SKKN Phương pháp trò chuyện giúp học sinh tiếp cận văn bản gần gủi và thiết thực

SKKN Phương pháp trò chuyện giúp học sinh tiếp cận văn bản gần gủi và thiết thực

Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi “PP GDPT phải phát huy tính tích cực,tự giác,chủ đọng sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng PP tự học, rèn lyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.Làm thế nào để học sinh chủ động, hăng hái, nhiệt tình trong giờ học?Làm thế nào để các em thấy việc học Văn là quan trọng và thiết thực giữa lúc hiện tượng chán học môn Văn đang phổ biến trong các trường học ? Đã có rất nhiều phương án, giải pháp đặt ra trong những cuộc hội thảo đầu nghành,những phương pháp đổi mới được vận dụng để cải thiện tình hình,nhưng thực trạng HS chán Văn vẫn là “ một vết đau chưa có thuốc chữa”.Là một GV bộ môn Văn trong quá trình thực dạy, tôi cũng cố gắng học hỏi phương pháp đổi mới và tích cực ứng dụng những hoạt động dạy học mới mẻ giúp HS tiếpcận các văn bản một cách thiết thực và gần gũi nhất.Một trong những kinh nghiệm tôi áp dụng thấy tình hình giờ học có khả quan, đó là tạo tâm lí thoải mái khi đọc hiểu văn bản trong không gian thầy trò đối thoại, đàm đạo văn chương, khiến HS thấy tác phẩm văn chương là bài học lí thú, khoảng cách giữa thầy và trò như gắn kết giữa những “tâm hồn đồng diệu”,thấy văn chương hiện hữu ngay trong đời sống thực tế, phát huy tích cực giá trị nhân văn “văn học là nhân học”.

 Vì vậy từ những lí do trên, tôi mạnh dạn viết Sáng kiến kinh nghiệm mang tên “Phương pháp trò chuyện giúp Học sinh tiếp cận văn bản gần gũi và thiết thực’’.

 

doc 21 trang thuychi01 12094
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp trò chuyện giúp học sinh tiếp cận văn bản gần gủi và thiết thực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHUYỆN GIÚP HỌC SINH TIẾP CẬN VĂN BẢN GẦN GỦI VÀ THIẾT THỰC
Người thực hiện: Phùng Thị Âu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn
THANH HOÁ NĂM 2016
 MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I : MỞ ĐẦU.................................................................................2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:........................................................................2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:.............................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:.........................................................3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:...................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................................3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:.................................................................................3
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐÊ: .....................................................4
 1.Thực trạng của học sinh: ....................................................................4
 2. Thực trạng của giáo viên: .................................................................4
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:...............................................................5
1.Chuẩn bị:................................................................................................5
2 .Thực hiện :............................................................................................5
a. Tiếp cận tác phẩm Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải:
b. Cách tiếp cận tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.........14
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN:................................................................16
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................18
 1. Kết luận..............................................................................................18
2. Kiến nghị:............................................................................................18
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 	Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi “PP GDPT phải phát huy tính tích cực,tự giác,chủ đọng sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng PP tự học, rèn lyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.Làm thế nào để học sinh chủ động, hăng hái, nhiệt tình trong giờ học?Làm thế nào để các em thấy việc học Văn là quan trọng và thiết thực giữa lúc hiện tượng chán học môn Văn đang phổ biến trong các trường học ? Đã có rất nhiều phương án, giải pháp đặt ra trong những cuộc hội thảo đầu nghành,những phương pháp đổi mới được vận dụng để cải thiện tình hình,nhưng thực trạng HS chán Văn vẫn là “ một vết đau chưa có thuốc chữa”.Là một GV bộ môn Văn trong quá trình thực dạy, tôi cũng cố gắng học hỏi phương pháp đổi mới và tích cực ứng dụng những hoạt động dạy học mới mẻ giúp HS tiếpcận các văn bản một cách thiết thực và gần gũi nhất.Một trong những kinh nghiệm tôi áp dụng thấy tình hình giờ học có khả quan, đó là tạo tâm lí thoải mái khi đọc hiểu văn bản trong không gian thầy trò đối thoại, đàm đạo văn chương, khiến HS thấy tác phẩm văn chương là bài học lí thú, khoảng cách giữa thầy và trò như gắn kết giữa những “tâm hồn đồng diệu”,thấy văn chương hiện hữu ngay trong đời sống thực tế, phát huy tích cực giá trị nhân văn “văn học là nhân học”.
 Vì vậy từ những lí do trên, tôi mạnh dạn viết Sáng kiến kinh nghiệm mang tên “Phương pháp trò chuyện giúp Học sinh tiếp cận văn bản gần gũi và thiết thực’’.	
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Thực tế HS chán môn Văn khiến nhiều thầy cô phần nào suy giảm lòng yêu nghề, không chuyên tâm trau dồi chuyên môn,không tích cực nghiên cứu, tìm đọc mỗi giờ lên lớp giống như trả bài cho xong nhiệm vụ.Vì vậy có ý kiến cho rằng” những giờ Văn hiện nay đang thiếu chất Văn” , có ý kiến chỉ ra thẳng thắn” trong lòng thầy cô không có lửa thì làm sao giờ Văn có lửa, làm sao học sinh yêu Văn”là những phản ánh thực tế khiến mỗi GV phải nhìn nhận lại chính mình.Việc tim tòi được phương pháp thích hợp giúp HS tiếp cận môn Văn là một trong những cố gắng góp phần cho mỗi giờ giảng dạy có “chất Văn, có lửa”.Phương pháp vô cùng quan trọng,có ý kiến cho rằng “ Thiếu phương pháp thì người tài cũng có lỗi,có phương pháp thì người thường cũng làm được điều phi thường”.Đây cũng là một trong những mục đích nghiên cứu đề tài của bản thân tôi. 
 Bên cạnh đó , tâm lí coi nhẹ môn Văn cũng là căn bệnh của thời đại.Trong một lần trao đổi về việc đưa môn Văn vào các học phần bắt buộc của kì thi quốc gia, một tiến sĩ Vật lí bộc lộ quan điểm “Thời buổi này học Văn làm gì?Nó chẳng đem lại lợi ích thiết thực nào.Chỉ tổ làm mất thời gian công sức của học trò”( Theo báo Tiền Phong). Đội ngũ trí thức còn có người nhận thức sai lệch như vậy, trách gì người dân, học sinh khi họ thấy học môn Văn nhàm chán,nếu có học thì mất thời gian,thi môn Văn vào các trường để sau nhiều năm học tốn kém , ra trường lại thất nghiệpTrong khi thực chất học môn Văn vẫn mang tầm quan trọng,là bộ môn không bị bất kì quốc gia nào coi nhẹ, dạy Văn là dạy làm người
 Vậy làm thế nào để học sinh hiểu rằng, môn Văn thực sự là môn học bổ ích, thiết thực, làm thế nào để đưa tác phẩm trở về cuộc sống, bởi tác phẩm văn chương không phải chỉ có thông tin thẩm mĩ, mà còn là một văn bản văn hóa,học một bài văn , ngoài sự rung cảm còn học được biết bao điều “ dạy Văn là để HS phát hiện con người mình”,” DạyVăn là một quá trình rèn luyện toàn diện”.Phương pháp trò chuyện giúp HS tiếp cận văn bản gần gũi, thiết thực góp phần nào giúp HS không nhàm chán với môn học ,đồng thời cũng là kết hợp giáo dục văn hóa sống cho học sinh ngay trong cuộc sống thực tế.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	Học sinh khối THPT
	Đọc hiểu tác phẩm văn học. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp: 
 - Nghiên cứu lý luận chung.
 - Khảo sát điều tra từ thực tế dạy và học .
 - Nghiên cứu thực tiễn 
Cách thực hiện:
 - Trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến giáo viên cùng bộ môn , vận dụng vào một số giờ đọc hiểu,thao giảng thử nghiệm,rút kinh nghiệm sau mỗi tiết vận dụng, kiểm tra HS,lấy phiếu thăm dò ý kiến 
PHẦN II: NỘI DUNG
CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 “Không có gì giải phóng con người bằng một nền giáo dục thích hợp,khi một đất nước bắt đầu suy nghĩ, không một lực lượng nào có thể ngăn cản được”(F.Vônte).Làm thế nào để phát huy sức mạnh của văn chương để góp phần nào tạo nên nền giáo dục thích hợp, đó là trăn trở của mỗi GV bộ môn Văn trong nhà trường.Luật GD xác định “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất,lí luận phải gắn với thực tế”.Vì vậy,muốn HS thấy gần gũi với văn chương,không chán học Văn GV cần tạo cho các em không gian tiếp cận dân chủ, thoải mái GV cần phải đưa tác phẩm về cuộc sống,vốn là xuất phát điểm của nó, để HS học được những bài học bổ ích cho chính bản thân trong cuộc sống hằng ngày, trân trọng quá khứ và xây đắp tương lai, hướng tới Chân- Thiện- Mĩ. 
 Do vậy, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích mong muốn mỗi giờ Văn không còn là áp lực với học trò,GV cùng đồng hành sát cánh khám phá ,tìm hiểu, nhìn nhận đa diện vấn đề trong tác phẩm, gắn tác phẩm với văn hóa đời sống hằng ngàygiúp HS thấy mỗi giờ học là một giờ bổ ích, lí thú “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, giúp các em có thái độ quan tâm,tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh một cách chủ động,sáng tạo,đáp ứng con người thời đại mới hội nhập thế giới. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐÊ: 
 1.Thực trạng của học sinh: 
 Mục tiêu của giáo dục bao giờ cũng vẫn là đào tạo nhân tài,giáo dục nhân cách con người ,góp phần “trồng người”. Do vậy các kiến thức học sinh được học phải gắn liền với thực tế. Chính vì lẽ đó mà các nhà giáo dục đã không ngừng chỉnh sửa cải cách nội dung giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.Tác phẩm văn học là một văn bản nghệ thuật,việc đọc hiểu không phải là dễ dàng đơn giản, học tác phẩm đòi hỏi các em phải đọc và suy ngẫm. Vì vậy việc học Văn đôi khi trừu tượng và trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Học sinh học phải dành nhiều thời gian soạn bài,luyện tập, đọc đi đọc lại, tìm tòi tài liệu tham khảo ,thực hành, luyện tậpnếu để thi cử các em còn cần đầu tư thời gian nhiều hơn nữa Điều đó khiến các em thấy mệt mỏi, chán học, dẫn đến tình trạng chây lười, ngại, thậm chí sợ môn Văn. Vì vậy giúp cho học sinh thấy rằng học Văn rất thú vị, nhẹ nhàng và việc tiếp thu các kiến thức ở nhà trường không chỉ để thi cử mà nó còn là những kiến thức văn hóa bổ ích cho các em ngay trong cuộc sống thực sự là một bài toán khó
 2. Thực trạng của giáo viên: 
“Văn chương vốn là cuốn SGK toàn thư về cuộc sống”. Nhờ văn chương HS sẽ hiểu về cuộc đời và con người hơn.Học Văn ,HS được trang bị vốn kiến thức về văn chương và rộng hơn là văn hóa văn chương để đi vào cuộc sống công dân và đời sống chuyên môn sau này.Môn học Văn học là rất gần gũi với cuộc sống xung quanh, hoàn toàn rất thực tế .Tuy nhiên để biến giờ Văn thành giờ học lí thú, bổ ích giữa thời HS chán Văn là không hề đơn giản.Việc HS chán Văn cũng khiến lòng yêu nghhè của GV suy giảm. Bên cạnh GV chán nghề , nhiều GV tâm huyết cũng khó tìm được giờ Văn mẫu,những phương pháp đổi mới cụ thể, hữu hiệu từ các tài liệu hướng dẫn đổi mới của nghành, của Bộ ... Thực tế, đa số giờ Văn vẫn là tình trạng “tùy cơ ứng biến”,tùy vào từng giờ cụ thể GV linh hoạt tìm cách giải quyết vấn đề .
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1.Chuẩn bị:
 Trước giờ học bao giờ GV cũng có khâu dặn dò tỉ mỉ HS chuẩn bị bài của HS. Bản thân GV cũng chuẩn bị kĩ càng, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của các em ( nếu có).
-Chuẩn bị của GV: Đọc tài liệu, đọc kĩ tác phẩm, tìm những vấn đề cần giải quyết,chuẩn bị những câu hỏi tình huống, cách giải quyết, chuẩn bị phiếu kiểm tra trắc nghiệm, tự luận (5’-15’) thực hiện sau giờ dạy.
-Về phía HS: GV yêu cầu HS đọc tác phẩm, tập tóm tắt... trước phần Đọc hiểu khuyến khích các em tóm tắ để cho điểm cao. Yêu cầu này là rất cần thiết, nhiều nhà văn lớn như Sê-khốp, Mác-sác, A.Tônxtôi ,...đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của bạn đọc như một yếu tố quyết định sinh mệnh của mỗi tác phẩm. Mỗi HS phải là một bạn đọc đồng sáng tạo của mỗi tác phẩm. Dẫn đến, đọc, đây là điều kiện cần,đầu tiên và việc cho điểm phần nào mang tính khích lệ , ràng buộc việc đọc của các em.(Thực tế nhiều HS chán học môn Văn đến độ các em không biết đến có văn bản nào trong SGK, không buồn đụng đến cuốn SGK, huống gì là các tài liệu khác, chây ì đến mức mọi lời dặn dò của thầy cô cũng mặc, kể cả chấp nhận điểm số thấp , đối với một số HS khối A hiện nay,một số em có thi môn Văn chỉ cần điểm 2 , chủ cần vậy là đủ điều kiện tốt nghiệp, các em càng không quan tâm).
 Dặn dò HS tìm tòi các tài liệu liên quan đến tác phẩm, nhất là các kiến thức văn hóa thực tế, xung quang các em, trên các trang thông tin mạng, các kênh truyền hình, các kiến thức mà các em đã đọc tham khảo để tăng cường tính thiết thực trong giờ học, yêu cầu các em chủ động các câu hỏi liên quan, chủ động thắc mắc để vấn đề tìm hiểu được khách quan, sâu sát hơn.Những câu hỏi hữu hiệu , thông minh, sáng tạo, bổ ích sẽ được khích lệ...
 Dặn dò các em tập trung rút ra những bài học nhận thức và hành động,chuẩn bị làm bài tập ứng dụng, bổ sung nhỏ, biến kiến thức thành văn hóa sống cho chính mình.
 2 .Thực hiện :
a. Tiếp cận tác phẩm Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải:
Trước tiên, GV nêu yêu cầu một HS tóm tắt tác phẩm, HS khác lắng nghe, bổ sung thêm cho đầy đủ, GV cảm ơn, cho điểm cao( nếu phần tóm tắt đầy dủ, xuất sắc).
 Sau đó, là phần đàm thoại.
- GV: Từ nhiều kênh thông tin khác nhau, các em biết những gì về nhà văn Nguyễn Khải và sáng tác của ông, nhất là chặng đường sau 1975?
 - HS: Dựa vào phần Tiểu dẫn trong SGK, các nguồn đã chuẩn bị trước để trình bày.
 - GV: Nguyễn Khải quan niệm “ Nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người”, nên có ý kiến cho rằng : “Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay, cái dở của họ , nhất là cách nghĩ của họ, nhất là cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải” các em có đồng tình với ý kiến đó không?
 Trên cơ sở trình bày của HS, điểm qua một số sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Khải, GV nhấn mạnh :
 Nguyễn Khải thuộc số những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Hành trình sáng tác của Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của văn học dân tộc hơn nửa thế kỉ qua. Là nhà văn xông xáo, luôn bám sát thời sự,ông nổi bật ở khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm lí sắc sảo. 
 Trước năm 1978,Nguyễn Khải đem lại ấn tượng về một ngòi bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận với sức mạnh của lí trí tỉnh táo. 
 Từ năm 1978 trở đi,sáng tác của ông ngả dần sang cảm hứng triết luận và có sự quan tâm đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường với giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm. 
 - GV:Một người Hà Nội ở đây chủ yếu là nói về ai? Quan hệ như thế nào với nhân vật tôi, người kể chuyện?
- HS: Nhân vật bà Hiền. Bà con họ hàng bên ngoại của nhân vật tôi.
- GV: Các em có thấy nhân vật bà Hiền gần gũi và khác biệt với những người bà , người chị xung quanh cuộc sống của mình?
 - HS: Bà Hiền là đã trải qua những biến thiên của lịch sử cùng với số phận đất nước như những người bà , người chị của các em. Cách cảm ,cách lui tới , ứng xử với thời cuộc của bà mang cốt cách của người Hà Nội,là vẻ đẹp có văn hóa của người Hà nội.Bởi văn hóa Tràng An xưa nay luôn là chuẩn mực: ‘Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
- GV: Từ hiểu biết từ lịch sử, em thấy bà Hiền đã quyết bảo vệ lối sống thanh lịch ,có văn hóa của đất kinh kì như thế nào trong những giai đoạn khó khăn của đất nước.Câu này nhiều ý, các em có thể tự do trao đổi theo nhóm( GV chia lớp thành 4 nhóm) và cử đại diện trình bày trước lớp?Để dễ theo dõi, chúng ta sẽ đi từ từng ý một nhé!Thứ nhất,tại sao gọi là thời khó khăn đối với người như bà Hiền, bà đã giữ những vẻ đẹp nào? 
- HS: Do những quan niệm ấu trĩ, quan liêu, đặc biệt là thời chiến, thời bao cấp,thời người ta coi lối sống thanh lịch, sang trọng của người Hà Nội đích thực bị coi là lối sống của tư sản, của giai cấp bóc lột. Rất nhiều người Hà Nội đã phải đi học tập cải tạo, “đã là tư sản thì không tin được”...những gì khác biệt với người vô sản là “một cái tội”, sang trọng quá, ở rộng quá cũng là tội,có người ở trong nhà là bóc lột, lễ nghi rườm rà .Mọi thứ phải bình dân giống với số đông, bình dân kiểu ở chen chúc trong những khu nhà tập thể, ăn uống “cứ việc sục muôi vào nồi, vừa ăn vừa quát mắng con cái, nhồm nhoàm, hả hê không cần phải khuôn bó theo một quy tắc nào cả”, phải tránh xa tư sản “ dính vào tư sản có ngày lại rắc rối”...Trong khi đó bà Hiền dù bị nghi kị, bà vẫn quyết giữ nếp nhà,nền nếp sinh hoạt truyền thống của một gia đình có văn hóa ,có cách sống đẹp, đường hoàng ,sang trọng; quyết tổ chức gia đình và dạy dỗ con cái theo nền nếp ấy: “Khi các con còn nhỏ,ngồi vào bàn ăn cô thường sửa chữa chú ý cách ngồi,cách cầm bát đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn.Cô vẫn răn lũ con tôi: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”.Mỗi tháng gia đình cô tổ chức bữa ăn bạn bè, cô Hiền cùng bạn bè gặp gỡ, giao lưu ,ăn mặc sang trọng quý phái...cô tin tưởng “xã hội nào cũng có một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị”.Cái chuẩn là mọi tinh túy, mọi cái tốt đẹp của lối sống ,cách sống,của văn hóa,của đạo đức,văn minh tiến bộ.
 - GV: Trong tác phẩm nổi tiếng Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ý E.Amixi có nhận định: “ Nền giáo dục của một quốc gia được đánh giá qua cách cư xử ngoài đường.Khi nào còn thấy sự thô lỗ ở ngoài đường là chắc chắn còn sự thô lỗ trong các gia đình”.Đặt vào thực tế văn hóa sống của người Việt Nam ta, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường, hội nhập thế giới, người Việt có nhiều cơ hội giao lưu với thế giới, cách giáo dục,cách sống của cô Hiền có còn mang tính thời sự, có giá trị gì không? Vì sao?
- HS: Thời đại hội nhập mở ra cho người Việt Nam nhiều cơ hội quảng bá văn hóa, lối sống tốt đẹp của người Việt. Nhưng bên cạnh đó rất nhiều người Việt đang làm xấu đi những hình ảnh văn hóa của đất nước. Thế giới ngày càng kì thị người Việt vì những thói quen, nếp sống xấu xí, bừa bãi, buông tuồng...Từ những tư thế ngủ khó ưa của cô Hoa hậu,những cách phát ngôn gây sốc phản cảm của một vị tên tuổi, thói quen cầm nhầm của vị quan chức ngoại giao ở nước ngoài, từ sự gian dối,xài giờ cao su, thói sĩ diện,háo danh,gia trưởng, từ cách thiếu giữ gìn vệ sinh chung, xả rác bừa bãi, khạc nhổ tùy tiện, ham vui,ham cờ bạc,ăn nói ồn ào chốn đông người,adua bầy đàn, thói tham ăn tục uống trong các bữa tiệc buffet,văn hóa xếp hàng yếu kém, văn hóa nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng, thói quen bừa bãi, thói ăn cắp vặt lan tràn,thói quen chặt chém, thói đố kị ,gây gổ tính sổ nhau ... đến văn hóa mạng thô tục, bẩn thỉu , những chiêu trò gây scandan rẻ tiền, những cách ăn mặc phản cảm trên mọi ngõ quê, lối phố...những nền nếp sống trong gia đình,lối xóm, láng giềng ngày càng bị phá vỡ,những cảnh gặp nhau làm ngơ,dòm nhau như xa lạ, những mối quan hệ trên không ra trên dưới không ra dưới trước tác động của đời sống kim tiền đang diễn ra vô cùng nhức nhối ... Vì vậy, lối sống, nền nếp giáo dục của cố Hiền là sống đẹp, vừa truyền thống vừa hiện đại, văn minh cần được học tập, phát huy.
 - GV: ( sử dụng kết hợp máy chiếu trình bày một số hình ảnh về lối hành xử không đẹp và đẹp mang tính thời sự , tiêu biểu đã chuẩn bị trước)... Đúng vậy, cha ông chúng ta từng dạy: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Lời chào cao hơn mâm cổ”,“đói cho sạch ,rách cho thơm”, “lời nói chẳng mất tiền mua.Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”” Chim khôn kêu tiếng rảnh rang.Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, gặp nhau” tương kính như tân”...Nhưng một thực tế đau lòng là người Việt chúng ta đang đánh mất những giá trị văn hóa tốt đẹp của chính mình trong mắt bạn bè quốc tế. Có một bài báo từng nặng lời trách rằng: “Nhục nhã cũng chính vì chúng ta không có một nền giáo dục cho ra hồn để dạy cho người Việt ‘đói cho sạch ,rách cho thơm”,,,nhưng các em thấy đấy, ngay trong bài học này,chúng ta cũng đang được giáo dục những giá trị sống tốt đẹp.Điều quan trọng chính là phụ thuộc vào mỗi chúng ta, chúng ta không có quyền thay đổi xã hội, nhưng có khả năng thay đổi chính mình theo chiều hướng tốt hơn.Và mỗi công dân trong cộng đồng sống có văn hóa thì dẫn tới hình ảnh cộng đồng sẽ thay đổi. Thấy cô mong rằng các em sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước,sau này các em có cơ hội đi đây đi đó, hãy luôn nhớ rằng mình là một người Việt Nam được giáo dục trong gia đình,trong môi trường hướng các em tới những điều tốt đẹp. Sống đẹp cũng là hành động báo hiếu cha mẹ và khẳng định giá trị con người mình. Các em cũng nên nhớ “ người đẹp vì lụa”, ăn mặc đàng hoàng, lịch sự, thanh lịch cũng là một giá trị, nhất là khi chúng ta ra mắt người tuyển dụng, chúng ta dự tiệc tùng, chúng ta đón khách...một nhận định cho rằng: “Thời trang chính là sự thể hiện lòng tôn trọng người khác bằng vẻ ngoài tươm tất, lịch thiệp,bằng cung cách ứng xử của người hiểu biết”(P.Carden).Thời trang không phải là các em chạy theo thời trang hàng hiệu mà là sự tươm tất, lịch thiệp, đúng lúc đúng chỗ,hiểu biết ,sự tôn trọng chính mình và người khác ,và vì thế cơ hội tốt đẹp cũng sẽ mở cửa dành cho các em trên đường đời.
 - GV: Để vẫn sống đàng hoàng, được là mình trong những thời cuộc khác nhau, bà Hiền còn bộc lộ những ưu điểm gì?
 - HS: Bà luôn thức thời,khôn ngoan, tỉnh táo, thiết thực, không để lừa dối ai, không để chạy theo những thói tục tầm thường, chỉ cốt sao ứng xử phù hợp với thời thế đã thay đổi. Ung dung, tự tại, cốt cách ,bản lĩnh bà luôn chủ động thu xếp mọi việc cho phù hợp ,chu đáo, từ việc lấy chồng, sinh con, làm ăn kinh tế...Bà đề cao vai trò quản lí của người phụ nữ trong gia đình. Nhưng coi trọng hơn hết vẫn là những giá trị tinh thần truyền thống Hà Nội.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_tro_chuyen_giup_hoc_sinh_tiep_can_van_ban_g.doc