SKKN Thiết kế bài giảng cho văn bản “Dô tả dô tà” trong chương trình lớp 9

SKKN Thiết kế bài giảng cho văn bản “Dô tả dô tà” trong chương trình lớp 9

 Thực hiện Công văn số 5977/BGDĐT- GDTrH ngày 7/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương[4].Đến nay cả 3 môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí (chương trình địa phương) đều đã trở thành môn học của các khối lớp.Với những nội dung lịch sử - văn hóa chọn lọc của địa phương, những tiết học này đang ngày một khẳng định được ý nghĩa quan trọng, Góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết về quê hương cũng như tình yêu quê hương cho các em học sinh.

Đưa chương trình giáo dục địa phương vào giảng dạy tại các khối lớp bậc THCS là chủ trương đúng đắn, không chỉ mang ý nghĩa giáo dục kiến thức đơn thuần,mà học sinh còn có điều kiện hiểu sâu hơn,cụ thể hơn về môn học, có sự liên hệ thực tế rất gần gũi, tạo được hứng thú mới cho học sinh đối với các môn xã hội.

Chương trình Ngữ văn địa phương là nhằm giới thiệu, cung cấp tri thức và tư liệu cụ thể, tương đối chính xác ở những lĩnh vực về văn học, ngôn ngữ, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sinh hoạt văn hóa dân gian Thanh Hóa.

 Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh khai thác, bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về Ngữ văn địa phương, từ đó sẽ góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng, giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương xứ sở của mình; giáo dục cho các em tinh thần trách nhiệm và thái độ hòa nhập tích cực, chủ động với địa phương, với quê hương ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

 Để đạt được những mục tiêu nói trên, thì trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có một thiết kế bài giảng chi tiết khoa học, nội dung đầy đủ, phong phú, các kiến thức phải phù hợp với đối tượng học sinh. Để từ đó học sinh yêu thích giờ học ,chủ động tìm tòi học hỏi, thấy được cái hay cái quý của ngữ văn địa phương và từ đó các em thật sự yêu mến môn học này.

 

doc 19 trang thuychi01 12571
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thiết kế bài giảng cho văn bản “Dô tả dô tà” trong chương trình lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
 Thực hiện Công văn số 5977/BGDĐT- GDTrH ngày 7/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương[4].Đến nay cả 3 môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí (chương trình địa phương) đều đã trở thành môn học của các khối lớp.Với những nội dung lịch sử - văn hóa chọn lọc của địa phương, những tiết học này đang ngày một khẳng định được ý nghĩa quan trọng, Góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết về quê hương cũng như tình yêu quê hương cho các em học sinh.
Đưa chương trình giáo dục địa phương vào giảng dạy tại các khối lớp bậc THCS là chủ trương đúng đắn, không chỉ mang ý nghĩa giáo dục kiến thức đơn thuần,mà học sinh còn có điều kiện hiểu sâu hơn,cụ thể hơn về môn học, có sự liên hệ thực tế rất gần gũi, tạo được hứng thú mới cho học sinh đối với các môn xã hội.
Chương trình Ngữ văn địa phương là nhằm giới thiệu, cung cấp tri thức và tư liệu cụ thể, tương đối chính xác ở những lĩnh vực về văn học, ngôn ngữ, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sinh hoạt văn hóa dân gian Thanh Hóa.
 Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh khai thác, bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về Ngữ văn địa phương, từ đó sẽ góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng, giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương xứ sở của mình; giáo dục cho các em tinh thần trách nhiệm và thái độ hòa nhập tích cực, chủ động với địa phương, với quê hương ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
 Để đạt được những mục tiêu nói trên, thì trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có một thiết kế bài giảng chi tiết khoa học, nội dung đầy đủ, phong phú, các kiến thức phải phù hợp với đối tượng học sinh. Để từ đó học sinh yêu thích giờ học ,chủ động tìm tòi học hỏi, thấy được cái hay cái quý của ngữ văn địa phương và từ đó các em thật sự yêu mến môn học này.
 	Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy tôi và đồng nghiệp gặp nhiều khó khăn khi thiết kế một giáo án cho tiết dạy văn bản trong chương trình NV địa phương.
 Ghi chú (giải thích cho việc Trích dẫn TLTK ở phần nêu trên):
- Ở mục 1.1: Đoạn “Thực hiện công văn 5977nội dung giáo dục địa phương” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 4. Đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra.
 Các giáo án đều có nội dung đơn giản,lượng kiến thức ngắn gọn,không tương xứng với thời lượng 45 phút và giá trị của văn bản đó. Trong giáo án giáo viên cũng chưa đưa được những phương pháp dạy học tích cực,chưa tích hợp được kiến thức ở những môn học khác. Vì thế tiết dạy trở nên nhàm chán, đối phó. Học sinh thì thơ ơ, thụ động trong giờ học. Mục đích chương trình ngữ văn địa phương chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Qua thực tế giảng dạy môn ngữ văn địa phương lớp 9- phần văn bản, tôi không khỏi trăn trở, suy nghĩ : Phải làm sao để xây dựng được một thiết kế bài giảng chi tiết, khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu của môn học, vừa tạo được hứng thú, yêu thích giờ đối với phần văn bản của chương trình ngữ văn địa phương cho học sinh. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Từ những mẫu thuẫn giữa mục đích của chương trình ngữ văn địa phương và thực trạng dạy học ngữ văn địa phương. Tôi đưa ra thiết kế bài giảng cho văn bản “ Dô tả dô tà” trong chương trình lớp 9. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngữ văn địa phương. 
1.2.Mục đích nghiên cứu.
	Các hoạt động đều nhằm tới một mục đích nhất định. Việc thiết kế bài giảng cho tiết văn bản : “Dô tả dô tà” không nằm ngoài mục đích chung của chương trình ngữ văn nói chung, và văn học địc phương nói riêng. Với đề tài nghiên cứu này tôi nhằm đến mục dích cụ thể là: Cung cấp những kiến thức chi tiết, khoa học, phong phú cho giờ dạy; tạo ra niềm say mê, hứng thú với các tiết học văn bản địa phương cho học sinh. Và với một mức độ nào đó sáng kiến có thể thành tài liệu tham khảo cho Giáo viên và học sinh trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Là học sinh khối 9 trường THCS Thúy Sơn, năm học 2014-2015. 
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp quan sát.
 	- Phương pháp điều tra giáo dục. 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phần 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Cơ sở lí luận.
    	Thực hiện công văn số 5977/BGDĐT- GDTrH ngày 7/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương[4]. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã ban hành khung phân phối chương trình ngữ văn đại phương THCS. Phân phối chương trình Ngữ văn THCS đã dành một thời lượng cụ thể và xác định cho từng tiết dạy phần văn học địa phương ở các lớp THCS. Tổng số tiết chương trình ngữ văn địa phương Thanh hóa là 21 tiết . 
Cùng với khung phân phối chương trình sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cũng phát hành bộ sách giáo khoa địa phương bao gồm 3 môn: Ngữ Văn ,Lịch sử, Địa lí. Bộ sách đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh. Trong đó bộ sách ngữ văn địa phương tích hợp 3 phân môn: Văn- Tiếng việt- Tập làm văn. Chương trình, nội dung này cũng sẽ góp phần bồi dưỡng, giáo dục ý thức tìm hiểu, giữ gìn, phát huy truyền thống văn học tỉnh Thanh Hóa, cũng như tinh thần, ý thức và hành động giữ gìn và bảo vệ truyền thống văn hóa nơi các em học sinh đang sinh sống. Phần văn học trong chương trình đóng vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng quyết định đến việc học sinh có yêu thích chương trình ngữ văn địa phương và học tập tốt hay không. 
 Để đạt mục tiêu trên thì việc thiết kế bài giảng cho các tiết học ngữ văn địa phương là một yêu cầu mang tính cấp bách và hết sức thiết thực đối với việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
Thiết kế bài giảng (giáo án) là quá trình lập kế hoạch và hiện thực hoá kế hoạch bài dạy học thành văn bản chi tiết, theo một trình tự lô gic những dự kiến mà giáo viên mong muốn sẽ thực thi trên lớp của mình để đạt mục tiêu bài dạy học.
 Thiết kế bài giảng là một khâu quan trọng để tạo nên thành công một giờ dạy học, đòi hỏi sự đầu tư trí tuệ, kinh nghiệm và thể hiện dấu ấn sáng tạo của người giáo viên, đặc biệt giáo viên Ngữ văn.
Ghi chú (giải thích cho việc Trích dẫn TLTK ở phần nêu trên):- Ở mục 2.1: Đoạn “Thực hiện công văn 5977nội dung giáo dục địa phương” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 4. Đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra.
	Công việc thiết kế bài giảng cho văn bản “ Dô tả dô tà” trong chương trình ngữ văn địa phương lớp 9 là cả một quá trình dày công nghiên cứu, sưu tầm, chắt lọc. Các phương pháp dạy học tích cực được đưa vào,tích hợp với kiến thức lịch sử, địa lí, âm nhạc phong phú, hệ thống câu hỏi nhiều mức độ, đảm bảo khai thác hết được giá trị của văn bản. Đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy và học chương trình ngữ văn địa phương.
2.2.Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Như trên đã nói thiết kế giữ vai trò quan trọng trong việc thành công của giờ dạy, trong việc tạo sự yêu mến, hứng thú với môn học của học sinh. Nhưng trong chương trình ngữ văn địa phương THCS lại đang thiếu điều kiện này.
Qua việc trao đổi và nắm bắt thông tin từ các đơn vị trường học có cấp học THCS trên địa bàn huyện nhà trong những năm qua. Tôi nhận thấy một thực trang chung là các tiết ngữ văn địa phương tài liệu giảng dạy rất ít. Nên hiệu quả giờ dạy chưa cao. Thực trạng trên có nguyên nhân từ nhiều phía.
* Về phía giáo viên:
Thực tế dạy - học chương trình Ngữ văn và địa phương của Thanh Hóa từ trước đến nay, giáo viên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, từ nội dung đến cách thức tiến hành, trong đó khó khăn lớn nhất là nội dung dạy - học. Giáo viên chưa có điều kiện sưu tầm, biên soạn một chương trình, nội dung môn Ngữ văn địa phương để phục vụ công tác giảng dạy. Do đó, tiết học chỉ thực hiện một cách miễn cưỡng, chiếu lệ.
 Tài liệu tham khảo để thiết kế bài giảng rất ít. Nếu có các tài liệu chủ yếu là nằm rải rác ở các bài báo, các phóng sự truyền hình, các chuyên đề, tiểu luận, các tạp chí văn học nghệ thuât địa phương. Phải cần rất nhiều thời gian để sưu tầm. Tuy nhiên những tài liệu này cũng chỉ đề cấp đến một khía cạnh nào đó của vấn đề. 
 Sách giáo khoa ngữ văn địa phương nội dung cũng đơn giản, chủ yếu đặt ra mục tiêu, vấn đề chung chung, khái quát. Điều này sẽ có tác động hai mặt: nó vừa là phần mở, phần chủ động, linh hoạt trong dạy và học kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của thầy và trò nhưng đồng thời cũng dễ tạo tâm lí thả nổi, buông xuôi.
 Sách thiết kế bài giảng ngữ văn địa phương nội dung ngắn gọn, chưa có phần tích hợp...Vì vậy việc dạy học chương trình địa phương hiện nay phụ thuộc nhiều vào trình độ, tâm huyết của giáo viên. Giáo viên nào biết nhiều thì dạy nhiều, giáo viên nào biết ít thì dạy ít, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Mục đích dạy học ngữ văn địa phương chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
* Về phía nhà trường:
Một số đồ dùng dạy học phục vụ cho một số tiết học như ti vi,, sách tham khảo, băng hình đang còn thiếu.
 Nhà trường chưa đủ điều kiện về kinh tế, tài chính và thời gian để giáo viên và học sinh thực hiện những chuyến đi thực tế, được tận mắt nhìn, tận tai nghe và tận tay sờ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tiếp xúc với các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của địa phương.
* Về phía học sinh
  Học sinh chưa được giao tiếp rộng, trình độ nhận thức còn hạn chế, việc tự học ở nhà hoặc tự sưu tầm những nội dung theo yêu cầu của giáo viên hầu như chưa thực hiện được.
- Các em học sinh không hứng thú với tiết dạy, thò ơ, chán nản khi đến tiết ngữ văn địa phương nhất là các tiết văn bản.
 * Kết quả tiết học địa phương: Theo số liệu điều tra ở khối 9 năm học 2014-2015 số học sinh yêu thích tiết học rất ý, còn số học sinh chưa yêu thích thì quá hơn một nửa. Cụ thể như sau:
Kết quả điều tra khi học sinh chưa được áp dụng SKKN năm học
2014 - 2015
STT
Khối lớp
Hs được hỏi
Chưa yêu thích
Bình thường
Yêu thích
Ghi chú
1
9A
33
12
15
6
2
9B
31
23
5
3
Nhìn thấy thực trạng dạy học các tiết văn bản trong chương trình địa phương hiện nay và nhận rõ vai trò của thiết kế bài giảng chi tiết, khoa học cho một tiết dạy. Tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, sưu tầm, chọn lọc tài liệu để tạo ra Thiết kế bài giảng cho tiết văn bản “Dô tả dô tà “trong chương trình ngữ văn địa phương lớp 9. Tôi xin đưa ra đây để đồng nghiệp tham khảo, góp ý, bổ sung và hoàn thiên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu về thiết kế bài giảng cho một giờ dạy từ các tài liệu trước đây. Cùng với đó là căn cứ vào công việc thực tế ở nhà trường tôi đã tiến hành thiết kế bài giảng theo các bước cụ thể. Trong đó chú trọng tích hợp các kiến thức của các môn học khác để nội dung phong phú, sinh động và hấp dẫn.
	Để tiến hành thiết kế bài giảng cho văn bản “ Dô tả đô tà” tôi đã tiến hành theo các bước sau :
Bước 1: Nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài học[4].
Xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ). Dựa vào phần kết quả cần đạt và phần ghi nhớ trong sách giáo khoa ngữ văn địa phương. Tôi xác định mục tiêu bài học. Phần kiến thức: trong bài học này phải giúp học sinh nắm được về tác giả Mạnh Lê và những tác phẩm tiêu biểu của ông. Về tác phẩm học sinh hiểu được những vẻ đẹp về truyền thống văn hóa, lịch sử, cảnh và người xứ Thanh. Phần kĩ năng: học sinh sẽ phải đạt được kĩ năng đọc diễn cảm bài thơ; kĩ năng phân tích một số hình ảnh trong bài thơ. Và thái độ của học sinh từ hiểu, vận dụng và hình thành tinh cảm yêu mến tự hào với quê hương Thanh Hóa. Xác định đúng mục tiêu bài học giúp giáo viên có định hướng cụ thể về nội dung sẽ truyền đạt tới học sinh. Đồng thời là căn cứ đối chiếu để đánh giá mức độ thành công của giờ dạy. Là căn cứ khoa học để giáo viên xác định cấu trúc tri thức bài học.
 Xác định cấu trúc tri thức bài học: là khâu tiếp theo, thể cụ thể hóa nội dung truyền đạt. Bài gồm nhiều đơn vị kiến thức, nhưng trọng tâm là phần những nét đẹp truyền thống văn hóa, lịch sử và phẩm chất con người xứ Thanh. 
Ghi chú (giải thích cho việc Trích dẫn TLTK ở phần nêu trên):
- Ở bước 1 “ Nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài học” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 4. Đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra.
 Ở phần trọng tâm của bài tôi đưa ra nhiều câu hỏi với mức độ phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung của bài
Đây là văn bản nằm trong phần ngữ văn địa phương nên có liên hệ chặt chẽ với các nội dung khác, và trong tổng thể chương trình học. Học sinh sẽ nghiên cứu, tìm hiểu bằng cách vận dụng các phương pháp, kĩ năng thường dùng trong quá trình học tập. 
Nội dung kiến thức bài học gồm hai phần lớn: Phần tìm hiểu chung, phần này học sinh sẽ tìm hiểu về tác giả Mạnh Lê, thể thơ, bố cục, nội dung của từng phần. Phần thứ hai là phân tích tác phẩm, phần này học sinh sẽ tìm hiểu chi tiết về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Bước 2: Lựa chọn nội dung tích hợp.
	Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong những năm gần đây. Phương pháp này có nhiều ý nghĩa với quá trình soạn giảng. Giúp cho bài giảng phong phú, sâu rộng, tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học. Ở đây tôi lựa chọn tích hợp với kiến thức các môn như: âm nhạc để giới thiệu về làn điệu hò sông Mã, làn điệu dân ca đi cấy; kiến thức môn lịch sử để giới thiệu về truyền thống lịch sử, các triều đại vua Lê, nhân vật lịch sử Trạng Quỳnh, về cầu Hàm Rồng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; tích hợp kiến thức môn địa lí để tìm hiểu về vị trí của Sông Mã, Về cầu Hàm Rồng
Bước 3: Sưu tầm tài liệu có liên quan đến tác phẩm.
 Tôi đã thực hiện thu thập để phục vụ cho dạy văn bản “Dô tả đô tà” tài liệu bao gồm tranh ảnh về sông Mã, cầu Hàm Rồng trong kháng chiến chống Mĩ và ngày nay, ảnh đền thờ vua Lê ở Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa, Đền thờ Trạng Quỳnh ở Làng Bột Thượng, Hoằng Hóa, Thanh hóa, Chân dung tác gả Mạnh Lê. Vi deo về làn điệu Hò sông Mã, làn điệu dân ca “ Đi cấy”.
Tôi cũng tiến hành tham khảo ý kiến của đồng nghiệp cùng bộ môn Ngữ văn trong và ngoài nhà trường.
Bước 4: Tìm hiểu đối tượng người học[4].	
Ghi chú (giải thích cho việc Trích dẫn TLTK ở phần nêu trên):- Ở bước “ Tìm hiểu đối tượng người học” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 4. Đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra.
 	Học sinh trường THCS nói riêng và học sinh nói chung đều ngại học văn. Đặc biệt ở đây lại là ngữ văn địa phương thì tâm lí đó càng rõ ràng hơn. Tôi đã tìm hiểu đối tượng học sinh, và từ đó xây dựng nội dung các câu hỏi phù hợp với các em, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Các kiến thức học sinh có thể tự hình thành thông qua hoạt động đọc như: Kiến thức về tác giả, tác phẩm, thể loại. Phần phân tích văn bản cần được giáo viên cung cấp những kiến thức cần thiết, và hướng dẫn để các em khai thác kiến thức.
Bước 5: Xác định phương pháp, biện pháp, phương tiện, các hoạt động, hành động, thao tác sẽ tiến hành trong bài học[4].
 	Tôi sử dụng các phương pháp: Đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề,thuyết trìnhĐồng thời sử dụng giáo án trình chiếu. Với phương pháp và phương tiện như vậy tôi tin chắc rằng học sinh sẽ khá hào hứng với giờ học. Và hiệu quả giờ học sẽ cao.
Bước 6: Soạn bài theo tiến trình dạy học dự kiến[4].
Tiết 42: văn bản: DÔ TẢ DÔ TÀ
 ( Mạnh Lê )
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm khái quát về tác giả Mạnh Lê.
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp về truyền thống văn hóa, lịch sử,con người Thanh Hóa các hình ảnh cụ thể trong bài thơ[2].
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm.
- Rèn luyện kĩ năng tích hợp liên môn trong bài học.
 * Kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng tư duy sáng tạo
3. Thái độ:
Học sinh có lòng tự hào và tình yêu quê hương.
Ghi chú (giải thích cho việc Trích dẫn TLTK) Ở bước 5 “xác định phương pháp  bài học”,bước 6 “Soạn bài..dự kiến” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 4. mụĐoạn “Hiểu và cảm nhận..hình ảnh cụ thể trong bài thơ” TLTK số 2 đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
 - Tranh ảnh, video liên quan.
 - Tham khảo kiến thức liên môn có liên quan.
 - Máy chiếu.
2. Học sinh.
Soạn bài ở nhà.
Tìm hiểu về sông Mã, Cầu Hàm Rồng, Các triều nhà Lê..
Tìm hiểu và hát được một đoạn dân ca đi cấy, hò sông Mã.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1.Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV tổ chức cho HS đọc phần chú thích sách Chương trình địa phương, Quan sát về chân dung nhà thơ:
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ?
- Quê hương đã ảnh hưởng như thế nào trong sáng tác của nhà thơ?
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ?
GV hướng dẫn HS đọc văn bản: chậm rãi, nhấn giọng theo trường độ, nhịp. GV đọc mẫu một lần, gọi học sinh đọc lại. 
? Bài thơ được chia thành mấy phần và cho biết nội dung của từng phần?
GV cho HS đọc lại 2 khổ thơ đầu.
 ? Trong câu thơ đầu có hình ảnh nào đáng chú ý?
?( Tích hợp với kiến thức địa lí) Hãy cho biết về sông Mã và ý nghĩa của nó đối với người dân Thanh Hóa?
GV: Sông Mã có hai nguồn: Từ tỉnh Điện Biên và từ Lào và cuối dòng đổ ra biển tại lạch Hới( Giáp giữa Hoằng hóa và TX Sầm Sơn)và Lạch Sung
( Giáp giữa Hậu Lộc và Nga Sơn). Có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhân dân Thanh Hóa.
Ba câu thơ:
“Ngày nắng, ngày mưa xanh bờ rau má.
Múa thì đội đèn, hát như trống vỗ.
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”.
? (Tích hợp kiến thức âm nhạc) em hãy cho biết những nghệ thuật âm nhạc dân gian nào được nói đến? 
?Những loại hình này gắn với hoạt động gì của người dân?
? Em hiểu gì về hai làn điệu dân ca này?
Các làn điệu Hò sông Mã được hát theo lối xướng - xô, câu kể của một người bắt cái (thường là người cầm lái) được luân phiên với câu đồng thanh phụ họa của các trai đò.
Các điệu hò được thể hiện theo suốt chặng đường đò đi. Khi con thuyền bơi ngược dòng nước, người ta thể hiện điệu Hò đò ngược, sau mỗi câu kể của người bắt cái như hiệu lệnh để cùng thống nhất động tác lấy đà, các trai đò vừa hùa nhau hát câu xô vừa chống sào đẩy thuyền tiến về phía trước. Chưa hết, con thuyền đôi khi còn phải đối đầu với thác gềnh nữa, cả câu xướng lẫn xô trong Hò vượt thác đều ngắn gọn, chắc nịch. Khi thuyền thong dong trôi theo dòng nước êm ả, người giữ tay lái cất giọng hò các làn điệu Hò xuôi dòng, bốn trai đò chia ra hai bên mạn thuyền thong thả chèo vừa hòa giọng xô vừa nhịp nhàng giậm chân lên mặt ván.
 GV sử dụng phương pháp trực quan, HS lắng nghe và quan sát các làn điệu dân ca Thanh Hóa và điệu hò sông Mã qua video trình chiếu.
Gv gọi một học sinh hát vài câu dân ca “Đi cấy”?
 GV và HS nhận xét, đánh giá.
? Ngoài các làn điệu dân ca đặc trưng tác giả còn nhắc đến truyền thống gì của người Thanh Hóa ?
? Truyền thống hiếu học của người Thanh Hóa được thể hiện như thế nào?
Gv: có nhiều học sinh giỏi nổi tiếng, vượt khó vươn lên đáng khâm phục như bạn Lê Thị Thắm, viết chữ bằng chân hiện đang học đại Hồng Đức.
? Về truyền thống lịch sử tác giả nhắc tới những triều đại nào?
? ( Tích hợp với kiến thức lich sử) hãy cho biết về triều đại nhà Lê( Tiền lê, Hậu Lê) và những đóng góp cho đất nước?
? Ngoài nhà Lê tác giả còn nhắc tới một nhân vật lịch sử nổi tiếng với sự thông minh, hài hước. Đó là nhân vật nào?
? Nhân vât trạng Quỳnh có ý nghĩa gì với đời sống nhân dân?
GV: Trạng Quỳnh tức Nguyễn Quỳnh là một danh sĩ thời Lê-Trịnh. Quê ở làng Bột Thượng nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng hóa tỉnh Thanh Hóa. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giao thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi là trạng Quỳnh. Các truyện nôi tiếng về ông như : Đất nứt con bọ hung, Thiết chúa đại phong( món ăn mầm đá). Ông được nhân dân lập đền thờ ở quê hương.
GV: Cho học sinh quan sát đền thờ Trạng Quỳnh ở Làng Bột Thượng trên máy chiếu.
? Thông quan những nét văn hóa và lịch sử em hiểu quê hương Thanh Hóa Như thế nào?
Gv cho Hs đọc khổ thơ 3,4,5,6. 
? Câu thơ: “ Một chiếc cầu sắt gánh ngàn tấn bon” tác giả nhắc tới địa danh nào?
? ( Tích hợp với kiến thức lịch sử và địa lí).Em những hiểu biết của mình về cầu hàm rồng?
GV: Cầu Hàm Rồng cách TP Thanh Hóa 4 Km về phía bắc. Cầu được xây dựng năm 1904 dưới thòi pháp thuộc và được xây mới lại năm 1962 khánh thành ngày 19/5/1964.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là trọng điểm đánh pha và bảo vệ cầu. Mỹ liên tục đáng phá với cường độ cao và nhiều chiến thuật khác nhau: Hàng trăm tấn bom mỹ ném

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_bai_giang_cho_van_ban_do_ta_do_ta_trong_chuong.doc