Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập về mạng tinh thể

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập về mạng tinh thể

Để trở thành một giáo viên vững vàng về kiến thức và có phương pháp giảng dạy tốt giúp học sinh dễ hiểu bài, dễ ghi nhớ kiến thức và gây được hứng thú học tập là mục tiêu mà thầy cô nào cũng hướng tới. Tuy nhiên để thực hiện được điều này yêu cầu mỗi giáo viên phải luôn luôn trăn trở để tìm phương pháp phù hợp, luôn nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, phân loại kiến thức, chia dạng bài tập cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Với bản thân tôi sau một thời gian giảng dạy, ôn luyện thi tốt nghiệp, đại hoc, cao đẳng đặc biệt là ôn luyện học sinh giỏi văn hóa và học sinh giỏi casio môn hóa học tôi cũng đã tích lũy được một số chuyên đề, các dạng bài tập tương ứng với từng phần kiến thức. Sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi xin mạnh dạn đề cập tới một số bài tập liên quan đến mạng tinh thể mà tôi đã sưu tầm và phân chia các bài tập theo từng dạng.

doc 17 trang thuychi01 10290
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập về mạng tinh thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH 
GIẢI BÀI TẬP VỀ MẠNG TINH THỂ 
Người thực hiện : Đỗ Thị Nương 
SKKN thuộc môn : Hóa học 
Chức vụ : Giáo viên 
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................................................................1
1. Cở sở lí luận..................................................................................................1
1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................1
1.2. Mạng tinh thể.............................................................................................2
Dạng 1...............................................................................................................4
Dạng 2...............................................................................................................7
Dạng 3...............................................................................................................9
Dạng 4.............................................................................................................10
Dạng 4.............................................................................................................10
Bài tập tổng hợp..............................................................................................11
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................14
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Để trở thành một giáo viên vững vàng về kiến thức và có phương pháp giảng dạy tốt giúp học sinh dễ hiểu bài, dễ ghi nhớ kiến thức và gây được hứng thú học tập là mục tiêu mà thầy cô nào cũng hướng tới. Tuy nhiên để thực hiện được điều này yêu cầu mỗi giáo viên phải luôn luôn trăn trở để tìm phương pháp phù hợp, luôn nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, phân loại kiến thức, chia dạng bài tập cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Với bản thân tôi sau một thời gian giảng dạy, ôn luyện thi tốt nghiệp, đại hoc, cao đẳng đặc biệt là ôn luyện học sinh giỏi văn hóa và học sinh giỏi casio môn hóa học tôi cũng đã tích lũy được một số chuyên đề, các dạng bài tập tương ứng với từng phần kiến thức. Sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi xin mạnh dạn đề cập tới một số bài tập liên quan đến mạng tinh thể mà tôi đã sưu tầm và phân chia các bài tập theo từng dạng.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cở sở lí luận.
1.1. Các khái niệm cơ bản.
1.1.1. Tinh thể 
Tinh thể là trạng thái tồn tại của vật chất, mà ở đó có sự phân bố tuần hoàn theo những quy luật nhất định tạo thành mạng lưới không gian đều đặn giữa các đơn vị cấu trúc (nguyên tử, phân tử, ion...)Ví dụ: Tinh thể muối ăn có đơn vị cấu trúc Na+, Cl-.
Tinh thể là dạng cấu trúc có trật tự cao nhất của sự sắp xếp vật chất, các vi hạt hầu như chỉ dao động quanh vị trí cân bằng.
1.1.2. Tính chất của tinh thể.
Trong tinh thể các đơn vị cấu trúc được phân bố tuần hoàn theo những quy luật nhất định tạo thành mạng lưới không gian đều đặn.
Tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định và không đổi trong quá trình nóng chảy.
Biểu lộ nhiều tính chất vật lý không giống nhau, đó là đặc điểm bất đẳng hướng về tính chất của chất rắn tinh thể.
1.1.3. Chất rắn vô định hình.
Trong các chất vô định hình, các vi hạt không tự kết tinh thành những dạng tinh thể nhất định.
Các chất rắn vô định hình như: thuỷ tinh, cao su...
Chúng có những tính chất ngược lại với tinh thể: không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.
1.2. Mạng tinh thể
1.2.1. Khái niệm.
Trong tinh thể các hạt được sắp xếp khít nhau, các hạt được biểu diễn bằng các điểm trên hình vẽ; giữa điểm này và điểm kia có khoảng cách nối với nhau bằng những đoạn thẳng. Tập hợp của các điểm và đoạn thẳng đó gọi là mạng lưới tinh thể.
Có 4 dạng mạng tinh thể chính:
- Mạng tinh thể nguyên tử:
+ Đơn vị cấu trúc là nguyên tử.
+ Liên kết cộng hoá trị định hướng.
+ Nhiệt độ nóng chảy cao.
Ví dụ: Tinh thể kim cương có cấu trúc tứ diện đều, mỗi nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp3, là mạng không gian ba chiều điển hình, nhiệt độ nóng chảy là 3.550oC.
- Mạng tinh thể phân tử:
+ Các tiểu phân là phân tử liên kết với nhau bằng lực hút Vandevan.
+ Dễ nóng chảy, thăng hoa...
Ví dụ: SO2, I2,naphatalen
- Mạng tinh thể ion:
+ Mạng tạo thành từ những ion hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
+ Nhiệt độ nóng chảy cao, cứng, dễ vỡ khi tán.
Ví dụ: NaCl, CsCl.
- Mạng tinh thể kim loại:
+ Nút mạng là các ion dương, nguyên tử kim loại.
+ Liên kết bằng liên kết kim loại.
Gồm có ba dạng mạng tinh thể chính:
Lập phương tâm diện: Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương. Ví dụ: Ca, Ni, Cu...
Lập phương tâm khối: Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm của hình lập phơng. Ví dụ: Li, Na,K...
Lục phương: Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lục giác đứng và ba nguyên tử, ion nằm phía trong của hình lục giác. Ví dụ: Be, Mg, Sc, Zr...
1.2.2. Thực trạng vấn đề.
Theo phân phối chương trình trung học phổ thông nội dung liên quan đến mạng tinh thể được học trong tổng thời gian khoảng hơn một tiết, thời gian ôn tập phần này không có nhiều. Còn trong quá trình dạy và học chính khóa cũng như quá trình học bồi dưỡng hầu hết các giáo viên và học sinh thường chưa chú ý nhiều về dạng bài tập này, tuy nhiên trong nội dung thi đại học, cao đẳng các năm đặc biệt là trong nội dung thi chọn học sinh giỏi giải toán hóa học trên máy tính cầm tay thì đây lại là một trong những nội dung trọng tâm. Vì vậy giáo viên phải nghiên cứu, tìm tài liệu sách, báo, internet, để sưu tầm bài tập về chuyên đề này. Trên thực tế không phải giáo viên nào cũng có sẵn tài liệu với đầy đủ nội dung lí thuyết và các dạng bài tập về mạng tinh thể mà hầu hết các giáo viên phải tích lũy, phải tìm các sách, báo, đề thi đại học, cao đẳng, đề thi học sinh giỏi từ đó tập hợp, biên soạn thành chuyên đề của mình. Với bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn hóa học, cũng từng tham gia lãnh đội dạy học sinh thi học sinh giỏi Casio nên tôi có sưu tầm được một số bài tập liên quan đến mạng tinh thể vì vậy tôi mạnh dạn gửi tới hội đồng khoa học ngành giáo dục, các đồng nghiệp giảng dạy một số bài tập liên quan đến mạng tinh thể mà tôi sưu tầm được trong quá trình ôn luyện thi, ôn luyện đội tuyển. 
Để giúp cho học sinh dễ dàng hiểu và vận dụng làm được những bài tập về phần này thì theo tôi nên chia bài tập phần này thành 5 dạng sau đây:
DẠNG 1: CHỨNG MINH ĐỘ ĐẶC KHÍT CỦA CÁC MẠNG TINH THỂ
Ví dụ 1: . Chứng minh độ đặc khít của mạng tinh thể lập phương tâm khối là 0,68.
 Xét 1 đơn vị mạng lưới tinh thể lập phương tâm khối có cạnh = a 
® V mạng tt = a3. 
 Số nguyên tử kim loại có trong 
1 ô mạng cơ sở = . 8 + 1 = 2 (nguyên tử)
Các nguyên tử kim loại xếp sát nhau.
 Xét theo đường chéo của khối lập phương:
 4R = a ® R = 
 Thể tích choán chỗ của 2 nguyên tử kim loại: 
 VKL = 2 . p 
 Vậy độ đặc khít của mạng tinh thể = = = 0,68 
 Hoặc: Độ đặc khít P = N. = 2. 
với R = nên P = = 0,68
	 (N : số nguyên tử trong có trong 1 ô mạng cơ sở tinh thể
 Vc : Thể tích 1 nguyên tử dạng quả cầu
 Vtt : Thể tích toàn bộ tế bào tinh thể )
Ví dụ 2: Chứng minh độ đặc khít của mạng tinh thể lập phương tâm diện là 0,74.
 Xét 1 đơn vị mạng lưới tinh thể lập phương tâm khối có cạnh = a ® 
V mạng tt = a3. 
 Số nguyên tử kim loại có trong 1 ô mạng cơ sở = . 8 + . 6 = 4 (nguyên tử)
 Các nguyên tử kim loại xếp sát nhau. Xét theo đường chéo của mặt hình vuông:
 4R = a ® R = 
 Thể tích choán chỗ của 4 nguyên tử kim loại: 
 VKL = 4 . p 
 Vậy độ đặc khít của mạng tinh thể = = = 0,74 
 Hoặc: Độ đặc khít P = N. = 4. với R = 
	 nên P = = 0,74
Ví dụ 3: Chứng minh độ đặc khít của mạng tinh thể lục phương là 0,74
Ví dụ 4: Tính độ đặc khít của mạng tinh thể natri clorua (NaCl) 
biết R= 0,97A0 = r, R= 1,81 A0 = R 
Tinh thể có đối xứng lập phương nên trong cấu trúc NaCl (hình 6):
Na+
Cl-
Hình 2.6: Cấu trúc kiểu NaCl
a
Vì NaCl kết tinh dưới dạng lập phương ở hình vẽ nên
Tổng ion Cl- = Cl -ở 8 đỉnh + Cl- ở 6 mặt =8 ´ + 6 ´= 4 ion Cl-
Tổng ion Na+ =Na+ ở giữa 12 cạnh = 12´1/4=4 ion Na+
số phân tử NaCl trong 1 ô mạng cở sở=4 NaCl
Kết quả là các ion Na+ tạo ra một mạng lptd thứ hai lệch một nửa cạnh của mạng ion Cl-.
* : Vì các ion Na+ và Cl- tiếp xúc nhau dọc theo cạnh hình lập phương nên:	aNaCl = 2(r + R) = 2(0,97 + 1,81) = 5,56 A0
* Độ đặc khít	
DẠNG 2: TÍNH BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ, ION
Ví dụ 1:Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Ca ở 200C, biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của Ca bằng 1,55 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Ca có hình cầu, có độ đặc khít là 74%. 
Giải: 
§ Thể tích của 1 mol Ca = = 25,858 cm3, 
 một mol Ca chứa NA = 6,02 ´1023 nguyên tử Ca
Theo độ đặc khít, thể tích của 1 nguyên tử Ca = = 3,18´10-23 cm3
	Từ V = 
Bán kính nguyên tử Ca = r = = 
 = 1,965 ´10-8 cm
Ví dụ 2: Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Fe ở 200C, biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của Fe bằng 7,87 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe có hình cầu, có độ đặc khít là 68%. Cho nguyên tử khối của 55,85 = 40
Giải
§ Thể tích của 1 mol Fe = = 7,097 cm3. 
một mol Fe chứa NA = 6,02 ´1023 nguyên tử Fe
Theo độ đặc khít, thể tích của 1 nguyên tử Fe = = 0,8 ´10-23 cm3
	Từ V = 
 =>Bán kính nguyên tử Fe = r = = = 1,24 ´10-8 cm
Ví dụ 3: Phân tử CuCl kết tinh kiểu giống mang tinh thể NaCl. Hãy biểu diễn mạng cơ sở củaCuCl. Xác định bán kính ion Cu+.
 Cho: d(CuCl) = 4,136 g/cm3 ; rCl- = 1,84 Å ; Cu = 63,5 ; Cl = 35,5
Giải:
* Vì CuCl kết tinh dưới dạng lập phương kiêu giống NaCl nên
	Tổng ion Cl- = Cl -ở 8 đỉnh + Cl- ở 6 mặt =8 ´ + 6 ´= 4 ion Cl-
	Tổng ion Cu+ = Cu+ ở giữa 12 cạnh = 12´1/4=4 ion Cu+
số phân tử CuCl trong 1 ô mạng cở sở=4 CuCl
V hình lập phương= a3 ( a là cạnh hình lập phương)
M1 phân tử CuCl= MCuCl / 6,023.1023 biết MCuCl= 63,5+35,5 = 99(gam)
=> D= (4´99)/ (6,023´1023´a3) 
=> thay số vào => a= 5,4171 Ao
Mà a= 2rCu+ + 2r Cl- => rCu+= 0,86855 Ao
DẠNG 3: TÍNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA MẠNG TINH THỂ.
Ví dụ 1:Đồng (Cu) kết tinh có dạng tinh thể lập phương tâm diện. Tính khối lượng riêng của Cu theo g/cm3 biết MCu=64. 
Giải: 
Theo hình vẽ ta thấy: 1 mặt của khối lập phương tâm diện có AC = a=4 
 ® a = = 3,62 (Å)	
 Số nguyên tử Cu trong một tế bào cơ sở = 8´ + 6´ = 4 (nguyên tử)
 d = = = 8,96 g/cm3.
 Ví dụ 2: Sắt dạng a (Fea) kết tinh trong mạng lập phương tâm khối, nguyên tử có bán kính r = 1,24 Å. Hãy tính: Tỉ khối của Fe theo g/cm3.
Cho Fe = 56 
Giải
a) Mạng tế bào cơ sở của Fe (hình vẽ)
Theo hình vẽ, số nguyên tử Fe là
- Ở tám đỉnh lập phương = 8 ´ = 1
- Ở tâm lập phương = 1
Vậy tổng số nguyên tử Fe chứa trong tế bào sơ đẳng = 1 + 1 = 2 (nguyên tử)
 + 1 mol Fe = 56 gam
 	+ Thể tích của 1 tế bào cơ sở = a3 chứa 2 nguyên tử Fe
	+ 1 mol Fe có NA = 6,02 ´1023 nguyên tử 
	Khối lượng riêng d = = 2 ´ = 7,95 (g/cm3)
DẠNG 4: XÁC ĐỊNH KIM LOẠI
Ví dụ 1: Kim loại M kết tinh theo cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện với bán kính nguyên tử R=143 pm, có khối lượng riêng D=2,7 g/ cm3. Xác định tên kim loại M.	
Giải:	
	Số nguyên tử M trong một ô cở sở mạng N=8´ + 6´ = 4 (nguyên tử)
Gọi a là độ dài cạnh của ô mạng cở sở. 
Khoảng cách ngắn nhất giữa các nguyên tử là trên đường chéo của mặt bên nên
AC = a=4rM => a=4.142/=404 pm
Mà D= = (4´M)/(6,023´1023´a3)
Thay D=2,7; a= 404´10-10 cm
=> M= 26,79 g/mol. Vậy M là kim loại Al
Ví dụ 2: Kim loại M kết tinh theo cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối với bán kính nguyên tử R=1,24 Ao, có khối lượng riêng D=7,95 g/ cm3. Xác định tên kim loại M.
Giải:
	Số nguyên tử M trong một ô cở sở mạng N=8´ + 1= 24 (nguyên tử)
Gọi a là độ dài cạnh của ô mạng cở sở. 
Khoảng cách ngắn nhất giữa các nguyên tử là trên đường chéo của hình lập phương nên AD=a
AC =a =4rM => a=4R /
Mà D= = (2´M)/(6,023´1023´a3)
Thay D=7,95; a= 2,864 Ao
=> M= 56 g/mol. 
Vậy M là kim loại Fe
DẠNG 5: TÍNH GIÁ TRỊ GẦN ĐÚNG CỦA SÔ AVOGAĐRO
Ví dụ: Tinh thể kim loại đồng có cấu trúc lập phương tâm diện biết bán kính nguyên tử đồng là 1,28 Ao, Khối lượng riêng của đồng là 8,88 g/cm3. MCu=64. Tính giá trị gần đúng của N
Giải:
Số nguyên tử Cu trong một ô mạng cở sở 8´ + 6´ = 4 (nguyên tử)
Gọi a là độ dài cạnh của ô mạng cở sở. 
 = 3,63 Ao 
N = 6,023.1023
MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP
Bài 1: Trong các tinh thể α (Cấu trúc lập phương tâm khối) các nguyên tử cacbon có thể chiếm các mặt của ô mạng cơ sở.
1. Bán kính kim loại sắt là 1,24Ao . Tính dộ dài cạnh a của ô mạng cơ sở?
2. Bán kính cộng hóa trị của cacbon là 0,77Ao . Hỏi độ dài cạnh a sẽ tăng lên bao nhiêu khi sắt α có chứa cacbon so với cạnh a khi sắt α nguyên chất?
3. Tính độ dài cạnh ô mạng cơ sở cho sắt γ (cấu trúc lập phương tâm diện) và tính độ tăng chiều dài cạnh ô mạng biết rằng các nguyên tử cacbon có thể chiếm tâm của ô mạng cơ sở và bán kính kim loại sắt γ là 1,26Ao. Có thể kết luận gì về khả năng xâm nhập của cacbon vào 2 loại tinh thể sắt trên?
Bài 2: Niken có cấu trúc tinh thể theo kiểu lptd. Biết rằng niken có bán kính nguyên tử là 1,24 A0. Tính số nguyên tử niken có trong mỗi tế bào cơ sở, hằng số mạng a (cạnh của ô mạng cơ sở) và khối lượng riêng của niken.
Bài 3: Một kim loại thuộc nhóm IVA có khối lượng riêng là 11,35 g/cm3 kết tinh theo kiểu cấu trúc lptd với độ dài mỗi cạnh của ô cơ sở là 4,95A0. Tính nguyên tử khối và gọi tên kim loại đó.
Bài 4: Tính thể tích và bán kính nguyên tử Mg biết rằng khối lượng riêng của Mg là 1,74 g/cm3 và thể tích các quả cầu Mg chiếm 74% thể tích của toàn mạng tinh thể.
Bài 5: Đồng kết tinh theo kiểu mạng lptd, hằng số mạng a = 0,361 nm; dCu = 8,920g/cm3; nguyên tử khối của Cu là 63,54. Xác định số Avôgađrô.
Bài 6: Bạc có bán kính nguyên tử R = 1,44 A0, kết tinh theo mạng lập phương tâm diện. Tuỳ vào kích thước mà nguyên tử lạ E có thể đi vào trong mạng tinh thể bạc và tạo ra một dd rắn có tên gọi khác nhau: dd rắn xen kẽ (bằng cách chiếm các hốc xen kẽ) hoặc dd rắn thay thế (bằng cách thay thế các nguyên tử Ag)
 Tính khối lượng riêng của bạc nguyên chất. Xác định spt và độ chặt khít của ô mạng?
Bài 7: Nhôm kết tinh theo kiểu mạng lập phương tâm diện, có khối lượng riêng d = 2,7 g/cm3. Xác định hằng số mạng a của tế bào cơ bản nhôm, từ đó tính bán kính nguyên tử nhôm.
Bài 8: Coban có bán kính nguyên tử là R = 1,25 A0 kết tinh theo kiểu lp. 
1. Tính cạnh của hình lập phương?
2. Kiểm tra lại nếu khối lượng riêng thực nghiệm của coban là d = 8,90 g/cm3
Bài 9: Thori kết tinh theo cấu trúc lptk, hằng số mạng a = 4,11 A0.
1. Xác định bán kính nguyên tử của thori.
2. Xác định khối lượng riêng của thori. Biết MTh = 232 g/mol. 
Bài 10: Xác định nguyên tố X, biết X có bán kính nguyên tử là 1,36 A0 và đơn chất kết tinh theo kiểu lptd, khối lượng riêng d = 22,4 g/cm3.
Bài 11: Khối lượng riêng của Rh là d = 12,4 g/cm3. Mạng tinh thể của nó là lptd, hằng số mạng a = 3,8 A0; MRh = 103 g/mol.
1. Suy ra giá trị gần đúng Avogađro.
2. Tính bán kính cực đại r của một nguyên tử phải có để chiếm hốc bát diện mà không làm thay đổi cấu trúc của mạng.
3. Xác định độ chặt khít của cấu trúc mạng khi chiếm tất cả các hốc bát diện bằng các quả cầu có bán kính r vừa tìm được ở trên.	
Bài 12: (Trích đề chọn HSGQG – 2004, bảng B. Đề chính thức)
Sắt monoxit FeO có cấu trúc mạng tinh thể lptd kiểu NaCl với hằng số mạng là a = 0,430 nm. Tính khối lượng riêng của tinh thể sắt monoxit đó.
Bài 13: Cấu trúc sphelarit của ZnS được biểu diễn như hình vẽ: 
Hình 3.6: Cấu trúc kiểu Sphelarit
Biết R= 0,74A0; R= 1,84A0. Mô tả cấu trúc của ZnS, xác định hằng số mạng, spt, độ đặc khít của cấu trúc đã cho. 
Bài 14: Kali florua (KF) kết tinh theo kiểu cấu trúc NaCl và có khối lượng riêng là 2,481 g/cm3. Tính hằng số mạng a của tế bào cơ bản KF và khoảng cách ngắn nhất giữa ion K+ và ion F-.
Bài 15: Mạng lưới tinh thể của KCl giống như mạng lưới tinh thể của NaCl. Ở 18oC khối lượng riêng bằng 1,9893g/cm3, độ dài cạnh ô mạng cơ sở (xác định bằng thực nghiệm) là 6,29082 Ao. Xác định số Avogadro biết K = 39,098 , Cl = 35,453.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
Giảng dạy là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên trong đó công tác ôn thi đại học, cao đẳng và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Muốn trở thành một giáo viên vững vàng về kiến thức, phương pháp giảng dạy hiệu quả mỗi giáo viên chúng ta luôn luôn phải cố gắng trao dồi về kiến thức và tìm phương pháp dạy học thích hợp. Qua quá trình giảng dạy tôi thấy khi giáo viên nghiên cứu, đầu tư, tìm cách phân chia các dạng bài tập thích hợp học sinh sẽ dễ hiểu và vận dụng làm bài tập tốt. 	
Với sự hạn chế về thời gian, về năng lực của mỗi giáo viên nên đây mới là ý kiến của bản thân tôi , rất mong hội đồng khoa học ngành, các đồng nghiệp góp ý kiến để nội dung này có ý nghĩa thực tiễn trong công tác giảng dạy. 
Mỗi một giáo viên đều có những điểm mạnh riêng và thường được thể hiện qua các sáng kiến kinh nghiệm, vì vậy theo tôi Sở Giáo dục và Đào tạo,hội đồng khoa học ngành nên phổ biến những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao để các giáo viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao công tác giảng. 
Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Người thực hiện
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Đỗ Thị Nương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa lớp 10 cơ bản và nâng cao-Nhà xuất bản giáo dục
Sách giáo khoa lớp 11 cơ bản và nâng cao-Nhà xuất bản giáo dục
Sách giáo khoa lớp 12 cơ bản và nâng cao-Nhà xuất bản giáo dục
Hóa học đại cương của Nguyễn Đức Chuy-Nhà xuất bản giáo dục-1998
Bài tập hóa học đại cương của Lâm Ngọc Thiềm và Trần Hiệp Hải-Nhà xuất bản giáo dục -1998
Hóa học vô cơ tập 2: Các kim loại điển hình PGS Nguyễn Đức Vận- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội-2000
Đề Thi đại học, cao đẳng các năm
Đề thi học sinh giỏi casio các năm

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_giai_ba.doc