SKKN Tạo hứng thú học tập và phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh trong một số bài dạy bằng sơ đồ tư duy ở môn Ngữ Văn

SKKN Tạo hứng thú học tập và phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh trong một số bài dạy bằng sơ đồ tư duy ở môn Ngữ Văn

Lý do chọn đề tài: Dạy văn đã khó, để học sinh hiểu và yêu mến môn văn lại càng khó hơn. Một thực trạng không thể che giấu hiện nay đó là việc học sinh chán học môn ngữ văn, đăc biệt với hình thức thi trắc nghiệm ở phần lớn các môn học. Khả năng nhận thức và trình bày một vấn đề cũng hạn chế. Vì vậy để các em đặc biệt có hứng thú với các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng là vấn đề mà tôi và các đồng nghiệp có nhiều trăn trở.

Hơn thế nữa, chương trình học môn ngữ văn rất nặng, có một số bài chưa phù hợp với tâm lý học sinh, còn khô cứng. Sự cứng nhắc trong thi cử môn ngữ văn còn hạn chế ở một số nghành nghề, một số trường đại học, cao đẳng Giáo viên còn nhiều áp lực, mất nhiều thời gian vào các bước lên lớp. Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh.

Vậy làm thế nào để học sinh gần gũi với môn ngữ văn hơn? Trước hết phải cho các em hiểu ý nghĩa của môn văn đối với cuộc sống của mỗi người. Sự cần thiết phải học văn bởi “Văn học là nhân học” (M. Grỏoki ) Song tất cả đó chỉ là lý thuyết. Tôi thiết nghĩ con đường ngắn nhất để môn văn đến được với các em học sinh trước hết phải cho các em thấy được học văn rất dễ nhớ, dễ thuộc Các bài học của môn văn dễ dàng đi vào trí nhớ của các em như ăn một bát cơm, uống một cốc nước, nó trở nên gần gũi như con đường đến trường. Vậy làm thế nào để có được điều đó? Không gì hơn giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy mới mẻ, phù hợp với các em để vừa đạt được hiệu quả học tập vừa tạo được hứng thú cho học sinh.

 

doc 17 trang thuychi01 7872
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập và phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh trong một số bài dạy bằng sơ đồ tư duy ở môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu...........
1
1. Lý do chọn đề tài..
1
II 2. Mục đích nghiên cứu........
1
 3. Đối tượng nghiên cứu
2
 4. Phương pháp nghiên cứu
2
 II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...
2
 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.........
3
2. Thực trạng cụ thể ở trường THPT Quảng Xương 3.
3
 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
4
 3.1. Phương pháp thảo luận nhóm
4
3.2. Phương pháp nhập vai vào nhân vật.......... 
4
3.3. Phương pháp cho học sinh đong kịch 
4
3.4. Phương pháp cho HS xem phim, nhạc, hình ảnh có liên quan đến tác phẩm.. 
4
 3.5. Phương pháp sử dụng lược đồ tư duy trong giảng dạy môn Ngữ văn
5
 3.5.1. Khái niệm
5
 3.5.2. Đặc trưng....
5
 3.5.3. Quy trình thiết kế một lược đồ tư duy.........
6
 3.5.4. Tổ chức vẽ lược đồ tư duy trên lớp
7
 3.5.6. Ưu điểm của lược đồ tư duy
7
3.5.7. Một số ví dụ về lược đồ tư duy mà tôi đã áp dụng đối với HS..
7
 4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân và đồng nghiệp..
13
III. Kết luận, kiến nghị..
14
1. Kết luận........
14
 2. Kiến nghị 
15
Tài liệu tham khảo.....
16
 I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài: Dạy văn đã khó, để học sinh hiểu và yêu mến môn văn lại càng khó hơn. Một thực trạng không thể che giấu hiện nay đó là việc học sinh chán học môn ngữ văn, đăc biệt với hình thức thi trắc nghiệm ở phần lớn các môn học. Khả năng nhận thức và trình bày một vấn đề cũng hạn chế. Vì vậy để các em đặc biệt có hứng thú với các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng là vấn đề mà tôi và các đồng nghiệp có nhiều trăn trở.
Hơn thế nữa, chương trình học môn ngữ văn rất nặng, có một số bài chưa phù hợp với tâm lý học sinh, còn khô cứng. Sự cứng nhắc trong thi cử môn ngữ văn còn hạn chế ở một số nghành nghề, một số trường đại học, cao đẳng Giáo viên còn nhiều áp lực, mất nhiều thời gian vào các bước lên lớp. Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh.
Vậy làm thế nào để học sinh gần gũi với môn ngữ văn hơn? Trước hết phải cho các em hiểu ý nghĩa của môn văn đối với cuộc sống của mỗi người. Sự cần thiết phải học văn bởi “Văn học là nhân học” (M. Grỏoki ) Song tất cả đó chỉ là lý thuyết. Tôi thiết nghĩ con đường ngắn nhất để môn văn đến được với các em học sinh trước hết phải cho các em thấy được học văn rất dễ nhớ, dễ thuộc Các bài học của môn văn dễ dàng đi vào trí nhớ của các em như ăn một bát cơm, uống một cốc nước, nó trở nên gần gũi như con đường đến trường. Vậy làm thế nào để có được điều đó? Không gì hơn giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy mới mẻ, phù hợp với các em để vừa đạt được hiệu quả học tập vừa tạo được hứng thú cho học sinh.
Trong những năm gần đây, bộ giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai đổi mới phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng tự học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học phong phú, đa dạng để đào tạo học sinh phát triển một cách toàn diện.
Từ những lý do trên, người viết bài này mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Tạo hứng thú học tập và phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh
trong một số bài dạy bằng sơ đồ tư duy ở môn ngữ văn”. Với hy vọng bằng những kinh nghiệm thực tế của mình tôi sẽ đem đến cho học sinh những giờ học thực sự thoải mái và hiệu quả nhằm bồi dưỡng ở các em lòng say mê học tập, khả năng sáng tạo và tình yêu đối với môn ngữ văn.
2. Mục đích nghiên cứu.
Với hình thức thi cử và nghề nghiệp như hiện nay, tôi nhận thấy các em vốn rất hạn chế về tư duy, khả năng sáng tạo cũng như trình bày một bài làm văn hoàn chỉnh. Nhưng nếu thực sự yêu mến các em, tác động được vào tâm hồn các em, khơi gợi hứng thú để các em học tập thì kết quả cũng đáng được công nhận.
Mục đích lớn nhất của tôi khi viết sáng kiến kinh nghiệm này không gì hơn là giúp các em học sinh say mê học tập, cảm thấy dễ dàng hơn khi tiếp xúc với môn học để từ đó các em học tốt hơn, vận dụng được kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Để tạo hứng thú học tập cho học sinh giờ ngữ văn, tôi chú ý tới việc sử dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy bằng các cho học sinh thảo luận nhóm, thuyết trình, nhập vai vào lời thoại( tác phẩm văn xuôi), đặc biệt tôi chú trọng hơn đến phương pháp vẽ sơ đồ tư duy
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu tâm lý và khát vọng của học sinh đối với giờ học văn qua việc trao đổi với các em để lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp đối với từng thể loại văn học , từng lớp.
- Tham khảo tài liệu, sách giáo khoa để tìm ra những kiến thức cơ bản phục vụ cho việc viết đề tài và áp dụng đề tài vào trong quá trình giảng dạy.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như đã phân tích ở trên, để học sinh yêu thích và gần gũi với môn ngữ văn là vấn đề rất nan giải với mỗi giáo viên có trách nhiệm. Con đường ngắn nhất để môn ngữ văn đến được với trái tim học sinh đó là lựa chọn được những phương pháp tiếp cận phù hợp nhất đối với đối tượng học sinh.
Những phương pháp mà tôi trình bày dưới đây đặc biệt phù hợp với đối tượng học sinh. Bởi lẽ, hầu hết các tiết học các em đều rất thoải mái phát biẻu, trình bày những suy nghĩ của mình. Sau mỗi tiết học các em đều có thể nắm được kiến thức cơ bản ngay trên lớp. Khả năng phát triển trí tưởng tượng, trau dồi ngôn ngữ cũng được đánh giá cao khi sử dụng những phương pháp dạy học này. Đây là điều rất cần thiết đối với việc học văn.
Một điều cũng rất đáng quan tâm đó là học sinh lười viết văn vì phần lớn các môn chỉ thi bằng hình thức trắc nghiệm. Để trang bị kiến thức cho các em giúp các em có hứng thú học tập là điều không phải giáo viên nào cũng có thể làm được. Phải thực sự đặt mình vào vị trí của các em, phải thực sự yêu quí các em mới có thể làm được điều đó. Xuất phát từ tình cảm trên, xuất phát từ thực tế giảng dạy nhiều năm tôi đã rút ra được những kinh nghiệm, những phương pháp dạy phù hợp để từ đó tạo hứng thú cho các em học tập và áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
2. Thực trạng cụ thể ở trường THPT Quảng Xương 3
- Học sinh phần lớn là đăng ký khối A nên các em không chú tâm với môn ngữ văn.
- Những học sinh đăng ký khối C,D thì nhiều học sinh chỉ có lực học trung bình.
- Những học sinh học chỉ mong lấy cái bằng tốt nghiệp thì không hứng thú với môn ngữ văn. Vì vậy để các em hứng thú với các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng không phải một sớm một chiều, đó là cả một quá trình.
- Hầu hết các tiết học giáo viên đều phải đánh vật với học sinh. Các em không chú ý học, ồn, không chịu xây dựng bài.
- Sau nhiều năm thử nghiệm những phương pháp dạy học dưới đây tôi nhận thấy các em đã dần dần thích học hơn. Trong giờ học các em đã có ý thức xây dựng bài, đã chuẩn bị bài cũ trước khi đến lớp.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng một số phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Cụ thể như sau:
3.1 Phương pháp thảo luận nhóm:
Giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi cho từng nhóm để thảo luận, sau đó cho đại diện nhóm lên thuyết trình. Các nhóm khác có thể bổ sung, phản bác những chi tiết thiếu hoặc cho rằng chưa hợp lý. Nhóm thuyết trình sẽ bảo vệ ý kiến của mình hoặc tiếp thu ý kiến của nhóm bạn. Giáo viên là trọng tài chốt và bổ sung kiến thức nếu còn thiếu.
3.2 Phương pháp nhập vai vào nhân vật.
Giáo viên phân vai cho học sinh đọc diễn cảm tác phẩm. Cần hướng dẫn cho học sinh nhập vai để tạo ấn tượng cho người nghe và đó cũng là cơ sở để tạo cho việc tìm hiểu tác phẩm tốt hơn.
3.3 Phương pháp cho học sinh đóng kịch.
Trước khi cho học sinh đóng kịch, người thầy cần hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ tác phẩm, để cảm, để hiểu , để nhập vai. Giúp cho học sinh soạn lời thoại bám theo tác phẩm, phân vai cho học sinh. Cho học sinh học thuộc lời thoại và tập những hành động kịch phù hợp với nội dung, phân công một học sinh có giọng tốt làm người dẫn dắt nội dung kịch.
3.4 Phương pháp cho học sinh xem phim, kịch, nhạc, hình ảnh có liên quan đến tác phẩm.
Có thể cho học sinh xem phim, kịch được dựng từ tác phẩm (Tấm Cám, Chí Phèo, Số đỏ, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Số phận con người). Phim về nạn đói năm 1945 khi dạy tác phẩm Vợ nhặt. Những hình ảnh về tác giả, và hình ảnh đối tượng được đề cập trong văn bản. - Hình ảnh Lorca, sông Hương, sông Đà. Những bài hát: dòng sông ai đã đặt tên khi dạy bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Nhưng trước khi cho học sinh xem phim, kịch giáo viên cần tóm tắt chi tiết tác phẩm và giúp học sinh hiểu được thể loại phim kịch có hư cấu để tạo sự lôi cuốn. Từ đó giúp học sinh khi phân tích tác phẩm không bị sai kiến thức.
3.5 Phương pháp sử dụng lược đồ tư duy trong giảng dạy môn văn. (Đây là phương pháp giảng dạy chính mà trong SKKN này tôi muốn trình bày )
3.5.1 Khái niệm:
Lược đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy của con người và là kỹ thuật học hiệu quả dạng bộ não. Là phương pháp học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức.Do đó, việc lập lược đồ tư duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi học sinh.
3.5.2 Đặc trưng:
Lược đồ tư duy vẽ ra đối tượng liên quan xuất phát từ một chủ đề như quả tim và sự kết nối các mạch máu xung quanh nó. Là dạng công cụ đồ họa tốt nhất.
+ Bắt đầu từ hình ảnh trung tâm hay một cụm từ, nhãn tự, khái quát chủ đề.
+ Sử dụng màu sắc kích thích trí não.
+ Gắn liền vơí hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp một, là các nhánh cấp hai mang ý phụ làm rõ các ý chính.
+ Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để làm rõ chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, lược đồ tư duy là một bức tranh tổng thể, một mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị kiến thức nào đó. 
(Hình ảnh minh hoạ lược đồ tư duy)
3.5.3 Quy trình thiết kế một lược đồ tư duy:
Để thiết kế một lược đồ tư duy chúng ta cần thực hiện theo các bước sau đây:
Một là: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (Có thể vẽ hình ảnh minh họa cho chủ đề)
Hai là: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta cần xác định: để làm rõ chủ đề chúng ta cần đưa ra những ý chính nào. Sau đó ta phân chia ra các ý chính, đặt tiêu đề các nhánh chính, nối chúng với trung tâm.
Ba là: Ở mỗi ý chính, ta xác định cần đưa ra những ý nhỏ nào để làm rõ mỗi ý chính ấy. Sau đó nối chúng vào mỗi nhánh chính. Cứ thế ta triển khai thành mạng lưới liên kết chặt chẽ.
Bốn là: Ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các ý, tạo tác động trực quan, dễ nhớ.
3.5.4 Tổ chức vẽ lược đồ tư duy trên lớp:
Cho học sinh lập lược đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân thông qua gợi ý của giáo viên. Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về lược đồ tư duy mà nhóm mình đẫ thiết lập.
Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện lược đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh lược đồ tư duy, từ đó dẫn dắt kiến thức của bài học.
Củng cố kiến thức bằng một lược đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một lược đồ tư duy mà lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
3.5.6 Ưu điểm của lược đồ tư duy:
- Logic, mạch lạc.
- Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ.
- Nhìn được tổng thể và chi tiết.
- Kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của tư duy.
- Giúp mở rộng ý tưởng v à hệ thống hóa kiến thức.
3.5.7 Một số ví dụ về lược đồ tư duy mà tôi đã áp dụng đối với học sinh:
Dưới đây là một số ví dụ về lược đồ tư duy mà tôi đã soạn, đã trình bày trước học sinh ở các năm học khác nhau. Vì SKKN có giới hạn tôi chỉ trình bày một số ví dụ mang tính minh hoạ. Tôi cố ý đưa ra các ví dụ ở hai khối 10 và 12. Các ví dụ này có ở tất cả các phân môn: đọc văn, làm văn, Tiếng Việt và cả lí luận văn học. Có những lược đồ tư duy do học sinh vẽ và xây dựng, tôi là người trực tiếp chỉnh sửa như: Lược đồ tư duy bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh” Sách giáo khoa lớp 10 tập 2, do em Nguyễn Thơm lớp 10 D4 thể hiện.
Bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh” Sách giáo khoa lớp 10 - Tập 2
Bài “Nhàn” - Nguyễn Bỉnh Khiêm (Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 - Tập 1)
Bài “Phong cách ngôn ngữ nhệ thuật” Sách giáo khoa lớp 10 - Tập 2
Bài “Quá trình văn học và phong cách văn học” - Sách giáo khoa lớp 12, Tập 1.
Với những ưu điểm của các phương pháp trên kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh. Trong đó việc sử dụng lược đồ tư duy trong quá trình dạy học giúp các em học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Cách học này còn phát huy được năng lực riêng của từng em về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức, khả năng hội họa và sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
Việc vận dụng đa dạng các phương pháp trong dạy học môn văn không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà còn hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng lược đồ tư duy cùng với các phương pháp dạy học tích cực như vấn đáp, gợi mở, thuyết trình Có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân và đồng nghiệp.
Sau khi học tập và ứng dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy và hơn cả là lược đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn, tôi nhận thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Học sinh tiếp thu bài, nắm kiến thức chắc chắn hơn, khoa học hơn, nhanh hơn, nâng cao kết quả và tốc độ học tập, học kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức sau mỗi kì học. Điều quan trọng hơn là giúp các em hình thành thói quen học tập và tư duy có hệ thống. Từ đó các em học tập tích cực hơn, sôi nổi hơn phat huy được tính sáng tạo, đồng thời kết hợp được sức mạnh của cá nhân thành sức mạnh tập thể giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả.
Học sinh từ việc các em chán học, ngại viết, hạn chế trong việc trình bày một văn bản, không tập trung học sau khi áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học các em đã hứng thú hơn. Lớp học sôi nổi, các em học tích cực. Tôi nghĩ đây là kết quả khả quan đáng được ghi nhận cụ thể như sau:
 Kết quả chất lượng học sinh trước và sau khi áp dụng SKKN.
Theo dõi ở lớp 12A5 từ năm học 2014 – 2015 và 2015 - 2016 kết quả đạt được là:
Năm học
Lớp
Sĩ số
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2014 - 2015
10A5
48
0%
2,6%
50%
30,4%
7%
2015 - 2016
12A5
48
10%
40%
50%
0%
0%
Theo dõi ở lớp 10D4 trong năm học này 2015 – 2016, từ đầu năm kiểm tra chất lượng đầu vào đến kết thúc năm học kết quả đạt được như sau:
Năm học
2015 -2016
Lớp
Sĩ số
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Đầu vào
10D4
40
0%
25%
75%
0%
0%
Kỳ I
10D4
40
10%
35%
55%
0%
0%
Kỳ II
10D4
40
20%
45%
35%
0%
0%
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Nhìn vào kết quả thực tế ở các năm học trên, đặc biệt kết quả đầu vào và sau một năm áp dụng SKKN tôi nhận thấy đã có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Số học sinh khá, giỏi đã tăng lên. Học sinh kém dần dần không còn. Đây là kết quả mà tôi và các đồng nghiệp thấy rất vui và phấn khởi.
Các phương pháp dạy học mà tôi đã đề cập ở trên phù hợp để áp dụng cho học sinh THPT ở hai khối lớp: 10,12. Phương pháp này có thể áp dụng cho các phân môn đọc văn, Tiếng Việt, làm văn và cả lí luận văn học.
Tôi sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp dạy học này vào những năm học tiếp theo.
Như vậy, việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Vì vậy việc tăng cường đổi mới phương pháp dạy học nói chung, trong đó có dạy học ngữ văn là việc làm rất cần thiết, góp phần đáp ứng phong trào”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
1. Kiến nghị:
- Sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy ở trường THPT Quảng Xương 3 đã thu được những kết quả thực tế đáng tự hào. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra kiến nghị Sở GD và ĐT xem xét và cho phép được áp dụng sáng kiến một cách rộng rãi.
- Tôi cũng rất mong nhận được những góp ý chân thành, sáng tạo từ các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Sầm Sơn, ngày 12 tháng 4 năm 2017 
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung 
 của người khác.
 LÊ VĂN LỰC
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bản đồ tư duy trong công việc - Tony Buzan, NXB Lao động - Xã hội.
2. Bản đồ tư duy – công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường - Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Báo giáo dục và thời đại, số 147 ngày 14 - 9 - 2010.
3. Sử dụng bản đồ tư duy - Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Tạp chí khoa học và giáo dục năm 2009.
4. Lý luận và phương pháp dạy học Tiếng Việt - Ths Nguyễn Thị Thanh Minh.
5. Tham khảo những chia sẻ, kinh nghiệm của các thầy cô, anh chị và các bạn đồng nghiệp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_va_phat_huy_kha_nang_sang_tao_cho.doc