SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua biện pháp sân khấu hoá một số tác phẩm, trích đoạn văn học dân gian

SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua biện pháp sân khấu hoá một số tác phẩm, trích đoạn văn học dân gian

Văn học dân gian cùng với văn học viết là hai bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam. Văn học dân gian có những giá trị cơ bản là: kho tri thức phong phú về đời sống các dân tộc; giáo dục sâu sắc đạo lí làm người; có giá trị thẩm mĩ to lớn. Việc giảng dạy văn học dân gian trong chương trình môn Ngữ Văn các cấp học là cần thiết. Riêng môn Ngữ Văn lớp 10, phần văn học dân gian được giảng dạy khá nhiều tiết, tạo thành một mảng kiến thức quan trọng trong chương trình.

Văn học dân gian mang tính nguyên hợp, là một bộ phận của văn hóa dân gian. Đặc trưng này khiến văn học dân gian là một phần không thể tách rời với văn hóa dân gian. Vì thế, để hiểu văn học dân gian, không thể không đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa dân gian.

Hơn nữa, văn học dân gian còn có các đặc trưng cơ bản là tính tập thể, tính truyền miệng, tính diễn xướng. Nếu chỉ cung cấp kiến thức thì phần nào làm mất đi đặc trưng thể loại cũng như sự hứng thú của học sinh với văn học dân gian.

Xuất phát từ đặc trưng thể loại và thực tế ở trường Trung học phổ thông Cầm Bá Thước, nơi tôi đang công tác, tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua biện pháp sân khấu hóa mốt số tác phẩm, trích đoạn văn học dân gian”

 

docx 21 trang thuychi01 48765
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua biện pháp sân khấu hoá một số tác phẩm, trích đoạn văn học dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA BIỆN PHÁP SÂN KHẤU HOÁ MỘT SỐ TÁC PHẨM, TRÍCH ĐOẠN VĂN HỌC DÂN GIAN.
Người thực hiện: Lê Thị Tuyết
 Đơn vị: tổ Ngữ Văn
Năm học 2018 - 2019
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian cùng với văn học viết là hai bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam. Văn học dân gian có những giá trị cơ bản là: kho tri thức phong phú về đời sống các dân tộc; giáo dục sâu sắc đạo lí làm người; có giá trị thẩm mĩ to lớn. Việc giảng dạy văn học dân gian trong chương trình môn Ngữ Văn các cấp học là cần thiết. Riêng môn Ngữ Văn lớp 10, phần văn học dân gian được giảng dạy khá nhiều tiết, tạo thành một mảng kiến thức quan trọng trong chương trình.
Văn học dân gian mang tính nguyên hợp, là một bộ phận của văn hóa dân gian. Đặc trưng này khiến văn học dân gian là một phần không thể tách rời với văn hóa dân gian. Vì thế, để hiểu văn học dân gian, không thể không đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa dân gian.
Hơn nữa, văn học dân gian còn có các đặc trưng cơ bản là tính tập thể, tính truyền miệng, tính diễn xướng. Nếu chỉ cung cấp kiến thức thì phần nào làm mất đi đặc trưng thể loại cũng như sự hứng thú của học sinh với văn học dân gian. 
Xuất phát từ đặc trưng thể loại và thực tế ở trường Trung học phổ thông Cầm Bá Thước, nơi tôi đang công tác, tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua biện pháp sân khấu hóa mốt số tác phẩm, trích đoạn văn học dân gian” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, giúp học sinh biết đọc - hiểu văn bản văn học dân gian gắn với đặc trưng thể loại.
Thứ hai, khơi gợi ở học sinh sự yêu thích và hứng thú với bộ môn Ngữ Văn.
Thứ ba, giáo dục học sinh ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc như đại hội Đảng đã đề ra “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua biện pháp sân khấu hóa mốt số tác phẩm, trích đoạn văn học dân gian” là một phần trong 
chuyên đề ngoại khóa văn học “Về với nguồn cội” của tổ Ngữ Văn năm học 2017 -2018. Sân khấu hóa văn học dân gian tức là chuyển tải các văn bản văn học dân gian thành các hình thức nghệ thuật như kịch, nhảy, múa, hát
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp dùng số liệu: Khảo sát sự yêu thích văn học dân gian của học sinh.
- Phương pháp hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn rồi giao nhiệm vụ cho học sinh xây dựng văn bản văn học thành kịch bản.
- Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức liên ngành để sân khấu hóa văn bản văn học bằng các hình thức như nhảy, múa, hát, kịch
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng của nhân dân ra đời từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.
Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của văn bản văn học dân gian nhằm phản ánh sinh động hiện thực đời sống. 
Văn học dân gian tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm khác biệt giữa văn học dân gian và văn học viết. Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian hào hứng và sinh động. Người ta có thể kể, nói, diễn, hát văn bản văn học dân gian. Phần lời - tức là phần ngôn từ ở một số thể loại có thể kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác (lời thơ trong ca dao thường được hát theo làn điệu; một vở chèo khi được trình diễn bao gồm cả lời, nhạc, múa và diễn xuất của các nghệ nhân).
Văn học viết là sáng tác của cá nhân, trong khi đó văn học dân gian là kết quả của sáng tác tập thể. Tính truyền miệng và tính tập thể chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Phần lớn tác phẩm văn học dân gian được ra đời, truyền tụng và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt cộng đồng. 
Có thể nói sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi của văn học dân gian, nó chi phối cả nội dung và hình thức tác phẩm. Tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn tại cần thiết của văn học dân gian. Chính trong biểu diễn, các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp. “Việc dạy văn học dân gian trong nhà trường được đặt trong tổng thể văn hóa dân gian (mối liên quan chặt chẽ giữa đời sống thực tiễn và các yếu tố văn hóa khác ngoài yếu tố ngôn từ như âm nhạc, nhảy, múa, diễn xướng) nhằm đem đến một hiệu quả mới trong giảng dạy, học tập”.
(PGS. TS Nguyễn Thị Huế - Mấy vấn đề nghiên cứu văn học dân gian gần đây)
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
- Sân khấu hóa văn học dân gian là việc làm thiết thực và cần thiết vì nó phù hợp với đặc trưng thể loại văn học.
- Đề tài “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua biện pháp sân khấu hóa mốt số tác phẩm, trích đoạn văn học dân gian” là một phần của chuyên đề ngoại khóa văn học của tổ Ngữ văn nên có sự hỗ trợ nhất định của Đoàn thanh niên và Ban giám hiệu nhà trường và đặc biệt là sự nhiệt tình của các giáo viên trong tổ.
- Sân khấu hóa văn học dân gian là sân chơi bổ ích mà ở đó giáo viên và 
học sinh thêm gần gũi và thân thiện.
- Sân khấu hóa văn học dân gian giúp học sinh hiểu rõ thêm đặc trưng, vị trí, vai trò, giá trị của Văn học dân gian với đời sống văn hóa dân tộc. 
- Qua đề tài giúp học sinh có thái độ đúng mực đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó thêm yêu văn học dân gian Việt Nam.
2.2.2. Khó khăn
- Để sân khấu hóa một tác phẩm văn học thành công ngoài sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên thì rất cần sự hợp tác nhiệt tình của các em học sinh.
- Học sinh còn lúng túng trong việc chuyển tải tác phẩm thành kịch bản.
- Đặc biệt nhiều học sinh còn hờ hững với môn Ngữ Văn.
- Qua khảo sát thực tế các lớp 10C1; 10C2, 10B1 ở trường THPT Cầm Bá Thước năm học 2017 - 2018 khi chưa áp dụng đề tài này, kết quả khảo sát học 
sinh hiểu và yêu thích văn học dân gian theo số liệu thống kê theo các mức như sau: 
 Phân loại
Lớp
Giỏi/ Khá
Trung bình
Yếu/ Kém
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
10C1 = 40
05
12,5 %
30
75 %
05
12,5%
10C2 = 42
03
7,15 %
32
76.19%
07
16,66%
10B1 = 45
04
8.89%
34
75.56%
07
15.55%
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Định hướng chung
- Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian tức là chuyển tải các văn bản văn học thành các hình thức nghệ thuật như kịch, múa, hát
- Sân khấu hóa văn bản văn học dân gian nhưng vẫn đảm bảo tính chân, 
thiện, mĩ mà nhân dân gửi gắm trong tác phẩm.
- Thời gian biểu diễn trên sân khấu của mỗi kịch bản khoảng 15 phút. 
- Giao nhiệm vụ cụ thể để học sinh chuẩn bị trước như sau: lớp 10C1 sân khấu hóa phần một truyện cổ tích Tấm Cám (tức là khi Tấm còn sống chung với dì ghẻ và Cám); 10C2 sân khấu hóa trích đoạn Mẹ Đốp - Lý trưởng (Trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính); Lớp 10B1 sân khấu hoá truyện cười Tam 
đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.
2.3.2. Xây dựng kịch bản
2.3.2.1. Sân khấu hóa Truyện cố tích Tấm Cám
a. Hệ thống nhân vật tham gia diễn xuất
- Hoàng Long trong vai người dẫn chuyện.
- Tuấn Anh trong vai nhà Vua.
- Đinh Mai trong vai Cám.
- Văn Hiếu trong vai Ông Bụt.
- Ngọc Linh trong vai cô Tấm.
- Thùy Linh trong vai Mẹ Cám.
- Trần Đông, Lê Trung trong vai quân lính.
- Vân, Hoa, Thùy Linh, Ngọc: nhóm múa.
b. Kịch bản và quá trình thực hiện
Người dẫn chuyện: Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ đẻ Tấm đã mất, Tấm ở với dì là mẹ của Cám. Dì rất cay nghiệt. Hàng ngày Tấm phải làm lụng vất vả từ sáng đến tối, trong khi đó Cám được mẹ nuông chiều, ăn trắng mặc trơn.
Ngày qua ngày, Tấm bị dì bắt nạt, chửi mắng. Nhưng Tấm luôn cam chịu, ngoan ngoãn nghe lời, làm tốt mọi việc mà dì yêu cầu.
(Dì và Cám ra sân khấu. Dì gọi Tấm).
Dì ghẻ: Tấm. Tấm đâu? Tấm.
(Tấm vừa ra vừa thưa).
Tấm: Dạ dạ, con đây ạ!
Dì ghẻ: Mấy giờ rồi mà chưa cho tôi ăn cơm hả?
Tấm: Dạ, con dọn cơm ngay ạ!
Người dẫn chuyện: Tấm dọn cơm ra cho dì và Cám. Trong khi mẹ con Cám ngồi nói chuyện với nhau, Tấm lén đưa cơm ra cho ra bống).
Tấm: (Tấm gọi cá bống).
(Nhạc) “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người”.
Người dẫn chuyện: Tấm gọi cá bống, mẹ con Cám rình nghe lén. Thế rồi nảy sinh âm mưu bắt bống.
Dì ghẻ: Tấm, mai con đi chăn trâu đồng xa nghe con. Chăn trâu đồng nhà làng bắt trâu đấy con à!
Tấm: Dạ! Vâng ạ!
Người dẫn chuyện: Sáng hôm sau Tấm đi chăn trâu thật xa. Ở nhà mẹ con Cám tìm cách bắt bống rồi ăn thịt. Chiều Tấm dắt trâu về, nấu cơm nước xong, Tấm lại lén mang cơm ra và gọi bống nhưng gọi mãigọi mãi không thấy bống đâu.
Tấm: Oà lên khóc.
(Bụt ra sân khấu).
Bụt: Làm sao con khóc? 
(Tấm kể lại sự việc cho bụt nghe)
Bụt: Thôi được rồi, con nín đi, con đi vào trong tìm lấy xương cá bống, bỏ vào bốn cái lọ, rồi chôn vào bốn chân giường con nằm. Nói rồi Bụt biến mất.
Người dẫn chuyện: Tấm làm theo lời Bụt dặn. Tìm lấy xương cá bống, bỏ 
vào bốn cái lọ, rồi chôn vào bốn chân giường. Ba ngày sau nhà Vua mở hội).
Cám: Mẹ ơi, mẹ ơi con thấy, hình như chị Tấm cũng muốn đi xem lễ hội đấy mẹ!
Dì ghẻ: Cái gì? Cái gì?. (la lớn) Tấm
Tấm: Dạ dạ! Con đây dì!
Dì ghẻ: Mày muốn đi xem lễ hội à?
Tấm: (Ngập ngừng, khúm núm, sợ hãi). Dạ thưa dìcon chỉ!
Dì ghẻ: Mày giặt đồ, rửa chén, nấu cơm, thái rau heo, quét nhà chưa hả? 
Tấm: Dạ, con làm xong hết rồi ạ!
Cám và Dì: (cười mỉa mai) hahaha. Muốn đi xem hội à. Mày nghĩ mày cũng được đi xem hội ư?. Cám! Vào lấy gạo và thóc ra đây.
Cám: Làm gì hả mẹ? Để con đem ra ngay ạ.
(Cám vào lấy thóc và gaọ ra. Rồi dì ghẻ trộn thóc gạo lẫn lộn).
Dì ghẻ: Tấm, mày nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, xong rồi đi đâu hãy đi.
Tấm: Tấm ngồi xuống nhặt thóc, khóc thút thít.
(Bụt xuất hiện)
Bụt: Làm sao con khóc?
Tấm: (nức nở) dạ dạ con
(Tấm kể lại sự tình cho bụt nghe).
Bụt: Con đừng khóc nữa. Để ta giúp con.
(Âm nhạcBụt liền cho đàn chim sẻ xuống nhăt thóc. Chỉ một lát thóc đã ra 
thóc, gạo đã ra gạo).
Người dẫn chuyện: Gạo và thóc đã được nhặt xong nhưng Tấm vẫn khóc vì không có quần áo đẹp đi hội. Bụt giúp Tấm. Tấm làm theo lời bụt và ngay lập tức đã có quần áo, hài và cả một con ngựa rất đẹp. Tấm liền đến kinh đô dự hội. Nhưng trên đường đi Tấm đánh rơi chiếc hài. Đoàn xe nhà Vua đi sau, nhà vua đã nhặt được chiếc hài ấy. Chiếc hài rất xinh. Vua liền mở hội thử hài để kén vợ. Các cô gái lần lượt vào thử hài).
(Lính ra sân khấu).
Lính 2: Thử hài đi, thử hài đi
Dì ghẻ: (Háo hức). Ui da ui da, sắp vừa rồi
Lính 2: Đi ra đi ra, rách hài bây giờ, vừa đâu mà vừa chân to quá.
Lính 2: Người tiếp theo.
Cám: Tới tui, tới tui hè hè, vừa rồi nè(Dì ghẻ: vừa rồi vừa rồi, hài này là của con tui mà).
Lính 2: Qúa rộng, vừa gì mà vừa
(Mẹ con Cám tức tưởi lườm nguýt rồi đi ra).
Lính 2: Người tiếp theo
Tấm: Ôi, chiếc hài của mình sao lại ở đây (chạy lại mang vào)
(Lúc Tấm thử hài, dì ghẻ bĩu môi khinh bỉ: Chuông khánh còn chẳng ăn ai; Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre).
(Vua xuất hiện).
Vua: Cô này đi hài rất vừa và đẹp. Đẹp thật!
(Vua mừng rỡ và nói với Lính 2 cho dừng hội. Nhà Vua vui mừng thông báo).
Tôi thấy cô gái kia đã đi vừa chiếc hài. Tôi phong cô ấy làm hoàng hậu. Làm lễ rước cô gái ấy về cung.
(Tất cả cùng rước Tấm về cung. Vào sân khấu)
Người dẫn chuyện: Từ đó nhà Vua và Tấm sống hạnh phúc bên nhau. Vua yêu thương và chiều chuộng nâng niu Tấm hết mực. Tấm lên ngôi hoàng hậu, hạ chỉ bắt giam mẹ con Cám nhốt trong vườn thượng uyển. Ngày ngày phải trồng rau,chăn nuôi, dệt vải.phục vụ Tấm và nhà Vua). 
Qua câu chuyện, nhân dân ta ca ngợi cô Tấm ngoan hiền, chăm chỉ, lễ phép; phê phán dì ghẻ độc ác, cay nghiệt và đã rút ra bài học cho muôn đời: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
2.3.2.2. Sân khấu hóa trích đoạn Mẹ Đốp - Lý trưởng (Trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính).
a. Hệ thống nhân vật tham gia diễn xuất
- Quỳnh Anh trong vai mẹ Đốp
- Đức Hạnh trong vai bà Lý
- Nhật Tân trong vai Lý trưởng
- Đăng Nhât trong vai Bờm
b. Kịch bản và quá trình thực hiện
Cảnh I
(Nhạc: Lý trưởng ra sân khấu, gọi mẹ Đốp).
Lý trưởng: ĐốpĐốp đâu?
Mẹ Đốp: (vừa ra sân khấu vừa nói). Dạ con đây!
Lý trưởng: Mày làm gì mà để tao gọi mãi thế?
Mẹ Đốp: Dạ, con đâu có nghe!
(Bờm ra sân khấu, vuốt cái cằm, ngồi quạt).
Lý trưởng: Màyông đây chả mù chả điếc gì đâu nhá!
- Thằng bố Đốp mày đâu?
Mẹ Đốp: Chồng con bận việc đồng xa, đâu rảnh rỗi như(ngập ngừng)
Lý trưởng: Á, àmày xéo sắc gì ông đấy?
Mẹ Đốp: Dạ, con đâu giám. Ông tìm chồng con có việc gì? Chả lẽ?
Lý trưởng: (chỉ gậy vào mặt Đốp). Mà này(ngập ngừng) chồng mày vắng thì mày thay chồng rao cho ông bài mõ.
Mẹ Đốp: Rao bài gì hả ông?
Lý trưởng: Nghe rõ đây “ Chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ Tây Đông, con gái phú ông, tên là Mầu thị, tư tình ngoại ý, mãn nguyệt có thai, già trẻ gái trai, ra đình ăn khoán”.
Mẹ Đốp: Chuyện nhà Lý trưởng, đâu phải nhà con
(Bờm lẩm bẩm: Ông Lý làm cô Mầu có chửarồi đi ra hậu trường).
Lý trưởng: Nghe rõ lần nữa đây “Chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ Tây Đông, con gái phú ông, tên là Mầu thị, tư tình ngoại ý, mãn nguyệt có thai, già trẻ gái trai, ra đình ăn khoán”. Nhớ chưa?
Mẹ Đốp: Dạ rồi ạ!
Lý trưởng: Mày đi theo ông rao nhé(vừa rao vừa lui vào sân khấu).
Cảnh II
(Bà Lý và Bờm ra).
Bà Lý ( nói với Bờm): Mày nghe ngóng chuyện gì rồi?
Bờm: Dạ ông Lý tìm mẹ Đốp để rao mõ ạ! À mà chuyện ông Lý gì gì cô Mầu có chửa ấy
Bà Lý (đứng hẳn dậy): Cái gì? Ông Lýcô Mầu. Ông này giám mèo mả gà đồng sau lưng bà. Bà cho biết tay.
(Lý trưởng ra sân khấu, hát nghêu ngao): 
Lý trưởng: Tiền là tiền nhiều khi không mà có, tiền là tiền nhiều lúc có như không
Bà Lý: Ông Lý đâu. Ông được lắm. Ông giám ăn vụng hả?
Lý trưởng: Tôi ăn vụng khi nào? Ăn vụng cái gì?
Bà Lý: Cái gì màmà cô Mầu có chửahả?
Lý trưởng (Hét to): Ối dồi con mẹ Đốp.
Bà Lý: Á à, lại con mẹ Đốp. Đồ mèo mả gà đồng.
(Ngay lúc đó, mẹ Đốp tiến vào vừa đi vừa rao mõ).
Cảnh III
Mẹ Đốp: Chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ Tây Đông, con gái phú ông, tên là Mầu thị, tư tình ngoại ý, mãn nguyệt có thai, già trẻ gái trai, ra đình ăn khoán.
Bà Lý: Cái thể loại có chồng có con mà còn ong với chả bướm.
Mẹ Đốp: Bà nói gì con nghe không rõ ạ?
Bà Lý: Tao nói mày ong bướm đấy. Sao. Sao nào?
Mẹ Đốp: Bà Lý hiểu biết quá nhỉ! Lỡ ăn vụng lại đổ thừa cho chó mèo à.
Bà Lý: Mày nói ai ăn vụng?
(Bờm sợ vạ lây. Chạy vào cánh gà sân khấu).
Mẹ Đốp: Tôi nói trăng, nói gió, nói chó, nói mèo. Ai có tật thì giật mình đấy thôi.
Bà Lý: Cái con mẹ nghèo hèn kia. Mày lấy quyền gì mà lên giọng với bà?
Mẹ Đốp: Nghèo hèn à. Nghèo thì công an bắt phạt à. Nghèo mà sống ngay thẳng, trong sạch thì đã sao? Còn hơn chúng mày, sống nhục nhã, luồn cúi. Thật xấu hổ.
(Bà Lý: Tát mẹ Đốp một cái. Mẹ Đốp trừng mắt nhìn bà Lý).
Bà Lý: Mày trừng mắt với ai con mụ kia?
(Bà Lý tát mẹ Đốp lần hai. Mẹ Đốp ôm mặt).
Bà Lý: Bờm đâu? Cầm ra đây cho tao một mồi lửa.
(Bờm cầm lửa chạy ra. Mẹ Đốp giật mồi lủa và giả vờ tự thiêu rồi la lớn: Ối làng nước ơi, Bà Lý thiêu tôi làng nước ơi).
(Nhạc), (trong lúc náo loạn mọi người chạy vào cánh gà sân khấu).
Qua phần kịch, nhân dân ca ngợi những người nghèo khổ mà sống có nhân có dức. Phê phán những kẻ giàu sang phú quý nhưng nhân cách thối tha, bẩn thỉu. 
2.3.2.3. Sân khấu hóa truyện cười “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” .
a. Hệ thống nhân vật tham gia diễn xuất
- Nguyễn Quý trong vai thầy Đồ.
- Đình Phương trong vai Cha học trò.
- Trung Kiên trong vai Học trò.
- Tuấn Anh trong vai thầy Lí.
- Huyền Trang trong vai Người dẫn chuyện.
b. Kịch bản và quá trình thực hiện
Cảnh I:
	(Thầy Đồ, cha học trò, học trò)
	Người dẫn chuyện: Tiếng chó sủa vang khi nhìn thấy anh nông dân dắt 
theo một đứa trẻ vào nhà. Thì ra, anh đến nhà thầy Đồ xin cho con học chữ.
	Cha học trò: Thầy Đồ có nhà không? Đây có phải nhà thầy Đồ không?
Thầy Đồ: Ai đấy? Tôi đây! Nhà thầy Đồ đây. Mời vào, mời vào
	Cha học trò: Thưa thầy, hôm nay con chọn được ngày lành tháng tốt, con đưa cháu đến đây để xin thầy dạy cho cháu cái chữ cho nó rộng tai, sáng mắt ra ạ.
Thầy Đồ: Chà! Việc này khó đây. Không biết nhà anh có lo nổi.
	Cha học trò: Dạ! Mong thầy thương cho con cái hoàn cảnh gà trống nuôi con lại không có chữ nghĩa. Con xin gửi cháu nhà thầy để nhặt chữ vơi, chữ vãi nhà thầy.
Thầy Đồ: Được! Tôi thương cái hoàn cảnh cha con anh và trọng cái đức hiếu học của nhà anh mà nhận nó.
	Cha học trò: Xin thầy nhận của cha con con một cái lạy a.
Thầy Đồ: Thôi! Thôi! Ngày mai anh mang đến đây một cái lễ để tôi cúng 
Thành Hoàng, Thổ công báo với các ngài để các ngài phù hộ cho con anh dược sáng dạ.
	Người dẫn chuyện: Sáng sớm ngày mai cha con anh học trò lại đến và mang theo một cái lễ như lời thầy Đồ.
Thầy Đồ (khấn): Kính lạy Thành Hoàng, Thổ công! Con xin lạy bốn phương trời, mười phương chư phật đã chỉ đường cho bố con nhà nó đến đây xin học để con khỏi mang tiếng là thầy Đồ mà không có học trò. Con xin các Ngài cho một đài âm dương để xem cái sự nghiệp của con có được hanh thông.
(Thầy Đồ tung đài âm dương được hai mặt sấp ngửa).
Tốt quá! Các ngài đã đồng ý rồi đấy! Số cha con nhà anh thật là có phúc.
	Cha học trò (Lạy lia lịa): Tạ ơn các ngài! Quả là cha con nhà con thật có phúc ạ.
Thầy Đồ: Hôm nay cũng là ngày lành tháng tốt để tôi dạy nó luôn.
- Ta bắt đầu học từ sách Tam Thiên Tự.
Học trò: Tam Thiên Tự là gì hả Thầy?
Thầy Đồ: Là sách vỡ lòng con ạ. Muốn học được những điều cao sang trước hết phải học nó trước đã. Con đọc theo thầy nhá! 
- Đăng là đèn, Thăng là lên, Giáng là xuống.
Học trò (ngân nga theo): Đăng là đèn, Thăng là lên, Giáng là xuống...
Thầy Đồ: Tốt lắm ! Đọc to lên! To nữa lên! (Thầy Đồ đắc chí quay sang nói với cha học trò: con nhà anh sáng dạ lắm. Rồi dạy tiếp).
- Đồng là trẻ, Tước là con chim sẻ (Rồi bảo học trò đọc thật to. Bổng chữ tiếp theo rối quá).
- Mẹ kiếp! Chữ quái gì đây nhỉ? (Thầy lẩm bẩm một mình. Vừa lúc đó học trò hỏi dồn).
Học trò: Thầy ơi! Chữ tiếp theo là gì ạ?
Thầy Đồ (lúng túng): Dủ dĩ là con dù dì (Rồi bảo học trò đọc bé bé kẻo mệt).
Người dẫn chuyện: Dù thế, nhưng thầy Đồ không chắc bèn vào góc nhà xin đài âm dương. Thầy tung ba đài được cả ba. Thầy đắc chí.
Thầy Đồ: Thì ra mình cũng thông minh phết! (Nói rồi thầy ra bảo học trò đọc to lên. Cha học trò đang thiu thiu ngủ nghe thấy lạ giật mình chạy lại).
Cha học trò: Chết chửa! Chữ Kê là gà mà thầy lại dạy Dủ dĩ là con dù dì?
Thầy Đồ (nói một mình):
- Mình đã dốt. Lão Thổ công còn dốt hơn cả mình. 
(Rồi quay sang nói với cha học trò).
- Thì vẫn, tôi biết chữ ấy là chữ Kê. Kê nghĩa là gà. Nhưng tôi muốn dạy cho cháu tận Tam đại con gà kia.
	Cha học trò (băn khoăn): Là sao thưa Thầy?
Thầy Đồ: Anh nghe đây này! Dủ dĩ là con dù dì. Dù dì là chị con công, con công là ông con gà.
Cha học trò (bán tín bán nghi rồi cương quyết): Vậy tôi và thầy đến gặp thầy Lí hỏi cho ra nhẽ.
Cảnh II.
(Cha học trò, Thầy Lí, Thầy Đồ).
	Người dẫn chuyện (Hai bên đến nhà Thầy Lí):
Cha học trò: Bẩm Thầy! Chữ Kê là gà mà thầy Đồ bảo: Dủ dĩ là con dù dì và còn bảo dạy đến Tam đại con gà. Nhờ thầy phán xử hộ con.
Thầy Lí (Vuốt râu trên cái nốt ruồi to tướng. Tay phải ngón cái và ngón trỏ xoa vào nhau):
- Việc này khó đây!
Cha học trò (móc túi lấy 5 đồng bạc):
- Dạ...dạ...mong Thầy giúp con.
Thầy Lí: Được! Được! Anh ra ngoài đi.
	Người dẫn chuyện (Thầy Đồ bước vào hai người nhận ra nhau cùng thi hỏng trong kì thi năm xưa):
	 Thầy Đồ: Chào anh Lí. Không ngờ lại gặp anh ở đây. Năm xưa anh thi có đỗ đâu mà bây giờ lại làm quan phán xử nhỉ!?
	Thầy Lí (mặt đỏ phừng phừng): Anh đến gặp tôi có việc gì?
	 Thầy Đồ (vênh vênh vì nắm được thóp của Thầy Lí): À! Tôi đến nhờ anh phán xử tôi chuyện này () xem anh có giỏi thật không ấy mà.
	(Thầy Đồ rỉ tai Thầy Lí và không quên dí vào tay ông ta tờ bạc 10 đồng)
	Thầy Lí: Bay đâu! Cho người kia vào!
	(quân lính cho cha học trò vào

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_thong_qua_bien_phap_s.docx