SKKN Sử dụng thí nghiệm trong dạy học bài axit sunfuric hóa học lớp 10 nc nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh

SKKN Sử dụng thí nghiệm trong dạy học bài axit sunfuric hóa học lớp 10 nc nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh

Trong nhà trường phổ thông, Hóa học là một ngành khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, là một môn khoa học vừa mang tính hàn lâm, lí thuyết vừa có tính đặc trưng thực nghiệm, trong đó có nhiều khái niệm khó và trừu tượng cho nên, một trong những định hướng đổi mới dạy học hóa học là: khai thác đặc thù môn Hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú cho học sinh trong tiết học. Cụ thể là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học, các phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học hóa học. Có thể nói việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả bài lên lớp và phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

 Năng lực thực nghiệm hóa học (NL TNHH) là một trong những năng lực quan trọng nhất cần được hình thành và phát triển cho HS thông qua dạy học hóa học, là sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cùng với thái độ tích cực và hứng thú để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình học tập và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống một cách phù hợp, có hiệu quả (theo Chương trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực người học (2016), NXB Giáo dục Việt Nam). Bên cạnh đó, năng lực thực nghiệm hóa học (NLTNHH) là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động giải quyết các nhiệm vụ/vấn đề thuộc lĩnh vực thí nghiệm hóa học trên cơ sở những hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể. Năng lực này được thể hiện thông qua hoạt động giải thích được hiện tượng tự nhiên liên quan đến khoa học, thực hiện thành công thí nghiệm, cải tiến thí nghiệm theo hướng đơn giản và gắn với thực tiễn Như vậy NLTNHH gắn với hành động, đòi hỏi HS phải giải thích được, làm được, vận dụng được lý thuyết vào thực tiễn.

 

doc 20 trang thuychi01 10362
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng thí nghiệm trong dạy học bài axit sunfuric hóa học lớp 10 nc nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Trong nhà trường phổ thông, Hóa học là một ngành khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, là một môn khoa học vừa mang tính hàn lâm, lí thuyết vừa có tính đặc trưng thực nghiệm, trong đó có nhiều khái niệm khó và trừu tượng cho nên, một trong những định hướng đổi mới dạy học hóa học là: khai thác đặc thù môn Hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú cho học sinh trong tiết học. Cụ thể là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học, các phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học hóa học. Có thể nói việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả bài lên lớp và phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
	Năng lực thực nghiệm hóa học (NL TNHH) là một trong những năng lực quan trọng nhất cần được hình thành và phát triển cho HS thông qua dạy học hóa học, là sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cùng với thái độ tích cực và hứng thú để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình học tập và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống một cách phù hợp, có hiệu quả (theo Chương trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực người học (2016), NXB Giáo dục Việt Nam). Bên cạnh đó, năng lực thực nghiệm hóa học (NLTNHH) là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động giải quyết các nhiệm vụ/vấn đề thuộc lĩnh vực thí nghiệm hóa học trên cơ sở những hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể. Năng lực này được thể hiện thông qua hoạt động giải thích được hiện tượng tự nhiên liên quan đến khoa học, thực hiện thành công thí nghiệm, cải tiến thí nghiệm theo hướng đơn giản và gắn với thực tiễn  Như vậy NLTNHH gắn với hành động, đòi hỏi HS phải giải thích được, làm được, vận dụng được lý thuyết vào thực tiễn.
	Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức của giáo viên (GV) trong việc nâng cao năng lực thực nghiệm cho HS. Trong các kì thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia, HS giỏi quốc gia môn Hóa học đã có phần thi thực nghiệm, điều này tác động tích cực tới việc đưa thí nghiệm vào trong dạy học ở nhà trường THPT nói chung và bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi nói riêng. 
Xuất phát từ định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, vai trò của năng lực thực nghiệm hóa học ở trường THPT, và mong muốn góp phần phát triển năng lực thực nghiệm cho HS, tôi đã chọn đề tài “SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI AXIT SUNFURIC HÓA HỌC LỚP 10 NC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng thí nghiệm để phát triển NLTNHH cho HS thông qua dạy bài Axit Sunfuric- Hóa học 10 NC góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường PT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 10A35 và lớp 10B35 năm học 2018-2019 trường THPT Triệu Sơn 3.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng các nhóm phương pháp (PP) nghiên cứu sau đây:
- Nhóm PP nghiên cứu lí thuyết: Sử dụng PP phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa để tổng quan cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.
- Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng PP điều tra để tìm hiểu thực trạng; PP thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp toán học: Sử dụng PP thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Phương tiện nghiên cứu: Các loại tài liệu tham khảo: báo, tạp chí, sách (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, các sách tham khảo hóa học, bài báo khoa học...), luận văn, luận án và một số trang web hóa học...
1.5 Những điểm mới của đề tài
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng thí nghiệm để phát triển NLTNHH cho HS trong dạy học hóa học, đặc biệt là bài Axit Sunfuric- Hóa học 10 NC
- Thực trạng việc sử dụng thí nghiệm và phát triển NLTNHH cho HS trong dạy học hóa học ở một số trường THPT.
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLTNHH cho HS thông qua việc sử dụng thí nghiệm.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển NLTNHH cho HS trong dạy học bài Axit Sunfuric- Hóa học 10 NC nói riêng, Hoá học lớp 10 nói chung.
- Thiết kế một số kế hoạch bài học có sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển NL TNHH.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận.
	Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam, SKKN trình bày về định hướng đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới, cơ sở lí luận về NL, NL TNHH trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Đã trình bày được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng thí nghiệm, các loại thí nghiệm trong dạy học và các phương pháp sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển NL TNHH cho HS.
	Những kết quả thu được từ việc điều tra thực trạng việc sử dụng TN và phát triển NL TNHH cho HS ở một số trường THPT cho thấy được sự tầm quan trọng của việc sử dụng TN, tuy nhiên phương pháp và hình thức sử dụng thí nghiệm chưa tích cực dẫn đến NL TNHH của HS chưa được đánh giá cao.
2.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm và phát triển năng lực thực nghiệm hóa học trong dạy học hóa học ở khối lớp 10 trường THPT Triệu Sơn 3.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng thí nghiệm và vấn đề phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho HS ở các trường THPT để từ đó đề xuất các biện pháp để phát triển NLTNHH cho HS.
Bảng 2.1. Số lượng GV và HS ở các lớp tham gia điều tra thực trạng
Số lớp
Số lượng giáo viên
Số lượng học sinh
08
04
2.2.1. Kết quả điều tra
	1. Theo thầy (Cô) đánh giá như thế nào về việc phát triển NLTNHH cho HS trong dạy học Hóa học?
Bảng 2.2. Sự cần thiết của việc phát triển NL TNHH cho HS
Ý kiến
Số GV (Tỉ lệ) đánh giá
Không cần thiết
0 (0,00%)
Bình thường
0 (0,00%)
Cần thiết
1 (25%)
Rất cần thiết
3 (75%)
Qua các số liệu thu được, tôi nhận thấy nhìn chung GV đánh giá việc phát triển NL TNHH của HS ở mức cao: hầu hết các GV đều cho rằng việc phát triển NL TNHH là rất cần thiết (75%) hoặc rất cần thiết (25%), ý kiến bình thường là không có. Điều này cho thấy sự cần thiết và cấp bách trong việc phát triển NL TNHH trong dạy học Hóa học.
 Qua trao đổi ý kiến trực tiếp với một số GV thì cho rằng Hóa học là môn vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên việc phát triển NL TNHH cho HS là rất cần thiết, phủ hợp với đặc thù của môn học.
	2. Tần suất sử dụng thí nghiệm hóa học trong các tiết dạy của Thầy/Cô như thế nào? 
Bảng 2.3. Tần suất sử dụng thí nghiệm hóa học trong các tiết dạy của GV
Ý kiến
Số GV (Tỉ lệ)
Không sử dụng
0 (0,00%)
Thỉnh thoảng
1 (25%)
Thường xuyên
2 (50%)
Rất thường xuyên
1 (25%)
Từ bảng số liệu thu được cho thấy phương pháp sử dụng thí nghiệm đã được sử dụng, đa số GV được khảo sát (50%) cho biết thường xuyên có sử dụng TN trong giờ dạy của mình, chỉ khoảng 25% GV mới rất thỉnh thoảng sử dụng thí nghiệm trong bài giảng. Điều này cho thấy GV đã thực sự nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng TN để nâng cao hiệu quả dạy học.
3. Những lí do làm Thầy (Cô) chưa/ ít khi sử dụng thí nghiệm trong các tiết dạy?
Bảng 2.4. Những khó khăn của GV khi sử dụng TN trong các tiết dạy
Ý kiến
Tỉ lệ (%)
Mất nhiều thời gian chuẩn bị bài trước khi lên lớp
3(75%)
Không đủ dụng cụ, hóa chất làm thí nghiệm
1(25%)
Sĩ số lớp quá đông, lớp học chật
4(100%)
HS chưa đủ năng động, tích cực tham gia vào tiết học
2(50%)
HS chưa nắm vững các thao tác TN cơ bản
2(50%)
Không thấy hiệu quả
0,00
Chưa có bộ công cụ đánh giá NLTNHH cho HS
3(75%)
Không đủ thời gian thực hiện trên lớp
1 (25%)
Lí do khác: ..
	Qua những ý kiến của GV, tôi nhận thấy trong quá trình tổ chức dạy học có sử dụng TN, GV còn gặp khó khăn do việc chuẩn bị cho tiết dạy TN mất nhiều thời gian (75%), chưa có bộ công cụ đánh giá NL TNHH của HS, sĩ số lớp quá đông cũng như HS chưa nắm vững các thao tác TN cơ bản, chưa đủ năng động, tích cực tham gia vào tiết học. Chính những lí do này cũng làm cơ sở để tôi sẽ đề ra các biện pháp sử dụng thí nghiệm hỗ trợ GV trong quá trình dạy học nhằm phát triển NL TNHH cho HS.
4. Quý Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về các biểu hiện dưới đây đối với NL TNHH của HS ở lớp Thầy (Cô) đang dạy học
Bảng 2.5. Đánh giá của GV về các biểu hiện của NL TNHH của HS
Nội dung đánh giá
Số GV (Tỷ lệ)
Rất thành thạo
Thành thạo
Ít thành thạo
Không thành thạo
1. Xác định câu hỏi/ mục đích TN
0 (0,0%)
1
2
1
2. Hình thành dự đoán/ giả thuyết khoa học
1
1
1
1
3. Đề xuất các phương án TN
1
1
1
1
4. Phân tích và lựa chọn phương án TN
1
1
1
1
5. Xác định quy trình TN
1
1
1
1
6. Lựa chọn dụng cụ, hóa chất chuẩn bị cho TN theo phương án đã chọn
1
1
1
1
7. Thực hiện các thao tác tiến hành TN
0
1
2
1
8. Quan sát, mô tả các hiện tượng TN
0
1
2
1
9. Giải thích và viết phương trình hóa học
0
1
2
1
10. Rút ra kết luận về kiến thức
0
1
2
1
Từ kết quả trên cho thấy đa số GV đánh giá về các biểu hiện của NL TNHH của HS ở mức ít thành thạo, đặc biệt là ở nhóm các biểu hiện liên quan đến việc trực tiếp làm TN. Tuy nhiên ở nhóm các biểu hiện chỉ cần phán đoán, suy luận (dự đoán, quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học) thì có nhiều GV nhận xét rằng HS đạt mức thành thạo. Điều này cho thấy việc học lí thuyết của HS được quan tâm nhiều hơn so với việc trải nghiệm, cho HS tự làm các TN cụ thể.
5. Kết quả điều tra học sinh
	1. Em có thích giờ học môn Hóa học không?
Bảng 2.6. Thái độ của HS đối với môn Hóa học
Ý kiến
Tỷ lệ
Rất thích
30/88 (34,1%)
Thích
35/88 (39,8%)
Bình Thường
20/88 (22,7%)
Không thích
5/88 (5,7%)
Qua số liệu thu được, tôi nhận thấy còn nhiều HS chưa yêu thích giờ học môn Hóa học. Đa số các em cảm thấy học môn Hóa học cũng bình thường (20/88) như các môn học khác. Chỉ một số ít là không thích, qua trao đổi trực tiếp với một số HS, các em cho biết do em không học tốt môn Hóa, cũng có em do không thi đại học môn này nên không muốn mất thời gian,....
	2. Những giờ học như thế nào làm em hứng thú với môn Hóa học?
Bảng 2.7. Ý kiến của HS về giờ học làm các em hứng thú với môn Hóa học
Ý kiến
Tỷ lệ
Sử dụng máy tính, máy chiếu đa năng.
80/88 (90,9%)
Sử dụng thí nghiệm.
86/88 (97,7%)
Sử dụng mẫu vật, tranh ảnh.
65/88(73,9%)
Sử dụng bài tập.
38/88 (43,2%)
Ý kiến khác: .....................................
 Qua kết quả điều tra, tôi nhận thấy rằng tuy đa số thái độ của các em đối với môn Hóa học là bình thường nhưng hầu hết các em đều thích và hứng thú với giờ học có sử dụng các phương tiện trực quan như thí nghiệm, mẫu vật, tranh ảnh,... đặc biệt rất nhiều ý kiến HS (86/88) cho rằng các em hứng thú với các giờ học Hóa học có sử dụng thí nghiệm.
3. Trong tiết dạy Hóa học, giáo viên thường sử dụng thí nghiệm theo hình thức nào sau đây?
Bảng 2.8. Các hình thức sử dụng thí nghiệm của GV
Ý kiến
Tỷ lệ
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên.
50%
Thí nghiệm tự làm của học sinh.
10%
Thí nghiệm mô phỏng.
20%
Video thí nghiệm.
20%
Hình thức khác: .....................................
	Qua bảng số liệu tôi nhận thấy, đa số GV sử dụng TN trong các giờ dạy theo hình thức biểu diễn của GV (50%), hình thức TN mà do HS tự tay tiến hành thì chưa được nhiều (chỉ khoảng 10%), điều này so với bảng cấu trúc của NL TNHH thì chưa đáp ứng được một số tiêu chí đã đề ra.
	4. Để hình thành và phát triển năng lực thực nghiệm hóa học, em đánh giá như thế nào về các kĩ năng thực hành thí nghiệm của bản thân?
Bảng 2.9. Kết quả điều tra về việc tự đánh giá các kĩ năng thực hành thí nghiệm của HS
Nội dung khảo sát
Phương án lựa chọn
Tỷ lệ (%)
Chọn và lấy dụng cụ, hóa chất chính xác và phù hợp với thí nghiệm
£ Không biết
5.7
£ Biết nhưng chưa thành thạo
17.0
£ Biết và thành thạo
77.3
Sắp xếp các dụng cụ, hóa chất để làm thí nghiệm và biểu diễn thí nghiệm
£ Không biết
13.6
£ Biết nhưng chưa thành thạo
67.0
£ Biết và thành thạo
19.3
Lắp và tháo dụng cụ 
£ Không biết
11.4
£ Biết nhưng chưa thành thạo
79.5
£ Biết và thành thạo
9.1
Lấy, cân, đong các hóa chất rắn, lỏng.
£ Không biết
6.8
£ Biết nhưng chưa thành thạo
70.5
£ Biết và thành thạo
22.7
Đun nóng các dụng cụ và hóa chất
£ Không biết
9.1
£ Biết nhưng chưa thành thạo
79.5
£ Biết và thành thạo
11.4
Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm (ống nghiệm, kẹp ống nghiệm,)
£ Không biết
9.1
£ Biết nhưng chưa thành thạo
80.7
£ Biết và thành thạo
10.2
Xử lí hóa chất thừa, vệ sinh các dụng cụ thí nghiệm
£ Không biết
6.8
£ Biết nhưng chưa thành thạo
70.5
£ Biết và thành thạo
22.7
Thu và xử lí khí
£ Không biết
8.0
£ Biết nhưng chưa thành thạo
67.0
£ Biết và thành thạo
25.0
Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, an toàn và thành công
£ Không biết
6.8
£ Biết nhưng chưa thành thạo
73.9
£ Biết và thành thạo
19.3
Quan sát, mô tả TN
£ Không biết
3.4
£ Biết nhưng chưa thành thạo
79.5
£ Biết và thành thạo
17.0
Phân tích, giải thích kết quả TN
£ Không biết
14.8
£ Biết nhưng chưa thành thạo
75.0
£ Biết và thành thạo
10.2
Qua bảng số liệu tự đánh giá của HS về các kĩ năng tiến hành TN ở trên, tôi nhận thấy đa số HS đều biết nhưng chưa thành thạo những kĩ năng cơ bản để tiến hành TN hóa học. Qua trao đổi trực tiếp với một số HS, các em cho biết, nguyên nhân của việc chưa thành thạo một số kĩ năng cơ bản khi thực hành thí nghiệm là do các em không được tiến hành thường xuyên, vẫn còn khá lúng túng, ngay cả tự nhận xét về kĩ năng thực hành hóa học của bản thân cũng không dám tự tin đánh giá mức độ.	
5. Em mong muốn được sử dụng thí nghiệm ở mức độ nào trong học tập môn Hóa học?
Bảng 2.10. Mong muốn của HS về việc sử dụng TN trong học tập môn Hóa học
Ý kiến
Số HS (Tỷ lệ)
Không bao giờ
0 (0,00%)
Thỉnh thoảng
3 (3,4%)
Thường xuyên
45 (51,1%)
Rất thường xuyên
40 (45,5%)
Kết quả khảo sát cho thấy thái độ của HS là có nhu cầu, hứng thú và mong muốn được tiến hành làm các TN thường xuyên (51,1%) và rất thường xuyên (45,5%) trong quá trình học tập môn Hóa học.
*Kết luận: Thông qua kết quả điều tra 04 GV dạy môn Hóa học và 88 HS thuộc hai lớp 10 trường THPT Triệu Sơn 3, tôi nhận thấy rằng GV nhận thấy được tầm quan trọng của TN trong các tiết dạy của mình. Tuy nhiên, đa số GV lại chọn cách sử dụng TN theo phương pháp minh họa (đây là cách sử dụng TN ít tích cực nhất nên hạn chế sử dụng) và hình thức sử dụng TN chủ yếu là do GV tiến hành chứ không phải tự tay HS tiến hành TN, dẫn đến một số các biểu hiện của NL TNHH, đặc biệt là các biểu hiện liên quan đến việc trực tiếp làm TN của HS được đánh giá không cao. Vì vậy, việc sử dụng TN trong dạy học hóa học cần được quan tâm hơn nữa về các phương pháp và hình thức, cần phải đề ra các biện pháp thích hợp để phát triển NL TNHH cho HS.
2.3. Các giải pháp.
Một số biện pháp phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh thông qua sử dụng thí nghiệm
2.3.1. Biện pháp 1: Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng
- Bước 1: Nêu vấn đề nghiên cứu
GV nêu vấn đề, nhiệm vụ nhận thức (TN)
HS phân tích, phát hiện, nhận ra vấn đề và có nhu cầu giải quyết vấn đề
 ->Tiêu chí 1 (xác định câu hỏi/ mục đích TN) của NL TNHH
- Bước 2: Cho HS dự đoán kiến thức mới, hiện tượng TN
GV yêu cầu HS tái hiện kiến thức cũ đưa ra dự đoán
HS đưa ra suy đoán về vấn đề cần tìm hiểu (tính chất vật lí, hóa học )
HS đề xuất TN, lựa chọn và xác định các bước tiến hành TN để kiểm chứng dự đoán
-> Tiêu chí 2, 3, 4,5 (Hình thành dự đoán/ giả thuyết khoa học; Đề xuất các phương án TN; Phân tích và lựa chọn phương án TN;Xác định quy trình TN)
- Bước 3: Làm TN 
GV yêu cầu HS lựa chọn dụng cụ, hóa chất tiến hành TN
HS tiến hành thí nghiệm theo phương án TN đã đề xuất
-> Tiêu chí 6, 7 (Lựa chọn dụng cụ, hóa chất chuẩn bị cho TN theo phương án đã chọn; Thực hiện các thao tác tiến hành thí nghiệm)
- Bước 4: Kết luận
GV yêu cầu HS quan sát và rút ra kết luận về kiến thức mới
HS quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng, xác nhận dự đoán đưa ra là đúng.
HS rút ra kết luận
-> Tiêu chí 8, 9, 10 (Quan sát, mô tả các hiện tượng TN; Giải thích và viết PTHH; Rút ra kết luận về kiến thức)
2.3.1.2. Ví dụ minh họa
Thí nghiệm1: Tính axit của của dung dịch axit sunfuric
1. Vị trí bài học
Bài 33: Axit Sunfuric - Muối Sunfat
	2. Tính chất hóa học
	a. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng
2. Mục tiêu thí nghiệm
- Kiến thức: Qua TN, HS chứng minh được axit sunfuric loãng có tất cả các tính chất của một axit mạnh. 
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm TN, kĩ năng quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng TN.
- Phát triển NL TNHH cho HS.
3. Kiến thức, kĩ năng đã có
- Kiến thức về tính chất chung của axit (lớp 9)
- Kĩ năng quan sát, mô tả, giải thích
4. Logic nhận thức
- Tính chất chung của axit (lớp 9)
Dự đoán tính axit của dung dịch H2SO4 loãng
Hiện tượng thí nghiệm
Kết luận tính axit của dung dịch H2SO4
5. Tiến trình dạy học
- GV nêu vấn đề: Từ tính chất hóa học chung của một axit mà các em đã học kết hợp với đặc điểm cấu tạo của axit H2SO4, vậy axit H2SO4 loãng có những tính chất hóa học của axit hay không?
- HS lắng nghe, xác định mục đích của TN.
- GV yêu cầu HS dự đoán các tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng và đề xuất các TN để kiểm chứng dự đoán dựa vào điều kiện dụng cụ, hóa chất đã chuẩn bị:
+ Dụng cụ:Ống nghiệm, giá thí nghiệm, muỗng múc hoá chất, ống nhỏ giọt, kẹp gắp.
+ Hóa chất: Dung dịch axit H2SO4 loãng, dung dịch NaOH, dung dịch phenolphtalein, bột CuO, dung dịch BaCl2 , đinh Fe, giấy quỳ.
- HS đưa ra dự đoán và phương án thí nghiệm
Dự đoán/ giả thuyết
Phương án thí nghiệm
H2SO4 có tính axit :
- Làm đổi màu chất chỉ thị
- Tác dụng với oxit bazơ
- Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng lên mảnh giấy quỳ tím.
- Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH có phenolphtalein.
- Tác dụng với bazơ
- Tác dụng với muối
- Tác dụng với kim loại đứng trước H 
- Cho một ít bột CuO màu đen vào dung dịch H2SO4 loãng rồi lắc nhẹ.
- Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm có chứa dung dịch BaCl2.
- Cho đinh Fe (Zn) vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 loãng.
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm, yêu cầu HS quan sát, mô tả hiện tượng các TN, kết luận (Nếu HS làm TN theo nhóm, GV có thể phát phiếu học tập cho HS).
- HS xác định quy trình thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ hóa chất, tiến hành TN theo phương án thí nghiệm đề xuất, so sánh với dự đoán, giải thích hiện tượng xảy ra.
- HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng
2.3.2. Biện pháp 2
- Bước 1: Đặt vấn đề
GV nêu vấn đề, nhiệm vụ nhận thức (TN)
HS phân tích, phát hiện, nhận ra vấn đề và có nhu cầu giải quyết vấn đề
 ->Tiêu chí 1 (xác định câu hỏi/ mục đích TN) của NL TNHH
- Bước 2: Tạo mâu thuẫn nhận thức 
HS tái hiến kiến thức cũ để đưa ra dự đoán / giả thuyết
HS nhận ra mâu thuẫn bằng TN 
-> Tiêu chí 2 (Hình thành dự đoán/ giả thuyết khoa học)
- Bước 3: Phát biểu vấn đề cần giải quyết
HS phát biểu vấn đề cần giải quyết, đề xuất phương án thí nghiệm, lựa chọn và xác định các bước tiến hành TN để giải quyết mâu thuẫn
-> Tiêu chí 3, 4,5 (Đề xuất các phương án TN; Phân tích và lựa chọn phương án TN;Xác định quy trình TN)
 - Bước 4: Giải quyết vấn đề
GV yêu cầu HS lựa chọn dụng cụ, hóa chất tiến hành TN
HS tiến hành thí nghiệm theo phương án TN đã đề xuất
	-> Tiêu chí 6, 7 (Lựa chọn dụng cụ, hóa chất chuẩn bị cho TN theo phương án đã chọn; Thực hiện các thao tác tiến hành thí nghiệm)
- Bước 5: Phân tích để rút ra kết luận
GV yêu cầu HS quan sát và rút ra kết luận về kiến thức mới
HS quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng, xác nhận dự đoán đưa ra là đúng.
HS rút ra kết luận
	-> Tiêu chí 8, 9, 10 (Quan sát, mô tả các hiện tượng TN;Giải thích và viết PTHH;Rút ra kết luận về kiến thức)
Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc
(phản ứng của Đồng với axit sunfuric đặc)
1. Vị trí bài học
Bài 33: Axit Sunfuric - Muối Sunfat
	2. Tính chất hóa học
	b. Tính chất của axit sunfuric đặc
2. Mục tiêu thí nghiệm
- Kiến thức: Qua TN, HS chứng minh tính oxi hoá mạnh của axit H2SO4 đặc, có thể tác dụng với hầu hết các kim loại. 
- Kĩ năng: dự đoán, quan sát mô tả hiện tượng TN, nhận xét, rút ra kết luận.
- Phát t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_bai_axit_sunfuric_hoa.doc