SKKN Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua một số bài chương oxi - Lưu huỳnh. Lớp 10 - Ban cơ bản

SKKN Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua một số bài chương oxi - Lưu huỳnh. Lớp 10 - Ban cơ bản

Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa.Muốn đào tạo con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy lòng ham muốn hiểu biết của học sinh.Việc sử dụng phương pháp dạy học đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động của học sinh, rèn luyện khả năng dự đoán, tư duy nhằm phát triển năng lực cho học sinh là điều cấp thiết.

Trong quá trình dạy học nói chung , dạy học Hóa học nói riêng, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy-học. Thí nghiệm giúp học sinh làm quen với tính chất, mối liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu . Làm cơ sở để nắm vững các quy luật , các khái niệm khao học và biết khai thác chúng.Thí nghiệm còn giúp học sinh sáng tỏ mối quan hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, sản xuất và đời sống.Thông qua việc quan sát và tiến hành thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức sâu sắc và bền vững hơn đồng thời cũng có hứng thú sạy mê hơn trong học tập, phát triển tư duy sáng tạo, hình thành năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm nêu vấn đề.

Vì lý do trên tôi chọn đề tài “ Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua một số bài chương oxi-lưu huỳnh.Lớp 10-Ban cơ bản”.

 

docx 17 trang thuychi01 15082
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua một số bài chương oxi - Lưu huỳnh. Lớp 10 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa.Muốn đào tạo con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy lòng ham muốn hiểu biết của học sinh.Việc sử dụng phương pháp dạy học đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động của học sinh, rèn luyện khả năng dự đoán, tư duy nhằm phát triển năng lực cho học sinh là điều cấp thiết.
Trong quá trình dạy học nói chung , dạy học Hóa học nói riêng, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy-học. Thí nghiệm giúp học sinh làm quen với tính chất, mối liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu . Làm cơ sở để nắm vững các quy luật , các khái niệm khao học và biết khai thác chúng.Thí nghiệm còn giúp học sinh sáng tỏ mối quan hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, sản xuất và đời sống.Thông qua việc quan sát và tiến hành thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức sâu sắc và bền vững hơn đồng thời cũng có hứng thú sạy mê hơn trong học tập, phát triển tư duy sáng tạo, hình thành năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm nêu vấn đề.
Vì lý do trên tôi chọn đề tài “ Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua một số bài chương oxi-lưu huỳnh.Lớp 10-Ban cơ bản”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt trong các bài chương oxi-lưu huỳnh lớp 10- Ban cơ bản để lựa chọn các thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề nhằm lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Từ đó học sinh muốn nghiên cứu tìm ra nguyên nhân đó. Tức là buộc học sinh phải huy động kiến thức , suy luận để giải quyết vấn đề mà mình quan sát được.Tạo hứng thú trong học tập cho học sinh trong giờ hóa học.
- Xây dựng các câu hỏi nêu vấn đề khi sử dụng thí nghiệm.
- Thiết kế một giáo án có sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề.
- Xây dựng bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh sau khi học xong các bài chương oxi-lưu huỳnh
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu quá trình dạy và học môn hóa học lớp 10-Ban cơ bản ở trường 
THPT Lam Kinh.
- Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực.
- Nghiên cứu hệ thống thí nghiệm trong các bài về hợp chất của nitơ.
- Nghiên cứu cách sử dụng thí nghiệm sao cho phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy cho học sinh một cách cao nhất.
- Kỹ năng thực hành thí nghiệm của học sinh trường THPT Lam Kinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài về phương pháp dạy học nêu vấn đề và thí nghiệm nêu vấn đề trong dạy học hóa học.
- Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học có sử dụng thí nghiệm ở trường THPT Lam Kinh.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung kiến thức các bài chương oxi, lưu huỳnh.
- Đưa ra một số thí nghiệm nêu vấn đề phù hợp với một số bài chương oxi-lưu huỳnh có chú ý để thí nghiệm thành công.
- Thực nghiệm sư phạm với 2 lớp giảng dạy.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm đã lựa chọn các thí nghiệm chương oxi-lưu huỳnh để tạo ra các tình huống có vấn đề. Thông qua hiện tượng quan sát được và các kiến thức đã biết, HS phát hiện ra mâu thuẫn. Từ đó HS suy luận, giả thuyết các tình huống để nhận xét và kết luận. Hiện tượng thí nghiệm làm tăng thêm tính tò mò, phám phá khoa học của HS, làm khắc sâu kiến thức và kích thích hứng thú học tập của HS, giúp phát triển các năng lực cho HS trong các giờ học Hóa.Rèn luyện các thao tác thí nghiệm an toàn và trên cơ sở kiến thức đã học các em biết giải quyết các tình huống thực tiễn. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
-Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề" (Rubinstein).
- Có 3 kiểu xây dựng tình huống có vấn đề đó là: tình huồng nghịch lí- bế tắc, tình huống lựa chọn, tình huống nhân quả.
- Trong dạy học nêu vấn đề không chỉ coi trọng việc truyền thụ kiến thức mà còn coi trọng cả việc hướng dẫn học sinh độc lập tìm ra con đường dẫn đến kiến thức mới, nghĩa là phải dạy cho học sinh biết tư duy một cách logic, khoa học và sáng tạo. Ở một mức độ nhất định học sinh phải như là “Người nghiên cứu” đang tìm cách giải quyết vấn đề học tập nảy sinh ra từ các tình huống có vấn đề. Muốn vậy trong quá trình giải quyết vấn đề học tập, giáo viên đóng vai trò là người dẫn đường tổ chức hoạt động tìm tòi của học sinh, giúp học sinh đánh giá các giả thuyết, giảm nhẹ khó khăn để học sinh giải quyết được nhanh chóng. Vai trò của giáo viên không chỉ dừng lại ở việc nói cái gì, mà quan trọng hơn là phải tổ chức các hoạt động một cách tuần tự để tìm ra vấn đề, sau đó tìm ra con đường giải quyết vấn đề đó. Và cái cuối cùng là giúp học sinh phát hiện ra vấn đề và sau đó cũng tự tìm ra vấn đề và năng lực giải quyết vấn đề không những trong học tập mà cả trong cuộc sống, sản xuất và nghề nghiệp.
 “Thí nghiệm và phương tiện trực quan là mô hình hiện đại cho hiện thực khách quan, là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập, nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính, để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hoá và sự tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể tư duy”. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT, giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học dưới nhiều hình thức khác nhau như: dạy học nêu vấn đề theo phương pháp đàm thoại, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng thí nghiệm trình chiếu hoặc sử dụng các thí nghiệm biểu diễn để kiểm chứng các tính chất,.Tuy nhiên với những kiến thức cần khắc sâu và phát triển tư duy cho học sinh thì việc sử dụng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề không nhiều. Mặt khác năng lực của phụ tá thí nghiệm còn hạn chế, hóa chất trong phòng thí nghiệm còn thiếu hoặc đã hết hạn sử dụng nên việc làm thí nghiệm nhiều khi không thành công . Vì vậy nhiều giáo viện còn ngại khi chuẩn bị thí nghiệm. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Lựa chọn các thí nghiệm nêu vấn đề trong các bài dạy về nhóm oxi-lưu huỳnh.
Khi dạy bài oxi- ozon có thể lựa chọn thí nghiệm sau:
TN: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
*Mục đích của thí nghiệm:
HS biết cách điều chế và thu khí oxi bằng phương pháp dời chỗ của nước.
* Dụng cụ và hóa chất: Ống nghiệm khô, bộ giá thí nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí, ống nghiệm, chậu thủy tinh đựng nước.
*GV tiến hành thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm khô một lượng KMnO4 với chiều cao chừng 2 cm. Cho tiếp vào gần miệng ống nghiệm ột miếng bông rồi đậy ống bằng nút cao su có ống dẫn khí. Kẹp ống nằm ngang trên giá, miệng hơi chúc xuống. Cho nước vào đầy một ống nghiệm rồi úp xuống và cho ống dẫn
 khí vào(Hình 1).
Đưa ngọn lửa đèn cồn dọc theo thành ống nghiệm, sau đó tập trung đun nóng vào đáy ống nghiệm có chứa KMnO4.
*GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng , đồng thời đưa ra các câu hỏi nhằm kích thích sự tò mò, tập trung chú ý của HS:
? Tại sao trong ống nghiệm có tiếng nổ lách tách?
? Tại sao thu oxi bằng cách đẩy nước? Có dùng phương pháp đẩy không khí được không? Nếu được thì nên úp bình hay ngửa bình? Vì sao?
Ngoài ra còn yêu cầu các em tìm tòi, mở rộng qua các câu hỏi của GV như:
? Tại sao khi kết thúc thí nghiệm, trước khi tắt đèn cồn phải tháo ống dẫn khí ra?
? Nêu nguyên tắc điều chế oxi trong PTN? Ngoài cách dùng KMnO4 còn có thể dùng các hóa chất nào? Với cùng lượng hóa chất đó thì chất nào cho được nhiều oxi hơn.
- HS nhớ lại phương pháp điều chế oxi trong PTN ở lớp 8 và hiện tượng quan sát được để giải thích: Trong ống nghiệm có tiếng nổ lách tách là khi đó KMnO4 bị phân hủy.
- Khí O2 nặng hơn không khí nên có thể thu bằng phương pháp đẩy không khí 
(ngửa bình) hoặc thu bằng cách đẩy nước do khí oxi rất ít tan trong nước.
- HS vận dụng kiến thức về sự giảm áp suất, tư duy và giải thích: Khi kết thúc thí nghiệm, trước khi tắt đèn cồn phải tháo ống dẫn khí ra để tránh hiện tượng nước chảy ngược từ cốc sang ống nghiệm đang nóng làm vỡ ống.
Khi dạy bài lưu huỳnh có thể lựa chọn thí nghiệm sau:
TN : Lưu huỳnh tác dụng với oxi.
* Mục đích của thí nghiệm:
Học sinh biết lưu huỳnh tác dụng với oxi cho ngọn lửa màu xanh. Trong phản ứng này, lưu huỳnh thể hiện tính khử.
* Dụng cụ và hóa chất:Bình tam giác chứa oxi đã điều chế từ trước. Muỗng sắt, lưu huỳnh, đèn cồn, bao diêm.
* GV nêu cách tiến hành thí nghiệm: Lấy một ít lưu huỳnh vào muỗng sắt rồi đun cho lưu huỳnh nóng chảy, sau đó đưa nhanh vào bình tam giác chứa oxi.
* GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng đồng thời yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Lưu huỳnh nóng chảy có cháy trong không khí và trong oxi không?
? Tại sao màu ngọn lửa trong oxi lại xanh đậm hơn trong không khí?
- HS thấy ngọn lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa xanh mờ còn trong bình chứa khí oxi có ngọn lửa xanh đậm. Như vậy, lưu huỳnh tác dụng với khí oxi tạo khí SO2 có mùi hắc, khó chịu.
- Ngọn lửa trong bình chứa khí oxi xanh hơn và phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn vì trong bình, nồng độ của oxi cao hơn nồng độ oxi trong không khí.
Như vậy, thí nghiệm có sự khác nhau về màu sắc ngọn lửa nên kích thích sự tò mò và suy nghĩ của học sinh
Khi dạy bài Hiđrosunfua, lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh trioxit có thể lựa chọn thí nghiệm sau:
TN: Điều chế hiđrosunfua và nhận biết hiđrosunfua
*Mục đích của thí nghiệm:
 HS biết cách điều chế hiđrosunfua trong phòng thí nghiệm và cách nhận biết hiđrosunfua.
Khi tác dụng với H2 thì lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa.
* Dụng cụ và hóa chất: Bình tam giác, ống thủy tinh hình trụ,Bộ giá thí nghiệm, Nút cao su 1 lỗ đậy ống hình trụ và ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, cốc thủy tinh, đèn cồn, ống cao su, kẹp Mo, dụng cụ điều chế chất khí từ chất rắn và chất lỏng. Zn hạt, dung dịch HCl, bột lưu huỳnh, dd Pb(NO3)2, dd NaOH loãng.
*GV tiến hành thí nghiệm: 
- Cho một ít lưu huỳnh vào ống thủy tinh hình trụ rồi kẹp ống nằm ngang trên giá thí nghiệm. 
- Đậy hai miệng ống bằng nút cao su có các ống dẫn khí xuyên qua, một đầu nối với ống dẫn sục trong ống nghiệm có nhánh chứa dung dịch Pb(NO3)2.
- Mở kẹp Mo một lúc để H2 mới sinh tạo thành từ dụng cụ điều chế khí đẩy không khí ra khỏi ống hình trụ. Sau đó hơ ngọn đèn cồn dộc theo ống hình trụ rồi tập trung vào chỗ có lưu huỳnh.
* GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng đồng thời yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Khói màu trắng xuất hiện trong ống hình trụ là gì?
? Tại sao có chất kết tủa màu đen xuát hiện ở dung dịch Pb(NO3)2?
? Tại sao cần có dung dịch NaOH?
Hiện tượng trên yêu cầu HS phải tư duy để giải thích được chất kết tủa màu đen là gì?
- Trong ống hình trụ S nóng chảy tác dụng với hi đro tạo thành khói màu trắng, đó là H2S 
	H2 + S H2S
- Dung dịch trong ống nghiệm có nhánh chuyển dần thừ không màu sang màu đen do có PbS tạo thành. 
 H2S + Pb(NO3)2 PbS + 2HNO3.
- Khí H2S có mùi trứng thối, rất độc nên cần có dung dịch NaOH trong cốc để khử H2S còn dư.
GV có thể đặt thêm các câu hỏi để các em tìm tòi và mở rộng:
?Nếu dụng cụ bằng bạc hoặc đồng để trong không khí bị đen thì có thể kết luận trong không khí có lẫn H2S không? Vì sao?
?Ngoài dung dịch Pb(NO3)2 , hãy tìm hiểu thêm một số thuốc thử khác để nhận biết ion S2-.
 Khi dạy bài axit sunfuric, muối sunfat có thể lựa chọn thí nghiệm sau:
Thí nghiệm1: Pha loãng dung dịch H2SO4 đặc.
* Mục đích của thí nghiệm: 
HS biết cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc và hiểu được tại sao phải cẩn trọng khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc.
*Dụng cụ và hóa chất: Ống nghiệm đựng nước cất, kẹp gỗ, dd H2SO4 đặc.
* GV tiến hành thí nghiệm: Cho từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa nước cất. Sau đó cho HS sờ tay vào thành ống nghiệm.
GV yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng và trả lời câu hỏi:
? Tại sao khi pha loãng dung dịch H2SO4 đặc cần cho từ từ axit vào nước mà không làm ngược lại?
HS sờ vào ống nghiệm thấy ống nghiệm nóng lên chứng tỏ quá trình hòa tan tỏa nhiệt. HS đưa ra các giả thuyết để giải quyết mâu thuẫn là tại sao không làm ngược lại?
Thí nghiệm 2: Đồng tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc.
* Mục đích của thí nghiệm: 
HS biết và hiểu được tại sao Cu không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng lại tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc.
-Cách nhận biết khí SO2.
*Dụng cụ và hóa chất: Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, vài mảnh phoi bào Cu.
* GV tiến hành thí nghiệm: Lấy 2 ống nghiệm: Một ống cho khoảng 2 ml dung dịch H2SO4 loãng, một ống đựng dung dịch H2SO4 đặc. Cho vào một ống 1 mảnh đồng phoi, đun nóng nhẹ hai ống nghiệm. 
Sau đó cho 1 mẫu quỳ tím ẩm lên miệng bình và nút bình bằng bông tẩm dung dịch KMnO4.
GV yêu cầu HS quan sát , nêu hiện tượng:
Ở ống nghiệm đựng H2SO4 đặc thì dung dịch có màu xanh đồng thời có khí thoát ra. Khi này làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ và làm nhạt màu dung dịch KMnO4.
GV đặt câu hỏi nêu vấn đề:
? Tại sao ở ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng không có hiện tượng gì 
xảy ra? Nhưng với dung dịch H2SO4 đặc lại có hiện tượng tạo dung dịch màu
 xanh, đồng thời có khí mùi xốc thoát ra?
? Muốn kết thúc thí nghiệm, xử lí khí thoát ra như thế nào?
Hs phải dựa vào dấu hiệu của thí nghiêm như: Dung dịch có màu xanh phải là dung dịch muối đồng, còn khí gì sinh ra mà lại làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ? Không phải khí H2! Vậy phải là khí gì mà vửa làm quỳ tím ẩm hóa đỏ lại làm mất màu dung dịch KMnO4? Đó phải là khí SO2!
Như vậy, ở đây đã xuất hiện mâu thuẫn giữa kiến thức về axit tác dụng với kim loại mà các em đã học trước đó.
* Để phát triển tư duy cho HS, GV yêu cầu HS viết PTHH và xác đinh số oxi hóa của các nguyên tố. Từ sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố, HS phát hiện được trong phản ứng này nguyên tố thể hiện tính oxi hóa là ( trong phân tử H2SO4 đặc) chứ không phải ( như trong phân tử H2SO4 loãng khi tác dụng với kim loại)
Cu + H2SO4(loãng) không phản ứng
Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O
 ( dung dịch có màu xanh)
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
2.3.2. Thiết kế giáo án có sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề:
Bài soạn: Axit sunfuric. Muối sunfat.
I. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ.
1. Kiến thức
HS biết:
+Tính chất vật lí của axit sunfuric, cách pha loãng axit sunfuric.
+Axit sunfuric loãng là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất chung của một axit.
+Axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hóa mạnh.
+Ứng dụng của axit sunfuric.
+Các công đoạn chính sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp.
+Tính chất của muối sunfat và nhận biết ion sunfat.
HS hiểu:
+Axit sunfuric có tính axit gây ra bởi ion H+ và tính oxi hóa được quyết định bởi ion H+.
+Axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hóa mạnh gây ra bởi gốc SO42- trong đó lưu huỳnh có số OXH cao nhất +6.
Vận dụng bậc thấp: giải bài tập hóa học và viết phương trình liên quan đến nội dung bài học.
Vận dụng bậc cao: giải thích những vấn đề hay gặp trong cuộc sống liên quan đến axit sunfuric và muối sunfat.
* Trọng tâm: 
- Tính axit mạnh và tính oxi hóa của H2SO4 loãng là do H+ trong phân tử.
- Tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc nóng là do gốc SO42- chứa S có số oxi hóa cao nhất (+6). 
2. Kĩ năng
- Kĩ năng pha loãng axit sunfuric đặc.
- Quan sát thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về tính chất vật lí cũng như tính chất hóa học.
- Dự đoán được tính chất của hợp chất axit sunfuric, thông qua các tình huống 
trong thực tế.
- Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học.
- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit và muối khác.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit sunfuric, muối sunfat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
 Vai trò của axit sunfuric đối với nền kinh tế quốc dân.
4. Phát triển năng lực.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Năng lực thực hành thí nghiệm.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Năng lực tính toán.
II. Trọng tâm.
- H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh.
III. Chuẩn bị 
1. Giáo viên.
Dụng cụ thí nghiệm:Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp, đũa thủy tinh, ống hút nhỏ giọt, cốc thủy tinh, bông.
- Hóa chất: H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, đồng phoi, nước cất, giấy quỳ tím, đường saccarozơ, , dung dịch KMnO4, dd NaOH.
2. Học sinh
Ôn lại tính chất hóa học của axit
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học.
Phương pháp phát hiện- giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp trực quan, phương pháp hoạt động hợp tác nhóm nhỏ.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau:
S H2S SO2 SO3 H2SO4
GV gọi HS lên bảng, HS khác tự làm vào vở. Sau đó gọi các học sinh khác nhận xét và kết luận.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tính chất vật lý của dung dịch H2SO4
GV: Cho HS quan sát bình đựng axit H2SO4 đặc.GV hỏi: Em hãy cho biết trạng thái, màu sắc của axit sunfuric?
HS: trả lời.
GV nhận xét và bổ sung
GV: Tiến hành pha loãng axit sufuric đặc vào nước (vừa pha loãng axit vừa nêu cách tiến hành), sau đó đưa ống nghiệm sau khi pha loãng cho HS tiếp xúc. GV hỏi:
? Nêu cách pha loãng H2SO4 đặc?
? Nhận xét khả năng tan trong nước của axit sunfuric trong nước? Nhận xét nhiệt độ của ống nghiệm?
HS: trả lời.
GV bổ sung: axit tan vào nước tạo thành những hidrat H2SO4.nH2O
GV treo hình 6.6 lên bảng cho HS xem và đặt câu hỏi nêu vấn đề
? Tại sao không được cho từ từ axit vào nước?
HS nghiên cứu trả lời.
 GV bổ sung: H2SO4 nặng hơn nước nên khi cho axit vào nước, nước sẽ nổi lên trên mặt axit, axit tan trong nước sẽ tỏa một lượng nhiệt lớn làm nước sôi đột ngột và bắn tung tóe kèm theo axit ra xung quanh gây nguy hiểm. Nếu bắn vào quần áo sẽ làm cháy quần áo, bắn vào da sẽ gây bỏng axit.
Ngược lại khi rót từ từ axit vào nước thì axit sẽ từ từ chìm xuống đáy, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.
I. Axit sunfuric
1. Tính chất vật lí:
- Chất lỏng sánh không màu như dầu, không bay hơi, nặng gần gấp hai lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3).
 - H2SO4 đặc hút nước mạnh, tan vô hạn trong nước và khi tan trong nước tỏa nhiều nhiệt.
- Cách pha loãng axit sunfuric đặc: Rót từ từ axit đặc vào nước dọc theo đũa thủy tinh và khuấy đều. Tuyệt đối không làm ngược lại. 
Hoạt động 2: Tính chất của H2SO4 loãng
GV đạt vấn đề: Các em đã học về H2SO4 loãng ở CT lớp 9. Vậy em hãy cho biết H2SO4 loãng là axit mạnh hay yếu? H2SO4 loãng có những tính chất hóa học gì? Viết PTHH minh họa?
HS trả lời và viết các PTHH
GV đặt câu hỏi: 
?Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?
?Vai trò của H2SO4 loãng trong phản ứng đó? Tính oxi hóa của H2SO4 loãng do tác nhân nào gây nên?
HS trả lời: Phản ứng (4) là phản ứng oxi hóa khử . H2SO4 thể hiện tính oxi hóa do H+ gây nên.
GV lưu ý với HS về sản phẩm của phản ứng giữa KL với H2SO4 loãng.
II. Tính chất hóa học 
 a. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng
- Làm đổi màu quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ:
H2SO4(loãng) + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
H2SO4 + CuOCuSO4 + H2O
 - Tác dụng với muối của axit yếu hơn:
H2SO4 + CaCO3CaSO4 + CO2 + H2O
- Tác dụng với kim loại đúng trước hi đro trong dãy hoạt động hóa học: 
Nhận xét:
- Axit sunfuric loãng là một axit mạnh.
- Tính oxi hóa của axit sunfuric loãng là do H+ trong phân 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_thi_nghiem_neu_van_de_nham_kich_thich_hung_thu.docx