SKKN Nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của học sinh lớp 8 trường TH và THCS Đông Anh qua dạy học tích hợp môn Sinh học 8

SKKN Nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của học sinh lớp 8 trường TH và THCS Đông Anh qua dạy học tích hợp môn Sinh học 8

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngành giáo dục trong

thế kỉ 21 phải đào tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng tạo, có sức

khoẻ, có năng lực, độc lập tư duy và hành động, lập thân, lập nghiệp. Công

tác giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự đổi mới về nội dung, chương trình,

phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá. Hiện nay, chúng ta đã

có sự đổi mới sâu sắc về nội dung, chương trình thông qua việc sử dụng SGK

mới. Nhưng chương trình và nội dung SGK chỉ đề cập tới việc dạy cái gì? và

để làm gì? còn việc dạy và học như thế nào thì lại phụ thuộc vào khả năng của

người dạy chương trình. Cho nên, muốn nâng cao chất lượng lĩnh hội tri thức

của học sinh thì phải có sự phối hợp đồng bộ trong sự đổi mới tích cực của

chương trình SGK và phương pháp dạy học. Điểm cốt yếu của đổi mới

phương pháp dạy học là “Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy

học, xem cá nhân người học với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi

người, vừa là chủ thể, vừa là đích cuối cùng của quá trình dạy học.” Trong

những năm gần đây, những công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có rất nhiều

phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như: phương pháp

vấn đáp tìm tòi bộ phận, phương pháp sử dụng bài toán nhận thức, phương

pháp tiếp cận giải quyết vấn đề, phương pháp sử dụng câu hỏi để tổ chức cho

học sinh tự lực nghiên cứu SGK. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác

nhau nên trong trường THCS hiện nay, đã có sự đổi mới phương pháp dạy

học nhưng hiệu quả đạt được chưa đáng là bao

pdf 25 trang thuychi01 13562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của học sinh lớp 8 trường TH và THCS Đông Anh qua dạy học tích hợp môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ 
1.Lí do chọn đề tài: 
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngành giáo dục trong 
thế kỉ 21 phải đào tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng tạo, có sức 
khoẻ, có năng lực, độc lập tư duy và hành động, lập thân, lập nghiệp. Công 
tác giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự đổi mới về nội dung, chương trình, 
phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá. Hiện nay, chúng ta đã 
có sự đổi mới sâu sắc về nội dung, chương trình thông qua việc sử dụng SGK 
mới. Nhưng chương trình và nội dung SGK chỉ đề cập tới việc dạy cái gì? và 
để làm gì? còn việc dạy và học như thế nào thì lại phụ thuộc vào khả năng của 
người dạy chương trình. Cho nên, muốn nâng cao chất lượng lĩnh hội tri thức 
của học sinh thì phải có sự phối hợp đồng bộ trong sự đổi mới tích cực của 
chương trình SGK và phương pháp dạy học. Điểm cốt yếu của đổi mới 
phương pháp dạy học là “Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy 
học, xem cá nhân người học với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi 
người, vừa là chủ thể, vừa là đích cuối cùng của quá trình dạy học...” Trong 
những năm gần đây, những công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có rất nhiều 
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như: phương pháp 
vấn đáp tìm tòi bộ phận, phương pháp sử dụng bài toán nhận thức, phương 
pháp tiếp cận giải quyết vấn đề, phương pháp sử dụng câu hỏi để tổ chức cho 
học sinh tự lực nghiên cứu SGK... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác 
nhau nên trong trường THCS hiện nay, đã có sự đổi mới phương pháp dạy 
học nhưng hiệu quả đạt được chưa đáng là bao. 
Tình hình dạy và học môn Sinh học bậc THCS nói chung còn gặp 
nhiều khó khăn. Nó không chỉ quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có giá trị 
lớn về mặt thực tiễn. Vì vậy việc giảng dạy để cho học sinh hiểu được bản 
chất của môn học là rất cần thiết. Trong nội dung chương trình sinh học ở bậc 
THCS, đã trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và tương đối hoàn 
chỉnh về cấu tạo và hoạt động của cơ thể sống thông qua các đại diện vi sinh 
vật, nấm, thực vật, động vật, động vật và con người, hiện tượng di truyền và 
biến dị, mối quan bệ giữa sinh vật và môi trường.Riêng đối với chương 
trình sinh học 8, học sinh nghiên cứu về chính bản thân mình, khám phá 
những điều bí ẩn của cơ thể. Một con người có sức khỏe tốt sẽ đem lại nhiều 
lợi ích cho cuộc sống. “ Một tinh thần minh mẫn nằm trong một cơ thể tráng 
kiện”. Từ đó trí tuệ mới được mở mang có cơ hội chiếm lĩnh khoa học và đào 
tạo một đội ngũ tương lai có một trí tuệ và sức khỏe vững vàng. Trong những 
năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. 
Những biến đổi về tâm sinh lý ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, 
quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách.Tuy nhiên, đây cũng là những vấn 
đề chưa được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Phim ảnh, báo chí, những nếp 
sống, hoạt động không lành mạnh, ăn chơi, ma túy... làm cho các em dễ bị lôi 
cuốn, bị sa ngã. Đặc biệt, xuất hiện sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ 
thông hút thuốc lá,uống rượu, tiêm chích ma túy, nguyên nhân sâu xa là do 
các em thiếu hiểu biết về tác hại của những chất gây nghiện. Vậy nên, tôi 
 2
chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 8, thông qua giảng dạy bộ 
môn sinh hoc lớp 8 để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sức khỏe. Chính vì thế 
khi các em bước chân vào ghế nhà trường ngoài việc truyền thụ kiến thức các 
thầy cô giáo cần phải dạy các em những cái hay, cái đẹp cái tốt trong cuộc 
sống. Đối với bộ môn sinh học trong trường trung học cơ sở góp phần cho 
học sinh có được những kiến thức cơ bản và cung cấp những hiểu biết khoa 
học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, 
đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức 
khỏe. Đặc biệt giúp các em có được khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp 
tốt. 
- Có rất nhiều con đường và phương pháp khác nhau để dạy. Một trong 
những phương pháp đó là tích hợp một số môn học vào bài dạy rất quan 
trọng. Tích hợp một số môn học vào bài dạy là phương tiện để giúp cho học 
sinh cập nhật được kiến thức mới, đồng thời có thể sử dụng khai thác thêm 
nguồn kiến thức mới, nâng cao kiến thức và tiềm năng nhận thức thực tiễn. 
Hơn nữa, nếu sử dụng hợp lý thì còn có khả năng tiết kiệm thời gian trong 
dạy học, rèn cho người học khả năng suy nghĩ nhiều hướng, rèn luyện khả 
năng diễn đạt, tạo hứng thú học tập. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, 
trong quá trình thực hiện chương trình Sinh học lớp 8, tôi thấy tính ưu việt 
của phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn này hơn hẳn những 
phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể 
hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng 
bài học. Tiếp nối vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài. Nâng cao ý thức 
giữ gìn sức khỏe của học sinh lớp 8 trường TH và THCS Đông Anh qua 
dạy học tích hợp môn Sinh học 8. 
I.2.Mục đích nghiên cứu. 
 Trong xã hội hiện đại, bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì 
cũng xuất hiện nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe con người do chính con 
người gây ra( như ô nhiễm môi trường do xuất hiện nhiều khu công nghiệp, 
dẫn đến tỷ lệ người chết do mắc bệnh ung thư nhiều, chết do AIDS, mang thai 
ngoài ý muốn, nghiện rượu và ma túy, bệnh lây nhiễm qua tình dục, chết vì 
bạo lực, vi phạm pháp luật, những thất bại trong học đường), trong khi 
đó môn Sinh học ngày càng đóng góp một vai trò đáng kể vào sự hiểu biết 
tổng hợp và toàn diện những vấn đề xuất phát từ mối quan hệ xã hội. Môn 
sinh học cung cấp cho học sinh những phương pháp và cách thức tư duy giúp 
các em có những hiểu biết, nhận thức ngày càng mở rộng về môi trường sống 
phức tạp, hình thành kỹ năng hành động. Môn Sinh học cung cấp cho học 
sinh những hiểu biết về cơ thể sinh vật đặc biệt là ở chương trình sinh học 8 
cung cấp các kiến thức về giải phẫu sinh lí người và vệ sinh, đem tới những 
kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể người từ đó 
biết cách tự bảo vệ sức khỏe bản thân.Vì vậy môn sinh học là tiền đề, là cở sở 
để giáo dục sức khỏe cho học sinh. 
 Đề tài: Nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của học sinh lớp 8 trường TH và 
THCS Đông Anh qua dạy học tích hợp môn Sinh học 8, mà tôi lựa chọn 
 3
nghiên cứu hướng tới mục tiêu đó. Với đề tài này tôi không tham vọng sẽ 
giải quyết hết được vấn đề sức khỏe mà qua đây HS biết được các tác nhân 
gây hại cho hoạt động hô hấp, các bệnh đường hô hấp thường gặp, để từ đó đề 
ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh. Nhằm nâng cao nhận thức của 
học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, trách nhiệm của mỗi 
người trong việc bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao sức khỏe nói chung và hô 
hấp nói riêng. 
I.3.Đối tượng nghiên cứu 
Học sinh lớp 8 trường TH và THCS Đông Anh. 
I.4. Phương pháp nghiên cứu. 
Qua những năm công tác ở nhà trường THCS để giáo dục tốt cho các 
em biết bảo vệ sức khỏe, giáo viên không chỉ có kiến thức và kết hợp tốt các 
phương pháp như trực quan, đàm thoại, dùng phiếu học tập, giảng giải,công 
nghệ thông tin, phương pháp điều tra, phương pháp nghiên cứu, quan sát, liên 
hệ thức tế. 
II. Nội dung của sáng kiến 
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo 
đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân 
tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và 
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc. Mục tiêu này đã được nêu trong các nghị quyết và luật giáo dục đó là 
giáo dục con người thành nhân trước khi thành tài. 
 Môn học cơ thể người và vệ sinh là môn học nghiên cứu về cấu tạo, 
chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể con người và sự thống 
nhất của cơ thể, trong quá trình học các em nắm được cấu tạo và chức năng 
của các cơ quan chính trong cơ thể của mình và học sinh cũng có thể giải 
thích được những thắc mắc của bản thân. 
 - SGK là tài liệu học tập, tài liệu khoa học, vừa là nguồn cung cấp kiến 
thức phong phú cho người học, vừa là phương tiện chủ yếu để giáo viên tổ 
chức hoạt động học tập. SGK chứa đựng những kiến thức cơ bản và hệ thống 
nên học sinh có thể lĩnh hội một cách lôgic, ngắn gọn và khái quát nhất. 
Trong dạy học SGK có thể sử dụng vào khâu nghiên cứu tài liệu mới, củng 
cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức. Bên cạnh đó SGK còn là phương tiện hỗ 
trợ đắc lực khi dạy trên lớp, là công cụ để giáo viên tổ chức hoạt động tích 
cực của học sinh. 
 - Tuy nhiên, hiệu quả của việc khai thác và sử dụng SGK còn phụ 
thuộc vào phương pháp, biện pháp sử dụng nó. “ Sách chỉ bổ ích với người 
biết cách học”. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng SGK, học sinh phải biết 
cách đọc sách, giáo viên phải có những cách thức tổ chức hoạt động học tập 
của học sinh đối với SGK có hiệu quả nhất. 
 - Để tổ chức có hiệu quả hoạt động tự lực nghiên cứu SGK của học 
sinh, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực 
 4
như: Sử dụng câu hỏi, sử dụng phiếu học tập, sử dụng bài toán nhận 
thức...Nếu khai thác và sử dụng tốt SGK sẽ tổ chức có hiệu quả công tác tự 
lực nghiên cứu SGK của học sinh, trong đó học sinh không những chủ động 
lĩnh hội kiến thức, mà còn rèn luyện cho học sinh tính độc lập, sáng tạo và 
phương pháp học. Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Sinh 
học nói chung và Sinh học lớp 8 nói riêng đồng thời phát huy cao hơn nữa 
hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm 
tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu 
thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học 
tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện 
cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện 
chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu 
môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác 
nhau. Vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. 
 - Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm 
tích hợp trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những 
vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so 
với việc các môn học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một 
trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào 
tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề 
của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã 
thực hiện quan điểm tích hợp trong DH và cho rằng quan điểm này đã đem lại 
hiệu quả nhất định. 
 - Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã 
được GV tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích 
hợp “liên môn” hoặc tích hợp “nội môn”. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ 
làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của 
cộng đồng. Những nội dung dạy HS nhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, 
“Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh”làm cho HS 
có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống 
của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan 
tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với 
cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh 
từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì 
sao có sấm chớp?’, “vì sao không được chặt cây phá rừng?”, “vì sao.?.” 
 - Thiết kế bài dạy học Sinh học theo quan điểm tích hợp không chỉ chú 
trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống 
việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện 
để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và 
phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ 
học Sinh học theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức 
hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung 
tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một 
nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”. 
 5
Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được 
quán triệt trong toàn bộ môn học, quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy 
học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương 
trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và 
tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, 
tham khảo. Quan điểm “lấy HS làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực 
hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi 
cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng 
lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa 
và như vậy đào tạo mới có kết quả.” 
2. Thực trạng: 
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền 
thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng 
phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại 
cũng chưa cao. Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu 
hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động 
nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức 
vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối 
quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng 
các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành. 
Có nhiều hình thức tích hợp: Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong 
cùng một bộ môn. Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các 
phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ 
trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống 
hóa lại kiến thức cho phân môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là 
nâng cao trình độ kiến thức cho học sinh. 
Hình thức tích hợp được các GV vận dụng và hiện đang được đẩy 
mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức 
trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, 
nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được 
từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển 
nhân cách cho học sinh. 
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức tích hợp này, học sinh tỏ ra rất hào 
hứng với nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung 
nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên môn 
thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để 
hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của bài học, nghiên cứu bài học, lựa chon các 
môn học để tích hợp vào bài dạy, hình ảnh có liên quan đến bài dạy. 
Dạy tích hợp thông qua bộ môn sinh học 8 đạt hiệu quả cao, tránh gò 
bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi GV cần 
phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Và khâu chuẩn 
bị giáo án của GV cũng được đổi mới. GV phải đưa ra các câu hỏi có phát 
huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì 
mới giáo dục có kết quả cao. 
 6
 Tích hợp kĩ năng sống cho học sinh rất cần thiết trong môn sinh học 
8 để các em bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân, người thân và cộng đồng. 
Cụ thể các bài trong môn sinh học lớp 8 như sau: 
 * Ví dụ 1: Bài “Bộ xương”: Ngoài việc khai thác như sách giáo khoa tôi 
còn đặt các câu hỏi: 
 ? Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu? (để lâu bao 
khớp không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi xương vẫn cử động khó 
khăn). Qua đây ta giáo dục được cho học sinh khi bị sai khớp phải điều trị 
ngay, không được chần chừ vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại. 
* Ví dụ 2: Bài “Cấu tạo và tính chất của xương”: Một số câu hỏi cần đặt ra 
để lồng ghép kĩ năng sống liên quan đến sức khỏe. 
 -Thức ăn có liên quan gì đến sự phát triển của xương? 
 -Vì sao trẻ em Việt Nam thường mắc bệnh còi xương? 
 - Đi, ngồi không đúng tư thế gây ra hậu quả gì? 
 Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo 
viên điều chỉnh thành đáp án đúng ta sẽ giáo dục cho học sinh một số kĩ năng 
như: ăn đủ chất đặc biệt thức ăn giàu canxi; ngồi học đúng tư thế, lao động, 
thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng. 
* Ví dụ 3: Bài “Vệ sinh mắt”: 
 -Tại sao không đọc sách nơi thiếu ánh sáng hay đang đi tàu xe? 
 - Nguyên nhân dẫn đến cận thị? 
 -Để không bị cận thị em cần phải làm gì? 
 Qua câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế, đảm 
bảo khoảng cách giữa mắt và sách, khi xem ti vi không ngồi gần; không đam 
mê trò chơi điện tử, phải đọc sách nơi có ánh sáng; .... 
 - Nêu các cách phòng tránh bệnh đau mắt hột mà em biết? Từ đó giáo dục 
cho các em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung khăn mặt, không 
tắm sông, thường xuyên rửa mặt bằng nước muối pha loãng, .... 
* Ví dụ 4: Bài “Tuyến sinh dục” 
GV cần lưu ý cho HS: trong các dấu hiệu biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy 
thì , thì dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu ở các em nam và hành 
kinh lần đầu ở nữ. Đây là dấu hiệu có khả năng sinh sản, song các em chưa 
thể sinh sản được. Vì sao? Gv giải thích rõ cho các em vì sao ở tuổi các em 
chưa sinh sản được. Đồng thời qua đó giáo dục các em cần có lối sống trong 
sáng, lành mạnh, trong quan hệ bạn bè, trong phim ảnh, vui chơi....Như vậy 
trong quá trình dạy GV cố thể lồng ghép một số câu hỏi: 
 - Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ ? 
 -Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý? 
 7
* Ví dụ 5: Bài “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai” 
 - Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của tuổi vị thành 
niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? 
 - Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý 
muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được ? 
 Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần 
phải làm gì khi còn là học sinh. Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, 
không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra 
 * Ví dụ 6: “Thực hành hô hấp nhân tạo 
 - Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta cần phải làm gì? 
 - Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp ép lồng ngực? Qua 
đó giáo dục cho học sinh kĩ năng gặp người chết đuối phải xốc nước rồi mới 
hô hấp. Trường hợp điện giật phải cắt cầu giao điện. Qua từng phương pháp 
hô hấp học sinh nắm được các kĩ năng hô hấp nhân tạo. 
 Để tăng tính giáo dục giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh 
về tai nạn chết đuối có thể xẩy ra khi các em tắm sông và tham gia giao thông 
đường thủy không đúng qui định: 
* Ví dụ 7: Bài: “Vệ sinh da”. 
 - Để bảo vệ da ta cần phải làm gì? 
 Giáo dục học sinh vệ sinh thân thể: tắm rửa, thay quần áo.Vệ sinh 
trường lớp, nhà ở, môi trường xung quanh, bảo vệ cây xanh. 
* Ví dụ 8: Bài “Vệ sinh hệ thần kinh”: 
 - Nêu tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy? 
 - Nêu những biểu hiện về cử chỉ và hành động của những người nghiện 
rượu, thuốc lá, ma túy? 
 - Thông qua đó giáo viên giáo dục học sinh sống có nhân cách: 
không bê tha, chửi thề, nói tục, trộm cắp, gây gỗ đánh nhau, .... 
Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần : 
 Trong cuộc sống ai cũng muốn mình khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng 
không ai cũng có được điều đó. Bệnh tật, tai nạn luôn rình rập hoặc do thiếu 
hiểu biết hay một chút nông nổi đã mắc phải căn bệnh quái ác. Thông qua 
chương trình sinh học 8 giáo dục các em biết cách bảo vệ mình và quan tâm, 
giúp đỡ mọi người chẳng may rơi vào các hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_y_thuc_giu_gin_suc_khoe_cua_hoc_sinh_lop_8_tru.pdf