SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả dạy và học Toán lớp 3 trường TH Điền Trung I huyện Bá Thước

SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả dạy và học Toán lớp 3 trường TH Điền Trung I huyện Bá Thước

Mỗi một bộ môn trong nhà tr¬¬ường đều có tiềm năng và những đặc thù riêng của nó trong giáo dục trí tuệ và đạo đức cho học sinh. Toán học là một bộ môn rất quan trọng, nhất là ở bậc giáo dục phổ thông. Trong những năm gần đây ở đất nước chúng ta đang diễn ra xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, trong đó có dạy học Toán nói riêng, đó là xu thế "dạy học tập trung vào ngư¬¬ời học", hay là "phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh". Tính tự lập trong học tập của học sinh ngày càng được coi trọng. Chính vì vậy, chúng ta đã có những cải tiến về nội dung chư¬¬¬ơng trình ở các sách giáo khoa Toán, nh¬¬¬ưng phương pháp giảng dạy vẫn còn mang tính thụ động cho học sinh, nhất là ở bậc Tiểu học " Phương pháp dạy và học toán ở số đông các trư¬¬ờng Tiểu học còn nhiều hạn chế: giáo viên và học sinh vẫn còn bị phụ thuộc vào tài liệu có sẵn, dạy học còn nặng nề truyền thụ kiến thức và làm theo mẫu, ch¬ư¬¬a thực hiện đư¬¬¬ợc cá thể hóa, chư¬¬a giúp học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, chưa gây được hứng thú học tập, chưa tạo cho các em tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội để có khả năng học tiếp ở các cấp học cao hơn.

doc 20 trang thuychi01 17693
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả dạy và học Toán lớp 3 trường TH Điền Trung I huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi một bộ môn trong nhà trường đều có tiềm năng và những đặc thù riêng của nó trong giáo dục trí tuệ và đạo đức cho học sinh. Toán học là một bộ môn rất quan trọng, nhất là ở bậc giáo dục phổ thông. Trong những năm gần đây ở đất nước chúng ta đang diễn ra xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, trong đó có dạy học Toán nói riêng, đó là xu thế "dạy học tập trung vào người học", hay là "phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh". Tính tự lập trong học tập của học sinh ngày càng được coi trọng. Chính vì vậy, chúng ta đã có những cải tiến về nội dung chương trình ở các sách giáo khoa Toán, nhưng phương pháp giảng dạy vẫn còn mang tính thụ động cho học sinh, nhất là ở bậc Tiểu học " Phương pháp dạy và học toán ở số đông các trường Tiểu học còn nhiều hạn chế: giáo viên và học sinh vẫn còn bị phụ thuộc vào tài liệu có sẵn, dạy học còn nặng nề truyền thụ kiến thức và làm theo mẫu, chưa thực hiện được cá thể hóa, chưa giúp học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, chưa gây được hứng thú học tập, chưa tạo cho các em tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội để có khả năng học tiếp ở các cấp học cao hơn.
Phương pháp sử dụng trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, tạo cơ hội rèn kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh, duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. Tuy nhiên khi tổ chức trò chơi nếu giáo viên không chú ý, học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
Hiện nay việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy và học các môn học nói chung và môn Toán nói riêng chưa được giáo viên coi trọng, rất ít được sử dụng có chăng chỉ chỉ diễn ra ở những tiết dự giờ thao giảng. Các trò chơi đơn điệu chưa phong phú, thường là trò chơi Ai nhanh ? Ai đúng ? , hoặc truyền điện mà thôi. Và đặc biệt cách tổ chức trò chơi chưa đúng, còn lộn xộn chưa đúng quy trình. . Vì vậy hiệu quả dạy và học chưa cao.
Bên cạnh đó chúng ta thấy kinh nghiệm của giáo viên về thiết kế trò chơi 
cũng như cách thức tổ chức trò chơi trong dạy và học hiện nay còn hạn chế.
Chính vì những lí do nêu trên mà tôi chọn SKKN: Sử dụng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả dạy và học Toán lớp 3 trường TH Điền Trung I huyện Bá Thước .
2. Mục đích nghiên cứu
 Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức phương pháp trò chơi trong dạy và học Toán lớp 3 ở trường TH Điền Trung I , huyện Bá Thước . Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, hóc búa thì việc đưa ra các trò chơi toán học nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. 
3. Đối tượng nghiên cứu
 - Học sinh lớp 3B trường ở TH Điền Trung I, huyện Bá Thước.
 - Quy trình sử dụng PP trò chơi trong dạy và học Toán lớp 3 .
4. Phương pháp nghiên cứu
	- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
	- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra phương pháp thử nghiệm.
	- Nhóm phương pháp thống kê toán học.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Xuất phát từ một số đặc điểm tâm lí của học sinh nói riêng và người học nói chung: nội dung học tập càng hấp dẫn thì người học càng hứng thú cao và hiệu quả học tập càng cao; việc học gắn với thực hành thì sẽ giúp cho người học nhớ lâu kiến thức và biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng vào một tình huống giải quyết vấn đề cụ thể; người học muốn thể hiện năng lực của mình trong một môi trường học tập hợp tác (có nhiều bạn học cùng tham gia một hoạt động).
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học 
sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi 
chuyền tải mục tiêu của bài học, Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương 
pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
Có thể sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố
 kiến thức, kĩ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi 
để củng cố kiến thức, kĩ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò 
chơi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay khi bắt đầu bài học mới.
Tuy nhiên để sử dụng trò chơi có hiệu quả thì đòi hỏi người tổ chức ( Giáo viên) phải biết cách tổ chức (tức phải nắm được quy trình tổ chức trò chơi). Mà quy trình sử dụng phương pháp trò chơi là trình tự (loogic) các hoạt động nhằm đạt được mục đích yêu cầu của trò chơi. Việc sử dụng phương pháp trò chơi theo quy trình là hoạt động của giáo viên được tiến hành theo các bước đã lập trình sẵn nhằm chuyển tải được mục tiêu của bài học, nâng cao được chất lượng giảng dạy.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Về phía học sinh
Các em phải chịu rất nhiều áp lực: áp lực từ phía gia đình vì nhiều phụ huynh lúc nào cũng nóng lòng mong con cái mình học giỏi - Học sinh chịu nhiều áp lực: áp lực từ bố mẹ, áp lực từ thầy cô nên gây cho các em cảm giác mệt mỏi, buồn chán, không hứng thú trong học tập. Các em chỉ biết học và học hơn nữa tiết học toán thường khô khan mà hoạt động học tập không được kết hợp với các trò chơi, điều đó sẽ làm không khí lớp học luôn căng thẳng.
- Bản tính nhút nhát của các em cũng làm cho lớp học trầm và buồn. 
- Một số các em học chưa tốt thường chán học và tự ti, mặc cảm nên các em không dám gần gũi cô giáo và bạn bè, ít tham gia các hoạt động trong học tập.
Chúng ta biết rằng ở tuổi các em phải được: Học mà chơi, chơi mà học thì mới gây được hứng thú và cuốn hút các em vào hoạt động học tập. Việc tổ chức trò chơi sẽ giúp các em gắn kết, gần gũi với cô giáo và tự tin hơn, hứng thú học tập hơn.
b. Về phía giáo viên
Qua quá trình công tác, qua dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy đa số giáo viên 
không sử dụng trò chơi vào tiết học và đặc biệt là các tiết học trong môn Toán. Nếu có chỉ diễn ra ở một số tiết dạy thao giảng dự giờ, và tổ chức các trò chơi còn đơn điệu chưa gây hứng thú đối với học sinh. Khi trao đổi về vấn đề sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học với đồng nghiệp, tôi thấy rõ được lý do của thực trạng trên như sau:
 - Đa số giáo viên lại chỉ lo lắng và quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức đến 
HS mà thôi, mà ít quan tâm đến không khí lớp học, đến thái độ học tập của học sinh.
 - Giáo viên ngại phải chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi. 
 - Đôi khi giáo viên vẫn mang tâm lý sợ lớp học ồn, sợ quá thời gian của 1 tiết học.
 - Việc sử dụng phương pháp trò chơi chưa nhiều và chưa đúng trình, GV còn 
khá lúng túng khi tổ chức trò chơi, tổ chức trò chơi không đủ các bước hoặc sắp xếp các bước không theo qui trình hợp lí, lệnh và tổ chức cách chơi không rõ ràng dẫn đến lớp học thường hay ồn ào, mất thời gian ảnh hưởng đến tiết học, trò chơi không thành công, hiệu quả không được như mong muốn. Chính vì vậy mà giáo viên càng ngại tổ chức trò chơi trong giảng dạy hơn. Đây chính là lí do quan trọng nhất làm cho giáo viên ít (thậm trí không) sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy và học.
Từ những thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và đã xây dựng được quy trình sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy và học môn toán lớp 3.
Ngay trong thời gian đầu nhận lớp, tôi đã khảo sát mức độ đạt được của học sinh đối với môn Toán lớp 3 như sau:
Số học sinh được khảo sát đầu năm: 18 học sinh
 HS thực hiện tốt
 HS thực hiện đạt yêu cầu.
HS thực hiện chưa đạt yêu cầu.
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
3 em
16.6 %
7 em
38.8 %
8 em
44.6 %
 3. Quy trình sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 3
3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình
 Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó. Quy trình sử dụng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả dạy và học trong môn 
Toán của HS lớp 3 là một trật tự tuyến tính bao gồm các bước từ khi bắt đầu cho 
đến khi kết thúc hoạt động dạy học. Khi xây dựng quy trình sử dụng phương pháp 
trò chơi tôi dựa vào những nguyên tắc cơ bản sau:
* Đảm bảo tính mục tiêu. 
- Trò chơi phải củng cố được nội dung Toán học cụ thể trong chương trình.
- Trò chơi phải được xây dựng từ các dạng kiến thức, mạch kiến thức có trong chương trình.
- Trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kĩ năng Toán học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo và gây được hứng thú trong học tập. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
- Trò chơi hợp với quỹ thời gian, thích hợp với môi trường học tập.
- Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 3.
- Tổ chức trò chơi không quá cầu kì, phức tạp.
* Đảm bảo tính khoa học
- Bám sát vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản của tiết học, môn học.
- Sử dụng triệt để đồ dùng được cấp, ở thư viện...
- Đồ dùng phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ, tính giáo dục nhưng phải tiết kiệm.
	* Đảm bảo tính thực tiễn
	- Việc thiết kế trò chơi phải dựa trên thực tiễn tiết học, phải phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài tập, của tiết học vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học.
	* Đảm bảo tính khả thi
	Việc thiết kế trò trò chơi phải đảm bảo một số yêu cầu sau: 
 - Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 3.
 - Phù hợp với năng lực chuyên môn của đại đa số giáo viên dạy hoc Toán lớp 3.
 - Có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học Toán lớp 3.
Từ các nguyên tắc trên, căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào mục tiêu và nội dung trong mỗi tiết học, vào trình độ học sinh của từng lớp học và môi trường học tập của các em để thiết kế trò chơi sao cho phù hợp.
 3.2. Quy trình sử dụng trò chơi học tập trong giờ học Toán lớp 3
a. Quy trình sử dụng chung
Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích trò chơi. Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức hay kĩ năng nào.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: số người tham gia, số đội tham gia (mấy 
đội chơi), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ, ).
- Cách chơi: từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian 
chơi (thời gian tiến hành thường từ 5 - 7 phút), những điều người chơi không được làm, 
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, các giải cuộc chơi (nếu có).
Bước 3: Thực hiện trò chơi: 
- Chơi thử (đối với trò chơi mới).
- Chơi thật.
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội,
những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
	+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
Lưu ý: Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận một cách thoải mái và tự giác làm trò chơi hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng hình thức đơn giản, vui.
	+ Một số HS nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
b. Quy trình sử dụng các trò chơi vào các bài học cụ thể trong toán học lớp 3
 Dưới đây là một số trò chơi cụ thể mà tôi đã thiết kế dựa trên quy trình chung như sau:
Trò chơi thứ 1: Truyền điện
(Trò chơi này có thể áp dụng được rất nhiều trong các tiết học toán ở lớp 3 
nhằm ôn tập, củng cố kĩ năng tính toán cộng, trừ, nhân chia...)
Bước 1: 
* Giới thiệu trò chơi: Truyền điện.
* Mục đích trò chơi: 
- Luyện tập, củng cố bảng nhân 6. Trang 20 SGK Toán 3.
- Luyện phản xạ nhanh ở các em.
Bước 2: Hướng dẫn chơi: 
- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kì đồ dùng nào.
- Số người chơi: Cả lớp.
- Quản trò, trọng tài: Giáo viên.
- Thời gian chơi: 5 - 7 phút.
- Cách chơi: Tất cả học sinh trong lớp đều đứng lên. Giáo viên bắt đầu gọi từ 
một em bất kì.
Ví dụ: Em A xướng to 6 x 7 rồi chỉ nhanh vào em B bất kì để truyền điện. Lúc này em B phải nói nhanh bằng 42 . Nếu B nói đúng thì B có quyền chỉ nhanh vào em C bất kì và được ngồi xuống. Lúc này em C lại được quyền xướng to tương tự em A. Cứ làm như thế cho đến bao giờ hết vòng cả lớp thì thôi. 
 	Em nào nói sai thì phải hát một bài hát hoặc nhảy lò cò một vòng từ chỗ của 
mình lên bảng. Kết thúc cho một tràng pháo tay cho những bạn nói nhanh và nói 
đúng.
Bước 3: Thực hiện trò chơi.
- Chơi thử ( nếu cần).
- Chơi thật.
Bước 4: Nhận xét: 
Giáo viên nhận xét thái độ, ý thức tham gia chơi của học sinh. Công bố những em nói đúng kết quả. ( khen bằng 1 tràng pháo tay). Những em nói sai kết quả thì yêu cầu nhảy lò cò một vòng từ chỗ mình lên bảng.
	- Học sinh dưới lớp không được nhắc kết quả cho bạn.
Trò chơi này không cầu kì nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.
Trò chơi thứ 2: Ai nhiều điểm nhất.
( Trò chơi này áp dụng được rất nhiều các tiết dạy )
* Bước 1: Giới thiệu trò chơi: Ai nhiều điểm nhất.
- Mục đích: 
 + Luyện tập,củng cố kĩ năng nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và kĩ năng chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. 
( Lưu ý: Trò chơi này áp dụng được rất nhiều trong các tiết dạy )
+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm.
Bước 2: Hướng dẫn chơi.
- Chuẩn bị:
+ 2 cành cây có đánh số 1,2.
+ Một số bông hoa cắt bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như:
341 x 2
213 x 3
212 x 4
110 x 5
203 x 3
437 x 2
205 x 4
872 : 4
375 : 5
390 : 6
905 : 5
578 : 3
230 : 6
420 : 6
 + Phấn màu.
+ Đồng hồ theo dõi thời gian.
+ Chọn 3 học sinh giỏi nhất lớp làm ban giám khảo và thư ký.
- Số người chơi: 18 người ( Trong đó: 14 người trực tiếp chơi, 2 người làm ban giám khảo và 2 người cầm 2 cành cây )
- Quản trò, trọng tài: Giáo viên.
- Thời gian chơi: 5 - 7 phút.
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 7 học sinh. Khi nghe hiệu lệnh 
 bắt đầu lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên. Người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, mỗi em làm 1phép tính nhân và một phép tính chia. Sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây rồi đến người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội cử 1 đại diện của đội mình lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của đội mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Ban giám khảo và thư ký ghi lại kết quả.
 - Cách tính:
 + Mỗi phép tính đúng được 1 bông hoa.
 + Tổng hợp số hoa của từng đội. Đội nào nhiều hoa hơn là đội đó thắng cuộc.
Bước 3: Thực hiện trò chơi.
- Chơi thử ( nếu cần).
- Chơi thật.
Bước 4: Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét, đánh giá các đội chơi, khuyến khích Ban giám khảo và thư ký, nhắc nhở các em những sai sót còn vấp phải để lần sau chơi tốt hơn.
- Trao hoa cho đội thắng cuộc. Nhắc nhở, khích lệ đội thua cuộc.
Trò chơi thứ 3: Vui cùng hình chữ nhật.
( Trò chơi này áp dụng cho bài: Chu vi hình chữ nhật và các bài toán giải 
tính chu vi hình chữ nhật)
Bước 1: 
- Giới thiệu trò chơi: Vui cùng hình chữ nhật.
- Mục đích : Củng cố cho học sinh biết tính chu vi hình chữ nhật bằng cách lấy chiều dài cộng với chiều rộng ( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. 
Bước 2: Hướng dẫn chơi.
- Chuẩn bị:
+ Thước kẻ.
+ 2 sợi dây đồng.
- Số người chơi: 4 người. ( 2 đội, mỗi đội 1 HS nam và 1 HS nữ)
- Trọng tài: Giáo viên	
- Thời gian chơi: 5 - 7 phút.
- Cách chơi: 
- Gọi 2 em lên tham gia lên bảng chơi. 
- Phát cho mỗi em 1 sợi dây đồng dài 40 cm và yêu cầu các em tìm cách nắn sợi dây đồng thành các hình chữ nhật theo yêu cầu sau đó tính chu vi hình chữ nhật vừa tạo được.
Ví dụ: Tạo hình chữ nhật có chiều dài là 15 cm và chiều rộng 5 cm.
- Khi nghe hiệu lệnh các em bắt đầu thực hiện. đội nào xong trước và thực hiện đúng sẽ là người thắng cuộc. Đội thắng cuộc được thưởng hoa. Lưu ý, nhắc nhở, khích lệ đội thua cuộc đã cố gắng làm được nhưng cần tốc độ nhanh hơn và đúng hơn.
- Nếu cả 2 đội cùng làm đúng và xong cùng một lúc thì ra câu hỏi phụ.
Bước 3: Thực hiện chơi.
- Chơi thử ( nếu cần).
- Chơi thật.
Bước 4: Nhận xét và đánh giá ý thức chơi của từng đội.
Thưởng hoa cho đội chơi thắng cuộc.
Trò chơi thứ 4: Tìm lá cho hoa.
( Trò chơi này áp dụng được rất nhiều các tiết dạy )
Bước 1: 
- Giới thiệu trò chơi: Tìm lá cho hoa.
- Mục đích: 
+ Củng cố về cộng, trừ trong phạm vi 1000.
+ Rèn tính tập thể cao.
Bước 2: Hướng dẫn chơi.
Chuẩn bị: 
+ 2 bông hoa màu bằng bìa cứng, mặt sau gắn nam châm.
550
415
 577 - 27	 215 + 220	 225 + 325 632 - 12	 530 - 115
 750 - 200	 368 + 47 172 +319 600 - 50 434 - 19	 
+ 10 chiếc lá xanh có gắn nam châm mặt sau.
- Số người chơi: 8 người (2 đội, mỗi đội 4 em)
- Trọng tài: Giáo viên và 2 học sinh có năng lực học toán tốt.
- Thời gian chơi: 5 -7 phút.
- Cách chơi:
+ Gắn 2 bông hoa vào những chiếc lá rồi giới thiệu. Có 2 bông hoa mà nhị của nó là kết quả, phải chọn nhanh những chiếc lá có phép tính ứng với kết quả ở nhị hoa và gắn vào cành hoa của đội mình để tạo thành bông hoa toán học thật đúng, thật đẹp.
+ 2 đội xếp hàng một, khi nghe hiệu lệnh 2 đội bắt đầu chơi. Đội nào có 
nhiều phép tính đúng và nhanh, sẽ là đội thắng cuộc. 
Bước 3: Thực hiện trò chơi.
- Chơi thử ( nếu cần).
- Chơi thật.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá thái độ chơi.
Giáo viên cho cả lớp vỗ tay tuyên dương đội thắng cuộc, đội thua cuộc phải nhảy lò cò về chỗ ngồi của mình.
Trò chơi thứ 5: Trò chơi xếp hàng thứ tự.
Bước 1: 
- Giới thiệu trò chơi: Trò chơi xếp hàng thứ tự..
- Mục đích: Giúp HS củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Bước 2: Hướng dẫn chơi.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 lá cờ hiệu – cờ giấy nhỏ có hai màu khác nhau)
- Số người chơi: 10 học sinh, mỗi đội 4 học sinh, mỗi học sinh 1 mảnh bìa 
( có kích thước 10 x 15 cm) trong mỗi mảnh bìa có ghi các số.
- Quản trò, trọng tài: Giáo viên
- Thời gian: 5 phút.
Ví dụ: Bài: So sánh các số trong phạm vi 10 000. Bài tập 3 trang 100 và bài tập 2 trang 101 SGK.
Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể chuẩn bị nội dung ghi trong bìa:
4375; 4735; 4537; 4753
- Cách chơi: 2 đội trưởng lên nhận bìa và phát bìa cho mỗi bạn đội mình. Giáo viên yêu cầu 2 đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau ( trong 1, 2 phút)
- Qui ước: Khi cô giáo hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về 2 phía ( sang ngang) yêu cầu các em nghe đồng thời giơ biển lên cao và xếp mỗi đội 1 hàng ngang, bắt đầu từ cô giáo. Khi cô đưa hai lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc.
- Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn; Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé . Sau hai, ba lần thì thay đổi các biển giữa 2 đội rồi tiếp tục chơi.
- Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, không xô lấn và không làm lộn xộn thì thưởng 1 bông hoa. Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự hoặc xếp sai thì không được hoa. Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều hoa sẽ thắng cuộc.
Bước 3: Thực hiện trò chơi.
- Chơi thử ( nếu cần).
- Chơi thật.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá thái độ và kết quả tham gia trò chơi của 2 đội.
- Thưởng hoa cho đội thắng cuộc.
Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết: So sánh các số trong phạm vi 100 000, bài tập số 4 trang 147. 
Trò chơi thứ 6: Rồng cuốn lên mây
( Trò chơi này áp dụng được rất nhiều các tiết dạy )
Bước 1: 
- Giới thiệu trò chơi: Rồng cuốn lên mây.
- Mục đích: 
+ Kiểm tra kĩ năng tính nhẩm của học sinh.
+ Củng cố các bảng nhân, chia...
Bước 2: Hướng dẫn chơi.
- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kì đồ dùng nào.
- Số người chơi: 5 học sinh
- Quản trò, trọng tài: Giáo viên và 1 học sinh quan sát ghi chép những bạn trả lời đúng phép tính mà đầu rồng nêu ra.
- Thời gian chơi: 5 - 7 phút.
- Cách chơi: 1 học sinh giỏi được chủ định làm đầu rồng lên bảng.
+ Em cất tiếng hát: Rồng cuốn lên mây 
	 Rồng cuốn lên mây
 Ai mà tính giỏi về đây với mình 
+ Sau đó học sinh giỏi được chủ định làm đầu rồng hỏi tiếp:
 Người tính giỏi có nhà hay không ? ”
+ Một em học sinh bất kì trả lời: 
 Có tôi, có tôi 
+ Em làm đầu rồng ra phép tính đố, ví d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_tro_choi_de_nang_cao_hieu_qua_day_v.doc
  • docBia.doc
  • docMUC LUC.DOC