SKKN Tạo liên kết kính hiển vi với webcam và sử dụng trong các tiết sinh học ở trường THCS Thạch Bình

SKKN Tạo liên kết kính hiển vi với webcam và sử dụng trong các tiết sinh học ở trường THCS Thạch Bình

Từ thực tế của quá trình học tập của học sinh, quá trình giảng dạy kiến thức môn Sinh học THCS của giáo viên, về các vấn đề quan sát vật mẫu từ kính hiển vi trong giờ thực hành Sinh học và một số chuyên đề tự chọn vừa gây hứng thú cho học sinh học tập vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức của bài học. Vì thông qua quan sát các vật mẫu hiển vi mà cả lớp quan sát được sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về lý thuyết mà giáo viên truyền đạt.

 Mặt khác, dùng kính hiển vi trong giờ thực hành nhiều khi còn nhiều hạn chế vì cả trường chỉ có một kính hiển vi quang học nên mỗi học sinh chỉ được quan sát một lần, có khi trong tiết dạy chỉ được một nửa số học sinh trong lớp được quan sát, vì không đủ thời gian, . . Sau mỗi lần quan sát tiêu bản xong, giáo viên mới đưa ra câu hỏi để học sinh trả lời hoặc nhận xét, . Vì thế, còn những học sinh trong lớp không có cơ hội được quan sát vật mẫu, dẫn tới thiệt thòi cho quá trình tiếp thu thụ động trong việc học, nhiều khi kèm theo cả tâm lí thất vọng trong giờ học.

Bên cạnh đó, là giáo viên Sinh học muốn có tư liệu để dạy học bằng hình ảnh thật cho thêm sinh động mua nhiều kính hiển vi thì quá đắt, còn nếu sử dụng kính hiển vi có sẵn của nhà trường thì không đủ cho tất cả học sinh có thể quan sát cùng 1 lúc gây mất rất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả không cao, còn sử dụng kính lúp thì quá nhỏ, không đủ độ phóng đại cần thiết. Nhiều khi trong giảng dạy còn cần phải trình chiếu được các phiếu học tập của học sinh để cả lớp kiểm tra. Do đó tôi cũng có thêm 1 suy nghĩ nữa là sử dụng 1 Wedcam (WedCamera) để làm 1 kính hiển vi quang học, máy chiếu đa năng đáp ứng các yêu cầu cho việc dạy học đạt kết quả cao vừa đơn giản và rẻ tiền.

Mục tiêu giáo dục là phải đào tạo ra thế hệ trẻ phát triển toàn diện mới đáp ứng nhu cầu xã hội đang yêu cầu. Từ những lí do khách quan trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài: Tạo liên kết kính hiển vi với Webcam và sử dụng trong các tiết sinh học ở trường THCS.

 

doc 13 trang thuychi01 9632
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo liên kết kính hiển vi với webcam và sử dụng trong các tiết sinh học ở trường THCS Thạch Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
TRƯỜNG THCS THẠCH BÌNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO LIÊN KẾT KÍNH HIỂN VI VỚI WEBCAM 
VÀ SỬ DỤNG TRONG CÁC TIẾT SINH HỌC
 Ở TRƯỜNG THCS THẠCH BÌNH
Người thực hiện: Phạm Văn Sáng.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THCS Thạch Bình.
SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ): Sinh học.
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Từ thực tế của quá trình học tập của học sinh, quá trình giảng dạy kiến thức môn Sinh học THCS của giáo viên, về các vấn đề quan sát vật mẫu từ kính hiển vi trong giờ thực hành Sinh học và một số chuyên đề tự chọn vừa gây hứng thú cho học sinh học tập vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức của bài học. Vì thông qua quan sát các vật mẫu hiển vi mà cả lớp quan sát được sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về lý thuyết mà giáo viên truyền đạt.
	Mặt khác, dùng kính hiển vi trong giờ thực hành nhiều khi còn nhiều hạn chế vì cả trường chỉ có một kính hiển vi quang học nên mỗi học sinh chỉ được quan sát một lần, có khi trong tiết dạy chỉ được một nửa số học sinh trong lớp được quan sát, vì không đủ thời gian, ... . Sau mỗi lần quan sát tiêu bản xong, giáo viên mới đưa ra câu hỏi để học sinh trả lời hoặc nhận xét, ... Vì thế, còn những học sinh trong lớp không có cơ hội được quan sát vật mẫu, dẫn tới thiệt thòi cho quá trình tiếp thu thụ động trong việc học, nhiều khi kèm theo cả tâm lí thất vọng trong giờ học.
Bên cạnh đó, là giáo viên Sinh học muốn có tư liệu để dạy học bằng hình ảnh thật cho thêm sinh động mua nhiều kính hiển vi thì quá đắt, còn nếu sử dụng kính hiển vi có sẵn của nhà trường thì không đủ cho tất cả học sinh có thể quan sát cùng 1 lúc gây mất rất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả không cao, còn sử dụng kính lúp thì quá nhỏ, không đủ độ phóng đại cần thiết. Nhiều khi trong giảng dạy còn cần phải trình chiếu được các phiếu học tập của học sinh để cả lớp kiểm tra. Do đó tôi cũng có thêm 1 suy nghĩ nữa là sử dụng 1 Wedcam (WedCamera) để làm 1 kính hiển vi quang học, máy chiếu đa năng đáp ứng các yêu cầu cho việc dạy học đạt kết quả cao vừa đơn giản và rẻ tiền.
Mục tiêu giáo dục là phải đào tạo ra thế hệ trẻ phát triển toàn diện mới đáp ứng nhu cầu xã hội đang yêu cầu. Từ những lí do khách quan trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài: Tạo liên kết kính hiển vi với Webcam và sử dụng trong các tiết sinh học ở trường THCS.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Qua sáng kiến kinh nghiệm này những bài dạy phải sử dụng kính hiển vi thì giáo viên áp dụng tạo liên kết kính hiển vi với webcam – máy tính – máy chiếu để giảng dạy những tiết sinh học. Đồng thời học sinh cả lớp được quan sát những mẫu vật trên máy chiếu to, rõ, ... hơn hẳn khi giảng dạy sử dụng kính hiển vi. Với sáng kiến kinh nghiệm này đã khắc phục được những hạn chế nhiều mặt khi giáo viên giảng dạy sử dụng mình kính hiển vi quang học.	
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Khi áp dụng liên kết kính hiển vi với webcam – máy tính – máy chiếu thì có hình ảnh về mẫu vật có độ phóng đại gấp khoảng 1000 lần so với kính hiển vi quang học. Có thể quay được những video về hoạt động của Động vật nguyên sinh, ... từ đó mà giáo viên còn có thể tạo được những tư liệu cho mình để giảng dạy môn sinh học ở trường THCS.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Từ thực tế webcam có thể thu được hình ảnh vào máy tính và từ đó tôi đã thử nghiệm nhiều lần, trên nhiều loại kính, ... mới chế ra được webcam để cắm vào kính hiển vi để thu hình ảnh từ kính hiển vi vào máy tính một cách tốt nhất. Phương pháp thí nghiệm, so sánh, thực hành, ...
Phương pháp so sánh: Qua dụng cụ webcam thu được hình ảnh vào máy tính có thể phóng to hình ảnh được tôi liên hệ với những tiêu bản môn sinh học làm thế nào để phóng to hình ảnh lên không chỉ một em quan sát mà cả lớp quan sát cùng một lúc. Đồng thời còn phải so sánh các phần mềm nào chạy cho hình ảnh tốt nhất, tốc độ nhanh nhất, ... tôi còn phải so sánh về kích thước hình ảnh khi quan sát trên kính hiển vi với khi quan sát hình ảnh trên liên kết ở máy tính.
Phương pháp thí nghiệm: Qua nhiều lần thí nghiệm tôi mới tìm hiểu được webcam và cách lắp đặt vào kính hiển vi một cách tốt nhất. Khi lên được hình ảnh tôi còn phải thí nghiệm trên các dạng phần mền nào để cho hình ảnh và video tốt nhất. Cuối cùng tôi chọn phần mền Many Cam.
Phương pháp thực nghiệm: Sau khi nghiên cứu và lắp đặt thành công liên kết kính hiển vi và webcam, tôi đã thực hiện áp dụng vào giảng dạy các tiết sinh học. Đồng thời còn lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và học sinh sau mỗi giờ dạy để đạt kết quả tốt nhất.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2014-2015 tôi viết sáng kiến kinh nghiệm chỉ sử dụng liên kết kính hiển vi với webcam – máy tính – máy chiếu và chạy qua phần mềm ManyCam để áp dụng cho một tiết dạy cụ thể. Với những ưu điểm của sáng kiến kinh nghiệm này chúng ta có thể chụp ảnh, quay phim, phóng to, ... hình ảnh. Năm học 2016-2017 tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này để áp dụng cho những bài dạy có sử dụng tiêu bản, hay những bài dạy phải làm tiêu bản để quan sát. Giáo viên có thể tạo ra những tư liệu có sẵn cho mình về những hình ảnh, video của tiêu bản hay vật mẫu để sử dụng vào bài dạy chứ không nhất thiết khi giảng dạy là phải lắp liên kết kính hiển vi với webcam – máy tính – máy chiếu. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- WebCam: là một máy thu hình kỹ thuật số được kết nối với máy tính, nó có khả năng chụp hình, quay phim , quan sát hình ảnh trực tiếp, ... Gia thành rẻ, rất dễ mua trên thị trường.
- Kính hiển vi: là một thiết bị dùng để quan sát tiêu bản, mật mẫu, ... mà mắt thường không quan sát được.
Kính hiển vi có độ phóng đại gấp 300 – 500 lần tùy từng loại kính, ngày nay người ta gọi là kính hiển vi quang học. Hiện nay các trường THCS trên toàn huyện đề được cấp kính hiển vi quang học.
- Máy chiếu đa vật thể: là thiết bị số được kết nối với máy vi tính, có khả năng thu hình ảnh của các vật thể đặt trước ống kính, truyền hình ảnh vào máy tính , cho phép người dùng có thể xử lý, chỉnh sửa, lưu giữ  hình ảnh tùy ý. Bên cạnh nhu cầu máy chiếu văn phòng để trình chiếu ở trường học thì nhu cầu một máy chiếu đa vật thể để trình diễn quá trình thí nghiệm, minh họa vật mẫu hoặc hướng dẫn thao tác trực quan cũng đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên máy chiếu đa vật thể hiện có giá rất đắt, khó có thể đáp ứng nhu cầu trang bị cho tất cả các trường học, làm ảnh hưởng chất lượng dạy học và tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Hiện nay trên địa bàn toàn huyện Thạch Thành nói chung và trường THCS Thạch Bình nói riêng thì trung bình mỗi trường học chỉ có một kính hiển vi quang học với thị kính có độ phóng đại lớn nhất là 16x. 
	Trong giảng dạy Sinh học ở trường THCS giáo viên giảng dạy không thể có đủ thời gian để cho cả lớp quan sát hết một tiêu bản và không thể cho quan sát tất cả các tiêu bản trong giờ thực hành được.
	Trong những giờ thực hành mà yêu cầu học sinh phải làm tiêu bản thì rất khó để cho học sinh nhận xét kết quả tiêu bản của bạn làm hay của tổ làm đồng thời giáo viên không thể đánh giá nhận xét khách quan khi đối chứng không có vì chỉ có một kính hiển vi.
	Từ thực trạng đó, tôi nhận thấy rằng khi giảng dạy môn Sinh học khi quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi quang học thì hình ảnh còn nhỏ, khó nhìn mà đồng thời chỉ một học sinh được quan sát. Khi nhận xét tiêu bản giáo viên không thể chỉ ra cho cả lớp quan sát được một lúc đồng thời. Trong khi nhận xét giáo viên còn phải kiểm tra tiêu bản với đối chứng nên mất rất nhiều thời gian. Tiết học đôi khi bị nhàm chán trong giờ thực hành hoặc làm mất tính hứng thú trong giảng dạy Sinh học, ... vì không thể hiện được tính khoa học và hiện đại trong khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ chưa đáp ứng được mục tiêu yêu cầu của xã hội đối với người học. Qua thống kê một số tiết học, ở các lớp thì tỷ lệ học sinh được quan sát tiêu bản hoặc mẫu vật còn rất ít. Cụ thể như sau:
Bảng số liệu khảo sát tỷ lệ học sinh được quan sát tiêu bản, mẫu vật, ... trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Lớp / Bài
Tỉ lệ học sinh quan sát được vật mẫu khi sử dụng kính hiển vi quang học.
Lớp 6: Tiết 5 bài 6 Thực hành: Quan sát tế bào thực vật.
Tế bào biểu bì vảy hành.
- Tỷ lệ ≈ 40%
Lớp 7: Bài 3 Thực hành : quan sát một số động vật nguyên sinh.
Trùng roi xanh.
- Tỷ lệ ≈ 30%
Lớp 8: Bài 5 Thực hành :quan sát tế bào mô cơ vân.
Tế bào mô cơ vân.
- Tỷ lệ ≈ 35%
Lớp 9 : Bài 14 Quan sát hình thái nhiễm sắc thể.
Hình thái nhiễm sắc thể. 
- Tỷ lệ ≈ 30%.
Bảng số liệu khảo sát tỷ lệ học sinh hứng thú học bài trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Khối/lớp
Tỉ lệ học sinh hứng thú khi được quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi quang học.
Khối 6: Lớp 6A ( 32 học sinh )
Tỉ lệ học sinh hứng thú học bài ≈ 55%
Khối 8: Lớp 8A ( 40 học sinh )
Tỉ lệ học sinh hứng thú học bài ≈ 58%
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Hướng dẫn cách tạo liên kết
*. Hướng dẫn cài đặt. 
(TLTK Th.s Dương Mạnh Hùng (2007) Vi tính thật là đơn giản (tập 1-8).
Hoàng Thị Sản(chủ biên) Sách giáo khoa sinh học 6. Thông tin trên Internet.).
+ Cắm đầu nối USB của webcam vào máy tính (nếu có rút ra để di chuyển cần phải nhớ vị trí khe đã cắm - nhiều khi cắm sai vị trí, máy tính sẽ không nhận được thiết bị).
+ Cho đĩa CD (khi mua có kèm theo ) cài đặt driver cho webcam và cài đặt theo chỉ dẫn của chương trình.
Cũng có thể đưa biểu tượng ra màn hình desktop để mở webcam nhanh hơn bằng cách nhấp đôi lên biểu tượng. Sau khi cài đặt xong, nếu máy vẫn chưa nhận được thiết bị, vào Start – Settings – Control Panel – Systems – Hardwave – Device manager (tùy theo giao diện phần mềm máy tính đang sử dụng, đường dẫn này có thể khác)
Đây là chế độ mặc định của webcam nên cho chất lượng hình ảnh tốt nhưng nhỏ, ta có thể quay phim ở chế độ này bằng cách vào Capture à Start Capture (bắt đầu quay). Sau khi quay xong, dừng quay bằng cách vào Capture à Stop Capture. Phim đã quay được định dạng file *.AVI nên chạy trên Window Media Player tích hợp sẵn trong windows rất tiện lợi.
Trong menu Options, chọn Video Capture Filter để xoay, lật hình ảnh cho thuận chiều theo màn hình và vị trí đặt vật thể trước ống kính bằng cách đánh dấu vào các chức năng Image Mirror (đối xứng), Image Flip (lật ảnh) hoặc chọn Low light (cho nơi có điều kiện ánh sáng yếu).
Trong Menu Properties còn có một số chức năng khác để điều chỉnh:
Ø Độ sáng tối: Brightness
Ø Độ tương phản: Contrast
Ø Điểm bão hòa: Saturation
Ø Màu sắc: Hue
Ø Độ nét: Sharpness. . . . . . .
Để tạo các hiệu ứng khi trình chiếu hoặc tạo các file hình ảnh ... ta vào mục 
Effects và chọn các chức năng thích hợp được tích hợp sẵn.
Chức năng Zoom dùng phóng to-thu nhỏ hình ảnh tùy ý (phóng càng lớn thì độ nét của hình càng giảm)
Trong khi trình chiếu phục vụ giảng dạy, để phóng to hình ảnh thu được, từ Menu Options, chọn Video Capture Pin...
Trong bảng chọn Properties, mục Output Size, chọn 800x600 (default) à Apply à OK.
*. Tạo liên kết Webcam, kính hiển vi, máy tính – máy chiếu.
Sau đây tôi xin trình bày cách chế tạo 1 Webcam đơn giản quan sát, lưu lại hình ảnh của kính hiển vi giúp phần nào phục vụ cho giáo viên trong việc dạy và học môn Sinh học ở các trường THCS trên toàn huyện:
- Thiết bị:
+ 1 Webcam.
+ 1 kính hiển vi.
+ 1 máy tính – máy chiếu.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Gắn Webcam vào máy tính và cài driver cho webcam. Cần đảm bảo 
Webcam chạy tốt, không bị lỗi driver. Sau cùng, bạn thử chụp hình, hay ghi lại hình từ Webcam xem có vấn đề không, rồi chuyển sang bước tiếp theo. Nếu không cài được driver cho webcam thì hãy cài phần nềm Manycam thay thế.
Bước 2: Bạn dùng tua vít mở ốc phía sau Webcam ra, rồi nhẹ nhàng tách đôi Webcam. Tháo kính hội tụ ánh sáng của Webcam (những công đoạn này bạn nên thực hiện trên 1 mặt phẳng sạch). Tháo ốc giữ dây USB của Webcam, thực hiện nhẹ nhàng để khỏi làm đứt dây. Lật lại phía sau Webcam, tháo 2 ốc giữ chân đế thấu kính (phần bằng nhựa). Chú ý không làm bẩn bộ phận cảm biến ánh sáng bên trong chân đế, hay làm sước nó (phía trên bộ cảm biến có 1 lớp kính).
Bước 3: Cắt 1 miếng nhựa nhỏ vừa bằng bộ cảm biến và vừa úp được vào ống kính hiển vi. Khi làm xong phải chắc rằng trên mặt bộ cảm biến không bị dơ, tránh bị chập mạch (khi ta dùng để xem các mẫu vật).
Phần mềm cảm biến (Webcam)
Tạo liên kết giữa kính hiển quang học với Webcam.
Bước 4: Bạn lấy mẫu vật cần xem đặt lên kính hiển vi. 
	Bây giờ vào máy tính, rồi mở chương trình ghi hình của Webcam và thưởng thức thành quả của mình.
Tạo liên kết với kính hiển vi – webcam - máy tính qua phần mềm.
b. Sử dụng trong các tiết sinh học. 
(TLTK Trần Khánh Phương,Thiết kế bài giảng sinh học 6,7,8,9).
Ví dụ 1: Tiết 5 Bài 6 Quan sát tế bào thực vật.
* Kết quả khi trình chiếu.
Hình ảnh: Tiêu bản rễ cây Bí ngô
Hình ảnh: Tiêu bản thân Cây ngô
Hình ảnh: Tiêu bản rễ cây Bí ngô
Ví dụ 2: Tiết 45 Bài 37 Tảo.
* Kết quả khi trình chiếu.
Hình ảnh đoạn tảo xoắn
c. Sử dụng Webcam để thay thế cho máy chiếu đa vật thể:
(TLTK Đỗ Ngọc Đạt (1997) Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội và Thông tin trên Internet.) 
Trước hết, cần làm một chân đế sao cho WebCam dễ dàng xoay 3600 trong không gian, có thể dùng giá thí nghiệm Vật Lý để làm chân đế:
	Phải cố định được vị trí của Webcam với vật mẫu, phiếu học tập, ... sao cho khi trình chiếu thì máy tính thu lại được hình ảnh rõ nét nhất, nhanh nhất. 
- Đối với phiếu học tập, tranh ảnh minh họa, đoạn thông tin trong sách giáo khoa, ... thì nên làm chân đế rộng ra để đánh dấu tâm của vị trí phía trên – dưới, bên trái – phải. Để khi đặt vào vị trí thì ta thu được hình ảnh chính xác, cân đối nhanh nhất và không bị ngược chiều.
- Đối với vật mẫu nhỏ thì ta dùng vị trí như cố định ban đầu, nếu vật mẫu càng to và có bề dày thì ta phải dịch webcam lên phía trên sao cho phù hợp với hình ảnh của mẫu vật. Trong khi dịch chuyển thì ta phải đánh dấu vị trí củ trên trục của giá đỡ và dịch từ từ bởi vì webcam rất nhạy cảm.
	Sau khi đã cố định được vị trí của webcam thì ta mở máy tính để quan sát kết quả hình ảnh trên máy chiếu.
Sau khi quan sát được các vật mẫu, tiêu bản thì tôi còn thấy rằng việc:
- Chiếu đề bài tập, phiếu bài tập trước và sau khi học sinh làm để nhận xét, so sánh, sửa chữa sai sót, . . . mà không cần dùng bảng phụ, bảng nhóm. Qua đó có thể nhận xét cách trình bày bài giải, lập luận, chữ viết của học sinh, . . .
- Chiếu các hình ảnh minh họa, bảng biểu, biểu đồ, bản đồ,... trong sách giáo khoa, các vật thể, vật mẫu có kích thước nhỏ... phóng lớn trên màn hình cho học sinh dễ quan sát.
- Ngoài ra còn quay các đoạn phim minh họa quá trình thí nghiệm, các bài quan sát thực hành, quan sát tập tính động vật, .... 
Qua một thời gian sử dụng, tôi thấy rằng việc kết hợp sử dụng webcam với máy vi tính và máy chiếu góp phần giảm nhẹ việc chuẩn bị bảng phụ cho giáo viên, hình ảnh đưa lên bảng trước học sinh trung thực, thẩm mỹ ... góp phần giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa tư duy của học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Lớp / Bài
Tỉ lệ học sinh quan sát được vật mẫu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Tỉ lệ học sinh quan sát được vật mẫu sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Lớp 6: 
Tiết 5 bài 6 Quan sát tế bào thực vật.
 Tế bào: Biểu bì vảy hành.
- Tỷ lệ ≈ 40%
Tế bào: Biểu bì vảy hành.
- Tỷ lệ 100%
Lớp 8: 
Tiết 6: Bài 5 Quan sát tế bào và mô.
Tế bào: Mô cơ vân. 
- Tỷ lệ ≈ 35%
Tế bào: Mô cơ vân. 
- Tỷ lệ 100%
Khối/lớp
Tỉ lệ học sinh hứng thú khi được quan sát vật mẫu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Tỉ lệ học sinh hứng thú khi được quan sát vật mẫu sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Khối 6: 
Lớp 6A ( 32 học sinh )
Tỉ lệ học sinh hứng thú học bài là 56,25%
Tỉ lệ học sinh hứng thú học bài 100%
Khối 8: 
Lớp 8A ( 40 học sinh )
Tỉ lệ học sinh hứng thú học bài là 55%
Tỉ lệ học sinh hứng thú học bài 100%
3. Kết luận, kiến nghị.
- Kết luận.
Bảng số liệu so sánh : Kích thước vật mẫu và đặc điểm của chúng khi được phóng to trên máy chiếu.
STT
Tên vật mẫu
Kích thước vật mẫu khi quansát trực tiếptrên kính hiển vi
Kích thước vật mẫu khi được phóng to trên máy chiếu
Đặc điểm của vật mẫu
1
Tế bào biểu bì vảy hành.
100 lần so với tiêu bản
 Khoảng 500 lần so với tiêu bản(Tỷ lệ 5/1 so với kính hiển vi).
Không thay đổi.
2
Tế bào mô cơ vân.
100 lần so với tiêu bản
 Khoảng 500 lần so với tiêu bản(Tỷ lệ 5/1 so với kính hiển vi). 
Không thay đổi.
Bảng số liệu so sánh: Tỉ lệ học sinh được quan sát vật mẫu.
Lớp / Bài
Tỉ lệ học sinh quan sát được vật mẫu khi sử dụng kính hiển vi.
Tỉ lệ học sinh quan sát được vật mẫu khi được phóng to trên máy chiếu.
Chất lượng giờ học
Hứng thú học tập.
Kết quả đạt được.
Lớp 6: 
Tiết 5 bài 6
Quan sát tế bào thực vật.
Tế bào: Biểu bì vảy hành.
- Tỷ lệ 40%
Tế bào: Biểu bì vảy hành.
- Tỷ lệ 100%
100% HS tập trung quan sát và có hứng thú xây dựng bài học .
90% HS đưa ra được nhận xét khi quan sát vật mẫu.
Lớp 8: 
Tiết 6: Bài 5 Quan sát tế bào và mô.
Tế bào: Mô cơ vân. 
- Tỷ lệ : 35%
Tế bào: Mô cơ vân. 
- Tỷ lệ 100%
100% HS tập trung quan sát và có hứng thú xây dựng bài học. 
95% HS đưa ra được nhận xét khi quan sát vật mẫu.
- Kiến nghị.
Trên con đường nâng cao chất lượng giáo dục, thì phương pháp dạy học tích cực là 1 yếu tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trên con đường hội nhập, tri thức nhân loại ngày càng được mở rộng và nâng cao trong khi điều kiện kinh tế nước ta còn đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, tôi tin rằng, mỗi giáo viên giảng dạy môn Sinh học cần sáng tạo áp dụng đề tài này ở mỗi trường THCS phục vụ công tác giảng dạy và học tập để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Với đề tài này tôi mong rằng có thể triển khai được trên địa bàn toàn huyện, toàn tỉnh vì giá thành so với khi mua một máy chiếu đa năng thì rẻ hơn nhiều, đồng thời lại rất dễ sử dụng, phát huy được nhiều ưu điểm.
	Để thực hiện được đề tài này tôi đã được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong nhà trường đặc biệt là thầy Trịnh Quang Duy, thầy Hoàng Vũ Trường, ... và các em học sinh ( tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật ) đã giúp đỡ tôi hoàn thiện được sáng kiến kinh nghiệm này. Trong khi nghiên cứu và viết bài cũng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong các độc giả, các đồng nghiệp, ... góp ý kiến chân thành để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn nữa.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Thạch Thành, ngày 10 tháng 4 năm 2017
 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
 Người thực hiện
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân, không sao chép nội dung của người khác
 Phạm Văn Sáng
Mục lục
1. Mở đầu: (Trang 3)
1.1. Lí do chọn đề tài.(Trang 3)
1.2. Mục đích nghiên cứu. (Trang 3)
1.3. Đối tượng nghiên cứu. (Trang 3)
1.4 Phương pháp nghiên cứu. (Trang 4)
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. (Trang 4)
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: (Trang 4)
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. (Trang 4)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. (Trang 5)
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. (Trang 6-10)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. (Trang 10)
3. Kết luận, kiến nghị. (Trang 11)
- Kết luận. (Trang 11)
- Kiến nghị. (Trang 11)
 DANH MỤC
1. CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Văn Sáng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Thạch Bình.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Tạo liên kết kính hiển vi với webcam và sử dụng trong các tiết sinh học ở trường THCS
Phòng
B
2014-2015
Phương pháp ôn học sinh giỏi bài toán lai một cặp tính trang
Phòng
B
2012-2013
Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_lien_ket_kinh_hien_vi_voi_webcam_va_su_dung_trong_c.doc