nghĩ của mình, từ đó không những nắm được kiến thức mới mà còn nắm được phương pháp, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng đó, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình.
 Đối với bài 8 “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á”. Trong quá trình tổ chức hoạt động học trên lớp giáo viên phải sử dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp dạy học, kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin để phát huy được sự hứng thú, tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, giúp sinh không chỉ nắm được kiến thức cơ bản của bài mà còn hình thành được những năng lực và kĩ năng cần thiết. 
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
2.2.1. Thuận lợi 
 - Về phía bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á”: 
 + Đây là một bài nằm trong chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10, ban cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006. Bài gồm có 2 mục.
 + Bài học tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á thời kì cổ đại và phong kiến, trong đó Việt Nam chúng ta là một nước trong khu vực nên nhiều nét tương đồng với các nước khác. 
 - Về phía học sinh: Học sinh cũng đã có một vốn hiểu biết nhất định về lịch sử và văn hóa của các nước trong khu vực Đông Nam Á, do Việt Nam cũng là nước trong khu vực nên có nhiều nét tương đồng. Ngoài ra, các em còn biết đến khu vực Đông Nam Á qua sách, báo, truyền hình: ví dụ Đại hội thể dục thể thao của các nước Đông Nam Á (Sea Games),...điều này tạo thuận lợi cho học sinh trong quá trình tìm hiểu bài học.
 - Về phía giáo viên: Bản thân tôi luôn yêu thích, say mê, tâm huyết với nghề. Trong mỗi bài giảng lịch sử tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu để có được những phương pháp học tập đem lại hiệu quả cao cho học sinh.
2.2.2. Khó khăn
 - Về phía bài học: Bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” chỉ gồm có 2 mục nhưng đòi hỏi phải có kiến thức rộng, giáo viên lại phải biết chọn lọc các sự kiện cơ bản để học sinh vừa nắm được những nét chung và những nét riêng của các quốc gia trong khu vực, thể hiện được sự “thống nhất trong đa dạng”của khu vực Đông Nam Á. 
 - Về phía học sinh: Nhiều em học sinh coi môn lịch sử là môn phụ nên không hứng thú, say mê, tìm tòi trong quá trình học tập.
 - Về phía nhà trường: phòng học trang bị máy chiếu còn ít, quá trình tổ chức các hoạt động học kết hợp các phương tiện hiện đại còn gặp nhiều khó khăn, sự phát huy tính tích cực ở học sinh còn hạn chế.
2.2.3. Kết quả của thực trạng 
 Năm học 2018 – 2019, tôi dạy lớp 10A6 (Sĩ số lớp 40 học sinh) trường THCS và THPT Nghi Sơn. Sau tiết học, tôi nhận thấy học sinh chưa hứng thú, chưa tích cực, nhiều em chưa nắm chắc được kiến thức bài học, việc vận dụng của học sinh từ bài học vào thực tiễn chưa cao. Đặc biệt chưa có thói quen tự học, giờ học chưa được sôi nổi. Tôi tiến hành kiểm tra 15 phút vào kiến thức đã học trong bài. Kết quả, số lượng bài điểm kém, yếu, điểm trung còn nhiều, điểm khá và giỏi còn khiêm tốn. 
 Kết quả cụ thể như sau :
Lớp
Sĩ số
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A6
40
1
2,5
8
20
22
55
7
17,5
2
5
 Từ thực trạng trên, để quá trình học tập đạt hiệu quả hơn, tôi đã tìm tòi nghiên cứu, mạnh dạn đổi mới tổ chức hoạt động học trên lớp đối với bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” để tạo hứng thú, khơi gợi tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. 
2.3. Tổ chức các hoạt động học trên lớp đối với bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á”
2.3.1. Hoạt động tạo tình huống học tập
 - Giáo viên sử dụng hình ảnh một số công trình kiến trúc nổi tiếng của một số nước Đông Nam Á (giáo viên không đề tên công trình kiến trúc) để huy động kiến thức học sinh đã biết về khu vực này, nhằm tạo cầu nối và gợi hứng thú, sự tò mò tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á.
 Khu đền tháp Bôrôbuđua (Inđônêxia) Ăngcovát (Campuchia)
 Chùa Một Cột (Việt Nam) Chùa Vàng ở Mianma Được tham khảo từ TLTK số [7]
 - Sau đó giáo viên đưa ra các câu hỏi cho cả lớp: Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng tới các nước khu vực nào? Em có ấn tượng gì về khu vực đó?
 - Qua quan sát hình ảnh, học sinh nhận diện, kể tên được các công trình kiến trúc nổi tiếng của một số nước ở khu vực Đông Nam Á như: khu đền tháp Bôrôbuđua (Inđônêxia), Ăngcovát (Campuchia), chùa Một Cột (Việt Nam), chùa Vàng ở Mianma, nêu được một vài hiểu biết về các công trình này và nét nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á.
 - Sau khi học sinh trả lời giáo viên dẫn dắt: Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, các vương quốc cổ đầu tiên đã được hình thành ở Đông Nam Á; Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển như thế nào? Các quốc gia phong kiến ở khu vực này được xác lập và phát triển ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời những câu hỏi trên. 
2.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Hoạt động 1. Tìm hiểu vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á (Làm việc cá nhân, cả lớp)
 - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên sử dụng máy chiếu, chiếu lên “Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến” và yêu cầu học sinh cả lớp sử dụng phương pháp làm việc với sách giáo khoa (đọc sách giáo khoa trang 45, 46), kết hợp với quan sát lược đồ và kiến thức về khu vực Đông Nam Á học sinh đã tìm hiểu trước ở nhà để trả lời một số vấn đề sau đây:
 + Nêu vài nét khái quát về khu vực Đông Nam Á về vị trí địa lí, diện tích, dân số, số quốc gia hiện nay?
 + Nêu những nét chung về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?
 + Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực? 
Phù Nam
 : Tên vương quốc cổ MÔ-GIÔ-PA-HÍT: Tên quốc gia phong kiến
 Được tham khảo từ TLTK số [7]
Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến
 - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh cả lớp quan sát lược đồ, kết hợp với kiến thức sách giáo khoa và kiến thức của bản thân học sinh thu thập được ở nhà, suy nghĩ trả lời các câu hỏi trên.
 - Báo cáo sản phẩm: Giáo viên gọi một học sinh lên bảng kết hợp sử dụng lược đồ trả lời câu hỏi trên, các em khác bổ sung.
 - Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét, đánh giá phần trả lời của học sinh. Sau đó giáo viên bổ sung, chốt vấn đề:
 + Khu vực Đông Nam Á có diện tích 4,5 triệu km², hiện nay gồm 11 nước, dân số: hơn 640 triệu người (2017), có vị trí địa lý rất trọng.
 + Đông Nam Á là khu vực khá rộng, song bị phân tán, chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển. 
 + Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn. 
 + Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển (đặc biệt là cây lúa nước), tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sinh sống và sản xuất của con người, vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu buôn bán, hợp tác với các nước khác
 + Khó khăn: thường xuyên bị bão, lũ lụt, trong lịch sử thường bị các thế lực ngoại xâm bên ngoài nhòm ngó, xâm lược. 
* Hoạt động 2. Tìm hiểu điều kiện, quá trình ra đời và nguyên nhân sụp đổ của vương quốc cổ ở Đông Nam Á (Làm việc theo cặp đôi)
 - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành các cặp đôi và yêu cầu các cặp đôi sử dụng phương pháp làm việc với sách giáo khoa (đọc sách giáo khoa trang 46), kết hợp với quan sát “Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến”(giáo viên chiếu lên máy chiếu), kết hợp với kiến thức đã được học phần Ấn Độ và kiến thức bài mới học sinh thu thập trong qua trình chuẩn bị trước bài mới ở nhà để giải quyết một số vấn đề trong phiếu học tập sau đây:
PHIẾU HỌC TẬP
 Họ và tên học sinh: 
 Lớp:
 Học sinh các cặp đôi giải quyết một số vấn đề sau:
 1. Nêu điều kiện về kinh tế và văn hóa dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? ...........
 2. Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành trong khoảng thời gian nào? Kể tên một số vương quốc cổ tiêu biểu?
.... 
 3. Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? 
 - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh các cặp đôi quan sát lược đồ, kết hợp với kiến thức sách giáo khoa và kiến thức đã được học phần Ấn Độ, cùng với kiến thức bài mới chuẩn bị trước ở nhà để tiến hành trao đổi, thảo luận các câu hỏi trên và viết vào phiếu học tập của mình. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các cặp đôi để có thể gợi ý hoặc trợ giúp khi các em gặp khó khăn. Giáo viên có thể gợi ý thêm đối với câu hỏi số 1 để học sinh nhớ lại kiến thức đã học bài Ấn Độ bằng câu hỏi sau: khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ trên những lĩnh vực nào? 
 - Báo cáo sản phẩm: giáo viên gọi đại diện các cặp đôi báo cáo, các em ở các cặp đôi khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Đối với câu hỏi số 2 trong phiếu học tập, giáo viên yêu cầu đại diện một em của một cặp đôi lên bảng xác định tên, địa bàn cụ thể của một số vương quốc cổ Đông Nam Á trên lược đồ. 
 - Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét, đánh giá phần làm việc của các cặp đôi. Sau đó bổ sung, chốt lại vấn đề:
 • Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:
 - Điều kiện kinh tế:
 + Đến đầu công nguyên cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt.
 + Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, còn làm thủ công nghiệp (dệt, gốm, đúc đồng, rèn sắt).
 + Buôn bán theo đường biển rất phát đạt, nhiều thành thị, hải cảng ra đời như: Óc Eo (An Giang – Việt Nam), Ta-kô-la (bán đảo Mã Lai).
 - Điều kiện văn hóa: 
 Các nước Đông Nam Á đã tiếp thu và vận dụng văn hóa Ấn Độ để phát triển sáng tạo văn hóa của dân tộc mình.
 • Quá trình ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á: 
 Khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành và phát triển ở phía nam Đông Nam Á như: Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xia.
 • Nguyên nhân sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á: 
 Do các quốc gia này nhỏ bé, phân tán, sống riêng rẽ và tranh chấp lẫn nhau. Trên cơ sở đó hình thành nên các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh sau này.
 - Để tạo sự hứng thú học tập, và khắc sâu thêm kiến thức của hoạt động học trên. Giáo viên yêu cầu học sinh các cặp đôi quan sát một số hình ảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi sau: 
 + Quan sát những hình trên em có nhận xét gì về những hoạt động kinh tế của cư dân Đông Nam Á thời kì này?
 + Trên cơ sở chữ Phạn người Lào và người Campuchia đã tạo ra chữ viết của mình như thế nào?
 - Học sinh các cặp đôi quan sát các hình ảnh trên và trao đổi, thảo luận với nhau.
 - Giáo viên gọi đại diện các cặp đôi trả lời. Các cặp đôi khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá phần trả lời của các cặp đôi. Sau đó, bổ sung, chốt ý:
 + Những hoạt kinh tế của cư dân Đông Nam Á thời kì này rất phong phú, đa dạng và có nhiều tiến bộ như: họ đã biết sử dụng guồng nước để dẫn nước vào ruộng, biết sử dụng sức kéo trong nông nghiệp, biết làm đồ gốm với hoa văn rất tinh tế. Thể hiện tinh thần yêu lao động, sự sáng tạo của của cư dân Đông Nam Á. 
 + Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, người Cam-pu-chia đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình vào thế kỉ VII. Còn người Lào cũng có hệ thống chữ viết riêng của mình được xây dựng một cách sáng tạo trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của chữ Cam-pu-chia.
 Thu hoạch Đồ gốm
Một số hình ảnh về hoạt động kinh tế của cư dân khu vực Đông Nam Á
 Chữ Lào Được tham khảo từ TLTK số [7]
Từ chữ Phạn của Ấn Độ người Campuchia và người Lào 
đã sáng tạo ra chữ viết của mình
* Hoạt động 3. Tìm hiểu quá trình hình thành, thời kì phát triển thịnh đạt và thời kì suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á (Làm việc theo nhóm)
 - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu các nhóm sử dụng phương pháp làm việc với sách giáo khoa (đọc sách giáo khoa trang 46, 47, 48, 49), kết hợp với quan sát “Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến” và kiến thức học sinh đã tìm hiểu trước ở nhà để giải quyết một số vấn đề sau:
 + Nhóm 1. Tìm hiểu thời gian hình của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á? Nêu tên một số quốc gia phong kiến Đông Nam Á tiêu biểu?
 + Nhóm 2. Tìm hiểu thời gian phát triển thịnh đạt và nêu biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt về kinh tế, chính trị,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_to_chuc_hoat_dong_hoc_tren_lop_doi_voi_bai_su_h.doc