SKKN Tạo hứng thú học tập phân môn vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5
Trong chương trình giáo dục, môn Mĩ thuật là một trong những môn học góp phần làm đẹp cho cuộc sống, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh có năng lực nhận thức cái đẹp chứ không đơn thuần là dạy học kỹ thuật vẽ. Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh đã nói: “Mĩ thuật là tạo ra cái đẹp” có nghĩa là tuỳ thuộc vào khả năng tư duy, sáng tạo, thị hiếu thẩm mĩ và cảm thụ của người tạo nên nó. Xuất phát từ nhận thức trước đây thường xem môn Mĩ thuật là môn phụ cho nên các ngành, các cấp chưa quan tâm nhiều về trí tuệ, thời gian cũng như trang thiết bị, đồ dùng học tập đặc biệt là phương pháp dạy học chủ yếu còn mang nặng phương pháp dạy học cổ truyền, máy móc, rập khuôn, chưa chú trọng đến giáo dục thẩm mĩ.
Việc áp dụng các quy trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch (SAEPS) trên thực tế đối với phân môn vẽ theo mẫu hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học. Do đó tạo hứng thú học tập phân môn vẽ theo mẫu cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết. Có năng khiếu và yêu thích môn vẽ nhưng phải có kĩ năng chuẩn mực để vẽ đẹp, hợp lí và sáng tạo.
Hiểu được các mục tiêu trên và nắm bắt tình hình thực tế địa phương, xác định được trách nhiệm, yêu cầu cụ thể của bản thân đối với môn học, đó chính là lí do để tôi đi sâu nghiên cứu thể nghiệm về giải pháp Tạo hứng thú học tập phân môn vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5.
MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG I. 1 2 3 4 5 II. 1 2 2.1 2.2 3 4 III. 1 2 MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Những điểm mới của SKKN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơ sở lí luận Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN Đặc điểm chung Thực trạng Các giải pháp tiến hành Kết quả đạt được KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị 2 2 2-3 3 3 3 3 3-4 4 4 4 4-10 10 10 10-11 11 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong chương trình giáo dục, môn Mĩ thuật là một trong những môn học góp phần làm đẹp cho cuộc sống, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh có năng lực nhận thức cái đẹp chứ không đơn thuần là dạy học kỹ thuật vẽ. Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh đã nói: “Mĩ thuật là tạo ra cái đẹp” có nghĩa là tuỳ thuộc vào khả năng tư duy, sáng tạo, thị hiếu thẩm mĩ và cảm thụ của người tạo nên nó. Xuất phát từ nhận thức trước đây thường xem môn Mĩ thuật là môn phụ cho nên các ngành, các cấp chưa quan tâm nhiều về trí tuệ, thời gian cũng như trang thiết bị, đồ dùng học tập đặc biệt là phương pháp dạy học chủ yếu còn mang nặng phương pháp dạy học cổ truyền, máy móc, rập khuôn, chưa chú trọng đến giáo dục thẩm mĩ. Việc áp dụng các quy trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch (SAEPS) trên thực tế đối với phân môn vẽ theo mẫu hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học. Do đó tạo hứng thú học tập phân môn vẽ theo mẫu cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết. Có năng khiếu và yêu thích môn vẽ nhưng phải có kĩ năng chuẩn mực để vẽ đẹp, hợp lí và sáng tạo. Hiểu được các mục tiêu trên và nắm bắt tình hình thực tế địa phương, xác định được trách nhiệm, yêu cầu cụ thể của bản thân đối với môn học, đó chính là lí do để tôi đi sâu nghiên cứu thể nghiệm về giải pháp Tạo hứng thú học tập phân môn vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5. 2. Mục đích nghiên cứu. Chúng ta đã biết giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn Mĩ thuật. Bởi con người ta luôn có khát vọng vươn tới cái đẹp, mà muốn cho mỗi người trong đó có trẻ em tiếp cận và cảm thụ một cách đầy đủ về cái đẹp nói chung, về cách quan sát tinh tế, ước lượng, so sánh, đối chiếu nói riêng. Thực tế cuộc sống hàng ngày cho thấy, khi ngôn ngữ con người chưa hình thành và phát triển thì đã có nhu cầu thiết thực về màu sắc. Trẻ mới sơ sinh nằm chơi đã muốn nhìn các màu sắc rực rỡ có cách nhìn màu sắc đẹp như (hoa, quần, áo...). Từ đôi mắt nhận biết màu sắc đến bàn tay vẽ, sử dụng bất kỳ cái gì cũng có thể vẽ, nơi nào trẻ cũng thích vẽ... Môn mĩ thuật đối với học sinh Tiểu học các em rất thích. Dạy cũng vẽ, không dạy cũng vẽ, vẽ theo ngẫu hứng, theo ý thích như: vẽ bông hoa, chiếc lá, con vật ... Qua sự hướng dẫn và phương pháp rèn luyện của giáo viên, các em vẽ đẹp hơn, vẽ mạnh dạn và tự tin hơn, có ý thức lựa chọn màu sắc thích hợp, sắp đặt màu phù hợp, có màu đậm, có màu nhạt, không lạm dụng màu quá nhiều. Điều đó khẳng định nhiệm vụ của giáo viên cần quan tâm nắm vững phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học khoa học và có tâm huyết trong những giờ giảng thì kết quả càng tốt hơn, chất lượng bài vẽ ngày càng tiến bộ, sản phẩm của các em ngày càng đẹp hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu. Kinh nghiệm không đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề mở rộng về kiến thức cơ bản của môn Mĩ thuật cho học sinh mà chỉ nghiên cứu về giải pháp tạo hứng thú học tập phân môn vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5. Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 5 thuộc đơn vị tôi đang công tác. 4. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp điều tra quan sát. 2. Phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Phương pháp trắc nghiệm, thực nghiệm. 4. Phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ màu. 6. Phương pháp nghiên cứu xem xét sản phẩm của học sinh. 5. Những điểm mới của SKKN. - Tạo được sự hứng thú, say mê trong học Mĩ thuật cho học sinh, vì phân môn vẽ theo mẫu dạy theo phương pháp truyền thống gây nhàm chán, khô khan trong giờ học. - Áp dụng giải pháp “Tạo hứng thú học tập phân môn vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5” vào các bài vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật Tiểu học thì kết quả càng tốt hơn, chất lượng bài vẽ ngày càng tiến bộ, sản phẩm của các em ngày càng đẹp hơn. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận Môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn và bảo tồn nền mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy, muốn giáo dục cái đẹp để các em tiếp nhận và cảm thụ được một cách đầy đủ, biến nó thành những giá trị thẩm mĩ thực sự cho bản thân thì việc giáo dục thẩm mĩ nói chung và môn mĩ thuật nói riêng phải được giải quyết tốt ở những năm học Tiểu học. Để giúp các em biết bộc lộ tình cảm của bản thân mình với mọi người, với tự nhiên, xã hội, thì những người thầy giáo, cô giáo đóng một vai trò hết sức quan trọng để đạt được mục tiêu môn học đề ra. Gắn giáo dục thẩm mĩ với các môn học khác, với đặc thù của địa phương phải được tiến hành một cách thường xuyên, nghiêm túc để các em có những tư duy tốt về thẩm mĩ, để các em mang lại nhiều cái hay, cái đẹp cho cuộc sống, cho xã hội. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Đặc điểm chung: - Thuận lợi: Trường tôi đang công tác đóng trên địa bàn khu vực 8 xã vùng biển của huyện. Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường và đại đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em. Học sinh có tương đối đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Phương tiện, thiết bị dạy học cơ bản đảm bảo cho hoạt động của thầy và trò. Học sinh ham thích học vẽ, so với một số nơi khác thì môn Mĩ thuật ở đơn vị tôi công tác sớm được quan tâm. Bởi vậy, khi xem tranh vẽ của các em học sinh ta thấy khá đẹp về hình vẽ: dí dỏm, ngộ nghĩnh, hồn nhiên, màu sắc tươi sáng, phong phú và hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống. Đó chính là kết quả của những giá trị thẩm mĩ mà các em thể hiện qua tranh. - Khó khăn: Trên đây là những điều kiện thuận lợi trong việc dạy học Mĩ thuật cho học sinh. Song bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại không ít hạn chế gây khó khăn cho dạy học Mĩ thuật, đó là: một số phụ huynh học sinh còn xem nhẹ môn này, xem đây là môn học phụ dẫn đến ảnh hưởng học tập của học sinh. 2.2. Thực trạng: Trước đây người ta tin rằng trẻ em chỉ học hiệu quả nhất nếu giáo viên giảng giải kiến thức một cách rõ ràng còn học sinh thì nghe và ghi nhớ đầy đủ. Hơn nữa một số quan niệm cho rằng vẽ theo mẫu là phải vẽ đúng mẫu 100% kể cả kích thước, đậm nhạt, màu sắc. Chính vì những điều đó mà tôi luôn trăn trở, băn khoăn và tự nhủ mình quyết tâm tìm tòi, suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra giải pháp “Tạo hứng thú học tập phân môn vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5”. 3. Các giải pháp tiến hành. Qua nghiên cứu điều tra gần đây cho thấy trẻ em học hiệu quả nhất khi các em được tích cực tham gia vào quá trình học tập. Dạy học đã chuyển từ giảng giải - ghi nhớ sang tổ chức của GV - hoạt động học của HS. Trọng tâm dạy học là phải thay đổi từ kiến thức mà HS thu được thành bản thân quá trình học tập tích cực, chủ động của HS. Muốn nâng cao hiệu quả dạy học gây hứng thú cho HS không phải ngày một ngày hai mà là một quá trình lâu dài của thầy cô giáo, HS và sự giúp đỡ của phụ huynh, sự quan tâm của BGH, của ngành, các cấp đối với giáo dục nói chung và bộ môn Mĩ thuật nói riêng. Mục tiêu chương trình môn mĩ thuật nêu rõ: * Về kiến thức: - Hiểu biết được vẻ đẹp thiên nhiên, của tác phẩm mĩ thuật. - Nắm được một số kiến thức ban đầu về mĩ thuật: đường nét, hình khối, màu sắc đậm nhạt, cách sắp xếp hình ảnh... * Về kỹ năng: - Hoàn thành được các bài tập theo yêu cầu của chương trình: Vẽ mẫu đơn giản, trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềm và các đồ vật quen thuộc, vẽ tranh các con vật, phong cảnh và sinh hoạt hằng ngày; nặn và tạo đáng đồ vật, con vật, biết xem tranh, tượng... - Biết cách quan sát: Từ bao quát đến chi tiết, so sánh ước lượng tỷ lệ; có khả năng suy nghĩ, tìm tòi trong khi vẽ. * Về thái độ: - Có ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ cái đẹp của thiên nhiên, của con người tạo ra. - Yêu mến cái đẹp, vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày Xuất phát từ mục tiêu trên môn mĩ thuật 5 nêu một số mục tiêu sau: + Củng cố, nâng cao hơn về kiến thức, kỹ năng thực hành (bố cục, hình vẽ, vẽ màu) để HS tiếp cận dần với môn Mĩ thuật ở THCS. + Giáo dục thẩm mĩ, giúp HS cảm nhận cái đẹp và vận dụng được hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hằng ngày. + Phát triển khả năng quan sát và tư duy hình tượng. Để đáp ứng với mục tiêu trên cần đưa ra phương pháp mới để phù hợp với thực tiễn ở lớp 5, học Mĩ thuật chủ yếu là hoạt động thực hành và tự sáng tác theo ý thích của mình. HS vẽ bài, tìm hiểu tác phẩm theo khả năng hiểu biết và cảm thụ riêng, không sao chép rập khuôn theo những khuôn mẫu có sẵn. Dạy học Mĩ thuật ở lớp 5 tiếp tục tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với cái đẹp của thiên nhiên, của tác phẩm mĩ thuật, từ đó HS tập tạo ra cái đẹp bằng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo tạo của mình đồng thời vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày. Học Mĩ thuật HS cần được thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp, vì thế GV cần chuẩn bị ĐDDH: vật mẫu tranh ảnh, hình gợi ý cách vẽ... đảm bảo yêu cầu đẹp đúng trọng tâm của từng bài. Nếu không có điều kiện chuẩn bị ĐDDH như nội dung SGK giáo viên có thể tự làm hoặc tìm dạng tương đương ở địa phương như hoa, lá, quả, đồ vật, tranh ảnh... để bài dạy sát thực tế và phong phú hơn. Trong môn Mĩ thuật cơ cấu về phân môn vẽ theo mẫu đó là phân môn khá trọng tâm nhằm rèn luyện khả năng quan sát, so sánh, bố cục, tỷ lệ, hình khối, đường nét, màu sắc, ánh sáng không gian trước mẫu thực. Với HS Tiểu học vật mẫu chỉ là cái cớ giúp các em quan sát, nhận xét và gây cảm xúc hứng thú. Môn Mĩ thuật chủ yếu là thực hành để nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát, khả năng luyện hình và bước đầu phân biệt sơ bộ về khối, ánh sáng, độ đậm nhạt nhằm phát triển tư duy tạo hình qua vật mẫu. Để thực hiện những việc trên qua thực tế giảng dạy tôi đưa ra một vài giải pháp giúp HS hứng thú học tập phân môn vẽ theo mẫu. Thứ nhất: Mỗi một bài dạy giáo viên phải xác định rõ mục tiêu toàn bài, từng phần trong bài, phương tiện dạy học cần thiết để phục vụ cho bài lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, chú trọng hoạt động dạy học chủ yếu dự đoán tình huống sư phạm sảy ra từ đó lập kế hoạch bài dạy theo tinh thần đổi mới. Thứ hai: Hệ thống câu hỏi rõ ràng, câu hỏi từ dễ đến khó, từ tư duy cụ thể đến tư duy trìu tượng, cho HS suy nghĩ trước nội dung giúp các em suy nghĩ tìm tòi ra cái hay, cái đẹp mà còn gợi ý cho các em về cách chọn nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc, đánh bóng, độ đậm nhạt của từng bài. Trong đó gây ấn tượng ban đầu, thu hút sự chú ý và giữ vai trò quan trọng trong vẻ đẹp của bài vẽ là bố cục. Vì vậy khi HS làm bài giáo viên hướng dẫn các em tiến hành từ bao quát đến chi tiết dạy các em tìm ra cái đẹp theo khả năng riêng mình mà không gò bó, áp đặt, rập khuôn. Ví dụ: Dạy bài 8 Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu. GV nêu hệ thống câu hỏi sau khi bày một số đồ vật dạng hình trụ và hình cầu làm mẫu. (Quả cam, táo, chanh, quả bóng nhựa; Cái chai, lọ hoa, hộp đựng trà...) - Cho biết hình dáng của từng vật mẫu? - Vật mẫu gồm những bộ phận nào? Thảo luận 2 câu trên theo từng cặp. GV yêu cầu HS mở SGK quan sát H1 - Gọi tên các đồ vật ở hình 1 SGK trang 24 - Tìm sự giống nhau, khác nhau của lọ hoa và cái chai ở hình trên. - Tìm sự giống nhau, khác nhau của quả táo và quả chanh ở hình trên. - Nêu tác dụng của chúng trong cuộc sống. Thảo luận câu hỏi này theo nhóm 4 GV giúp đỡ nhóm yếu với câu hỏi gợi ý (khác về hình dáng chung, các bộ phận cấu tạo, tỷ lệ của các bộ phận, màu sắc, độ đậm nhạt...) để các em thấy được điểm khác nhau ở chúng. Dạy vẽ theo mẫu cần tiến hành từ bao quát đến chi tiết. + Ước lượng, so sánh tỷ lệ. + Phác khung hình chung, khung hình riêng cân đối khổ giấy, phác đường trục của đồ vật. + Cân đối tỉ lệ các bộ phận của vật mẫu + Hoàn thiện nét vẽ, vẽ đậm nhạt hay vẽ màu theo ý thích. Đối với HS tiểu học thường có thói quen cầm bút là vẽ ngay, chưa có thói quen quan sát kỹ trước khi vẽ, vì vậy hình vẽ thường bị xộc xệch, méo mó không đúng mẫu. Để khắc phục tình trạng này, sau khi bày mẫu xong GV yêu cầu HS không vẽ ngay mà phải giành thời gian quan sát kỹ mẫu và nhấn mạnh một số điểm đối với bài vẽ theo mẫu. - Xác định khung hình chung, nhìn bao quát hình dáng của các vật mẫu - So sánh, ước lượng tỷ lệ giữa chiều ngang, chiều cao của từng vật mẫu. - So sánh, ước lượng tỷ lệ các bộ phận. - Xác định các chi tiết cơ bản của vật mẫu GV nhắc nhở các em biết cách sắp xếp hình vẽ sao cho cân đối, vừa phải phù hợp trang giấy. Chính yêu cầu này là một trong những nhân tố quan trọng đối với việc giáo dục và rèn luyện ý thức về cái đẹp trong sự cân đối hài hoà thể hiện trên các bài vẽ mẫu. Thứ ba: Tâm lý HS tiểu học “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi tạo cho trẻ phát triển tình cảm, trí tuệ vì thế mỗi giờ học GV phải tạo không khí phấn khởi, vui vẻ, khơi dậy sự chú ý, chờ đón, hồi hộp. Lời giới thiệu bài có thể là hát, đọc thơ, câu đố, mẫu chuyện nhỏ hay câu hỏi liên quan nội dung bài. Ví dụ: Dạy bài 32 vẽ theo mẫu - Vẽ tĩnh vật (vẽ màu) GV yêu cầu HS hát bài “Quả” hoặc yêu cầu các em tìm bài hát, câu đố, bài thơ nói về Hoa; Quả; Đồ vật; hay tổ chức cho HS nhóm 2 đố nhau như: (*) Hoa gì chỉ nở về đêm Muốn xem phải đợi trăng lên ngang đầu. (hoa Quỳnh) Hoa gì không phải hôm nay Không là tên gọi của ngày hôm qua. (hoa Mai) Hoa gì mọc chốn bùn nhơ Mà sao vẫn chẳng bao giờ hôi tanh. (hoa Sen) Có mắt mà chẳng có tai Thịt trong thì trắng, da ngoài thì xanh Khi trẻ ngủ ở trên cành Lúc già mở mắt – hóa thành quả ngon. (quả Na) Da đầy mụn, đầy rôm Ruột đầy tôm đầy tép Dáng khi tròn khi dẹp Ăn khi ngọt khi chua. (quả Bưởi, Cam) Khép na khép nép Đứng nép bờ mương Trái chật đầy .. buồng Xếp thành hai lượt. (quả Chuối) Một mẹ sinh được sáu con Giỏ nào quai ấy vừa tròn vừa xinh Đón đưa tiếp khách nhiệt tình Không ăn mà uống hàng bình như chơi? (bộ ấm chén) Thứ tư: Trò chơi là là một nhu cầu giải trí đối với mọi lứa tuổi, nhất là ở lứa tuổi tiểu học, là một nhân tố cần thiết cho sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần, ý thức xã hội (tinh thần đồng đội, tinh thần kỷ luật...) như vậy thông qua trò chơi vừa cũng cố kiến thức vừa gây hứng thú học tập Trò chơi 1: Thi vẽ Số lượng người: 4 Đồ dùng: Giấy, bút Cách chơi: Người chơi đều bịt mắt, mỗi người đều nhận được 1 tờ giấy, 1 cây bút và vẽ cái cốc bằng một nét. Vẽ xong cái cốc mới được nhấc bút lên để vẽ chi tiết phụ, sau đó mở mắt xem hình. Các bạn ngồi dưới cùng GV là ban giám khảo. Trò chơi 2: Vẽ thêm Số lượng 1 đội chơi 5 người Cách chơi: Vẽ sẵn vào bảng phụ một số mẫu vật nhưng lại thiếu một bộ phận, người chơi đứng cách bảng 1m quan sát hình vẽ 1 phút rồi bịt mắt đi thẳng tới bảng vẽ thêm bộ phận còn thiếu vào vật mẫu. Trò chơi 3: Ghép hình Chuẩn bị: 10 cánh hoa đỏ, 2 nhụy hoa vàng, bảng phụ gắn được nam châm. Cách chơi: 2 nhóm chơi (mỗi nhóm 3 người: 1 người chọn, 1 người trao, 1 người gắn) các đội tự chọn cánh hoa khớp với nhụy hoa, ghép trong thời gian 30 giây. Luật chơi: Nhóm nào ghép nhanh, đúng, đẹp thì nhóm đó thắng. Thứ năm: Liên hệ với thực tiễn cuộc sống: Tri thức của môn học đều được chắt lọc từ cuộc sống và trở lại phục vụ cho cuộc sống, cho nên trong dạy học cần liên hệ bài học với thực tiễn tạo cho học sinh sự liên tưởng, gây thói quen quan sát, so sánh, móc nối giữa cái đang học và cái đã có trong cuộc sống, hướng các em đi tìm cái đẹp cho mai sau. Để vận dụng biện pháp này có hiệu quả đòi hỏi giáo viên cần suy nghĩ, tìm tòi, phân tích tổng hợp, yêu nghề và hứng thú với bộ môn. Biện pháp này giúp học sinh tự bổ sung nhận thức và phát huy óc tưởng tượng, khả năng tư duy, sáng tạo cho các em. Trang bị cho các em những hiểu biết cần thiết để vận dụng vào cuộc sống. Như là cảm nhận được sự hài hoà ở viên gạch lát nền của lớp học, hình vẽ, hoạ tiết ở tờ giấy khen... hay sự cảm nhận tinh tế với màu sắc của thiên nhiên khi thể hiện qua các bài văn miêu tả sau này, thiết thực hơn nữa có thể chọn màu sắc trang phục, đồ dùng cá nhân cho phù hợp với con người... Ngoài những biện pháp trên còn phải vận dụng các phương pháp giáo dục chính khoá và ngoại khoá để giáo dục, hướng dẫn học sinh phân biệt các màu sắc, những màu đậm, những màu nhạt, vẽ màu từ đơn giản đến phức tạp để vận dụng vào các bài tập thực hành một cách có hiệu quả. - Đánh giá phân tích kết quả qua các bài thực hành của học sinh về vẽ tranh, vẽ theo mẫu của học sinh lớp 5. - Quá trình tư duy của học sinh có vai trò trong việc tiếp thu những tri thức về môn Mĩ thuật và vận dụng những tư duy của các em dần dần phát triển từ khái quát đến chi tiết. - Ở tiểu học, tư duy hình ảnh trực quan còn đơn giản, dễ sai lệch lên các lớp trên khả năng tư duy hình ảnh trực quan của các em cao hơn, chính xác hơn, đến lớp cuối cấp (5) khả năng tư duy trừu tượng xuất hiện và hoàn thiện dần. Việc rèn luyện cách quan sát, nhận xét, kĩ năng so sánh, ước lượng, đối chiếu thông qua các bài vẽ theo mẫu, tôi nhận thấy các em vẽ tốt hơn. Những biểu hiện cụ thể: - Học sinh vẽ mạnh dạn mạnh, không dùng thước kẻ các vật mẫu có nét thẳng, rất tự tin không vẽ tuỳ tiện, đơn điệu. - Biết áp dụng các đường nét đã học để vẽ bài theo ý thích của mình. Mặt khác cũng thấy được cái hào hứng, say mê khi vẽ bài... Thứ sáu: Đánh giá kết quả học tập nhằm gây hứng thú động viên, khích lệ là chính, giáo viên cố gắng tìm những ưu điểm của HS để động viên khen ngợi kịp thời. Cuối năm học tổ chức triển lãm tranh giữa các lớp trong khối và giữa các khối với nhau nhằm góp phần tạo không khí thi đua học tập đồng thời nâng cao thêm sự hiểu biết cho các em. 4. Kết quả đạt được: Trong những năm vừa qua, bản thân tôi trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong trường tiểu học, so sánh đối tượng học sinh qua các đợt thao giảng, sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường bạn, được học tập, nghiên cứu, tiếp thu chuyên đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức. Ở cấp Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng, tôi đã đi sâu nghiên cứu giải pháp gây hứng thú học tập phân môn vẽ theo mẫu lớp 5. Tuy thời gian chưa nhiều, song kết quả thu được là rất đáng mừng, số học sinh hoàn thành ngay tại lớp 95%. Học sinh đã có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động trong nhà trường, có nhiều em có bài vẽ đẹp, ngộ nghĩnh, hồn nhiên, các em đã biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống (như biết giữ gìn vệ sinh cá nhân hơn, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập tốt hơn, có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối, cơ sở vật chất trong nhà trường tốt hơn biết lễ phép kính trọng thầy cô giáo và yêu mến bạn bè...) và cũng thông qua môn Mĩ thuật đã giúp các em học tốt các môn học khác. Hơn nữa số học sinh làm bài hoàn thành tốt tăng lên rõ rệt. Để kiểm tra so sánh, trong năm học tôi đã chọn hai lớp 5A và 5B có trình độ tương đối đồng đều để khảo sát thực nghiệm và kết quả mỗi lớp như sau: Lớp 5A Lớp 5B Tổng số Số HS vẽ hoàn thành tốt (A+) Số HS vẽ hoàn thành (A) Tổng số Số HS vẽ hoàn thành tốt (A+) Số HS vẽ hoàn thành (A) SL % SL % SL % SL % 34 9 26,5 25 73,5 31 7 22,6 24 77,4 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục toàn diện cho đất nước, từ nhiệm vụ phải giáo dục thẩm mĩ cho thế hệ trẻ để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc giảng dạy Mĩ thuật nhằm mục tiêu giáo dục con người có một tầm quan trọng trong các trường phổ thông nói chung và cấp Tiểu học nói riêng. Những khả năng bước đầu gây hứng thú học tập phân môn vẽ theo mẫu cho học sinh lớp 5 có phát huy được hết những giá trị giáo dục hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chủ quan, khách quan, môi trường giáo dục... xác định được vấn đề quan trọng như vậy, các nhà giáo dục, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh hãy cùng phối hợp để khơi dậ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tao_hung_thu_hoc_tap_phan_mon_ve_theo_mau_cho_hoc_sinh.doc