SKKN Sử dụng nội dung biển đảo vào dạy - Học tiết 16 - ngoại khóa những vấn đề xã hội ở địa phương” môn Giáo dục công dân lớp 10

SKKN Sử dụng nội dung biển đảo vào dạy - Học tiết 16 - ngoại khóa những vấn đề xã hội ở địa phương” môn Giáo dục công dân lớp 10

- Lí do chọn đề tài: Trong những năm gần đây,vấn đề biên giới, biển đảo luôn là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng thu hút sự quan tâm của Đảng và toàn dân ta. Đặc biệt là tình hình Biển Đông rất phức tạp, nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này khi đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” đầy phi lí và hư ảo. Trước những diễn biến bất ổn và lo ngại chung của khu vực và thế giới về tình hình an ninh trên biển Đông, Đảng và Nhà nước ta đã có những việc làm khẳng định chính sách nhất quán về đối ngoại và chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Đảng và Nhà nước đã khẳng định quyền, chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo qui định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

 Vấn đề về chủ quyền biển đảo trong những năm gần đây đang nổi lên rất nóng bỏng khi Trung Quốc đưa ra yêu sách“đường lưỡi bò” hết sức phi lý bao gồm cả hai quần đảo Trường sa và hoàng Sa của Việt Nam , nghiêm trọng hơn là việc đưa giàn khoan khổng lồ HD 981 vào vùng thềm lục địa, lãnh thổ của nước ta. Trong thực tế đó, việc giáo dục cho thanh niên, học sinh – những người chủ tương lai của đất nước có nhận thức đúng đắn về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hàng Sa, Trường Sa nói riêng và vùng biển của Việt Nam nói riêng có ý nghiã vô cùng quan trọng. Một mặt, giúp thanh niên, học sinh khẳng định đúng đắn về tính pháp lý chủ quyền của Hai quần đảo trên; mặt khác giáo dục cho học sinh ý thức trong việc chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, vì màu cờ sắc áo, vì chủ quyền của đất nước.

 

doc 20 trang thuychi01 4601
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng nội dung biển đảo vào dạy - Học tiết 16 - ngoại khóa những vấn đề xã hội ở địa phương” môn Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài: Trong những năm gần đây,vấn đề biên giới, biển đảo luôn là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng thu hút sự quan tâm của Đảng và toàn dân ta. Đặc biệt là tình hình Biển Đông rất phức tạp, nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này khi đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” đầy phi lí và hư ảo. Trước những diễn biến bất ổn và lo ngại chung của khu vực và thế giới về tình hình an ninh trên biển Đông, Đảng và Nhà nước ta đã có những việc làm khẳng định chính sách nhất quán về đối ngoại và chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Đảng và Nhà nước đã khẳng định quyền, chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo qui định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. 
	Vấn đề về chủ quyền biển đảo trong những năm gần đây đang nổi lên rất nóng bỏng khi Trung Quốc đưa ra yêu sách“đường lưỡi bò” hết sức phi lý bao gồm cả hai quần đảo Trường sa và hoàng Sa của Việt Nam , nghiêm trọng hơn là việc đưa giàn khoan khổng lồ HD 981 vào vùng thềm lục địa, lãnh thổ của nước ta. Trong thực tế đó, việc giáo dục cho thanh niên, học sinh – những người chủ tương lai của đất nước có nhận thức đúng đắn về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hàng Sa, Trường Sa nói riêng và vùng biển của Việt Nam nói riêng có ý nghiã vô cùng quan trọng. Một mặt, giúp thanh niên, học sinh khẳng định đúng đắn về tính pháp lý chủ quyền của Hai quần đảo trên; mặt khác giáo dục cho học sinh ý thức trong việc chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, vì màu cờ sắc áo, vì chủ quyền của đất nước.
Để giúp giáo viên có những kiến thức, thông tin về vấn đề vấn biển đảo Việt Nam, tính pháp lý khẳng định chủ quyền về hai quần đảo Trường Sa, Trường Sa của Việt Nam trong dạy - học bộ môn giáo dục công dân Tôi đưa ra sáng kiến: “Sử dụng nội dung biển đảo vào dạy - học tiết 16 - ngoại khóa những vấn đề xã hội ở địa phương” môn giáo dục công dân lớp 10.
- Mục đích nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu mằm mục đích nâng cao nhận thức của giáo viên và đặc biệt là về phía học sinh hiểu được vai trò, tầm quan trọng của biển đảo quê hương. Giúp giáo viên và học sinh có nhận thức đúng đắn để khẳng định chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam cả về mặt cơ sở pháp lý và về cơ sở thực tiễn. Qua đề tài một mặt giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ được quan điểm đấu tranh của Đảng và Nhà nước ta và những âm mưu lợi dụng tình hình biển đảo để gây bạo động, mất ổn định của các thế lực thù địch. Mặt khác, giúp các thế hệ học sinh có nhận thức và những việc làm đúng đắn để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu, tổng kết về tình hình biển đảo quê hương. Cụ thể là nghiên cứu về cơ sở pháp lý, cơ sở lịch sử khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, những hoạt động, những âm mưu thủ đoạn của Mỹ và Trung Quốc về Biển Đông trong những năm gần đây.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp quan sát: qua tiết dạy thực tế trên lớp
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm
Đối với mỗi công dân Việt Nam hiện nay, việc nhận thức đúng, hiểu rõ tình hình biển đảo và thể hiện trách nhiệm, bày tỏ lòng yêu nước đúng lúc, đúng chỗ có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thiết thực vào thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những định hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách hết sức cụ thể, thuyết phục và đặc biệt là cần phải tăng cường mở rộng tuyên truyền, giáo dục về nội dung biển đảo cho học sinh trong các trường học – những người chủ tương lai của đất nước. Khi được trang bị những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, lớp trẻ Việt Nam hôm nay sẽ trở thành những sứ giả nhiệt huyết tạo nên sự kết nối trong toàn xã hội, thúc đẩy những hành động thiết thực trong cộng đồng, các dân tộc Việt Nam trên toàn thế giới
Có thể khẳng định rằng, hơn ai hết, các thầy cô giáo là những người trực tiếp giáo dục các em, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền lại cho thế hệ sau có nhận thức đứng đắn về chủ quyền biển đảo, trong đó đặc biệt là chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, giáo dục cho các em tình yêu thắm thiết đối với những vùng biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Chúng ta giúp cho các em xác định được tình yêu lớn nhất cao cả và thiêng liêng nhất là tình yêu Tổ quốc, tình yêu dân tộc, yêu chuộng hòa bình, tự do. Các em cần ý thức được rằng các em học không chỉ để lập thân, lập nghiệp mà còn vì tình yêu quê hương đất nước thôi thúc trong lòng .
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận:
	Để đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu giáo dục hiện nay của Đảng và Nhà nước ta: "nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học..." trong môn giáo dục công dân, không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức cho học sinh, mà phải tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu với các chủ đề ngoại khóa về các vấn đề thực tế trong đời sống xã hội. 
	Qua các hoạt động tìm hiểu ngoại khóa này giúp các em có những cái nhìn đúng đăn, từ đó hình thành thói quen đạo đức, ý thức sống và chấp hành pháp luật, hình thành các kỹ năng vận đụng những điều đã học vào đời sống thực tế. Tránh lối dạy nhồi nhét, một chiều, thụ động không tạo được hứng thú học tập của học sinh.
2.2. Thực trạng:
	Hiện nay, không chỉ riêng trường THPT Hậu Lộc 3 mà hầu hết tất cả các trường THPT trong tỉnh trong các môn học ở trường Trung học phổ thông không có môn học nào, bài học nào đi sâu vào chuyên đề: giáo dục, tuyên truyền nội dung về biển đảo quê hương mà phần lớn việc tuyên truyền, giáo dục về biển đảo chỉ được tích hợp vào một số bài, một số kiến thức của một số môn đặc thù như: môn Giáo dục công dân, môn Địa lý, môn Lịch sử, môn Văn học.... Không những thế, do thiếu tài liệu về nội dung biển đảo cho nên việc tích hợp nội dung này vào dạy - học, tuyên truyền cho học sinh còn gặp những khó khăn nhất định. Chính điều này làm cho công tác tuyên truyền, giáo dục nội dung biển đảo trong nhà trường đạt hiệu quả không cao.
Cụ thể: trong các năm học 2012 – 2013 khi Tôi chưa đưa nội dung biển đảo vào dạy học tiết ngoại khóa môn giáo dục công dân lớp 10, thông qua phiếu điều tra xã hội học cho học sinh tìm hiểu về biển đảo cho thấy tỉ lệ học sinh nhận thức không đầy đủ và nhận thức không đúng về biển đảo chiếm tỉ lệ còn khá caocao, cụ thể Tôi điều tra ở các lớp 10B1, 10B2, 10B3, 10B4, 10B5 có kết quả như sau: 
TT
Nội dung dược hỏi
ý kiến học sinh (%)
Nhận thức đúng
Nhận thức không đầy đủ
Nhận thức không đúng
1
Vai trò của biển đảo nước ta
40%
35%
25%
2
Chỉ trên lược đồ vùng biển đông
42%
40%
18%
3
Chỉ trên lược đồ các đảo và quần đảo của nước ta
43%
38%
19%
4
Cơ sở pháp lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
10%
35%
55%
5
Luật biển Việt Nam 
12%
40%
48%
6
Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 
9%
30%
61%
7
Quan điểm đấu tranh giữ gìn biển đảo của Đảng, Nhà nước ta
26%
32%
42%
	Trước thực trạng trên và qua thực tế dạy học môn giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, theo Tôi ngoài việc đưa vấn đề tuyên truyền, giáo dục về biển đảo vào tích hợp dạy học bộ môn thì giáo viên có thể giành một tiết ngoại khóa của môn giáo dục công dân lớp 10 để giảng dạy cho học sinh tìm hiểu về vấn đề này.
2.3. Giải pháp giải quyết vấn đề
 	 CHỦ ĐỀ: “CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG”
2.3.1. Mục đích: Giúp học sinh nắm được:
a. Về kiến thức: 
- Đặc điểm, vị trí, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
- Lịch sử và giá trị pháp lý của vùng biển, đảo và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trên trường quốc tế;
- Âm mưu và thủ đoạn độc chiếm biển Đông của Trung Quốc
- Các quan điểm, chủ trương của Đảng trong việc đấu tranh gìn giữ biển đảo quê hương
b. Về kỹ năng :
- Học sinh chỉ trên bản đồ Việt Nam biết được vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa...
- Biết được vai trò to lớn và tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
c. Về thái độ :
- Tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Kiên quyết đấu tranh với mọi luận điệu xuyên tạc về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” và mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
- Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự khi Tổ quốc yêu cầu
2.3.2. Phương pháp:
 Kết hợp phương pháp đàm thoại với thảo luận nhóm, động não, thuyết trình
2.3.3. Tài liệu và phương tiện
	- Máy chiếu hắt; máy Projector, Các đoạn phim về biển đảo Việt Nam
	- Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính
	- Tranh, ảnh, bản đồ, vi deo... liên quan về biển đảo Việt Nam	
2.3.4. Cách tiến hành: 
* Hoạt động 1: Nghe bài hát: “Tổ Quốc Gọi Tên Mình” Sáng tác: Đinh Trung Cẩn – Lời thơ: Nguyễn Phan Quế Mai.
• Mục tiêu: Giúp học sinh liên tưởng, hướng về về hình ảnh vẻ đẹp của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nghe thấy tiếng gọi của Tổ Quốc từ biển cả bao la, từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn biển đảo quê hương.
• Cách tiện hành: 
Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector mở bài hát: “Tổ quốc gọi tên mình” của Đinh Trung Cẩn cho học sinh nghe
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời: Qua bài hát em có cảm nhận như thế nào về bài hát này của nhạc Đinh Trung Cẩn?
Trên cơ sở học sinh trả lời giáo viên kết hợp giảng giải và kết luận giới thiệu vào bài mới: Ngày nay, vấn đề Biển Đông luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng, nhạy cảm, chi phối trực tiếp, mang tính quyết định đến sự ổn định, lành mạnh và phát triển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vậy, các em hiểu như thế nào về vị trí, vai trò cũng như là lịch sử, giá trị pháp lý của biển đảo Việt Nam. Để hiểu được điều này chúng ta sang hoạt động tiếp theo
* Hoạt động 2: “Tìm hiểu về đảo và quần đảo ở nước ta”
• Mục tiêu: Giúp học sinh nêu đặc điểm của đảo và quần đảo nước ta và vai trò của đảo, quần đảo.
• Cách tiện hành: 
Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector chiếu một số tranh ảnh về vùng biển Việt Nam, lược đồ khu vực biển đông
Bản đồ vùng biển Việt Nam
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi chia nhóm cho học sinh thảo luận:
+ Nhóm 1: Em hiểu thế nào là đảo và quần đảo?
+ Nhóm 2: Chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam các đảo và quần đảo chính của nước ta?
+ Nhóm 3: Nêu đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của nước ta?
+ Nhóm 4: Cá đảo, quần đảo nước ta có giá trị gì?
Học sinh: Các nhóm thảo luận trong 3 phút, sau đó đại diện các nhóm lên trình bày. Giáo viên: Kết hợp lược đồ giảng giải và kết luận:
 - Đảo và quần đảo: Đảo: là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ với nhau.
 - Các đảo và quần đảo ở nước ta: Ở biển Đông, Việt Nam có khoảng 3.000 đảo, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở hai khu vực vịnh Bắc bộ và Nam bộ. Những đảo, quần đảo ven biển có dân cư sinh sống như: Cô Tô, Cái Bầu, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Hòn Lớn, Lý Sơn, Côn Sơn, Phú Quốc,... Đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài khơi phía Đông tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận vào đến các tỉnh Nam bộ, bao gồm nhiều đảo nhỏ, nhiều bãi cát ngầm, bãi đá, bãi san hô.
 - Đặc điểm và vai trò của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
+ Quần đảo Hoàng Sa:Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm trong khu vực biển có vị trí từ 15 độ 45 phút đến 17 độ 15 phút vĩ Bắc và 111 độ đến 113 độ kinh Đông, cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi khoảng 190 km (khoảng 120 hải lý), cách đảo Hải Nam TQ khoảng 200 hải lý). 
Quần đảo Hoàng Sa
 Nhóm An Vĩnh (Nhóm Đông): nguyên là tên của một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn, đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn và các bãi ngầm chính, trong đó đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm (khoảng 2,3km2).
 Nhóm Trăng Khuyết (Nhóm Tây hay còn gọi là nhóm lưỡi liềm, Trăng khuyết): có hình cánh cung hay lưỡi liềm gồm có các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quỷ, Tri Tôn và các bãi ngầm, trong đó có đảo Hoàng Sa dài 950m, rộng khoảng 650m, diện tích 0,32km2. Về yếu tố quân sự, đảo Hoàng Sa là đảo chính của quần đảo nhưng không phải là đảo lớn nhất. Nhà Nguyễn đã chính thức đặt chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa năm 1816. 
+ Quần đảo Trường Sa: Nằm trong khu vực biển ở vị trí từ 6 độ 50 phút đến 12 độ vĩ Bắc và 111 độ 30 phút đến 117 độ 20 phút kinh Đông, cách đảo Phú Quý, Bình Thuận khoảng 203 hải lý, cách Philippines khoảng 300 km và cách Trung Quốc khoảng 1.500 km. Toàn thể quần đảo Trường Sa có diện tích khoảng 160.000 km vuông, gồm trên 100 đảo và những bãi đá nhô lên mặt biển.
Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Đương và Đại Tây Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tàu thuyền tấp nập vào hàng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải). 
* Hoạt động 3: “Tìm hiểu cơ sở pháp lý và lịch sử của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”
• Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cơ sở pháp lý, cơ sở lịch sử khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
• Cách tiện hành: 
Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector chiếu một số tranh ảnh về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, những bản đồ là cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận lớp:
+ Cơ sở lịch sử - thực tiễn nào để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ?
+ Cơ sở pháp lý nào để khẳng định chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam ?
Học sinh: Các nhóm thảo luận trong 3 phút, sau đó học sinh trả lời
Giáo viên: Kết hợp lược đồ giảng giải và kết luận:
- Cơ sở lịch sử - thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường:
Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên: “Bãi Cát Vàng” và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. 
Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông. 
Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Liên tục từ đó, Việt Nam đã có nhiều hoạt động cũng cố chủ quyền trên 02 quần đảo Hoàng sa.
 - Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền vùng biển và thềm lục địa Việt Nam:
+ Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS):
 Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có 162 quốc gia phê chuẩn và tham gia (tính đến ngày 03/6/2011). Công ước Luật Biển năm 1982 được coi là Hiến pháp của thế giới về các vấn đề biển và đại dương. Công ước Luật Biển năm 1982 nêu mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển, bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
 Năm 1994, Quốc hội nước ta đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Bằng việc phê chuẩn này, chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
+ Luật Biển Việt Nam:	
            Ngày 21/6/2012, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là hoạt động lập pháp cần thiết để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng trưởng hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
- Một số hình ảnh tư liệu trong nước và quốc tế cho thấy quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam:
Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá vẽ (1686), đóng chung trong Hồng Đức bản đồ có ghi chép về quần đảo Hoàng Sa như sau: Giữa biển khơi có dải cát gọi là Bãi Cát Vàng 
dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng sừng sững giữa biển. (1686)
An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels 
(Cát Vàng, Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam
Châu bản triều Nguyễn ngày 21 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838)
chứng minh chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa
Bản đồ bờ biển Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do người Hà Lan vẽ năm 1754 
Tập Atlas Trung Quốc địa đồ xuất bản 1908 bằng tiếng Anh,
 thể hiện điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ kéo dài đến hết đảo Hải Nam.
Bản đồ phương Tây vẽ khu vực Đông Nam Á và Việt Nam thể hiện rõ chủ quyền Việt Nam đối với 
Hoàng Sa và Trường Sa.
* Hoạt động 4: “Tìm hiểu âm mưu và những hành động xâm chiếm Biển đông của Trung Quốc và quan điểm, chủ trương đấu tranh của Đảng và Nhà nước ta”
• Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được âm mưu độc chiếm biển Đông và những hành động ngang ngược xâm chiếm, gây hấn của Trung Quốc trên vùng biển thềm lục địa của Việt Nam. Hiểu được quan điểm đấu tranh của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền biển đảo.
• Cách tiện hành: 
Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector chiếu bản đồ biển Đông
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận lớp:
- Em cho biết âm mưu, những biểu hiện và hành động cụ thể của Trung Quốc xâm chiếm biển Đông đặc biệt là quần đảo Hàng Sa - Trường Sa của Việt nam trong thời gian gần đây?
- Việc làm này của Trung Quốc đúng say sai? Có dựa trên pháp luật quốc tế hay không? Vì sao?
- Cho biết quan điểm đấu tranh của Đảng và Nhà nước ta về tranh chấp biển Đông, đặc biệt là về việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan HD981 đạt tại vùng biển thuộc thềm lục địa của nước ta?
Học sinh: Các nhóm thảo luận trong 4 phút, sau đó học sinh trả lời
Giáo viên: Kết hợp hành ảnh và tư liệu giảng giải, giảng diễn cho học sinh và kết luận:
* Yêu sách hoang đường và phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông: “Đường lưỡi bò” hư ảo cùng những bước đi nguy hiểm.
Bản đồ thể hiện “Đường lưỡi bò” hết sức phi lý của Trung Quốc
Vào ngày 7-5-2009, cộng đồng quốc tế không khỏi ngạc nhiên khi Trung Quốc bỗng dưng gửi Công hàm lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc có kèm bản đồ thể hiện "Đường lưỡi bò” chiếm đến 80% Biển Đông, bộc lộ đòi hỏi phi lý rằng gần như toàn bộ diện tích Biển Đông sẽ trở thành "ao nhà” của mình. 
Lý giải về xuất xứ của "Đường lưỡi bò” ham hố kỳ lạ, học giả Lý Lệnh Hoa - nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc - thừa nhận, năm 1946, có một hạm đội của Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông và "đi cùng hạm đội có một ông ở Bộ Địa chất và Khoáng sản vung bút vẽ đại một đường đứt khúc hư ảo thành một cái túi to tướng. Sau khi quay về, in vào bản đồ của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, đem công bố, thế là ra đời một đường biê

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_noi_dung_bien_dao_vao_day_hoc_tiet_16_ngoai_kho.doc