SKKN Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 - 12 - 2003 (Cô - phi An - nan, Ngữ văn 12 - Tập 1)

SKKN Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 - 12 - 2003 (Cô - phi An - nan, Ngữ văn 12 - Tập 1)

Giáo dục là quốc sách vì thế Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Đổi mới giáo dục là đường lối xuyên suốt của Đảng. Điều đó được thể hiện trong các nghị quyết của trung ương Đảng qua các kì đại hội. Hiện nay quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,. dẫn đến sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều quốc gia. Đường lối đổi mới giáo dục của Đảng nhấn mạnh: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Đổi mới giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, phát triển tính chủ động, sáng tạo, tự học, tích cực, tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy và trò, giữa trò với trò, và giữa các thầy cô giáo với nhau. Theo đó, việc dạy học không phải là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến thức” hay “chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người học học cách đáp ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt ra ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc sống sau này.

Chương trình giáo dục mới được xây dựng tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, môn học, các hoạt động trải nghiệm.

Vì vậy, phát triển chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực là một lựa chọn tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Quan điểm dạy học tích hợp, với mục tiêu phát triển các năng lực ở người học, giúp người học có khả năng giải quyết và đáp ứng được các yêu cầu trước sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại .

 Ngoài ra, văn học là bộ môn khoa học xã hội liên quan đến lịch sử và địa lý cùng các vấn đề xã hội khác. Do đó, không chỉ tích hợp nội môn mà việc học Ngữ văn còn phải tích hợp liên môn, xuyên môn, tức là phải liên hệ với bối cảnh lịch sử, đời sống thực tiễn Học sinh phải biết liên hệ, đối chiếu bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm với bối cảnh hiện nay để thấy hết ý nghĩa của văn bản ngày trước so với hiện nay như thế nào.

 

doc 23 trang thuychi01 6070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 - 12 - 2003 (Cô - phi An - nan, Ngữ văn 12 - Tập 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC TÍCH HỢP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA BÀI HỌC“ THÔNG ĐIỆP NHÂN 
NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003”
(SGK NGỮ VĂN 12 – TẬP 1 – CT CƠ BẢN)
Người thực hiện: Lưu Thị Kim
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
1
2
2
2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giảng dạy, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
3
3
4
5
17
III. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị:
19
19
19
Tài liệu tham khảo
20
1. Mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài
	Giáo dục là quốc sách vì thế Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Đổi mới giáo dục là đường lối xuyên suốt của Đảng. Điều đó được thể hiện trong các nghị quyết của trung ương Đảng qua các kì đại hội. Hiện nay quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,... dẫn đến sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều quốc gia. Đường lối đổi mới giáo dục của Đảng nhấn mạnh: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
Đổi mới giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, phát triển tính chủ động, sáng tạo, tự học, tích cực, tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy và trò, giữa trò với trò, và giữa các thầy cô giáo với nhau. Theo đó, việc dạy học không phải là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến thức” hay “chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người học học cách đáp ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt ra ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc sống sau này.
Chương trình giáo dục mới được xây dựng tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, môn học, các hoạt động trải nghiệm.
Vì vậy, phát triển chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực là một lựa chọn tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.. Quan điểm dạy học tích hợp, với mục tiêu phát triển các năng lực ở người học, giúp người học có khả năng giải quyết và đáp ứng được các yêu cầu trước sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại .
 Ngoài ra, văn học là bộ môn khoa học xã hội liên quan đến lịch sử và địa lý cùng các vấn đề xã hội khác. Do đó, không chỉ tích hợp nội môn mà việc học Ngữ văn còn phải tích hợp liên môn, xuyên môn, tức là phải liên hệ với bối cảnh lịch sử, đời sống thực tiễnHọc sinh phải biết liên hệ, đối chiếu bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm với bối cảnh hiện nay để thấy hết ý nghĩa của văn bản ngày trước so với hiện nay như thế nào.
 Mục đích của chương trình môn Ngữ Văn mới không chỉ dừng ở cung cấp kiến thức về Ngữ văn cho học sinh mà còn góp phần giáo dục các em quan tâm đến những vấn đề mà cả cộng đồng, dân tộc, thậm chí cả nhân loại đang quan tâm như về biến đổi khí hậu, phân biệt giới tính, chủ quyền quốc gia, Đây chính là nội dung tích hợp các vấn đề liên môn, xuyên môn mà bộ môn này hướng tới trong chương trình mới.
	Từ thực tế giảng dạy, tôi luôn luôn cố gắng học hỏi tìm tòi những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để đáp ứng với mục đích và nhiệm vụ đổi mới của giáo dục. Dạy học tích hợp là một trong những phương pháp được bản thân quan tâm, chú trọng và thấy có hiệu quả cao trong dạy học.
	Bài học“Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003” (Cô-phi An-nan) ; (Ngữ văn 12-Tập 1)” là một văn bản nhật dụng, đề cập đến một vấn đề lớn mang tính toàn cầu nhưng lại ít xuất hiện trực tiếp trong các đề thi của những kì thi lớn đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia vì thế trong quá trình giảng dạy cả giáo viên và học sinh ít quan tâm đến, dẫn đến giờ học khô khan ít hiệu quả. Do đó để khắc phục những hạn chế trên tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn thử nghiệm phương pháp dạy học tích hợp nhằm phát triển và nâng cao năng lục cho học sinh đối với bài học này.
	Từ những lí do khách quan và chủ quan như đã nói ở trên, tôi quyết định chọn đề tài: Dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh qua bài học “Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003” (Cô-phi An-nan, Ngữ văn 12-Tập 1)”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp cho GV tìm ra phương pháp tiếp cận mới đối với bài học “Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003” (Cô-phi An-nan) ; (Ngữ văn 12-Tập 1)”.
 -Tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú cho giờ dạy, sự tích cực, chủ động sáng tạo của người học góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong việc giải quyết, ứng phó một vấn đề, tình huống đang diễn ra trong xã hội mang tính nhân loại và toàn cầu.
- Làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong các hoạt động giáo dục tích hợp và phát triển năng lực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
-Phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn, các năng lực và kĩ năng của HS, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nói chung và các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn Ngữ văn.
-Văn bản “Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003” (Cô-phi An-nan) ; (Ngữ văn 12-Tập 1)”.
-Học sinh khối lớp 12 trường THPT Yên Định 3 (Lớp 12C4, 12C7) năm học 2017-2018.
-Học sinh khối lớp 12 trường THPT  Yên Định 1 (Lớp 12A1, 12A2) năm học 2018-2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp.
2. Phần nội dung sáng kiến kinh
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
*Dạy học tích hợp là gì?
Về nguyên từ, tích hợp(Intergation) có nguồn gốc từ tiếng La tinh với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở các bộ phận riêng lẻ, tức à kết hợp các phần các bộ phận với nhau trong một tổng thể. Theo Từ điển tiếng Việt “ tích hợp là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ”.
Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp dùng để chỉ tư tưởng giáo dục toàn diện, làm con người phát triển hài hòa cân đối.
Quan điểm tích hợp cho phép xem xét các sự vật, hiện tượng trong một cách nhìn tổng thể. Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động , kết hợp liên hệ các yếu tố có liên quan tới nhau để giải quyết hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác. Trong giáo dục tích hợp kiến thức và dạy học tích hợp là cơ bản nhất.
-Tích hợp kiến thức: là sự liên kết , kết hợp, lồng ghép tri thức các khoa học khác nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất.
- Dạy học tích hợp: Là định hướng dạy học giúp cho học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong qua trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoach dạy học ( Theo Từ điển giáo dục)
* Mục tiêu:
- Hình thành và phát triển năng lực học sinh, nhất là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn.
- Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau.
* Các dạng tích hợp
- Tích hợp trong nội bộ môn học: tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung, chủ đề; hình thành các chủ đề mới gắn liền với thực tiễn dựa trên các chủ đề, nội dung đã có; 
- Tích hợp đa môn: một chủ đề có thể xem xét trong nhiều môn học khác nhau; 
- Tích hợp liên môn: phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống
-Tích hợp xuyên môn: tìm cách phát triển ở học sinh những kỹ năng xuyên môn có tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi.
* Tích hợp trong môn Ngữ văn
- Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung gắn với thực tiễn. 
- Đó có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn để giúp HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập. 
- Đó cũng có thể là sự tích hợp những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống...
- Như vậy có thể thấy, phạm vi tích hợp trong giờ dạy Ngữ văn rất phong phú: Có thể tích hợp nội môn (giữa ba phân môn Văn –Tiếng Việt – Làm văn hay giữa những bài học có cùng chủ đề);
- Có thể tích hợp liên môn như: tích hợp Văn – Lịch sử (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, về nhân vật lịch sử. . . để lý giải và khai thác giá trị, thành công cũng như hạn chế của tác phẩm); Tích hợp Văn – Địa lý (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật ); Tích hợp Văn – Âm nhạc (hát, ngâm thơ, diễn kịch); Tích hợp Văn – Mỹ thuật (Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa....
2. 2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
*Thuận lợi:
- Giáo viên đã được bồi dưỡng thường xuyên về lí thuyết quan điểm dạy học tích hợp.
- Xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là cơ sở, là đòi hỏi buộc giáo viên phải thay đổi cách dạy mà một trong những vấn đề góp phần đổi mới phương pháp dạy học chính là dạy học theo quan điểm tích hợp.
- Học sinh lớp 12 đã tiếp cận được gần 3 năm với kiến thức THPT vì thế mà không còn bỡ ngỡ lạ lẫm đối với phương pháp giảng dạy của GV
- Các em HS lớp 12 đã được học rất nhiều bài học từ chương trình THCS đến lớp 12 của các môn như Lịch sử, Địa lí, GDCD, Sinh học, Ngữ văn, các tình huống thực tế liên quan đến kĩ năng sống.
-Với các môn học khác như Lịch sử, Địa lí, GDCD, Sinh học, Ngữ văn, các em đã được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến kĩ năng sống, những hành vi thái độ,cách ứng xử với các vấn đề xã hội. Vì vậy các em sẽ thấy không bỡ ngỡ khi tích hợp kiến thức liên môn vào học bộ môn Ngữ văn.
 *. Khó khăn
- Chương trình Ngữ văn THPT và vấn đề quá tải vẫn là một vấn nạn với cảngười dạy và người học
- Việc đổi mới kiểm tra đánh giá và áp lực thi cử vẫn “khuyến khích” giáo viên chỉ chú ý giảng dạy nội dung bài học hơn là liên hệ mở rộng kiến thức.
- Đa số học sinh hiện nay mang tâm lí học đối phó với môn Ngữ văn, 
- Từ chính giáo viên, việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn là một vấn đề khó
khăn mà nhiều người thực sự lúng túng
- Giảng dạy văn bản nhật dụng như “Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS” (Cô-phi An-nan) là khó khăn, thách thức vì văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT không nhiều. Hơn nữa muốn hiểu được nội dung của văn bản nhật dụng đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và trong sách vở.
- Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên trong thực tế giảng dạy việc tích hợp vẫn mang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Việc tích hợp nội môn và tích hợp liên môn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của  học sinh chưa được phát triển.
2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Một trong những phương pháp giúp HS hứng thú, say mê học tập văn bản “Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS” (Cô-phi An-nan) là GV và HS vận dụng tích hợp nội môn và liên môn vào chiếm lĩnh văn bản một cách phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
2.3.1.Tích hợp nội môn
2.3.1.1.Tích hợp kiến thức Ngữ văn ở THCS về văn bản nhật dụng
*Mục đích :
- Giúp học sinh nhớ lại kiến thức về văn bản nhật dụng để vận dụng vào đọc hiểu bản thông điệp
- Liên hệ được các vấn đề chung của nhân loại hiện nay
- Nâng cao ý thức đoàn kết trong cộng đồng và có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề chung của xã hội
* Cách tích hợp :Tích hợp trong hoạt động khởi động.
- Hãy nêu tên những văn bản nhật dụng mà em đã được học? Từ những văn bản đó em nhớ gì về văn bản nhật dụng
- Bản :" Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 thuộc thể loại gì ?
2.3.1.2. Tích hợp kiến thức Làm văn kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
*Mục đích :
- Trong phân phối chương trình Ngữ văn 12, phần Làm văn tiết 3, 7, 8, 13, 15 là các bài học về lí thuyết và thực hành về kiểu bài Nghị luận xã hội, do đó, việc tích hợp rèn luyện kĩ năng làm văn kiểu bài Nghị luận xã hội về một phòng chống HIV/AIDS” là hết sức hợp lí vì thông qua việc đọc hiểu văn bản, học sinh được củng cố lí thuyết kiểu bài sau khi đã làm bài viết số 1 và tiếp tục rèn luyện kĩ năng để vận dụng làm bài viết số 2
* Cách thức tích hợp : Tích hợp trong hoạt động hình thành kiến thức ( phần đọc hiểu) và hoạt động củng cố . 
- Khi giáo viên định hướng cho HS tìm hiểu: Thể loại văn bản, bố cục văn bản là lúc giáo viên tích hợp kiến thức về văn bản nhật dụng và bố cục một bài văn nghị luận cho học sinh
- Trong phần tìm hiểu nội dung giáo viên định hướng bằng hệ thống câu hỏi và dẫn dắt học sinh tìm hiểu các vấn đề sau :
+ Là một văn bản nghị luận xã hội, phần nghị luận, Cô-phi An-nan đã nêu những vấn đề gì về việc phòng chống HIV/AIDS ?
+ Các vấn đề đó được tác giả trình bày như thế nào ?
+ Qua việc tìm hiểu cách điểm lại tình hình HIV/AIDS của tác giả ở bản thông điệp, các em học được điều gì về cách trình bày những hiện tượng đời sống trong một văn bản nghị luận? Đồng thời, qua văn bản, các em học được điều gì về cách lập luận trong văn nghị luận?
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và theo kĩ thuật khăn trải bàn giáo vên chia lớp thành 4 nhóm và sơ đồ tư duy.
Nhóm 1 : Chỉ ra những mặt đã làm được trong phần tổng kết tình hình phòng chống HIV/AIDS của tác giả
Nhóm 2: Chỉ ra những mặt đã làm được trong phần tổng kết tình hình phòng chống HIV/AIDS của tác giả
Nhóm 3: Nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu trong phòng chống AIDS mà tác giả nêu ra trong bản thông điệp là gì
Nhóm 4: Sơ đồ hóa hệ thống luận điểm luận cứ trong bản thông điệp
-Gv giao bài tập tích hợp rèn luyện kĩ năng làm bài viết số 2 nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống: Trong quá trình giảng dạy “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS”, giáo viên cần liên hệ với hiện tượng đời sống đang diễn ra “nóng bỏng” hiện nay: Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn nạn rác thải nhựa. 
2.3.2. Tích hợp liên môn
2.3.2.1. Tích hợp kiến thức môn Lịch sử Tiết 1 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh (1945-1949) ( Lịch sử 12 – Nhà xuất bản Giáo dục)
*Mục đích:
- Giúp học sinh hiểu được mục đích, nguyên tắc hoạt động, vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc, đặc biệt là vai trò của ban Thư kí
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy phân tích, nhận định và đánh giá những vấn đề lớn của lịch sử thế giới.
- Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, hữu nghị, căm ghét sự đối đầu, căm ghét chiến tranh, sự phân biệt chủng tộc
* Cách tích hợp: Tích hợp trong hoạt động hình thành kiến thức phần I. Tiểu dẫn.
- Sự việc Cô-phi An-nan là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc có ‎nghĩa gì?
- Em biết gì về ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS? (năm ra đời, ý‎ nghĩa)?
2.3.2.2. Tích hợp kiến thức môn Địa lí: Tiết 5,6,7, Bài 5:Một số vấn đề của khu vực và châu lục (Địa lí lớp 11- Nhà xuất bản Giáo dục);Tiết 9,10,11 Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì 
 * Mục đích: giúp học sinh 
- Xác định được vị trí phạm vi xuất hiện và lây lan của HIV/ AIDS
- Ý thức được HIV/AIDS là một trong những vấn đề chung của các châu lục và của cả thế giới 
- Sử dụng lược đồ thế giới và khu vực để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi vi xuất hiện và lây lan của HIV/ AIDS, và những nơi đang bị đại dịch này hoành hành.
* Cách tích hợp: Tích hợp trong hoạt động hình thành kiến thức phần II. Đọc hiểu văn bản
- Trong bản thông điệp tác giả đã điểm qua sự phát triển và lây lan của căn bênh này ở những nơi nào? Từ đó hãy cho biết sự nhận xét đánh giá của tác giả về thực trạng HIV/AIDS?
Hãy cho biết HIV/AIDS xuất hiện đầu tiên ở nước nào, hiện nay dịch bệnh này vẫn là một trong những vấn nạn của một số châu lục trên thế giới vậy đó là ở những nơi nào?
2.3.2.3. Tích hợp kiến thức môn sinh học: Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ(Sinh học 10 - Nhà xuất bản Giáo dục) 
* Mục đích 
- Nêu được khái niệm: HIV, AIDS, 
- Trình bày được các con đường lây truyền HIV và các giai đoạn phát triển của bệnh, cách phòng bệnh. 
- Học sinh được phát triển kỹ năng : quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Tích cực, chủ động trong quá trình học tập.
- Có ý thức tuyên truyền, giáo dục về AIDS và sự nguy hiểm của AIDS cho mọi người.
* Cách tích hợp:Tích hợp trong hoạt động chuẩn bị bài, hình thành kiến thức, phần II.2. Tìm hiểu chi tiết .
HIV/AIDS là gì?
HIV/AIDS khác nhau và liên quan với nhau như thế nào?
Vì sao HIV/AIDS được gọi là đại dịch, là hiểm họa đối với đời sống của dân tộc và nhân loại? (tác hại và hậu quả của bệnh)
2.3.2.4. Tích hợp kiến thức môn tin học 
*Mục đích
Nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực công nghệ thông tin và năng lực hợp tác, giao tiếp
* Cách thức tích hợp: Tích hợp trong hoạt động hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới và quá trình trình chiếu nội dung bài học
- Giáo viên chuẩn bị tư liệu hoặc cho học sinh thi đua giữa các tổ, nhóm học tập tìm hiểu tư liệu: hình ảnh, video, clip... về HIV/AIDS
- Trong giờ học, việc giáo viên cho học sinh xem các tư liệu này (khi nhóm có sản phẩm đa phương tiện tốt trình bày) nhằm hỗ trợ việc khắc sâu kiến thức chọc sinh trong học tập.
- Thông qua tư liệu mà học sinh chuẩn bị, giáo viên có thể đánh giá việc chuẩn bị bài và ý thức học tập của học sinh. Đồng thời, giaó viên soạn giáo án điện tử để giảng dạy và sử dụng tư liệu như một bộ đồ dùng dạy học để minh họa và lưu ý tính hợp lí của phần tư liệu được vận dụng, tránh tình trạng lạm dụng công nghệ thông tin, biến giờ học thành giờ trình chiếu tư liệu
- Giáo viên chia lớp thành 4 tổ và giao nhiệm vụ cụ thể cho mối tổ
+ Tổ 1: HIV/AIDS là gì?
+ Tổ 2 : Hậu quả của HIV/AIDS
+ Tổ 3 : Thực trạng của HIV/AIDS hiện nay trên thế giới, ở Việt Nam và ở địa phương.
+ Tổ 4 : Một số phong trào và hành động phòng chống HIV/AIDS
2.3.2.5. Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân:Tiết 22 Bài 14 : Phòng chống nhiễm HIV/AIDS( Giáo dục công dân 8 – Nhà xuất bản Giáo dục)
* Mục đích giúp HS :
 - HS hiểu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS
 - Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS.
 - Những quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV
 - Trách nhiệm của công dân trong việc phòng....
 - Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS.
 - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
 - Ủng hộ những hoạt động chống nhiễm HIV/AIDS.
 - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AID
*Cách tích hợp: Tích hợp trong hoạt động củng cố
- GV: giao cho 4 tổ viết tiểu phẩm về tình huống thể hiện sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS sau đó sẽ lựa chọn một tiểu phẩm đặc sắc và cho một số học sinh có năng khiếu diễn xuất trước lớp
Tình huống1: 
 Hùng rủ Dũng đến nhà Mạnh chơi nhân ngày sinh nhật của Mạnh. Dũng nói: Cậu không biết là chị của Mạnh bị ốm à? Người ta nói chị ấy bị AIDS. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thong_diep_nhan_ngay_the_gioi_phong_chong_aids_1_12_200.doc