SKKN Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong ôn tập một số chương của Sinh học 8

SKKN Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong ôn tập một số chương của Sinh học 8

Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ngày càng tăng như vũ bão nên chúng ta không thể hi vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông mà có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người đã tích lũy được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những cung cấp cho học sinh vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng còn phải trang bị cho học sinh kinh nghiệm tự làm việc, tự nghiên cứu, tự tổng hợp các tri thức đã lĩnh hội được. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp thầy đọc – trò chép, tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó đạt được.

Như chúng ta đã biết dạy học ngày nay là phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, thầy là người chỉ đạo, trọng tài, tổ chức hướng dẫn người học, giúp người học tìm ra kiến thức.

Mặt khác sinh học là một bộ phận khó, mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về cơ thể sống, quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống con người. Do đó việc tìm ra những phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kỳ quan trọng.

Có rất nhiều phương pháp dạy học. Tuy nhiên tùy nội dung chương trình mà áp dụng phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Thông thường trong giảng dạy các môn học đặc biệt là những bài hệ thống hóa kiến thức hoặc tổng kết được sử dụng phương pháp sơ đồ hóa. Phương pháp này có ưu thế giúp học sinh nhanh chóng thực hiện các thao tác và quá trình phân tích tổng hợp để lĩnh hội tri thức mới. Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa giúp cho việc phát triển trí tuệ của học sinh, rèn luyện trí nhớ, tạo được điều kiện cho học sinh học tập sáng tạo tích cực.

Chính vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong ôn tập một số chương của sinh học 8”

 

doc 15 trang thuychi01 17946
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong ôn tập một số chương của Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGUYỄN MỘNG TUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA TRONG ÔN TẬP MỘT SỐ CHƯƠNG CỦA SINH HỌC 8
Người thực hiện: Vũ Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PT Nguyễn Mộng Tuân
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
 Nội dung Trang
1. MỞ ĐẦU
1
- Lý do chọn đề tài
1
- Mục đích nghiên cứu
1
- Đối tượng nghiên cứu
1
- Phương pháp nghiên cứu
1
2. NỘI DUNG 
2
2.1. Cơ sở lý luận 
2
2.2.Thực trạng vấn đề 
2
2.3. Các giải pháp thực hiện
3
2.4. Kết quả nghiên cứu
12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
13
3.1. Kết luận
13
3.2. Kiến nghị
13
1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài 
Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ngày càng tăng như vũ bão nên chúng ta không thể hi vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông mà có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người đã tích lũy được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những cung cấp cho học sinh vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng còn phải trang bị cho học sinh kinh nghiệm tự làm việc, tự nghiên cứu, tự tổng hợp các tri thức đã lĩnh hội được. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp thầy đọc – trò chép, tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó đạt được.
Như chúng ta đã biết dạy học ngày nay là phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, thầy là người chỉ đạo, trọng tài, tổ chức hướng dẫn người học, giúp người học tìm ra kiến thức.
Mặt khác sinh học là một bộ phận khó, mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về cơ thể sống, quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống con người. Do đó việc tìm ra những phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kỳ quan trọng.
Có rất nhiều phương pháp dạy học. Tuy nhiên tùy nội dung chương trình mà áp dụng phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Thông thường trong giảng dạy các môn học đặc biệt là những bài hệ thống hóa kiến thức hoặc tổng kết được sử dụng phương pháp sơ đồ hóa. Phương pháp này có ưu thế giúp học sinh nhanh chóng thực hiện các thao tác và quá trình phân tích tổng hợp để lĩnh hội tri thức mới. Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa giúp cho việc phát triển trí tuệ của học sinh, rèn luyện trí nhớ, tạo được điều kiện cho học sinh học tập sáng tạo tích cực.
Chính vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong ôn tập một số chương của sinh học 8” 
- Mục đích nghiên cứu 
- Giúp các em nắm vững lí thuyết một số chương của sinh học 8 đồng thời hình thành cho các em phương pháp ôn tập có hiệu quả.
- Qua hình thành các sơ đồ rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập sơ đồ để chủ động ôn tập kiến thức trong các môn học.
- Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh của 2 lớp 8A, 8B trường PT Nguyễn Mộng Tuân.
- Phương pháp nghiên cứu: 
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập của học sinh.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng câu hỏi kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả kiểm tra của học sinh.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận 
	Dạy học tích cực liên quan điểm “dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm”. Đây là một quá trình phức tạp, đa dạng, mang tính tổng thể cao đòi hỏi phải sử dụng, kết hợp một cách có hiệu quả, hợp lý các phương pháp dạy học. Trong hệ thống các phương pháp có nhóm phương pháp dạy học trực quan. Phương pháp dạy học trực quan sử dụng phối hợp với phương pháp thuyết trình hoặc vấn đáp sẽ giúp người học hiểu sâu sắc và vận dụng tri thức một cách có hiệu quả. Ưu điểm của nhóm phương pháp dạy học trực quan: giúp cho người học có thể huy động sự tham gia của nhiều giác quan vào quá trình nhận thức; tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu; làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học.
	Phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học là một trong những phương pháp thuộc nhóm phương pháp dạy học trực quan. Để sử dụng được phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học, trước tiên các kiến thức cơ bản cần được sắp xếp dưới dạng mô hình, sơ đồ. Sơ đồ hóa kiến thức là một trong những hình thức trực quan của quá trình dạy học. Sơ đồ, mô hình là những hình ảnh có tính biểu tượng được xây dựng trên các sự vật, các yếu tố trong cấu trúc sự vật và mối liên hệ giữa các yếu tố đó dưới dạng trực quan cảm tính (quan sát được, cảm nhận được). Sơ đồ tạo thành một tổ chức hình khối phản ánh cấu trúc và logic bên trong của một khối lượng kiến thức một cách khái quát, súc tích và trực quan cụ thể. Thông qua hình thành sơ đồ giúp cho người học nắm vững một cách trực tiếp, khái quát những nội dung cơ bản, đồng thời qua đó phát triển năng lực nhận thức cho người học.
	2.2. Thực trạng của vấn đề
	Việc học của đa số học sinh còn mang tính máy móc, thụ động, tư duy mang tính cụ thể, chưa có kỹ năng thu nhận kiến thức từ những nguồn thông tin khác nhau như: sách giáo khoa, tài liệu, sách báo .
	Bản thân học sinh chưa có nhận thức về phương pháp học tập, học chỉ mang tính đối phó. Học sinh chưa có kỹ năng ghi nhớ kiến thức, chưa có kỹ năng tiếp cận nguồn tri thức mới. Đa số học sinh chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ sơ đồ để diễn đạt nội dung sách giáo khoa và tài liệu đọc được.
Chương trình sinh học lớp 8 được chia thành 11 chương từ chương I: Khái quát cơ thể người, chương II: Vận động, Chương III: Tuần hoàn, Chương IV: Hô hấp, Chương V: Tiêu hóa, Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng, Chương VII: Bài tiết, Chương VIII: Da, chương IX: Thần kinh và giác quan, Chương X: Nội tiết, Chương XI: Sinh sản. Nhìn vào phần nội dung kiến thức chúng ta thấy toàn bộ nội dung sinh học lớp 8 là nghiên cứu về cấu tạo, chức năng, hoạt động và cách bảo vệ các cơ quan trong cơ thể người. Cấu tạo và hoạt động của chúng tạo thể sự thống nhất trong cơ thể người. Qua đó chúng ta thấy đây là một lượng kiến thức lớn và tương đối “nặng” đối với học sinh lớp 8. Vậy làm thế nào để sau mỗi chương, các em có thể tóm tắt, tổng hợp được nội dung đã học trong toàn chương. Nếu sử dụng phương pháp cũ thì các em không thể logic được nội dung các bài với nhau và không thể nhớ hết được kiến thức đã học.
Qua khảo sát chất lượng học sinh lớp 8A, 8B ở trường phổ thông Nguyễn Mộng Tuân, tôi nhận thấy:
+ Đa số học sinh chưa biết cách lập sơ đồ hóa đối với môn sinh học.
+ Những kiến thức thực tế về cơ thể người là kém.
+ Tỉ lệ học sinh yếu còn nhiều, khá giỏi ít.
+ Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5
Điểm 5,6
Điểm 7,8
Điểm 9,10
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
8A
32
12
38
10
31
8
25
2
6
8B
20
10
50
7
35
3
15
0
0
Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn sử dụng phương pháp: sử dụng sơ đồ hóa trong ôn tập một số chương của sinh học lớp 8.
2.3. Các giải pháp thực hiện
Quá trình dạy học gồm 2 hoạt động có liên quan với nhau một cách mật thiết, đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong đó học sinh vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình dạy học.
Học sinh trong quá trình học tập ở trong và ngoài nhà trường cũng như quá trình lớn lên ngoài xã hội, đã có vốn sống về cấu tạo các cơ quan trong cơ thể, từ đó có thể tự bảo vệ mình và bảo vệ những người thân không bị mắc bệnh tật, có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh.
Học sinh ở lứa tuổi này (từ 13-15) đang bước vào giai đoạn dậy thì, có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý. Nếu các em có kiến thức vững vàng về cơ thể mình thì các em sẽ tự tin, thích nghi với những thay đổi đó.
Ngoài ra đây cũng là lứa tuổi ưa hoạt động, thích tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu trong học tập trên cơ sở là kiến thức các em đã lĩnh hội được trong các bài học. Ôn tập từng chương bằng phương pháp sơ đồ hóa sẽ giúp các em hệ thống hóa được toàn bộ kiến thức của chương, nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học.
Để sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học học sinh học trước hết giáo viên phải nắm vững chương trình, cấu trúc của từng chương, từng bài; trong bài phải tạo ra những tình huống có vấn đề để kích thích các em, giúp các em đi đúng vấn đề.
Muốn làm được như vậy giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết cách giải quyết từng vấn đề một trên cơ sở kiến thức các em đã lĩnh hội và nghiên cứu ở các bài trước.
Trong mỗi chương giáo viên cần định hướng những nội dung nào có thể lập được sơ đồ. Sơ đồ đảm bảo đầy đủ nội dung khái quát của từng chương. Giáo viên cần hình thành dần cho các em kỹ năng xây dựng sơ đồ và cách nhớ ngôn ngữ bài học theo sơ đồ, đọc nội dung từ sơ đồ. Nhờ đó mà khả năng tự học của các em ngày càng cao.
Để tổ chức ôn tập từng chương theo phương pháp sơ đồ giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đi theo các bước sau:
1. Giáo viên yêu cầu học sinh ôn tập các kiến thức trọng tâm đã học trong sách giáo khoa để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trong từng bài.
2. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi
3. Chia nhóm theo chủ đề mà giáo viên giao cho từng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ (mỗi nhóm 1 chủ đề) theo phương pháp khăn phủ bàn (có sử dụng giấy A0).
4. Học sinh tự lập sơ đồ
5. Học sinh các nhóm cùng thảo luận nội dung trước lớp (vì đây là nội dung ôn tập nên tất cả học sinh trong lớp đều đã biết nội dung).
6. Giáo viên chỉnh lề để có sơ đồ chính xác, khoa học, thẩm mỹ cao.
7. Ra bài tập bổ sung và củng cố
Phương pháp và biện pháp sử dụng sơ đồ để ôn tập một số chương ở chương trình sinh học lớp 8
- Vì học sinh đã biết được nội dung ở các bài học, để khắc sâu, ghi nhớ kiến thức và có thể sử dụng kiến thức đó vào thực tiễn đời sống. Mặt khác học sinh phải biết móc xích nội dung các bài với nhau, các chương với nhau. Vì vậy giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và trình độ học sinh để sử dụng phương pháp dạy học đạt kết quả cao.
- Ta có thể sử dụng sơ đồ theo nhiều cách.
Cách 1: Đơn giản nhất là giáo viên lập sơ đồ lên bảng rồi sau đó yêu cầu từng học sinh trong lớp hoàn thiện sơ đồ theo câu hỏi gợi ý của giáo viên. Phương pháp này có thể sử dụng để học sinh làm quen với cách lập sơ đồ hoặc đối tượng là học sinh trung bình.
Ví dụ: Chương I: Khái quát về cơ thể người. Bài 2: Cấu tạo cơ thể người. 
Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi để hoàn chỉnh sơ đồ sau:
Câu hỏi: 
- Nêu các cơ quan trong từng hệ cơ quan (cấu tạo) và chức năng của hệ cơ quan (hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ sinh dục)?
Cơ thể người
Hệ bài tiết
Hệ tuần hoàn
Hệ thần kinh
Hệ hô hấp
Hệ vận động
Hệ sinh dục
Hệ tiêu hóa
Cấu tạo: 
Chức năng: 
Cấu tạo: 
Chức năng: 
Cấu tạo: 
Chức năng: 
Cấu tạo: 
Chức năng: 
Chức năng: 
Chức năng: 
Chức năng: 
Cấu tạo: 
Cấu tạo: 
Cấu tạo: 
Qua sơ đồ học sinh có thể thấy nội dung tổng quát các hệ cơ quan trọng cơ thể người.
Bài 3: Tế bào: Giáo viên khẳng định mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể thông qua sơ đồ:
Tế bào
Ti thể
Thể gon gi
Riboxom
Nhân
Tế bào chất
Lưới nội chất
..
Chức năng: 
Màng sinh chất
Chức năng: 
Chức năng: 
Chức năng: 
Chức năng: 
Chức năng: 
Chức năng: 
Như vậy hết chương I, học sinh đã làm quen dần với cách ôn tập bằng sơ đồ.
Cách 2: Ở chương II: Vận động
Vận động
Vệ sinh hệ vận động
Bộ xương
Hệ cơ
Tiến hóa của bộ xương người và hệ cơ so với thú
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tự lập sơ đồ theo một nội dung đã cho biết.
 Cấu tạo
Chức năng: 
 TP hóa học: 
 Các phần chính: 
 Các loại xương: ...
 Các loại khớp: 
Bộ xương
Nhóm 1: 
Nhóm 2: Lập sơ đồ về cấu tạo và tính chất của hệ cơ
Cấu tạo
Tính chất
Hoạt động
Rèn luyện cơ
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Hệ cơ
Nhóm 3: Nội dung: chức năng và vệ sinh hệ vận động
?
?
?
Chức năng
Hệ vận động
?
?
?
Vệ sinh
Nhóm 4: ND: Đặc điểm tiến hóa của bộ xương và hệ cơ hệ cơ của người so với thú.
Đặc điểm
Người
Thú
Tỉ lệ sọ mặt/não
Lồi cằm ở xương mặt
Lồng, ngực
Cột sống
Khớp xương bàn tay
Đặc điểm ngón cái
Xương chậu, đùi
Gót bàn chân
Sau khi cả 4 nhóm hoàn thành xong, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm đem sản phẩm của mình lên ghép trên bảng để hoàn thiện sơ đồ ban đầu. Sau đó cả lớp cùng nhận xét ND của sơ đồ (vì vậy là bài ôn tập nên tất cả nội dung của chương tất cả học sinh đều đã biết).
Cách 3: Chương III: Tuần hoàn
Đối với việc ôn tập nội dung chương này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh cả lớp cùng hoạt động theo phương pháp khăn phủ bàn, trong đó ta xem bảng là một cái bàn to, mỗi học sinh chủ động lên hoàn thành nội dung trên bảng. Phương pháp này có ưu điểm cùng một thời gian, có nhiều học sinh cùng hoạt động.
ơ
Tim
Tuần hoàn
Hoạt động
Cấu tạo
 Hệ mạch: 
Chu kỳ co dãn của tim
Tuần hoàn máu
Lưu thông bạch huyết
Vòng TH nhỏ: 
Vòng TH lớn: 
Phân 
hệ lớn
Phân 
hệ nhỏ
Vệ sinh
Chức năng: 
ơ
Máu
ơ
Tế bào máu
ơ
Hồng cầu
ơ
Cấu tạo: 
ơ
Chức năng: 
ơ
Tiểu cầu
ơ
Bạch cầu
ơ
Cấu tạo: 
ơ
Chức năng: 
ơ
Các tác nhân gây hại: 
ơ
Rèn luyện: 
Vận chuyển máu trong hệ mạch
ơ
Huyết áp: 
ơ
Vận tốc máu: 
4 ngăn: 
Van tim: 
Huyết tương: 
ơ
Cấu tạo: 
ơ
Chức năng: 
Cách 4: Chương IV: Hô hấp
Hô hấp
Cấu tạo
Đường dẫn khí
Hai lá phổi
Khái niệm: ...
..
Vệ sinh
 hô hấp
Tác nhân có hại
Rèn luyện
?
?
?
Thông khí ở phổi
Trao đổi khí ở phổi
Trao đổi khí ở tế bào
? 
Cơ chế
? 
Cơ
 chế
?
?
?
?
? 
? 
? 
Hoạt động
?
?
Vì đây là chương có nội dung không nhiều, học sinh đã làm quen với cách ôn tập sơ đồ hóa kiến thức, nên giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tự lập sơ đồ hóa kiến thức chương IV (tờ A0). Sau khi học làm xong, bài làm (sản phẩm) của 3 nhóm cùng treo trên bảng, cả lớp cùng đánh giá, nhận xét tìm ra sản phẩm chính xác nhất làm đáp án:
Cách 5: Chương V Tiêu hóa
- Đối với chương V: Tiêu hóa, nội dung tương đối nhiều do đó giáo viên có thể cho học sinh tự lập sơ đồ trước ở nhà, khi ở trên lớp các em sẽ thảo luận về nội dung đã lập trong sơ đồ:
Tiêu hóa
Hoạt 
động
Tiêu hóa TĂ
TH 
dạ 
dày
Miệng
Nuốt và đẩy TA:
TH
Khoang miệng
Chức năng:
Vệ sinh tiêu hóa
Tác nhân có hại:
Biện pháp 
bảo vệ: 
Thải phân:
Cấu tạo
Ống tiêu hóa: 
Tuyến tiêu hóa:
Hấp thu chất dd:
TH ruột non
TH hóa 
học:
TH lí học: 
TH lí học: 
TH hóa 
học:
TH lí học: 
TH hóa 
học:
	- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra để hoàn thành sơ đồ trên.
Cách 6: Chương IX: Hệ thần kinh 
- Vì học sinh đã quen với cách lập sơ đồ để ôn tập, củng cố nội dung của bài nên ở chương này chúng ta sử dụng sơ đồ câm để học sinh tự hoàn thành.
Thần kinh
?
?
?: 
?:
?:
?
?:
?
?
?
?: 
?: 
? 
? 
?: 
?: 
?
?
GV hướng dẫn học sinh lập sơ đồ, đối chiếu theo mẫu sau đó hoàn thiện sơ đồ:
Thần kinh
Hoạt động
Cấu tạo
Chức năng:
Vệ sinh HKT:
Tính chất: 
Phản xạ không đk
Tính chất: 
Phản xạ 
có đk
TKTW
TK ngoại biên
Tủy sống 
Não
Cấu tạo: 
Chức năng: 
Cấu tạo: 
Chức năng: 
Hạch thần kinh 
Dây thần kinh 
Như vậy bằng phương pháp ôn tập nội dung kiến thức cuối chương bằng sơ đồ hóa, học sinh có thể tóm tắt được toàn bộ nội dung chương trình đã học mà không bị thiếu sót nội dung nào. Ngoài ra bằng phương pháp này học sinh có kinh nghiệm tư duy cao hơn, tự thao tóm các vấn đề trong một sơ đồ, tạo cho các em kỹ năng tự học, phối hợp với nhau trong nhóm. Ở những chương sau của chương trình sinh học 8, giáo viên không cần phải hướng dẫn ôn tập bằng sơ đồ, mà các em đã có kỹ năng ôn tập một cách tổng quát nhất mà không mất nhiều thời gian.
2.4. Kết quả nghiên cứu:
- Sau một thời gian tôi áp dụng phương pháp sơ đồ hóa ôn tập nội dung một số chương (chương I, II, III, IV, V, IX) và theo dõi sự thay đổi điểm số qua các bài kiểm tra, kỹ năng làm bài từ 10 đến 15 phút. Ở các bài này tôi không hề nhắc đến kỹ năng xây dựng sơ đồ mà yêu cầu các em trả lời theo kiến thức đã học tôi cho học sinh làm bài kiểm tra để so sánh kết quả đối chứng với lớp thực nghiệm.
* Đề bài 1: Em hãy nêu các hệ cơ quan trong cơ thể người và chức năng của chúng.
- Kết quả: Lớp thực nghiệm (8A) đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng (8B)
+ Sau 1 tháng, tiếp tục cho các em làm bài số 2.
* Đề bài 2: Ở lớp thực nghiệm các em đã hình thành được sơ đồ trong bài làm, có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, trình độ lĩnh hội tri thức ngày càng cao.
- Kết quả: 8A cao hơn 8B.
- Tiếp tục sau 4 tuần tiếp theo tôi cho các em làm đề số 3.
* Đề 3: Em hãy trình bày hoạt động của hệ hô hấp
+ Đến thời điểm này tôi nhận thấy sự tiến bộ vượt bậc của lớp thực nghiệm (8A). Các em quá thành thạo trong việc lập sơ đồ hóa để tổng hợp kiến thức, logic được các vấn đề với nhau.
- Kết quả:
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5
Điểm 5,6
Điểm 7,8
Điểm 9,10
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
8A
32
2
6
8
25
12
38
10
31
8B
20
10
50
7
35
3
15
0
0
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trong đề tài này tôi đã làm được một số việc sau đây:
+ Giáo viên logic được toàn bộ kiến thức chương trình sinh học lớp 8. Từ đó đưa ra được toàn bộ bức tranh của sinh học 8 bằng sơ đồ hóa (điều mà trước đây không thể làm được vì lượng kiến thức rất nhiều và khó nhớ).
+ Phối hợp với đồng nghiệp, tổ chuyên môn triển khai sáng kiến trên vào thực tế để đem lại hiệu quả dạy học cao.
- Tăng cường thực hành thực tế để đảm bảo tính trực quan khi vẽ sơ đồ.
3.2. Kiến nghị đề xuất
- Phương pháp này tôi đã thực hiện trong giảng dạy, qua quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, nhớ bài lâu hơn. Rèn luyện được cho học sinh khả năng độc lập nghiên cứu nắm vững các tri thức và sáng tạo, các em có thêm hứng thú và yêu thích môn học (như những khóa trước các em rất sợ môn sinh học 8 vì lượng kiến thức nhiều và khó, các em không thể nhớ hết và vận dụng vào cuộc sống).
- Để khẳng định tính hiệu quả của phương pháp này tôi rất mong tiếp tục được nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn.
Mặt khác cần có những phương tiện hiện đại giúp giáo viên trình chiếu trực quan mối quan hệ trong sơ đồ. Tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn trao đổi kinh nghiệm về sử dụng sơ đồ trong ôn tập một số chương của sinh học 8.
- Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã được sự quan tâm của Ban giám hiệu, đồng nghiệp nhưng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự góp ý của thầy, cô đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày . tháng  năm 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Vũ Thị Hồng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_so_do_hoa_trong_on_tap_mot_so_chuon.doc