Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV bằng phương pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử (sách giáo khoa Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản)

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV bằng phương pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử (sách giáo khoa Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản)

Dạy và học bộ môn lịch sử được xem là một nội dung quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho học sinh trong nhà trường hiện nay. Trong dạy học lịch sử ở bậc THPT, việc hình thành tri thức, giáo dục tư tưởng tình cảm và rèn luyện các kĩ năng cho HS qua dạy học các nhân vật lịch sử đóng vai trò quan trọng. Dạy học nhân vật lịch sử không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn giúp HS nhận thức một cách sâu sắc vai trò của nhân vật liên quan đến sự kiện và mối quan hệ của nhân vật với hoàn cảnh lịch sử. Việc tạo biểu tượng chân thực về các nhân vật sẽ giúp học sinh hình dung được bức tranh lịch sử sinh động của dân tộc trong từng thời kì lịch sử. Trên cơ sở đó, hình thành ở các em thái độ khâm phục, biết ơn đối với các anh hùng dân tộc đó hi sinh cho cuộc sống độc lập tự do hôm nay. Vì vậy, tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là phương pháp cần thiết giúp cho HS lĩnh hội kiến thức đầy đủ và tích cực.

Mặt khác, do đặc trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử phải dựa trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy, trong dạy học lịch sử, để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài học lịch sử thì việc tạo biểu tượng có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử, vì sự kiện là cơ sở của tri thức lịch sử, mà nhân vật lịch sử là những con người làm lên sự kiện đó. Tuy nhiên, hiện nay trong dạy học lịch sử một bộ phận giáo viên chưa gắn liền sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử, chưa khắc họa sinh động về chân dung nhân vật. Vì vậy, thực tế cho thấy hiện tượng học sinh nhầm lẫn hoặc không hiểu về nhân vật là phổ biến. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay của giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số sự kiện lịch sử vai trò của các nhân vật lịch sử là rất quan trọng.

 

doc 15 trang thuychi01 6911
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV bằng phương pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử (sách giáo khoa Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY BÀI NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN XV BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHẮC HỌA BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ
 (Sách giáo khoa Lịch sử 10-Chương trình cơ bản)
 Người thực hiện: 	Nguyễn Thị Hà
 Chức vụ: 	Tổ trưởng CM
 SKKN thuộc lĩnh vực: 	Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC 
Trang
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng vấn đề
3. Một số vấn đề về phương pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT
3.1. Tầm quan trọng của việc khắc hoạ biểu tượng nhân vật lịch sử 
3.2. Ý nghĩa của việc khắc hoạ biểu tượng nhân vật lịch sử
3.3. Yêu cầu đối với việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy Lịch sử
 3.4. Phương pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài "Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X đến XV”
3.4.1.Các kiến thức cơ bản về nhân vật lịch sử tiêu biểu cần tạo biểu tượng cho học sinh trong bài "Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X đến XV”
3.4.2. Một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài " Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV"
4. Hiệu quả
III. KẾT LUẬN
2
2
3
3
3
4
5
5
5
6
7
7
12
13
14
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Dạy và học bộ môn lịch sử được xem là một nội dung quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho học sinh trong nhà trường hiện nay. Trong dạy học lịch sử ở bậc THPT, việc hình thành tri thức, giáo dục tư tưởng tình cảm và rèn luyện các kĩ năng cho HS qua dạy học các nhân vật lịch sử đóng vai trò quan trọng. Dạy học nhân vật lịch sử không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn giúp HS nhận thức một cách sâu sắc vai trò của nhân vật liên quan đến sự kiện và mối quan hệ của nhân vật với hoàn cảnh lịch sử. Việc tạo biểu tượng chân thực về các nhân vật sẽ giúp học sinh hình dung được bức tranh lịch sử sinh động của dân tộc trong từng thời kì lịch sử. Trên cơ sở đó, hình thành ở các em thái độ khâm phục, biết ơn đối với các anh hùng dân tộc đó hi sinh cho cuộc sống độc lập tự do hôm nay. Vì vậy, tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là phương pháp cần thiết giúp cho HS lĩnh hội kiến thức đầy đủ và tích cực.
Mặt khác, do đặc trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử phải dựa trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy, trong dạy học lịch sử, để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài học lịch sử thì việc tạo biểu tượng có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử, vì sự kiện là cơ sở của tri thức lịch sử, mà nhân vật lịch sử là những con người làm lên sự kiện đó. Tuy nhiên, hiện nay trong dạy học lịch sử một bộ phận giáo viên chưa gắn liền sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử, chưa khắc họa sinh động về chân dung nhân vật. Vì vậy, thực tế cho thấy hiện tượng học sinh nhầm lẫn hoặc không hiểu về nhân vật là phổ biến. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay của giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số sự kiện lịch sử vai trò của các nhân vật lịch sử là rất quan trọng.	
Xuất phát từ những lí do trên, với kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của bản thân trong những năm qua tôi rút ra một số kinh nghiệm trong việc "Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV bằng phương pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử (SGK Lịch sử 10- Chương trình cơ bản)"
2. Mục đích nghiên cứu:
- Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trưởng THPT.
- Đề xuất các biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X đến XV” (SGK Lịch sử 10 – CTC)
3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử; những phương pháp để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài “ Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X đến XV:
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp điều tra thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp toán học thống kê.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của quần chúng nhân dân, song vai trò của cá nhân cũng có ý nghĩa to lớn. Vì vậy, trong nghiên cứu, dạy học lịch sử không thể không tìm hiểu về các nhân vật lịch sử. Sự hiểu biết về nhân vật lịch sử là một thành phần quan trọng của kiến thức lịch sử. Do đặc điểm của bộ môn, tạo biểu tượng về nhân vật là một nội dung quan trọng của dạy học lịch sử ở trường THPT. 
Vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, khi đánh giá một nhân vật lịch sử, chúng ta phải xem xét hoàn cảnh lịch sử mà họ sinh sống, hoạt động cụ thể, phải tìm hiểu họ đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp nào. Lịch sử xã hội đã chỉ ra rằng, trong một thời điểm nhất định, cần phải có một cá nhân, một nhân vật lỗi lạc xuất hiện để lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện một nhiệm vụ cấp bách mà thời đại đặt ra. Sự xuất hiện của các nhân vật lịch sử kiệt xuất trong từng thời điểm lịch sử nhất định là tất yếu, hợp quy luật. Tuy nhiên, nhân vật mà lịch sử yêu cầu đó là ai thì lại ngẫu nhiên, ngẫu nhiên nhưng lại phù hợp với quy luật và thời đại nên nó phải là tất yếu.
Về việc đánh giá nhân vật lịch sử, V.I.Lênin đã nêu một nguyên tắc phương pháp chỉ đạo cho việc nghiên cứu và học tập lịch sử, cũng như đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn khác, đặc biệt đối với hoạt động thực tiễn. Đó là: Khi xem xét công lao lịch sử của một vĩ nhân, của các vĩ nhân, người ta không căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì với nhu cầu của thời đại chúng ta mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ. Lời chỉ dẫn của Lênin giúp cho chúng ta khi xem xét, đánh giá một nhân vật lịch sử, thì phải đặt nhân vật đó vào hoàn cảnh sinh sống, hoạt động của họ, phải xem xét những cống hiến của họ đối với xã hội lúc bấy giờ.
Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử có tác dụng to lớn đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, tình cảm đạo đức cho thế hệ trẻ. Tạo biểu tượng lịch sử, giúp các em hình dung quá khứ lịch sử phong phú, đa dạng, chính xác, nhận thức đặc điểm nổi bật của nhân vật, đặc trưng giai cấp mà nhân vật đó đại diện. Từ đó, sẽ làm nảy sinh cho HS những tình cảm, thái độ trân trọng, yêu ghét rõ ràng. Nó không chỉ tái tạo lịch sử mà còn có chức năng điều chỉnh mọi hành động. Trên cơ sở những tuyến nhân vật khác nhau (nhân vật chính diện hay phản diện...) GV hình thành cho HS lòng tự hào, kính phục các vĩ nhân, lãnh tụ, anh hùng cách mạng đối với những nhân vật chính diện. Ngược lại, HS sẽ có thái độ căm ghét những gì tàn bạo, độc ác của các nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị, đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân. 
Tóm lại, tạo biểu tượng lịch sử nói chung và tạo biểu tượng về nhân vật nói riêng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT là một việc làm có ý nghĩa lớn về cả ba mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển cho HS. Vì vậy, người GV trong quá trình dạy học của mình, cần có những biện pháp tăng cường tạo biểu tượng và tạo biểu tượng có hiệu quả, như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả dạy học trên tất cả các lĩnh vực.
2. Thực trạng vấn đề:
Thực tế, việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử ở trường phổ thông nói chung và tại trường THPT Lang Chánh hiện nay đang diễn ra theo ba hướng: 
Thứ nhất, với thời lượng 45 phút, hầu hết các giáo viên chỉ chăm chú truyền đạt những sự kiện, những con số lịch sử với nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu là sách giáo khoa và sách giáo viên, thiếu các tài liệu tham khảo khác. Vì vậy, việc dạy học rơi vào tình trạng lặp lại sách giáo khoa, chưa đáp ứng được yêu cầu theo đặc trưng bộ môn. Thêm vào đó, một thực trạng khách quan là trong giảng dạy, học tập, thi cử ở nhà trường phổ thông môn lịch sử chưa được coi trọng, thậm chí nhiều lúc còn được coi là môn phụ. Tình trạng này, dẫn tới học sinh chán học, ngại học môn Lịch sử hoặc các em chỉ học thụ động, đối phó.
Thứ hai, một số giáo viên đã chú ý hơn tới việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên, có thể do phương pháp không hợp lý, chưa phù hợp với nội dung bài học hoặc chưa cân đối với thời lượng tiết học nên hiệu quả chưa cao. Ở một số trường hợp thực tế, thay vì tạo biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh, người thầy lại quá sa đà vào việc kể các câu chuyện về nhân vật lịch sử nên đã dẫn đến việc “cháy giáo án”, không cung cấp đủ nội dung kiến thức mà bài học yêu cầu. 
Thứ ba, về thái độ của giáo viên đối với vai trò của việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong đổi mới dạy học lịch sử thì phần nhiều giáo viên đều nhận thức được vai trò của việc tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử và cũng rất tâm huyết với việc tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất, do thời lượng chương trình, do những khó khăn khác nên chưa thể tạo biểu tượng nhân vật lịch sử đạt hiệu quả cao. 
Đối với việc tìm hiểu về biểu tượng nhân vật lịch sử, nhiều học sinh rất thích với việc tìm hiểu về các nhân vật trong học tập bộ môn lịch sử. Nhưng số đông học sinh chỉ nhớ được một số sự kiện lịch sử cụ thể (những sự kiện phổ biến và cơ bản nhất), một số còn rất mơ hồ hay nhầm lẫn về các nhân vật lịch sử (tên của nhân vật này nhưng lại kể về nhân vật khác). Mặt khác, tài liệu học tập ít, các em không có điều kiện tiếp cận với các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu học tập chủ đạo của các em chỉ là sách giáo khoa.
Thực tế trên cho thấy, việc sử dụng phương pháp dạy học nói chung, tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy học lịch sử nói riêng còn nhiều hạn chế. Để nâng cao chất lượng dạy học hiện nay, cụ thể là để việc tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử đạt hiệu quả cao hơn cần tìm ra những giải pháp khắc phục hạn chế.
3. Một số vấn đề về phương pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT:
3.1. Tầm quan trọng của việc khắc hoạ biểu tượng nhân vật lịch sử:
- Việc khắc họa biểu tượng lịch sử trong bài học lịch sử giúp học sinh nhớ lâu, nhớ đúng theo trình tự xuất hiện của nhân vật lịch sử gắn với những công lao và chiến công của họ.
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, lòng biết ơn đối với các nhân vật lịch sử đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời biết đánh giá, so sánh các nhân vật lịch sử, biết yêu ghét phân minh đối với các nhân vật lịch sử. Từ đó góp phần xây dựng, phát triển nhân cách cho các em.
- Mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử, họ thường là cá nhân xuất sắc của một giai đoạn, một thời kì lịch sử. Vì vậy khi xây dựng biểu tượng nhân vật lịch sử thường gắn với chiến công, cống hiến của họ đối với giai đoạn lịch sử, điều đó sẽ giúp học sinh nắm chắc các giai đoạn lịch sử và tiến trình lịch sử hơn.
3.2. Ý nghĩa của việc khắc hoạ biểu tượng nhân vật lịch sử:
- Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử sẽ tạo ra sự kích thích và gây hứng thú học tập cho học sinh. Theo I.Fkharla Noops ( nhà tâm lí giáo dục) “Hứng thú đó là nhu cầu nhuốm màu xúc cảm, xúc cảm đi trước gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính hấp dẫn.” Một bài giảng lịch sử mà nghèo nàn, tẻ nhạt thì chắc chắn sẽ làm cho học sinh mệt mỏi, chán học. Chính vì vậy, việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử cho các em có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm vì nó không những tác động lên trí tuệ mà còn tác động vào cả tâm hồn tình cảm của các em.
Thông qua những hành động của các anh hùng những người đấu tranh quên mình vì chính nghĩa, vì hạnh phúc và hòa bình, điều này tạo ra sự kính phục, lòng tự hào đối với các vĩ nhân và trong một hoàn cảnh nhất định nó còn thổi bùng ngọn lửa cách mạng của tuổi trẻ.
Ngược lại với những nhân vật lịch sử có những hành động đi ngược lại với quyền lợi của dân tộc, là nguyên nhân gây ra chiến tranh và tội lỗi, điều này sẽ tạo ra sự phản ứng từ các em, các em sẽ căm ghét trước những hành động hung bạo tàn ácVề ý nghĩa này giáo viên cần đưa ra những việc làm cụ thể của nhân vật, để học sinh cảm nhận, bày tỏ thái độ đối với nhân vật lịch sử
- Thông qua việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về cả một thời kỳ lịch sử.
Thông qua những biểu tượng lịch sử chân thật và sinh động giúp học sinh nhận thức đúng vai trò của cá nhân trong lịch sử và mối quan hệ của cá nhân với quần chúng nhân dân. Không chỉ có một nhân vật lịch sử mà có thể có nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu cho thời đại. Những hoạt động của họ tạo nên bức tranh toàn diện của lịch sử.
3.3. Yêu cầu đối với việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy Lịch sử:
- Tính khách quan: Đây là một yêu cầu rất quan trọng khi tìm hiểu về nhân vật lịch sử. Khi nhận định, đánh giá về nhân vật lịch sử không nên áp đặt ý kiến chủ quan của cá nhân cho học sinh. Để đánh giá một nhân vật, phải xem xét hoàn cảnh lịch sử mà họ sinh sống, hoạt động cụ thể, phải tìm hiểu họ đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp nào. Khi xét công lao lịch sử của một cá nhân, người ta không căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì so với thời đại mà chúng ta đang sống mà căn cứ vào những đóng góp của họ cho thời đại mà chính họ đang sống. 
- Tính chính xác khoa học của các tài liệu về nhân vật lịch sử: Một trong những yêu cầu quan trọng cần phải đạt được khi tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là đảm bảo tính cụ thể, chính xác của những kiến thức về sự kiện, nhân vật, nhằm giúp các em biết và hiểu lịch sử, phù hợp với quy luật chung của sự nhận thức, theo yêu cầu và trình độ học tập của mình. 
- Những nhân vật cơ bản gắn với sự kiện cơ bản của bài học: lựa chọn nhân vật để tạo biểu tượng phải được xét trong mối tương quan với nội dung bài học. Cần lựa chọn những nhân vật điển hình, tiêu biểu về hoạt động và tính cách để mang lại hiệu quả cao cho một tiết học.
- Tính trực quan, sinh động: Muốn bài học lịch sử nói chung và việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêng đáp ứng được tính trực quan, lại sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn đòi hỏi giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp như trình bày miệng sinh động, hấp dẫn kết hợp với sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu, tài liệu tham khảo,... Lời nói giàu hình ảnh của giáo viên có thể tạo hình ảnh trực quan trong óc học sinh song tính trực quan sẽ tăng lên rất nhiều nếu như giáo viên biết kết hợp với các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
- Phù hợp yêu cầu của chương trình và nội dung bộ môn: nhân vật và kiến thức lịch sử cung cấp cho học sinh trước hết phải giúp các em khôi phục quá khứ khách quan rồi hiểu sâu sắc, và tìm ra cách vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. 
3.4. Phương pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong giảng dạy bài "Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X đến XV”.
3.4.1.Các kiến thức cơ bản về nhân vật lịch sử tiêu biểu cần tạo biểu tượng cho học sinh trong bài "Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X đến XV”.
Bài” Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X đến XV” giúp học sinh nhận thức được những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, thời Lí; 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên, chống quân xâm lươc Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. Trên cơ sở hiểu biết về đặc điểm của từng cuộc kháng chiến, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến đó gắn liền với các nhân vật lịch sử tiêu biểu, đó là:
* Lê Hoàn(941-1005):
- Người châu Ái( Thanh Hoá), nhưng có sách ghi là quê ở Trường Châu, Ninh Bình hoặc ghi là quê ở Thanh Liêm, Hà Nam. 
- Truyền rằng khi mẹ ông sắp sinh, nằm mơ thấy trong bụng nở 1 bông sen kết thành hạt, bà lấy chia cho mọi người còn mình thì không được ăn. Ông sinh tháng 8 năm 941,mấy năm sau mẹ và cha đều mất, có viên quan họ Lê người làng bên thương tình đã đưa về nuôi. Ông làm lụng chăm chỉ chịu khó. 
- Năm 16 tuổi, ông xin gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh, rồi được cầm quân đi đánh các sứ quân. Nhờ tài năng quân sự, dũng cảm, lại có ý chí nên ông rất được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng.
- Năm 971, ông được phong chức Thập đạo tướng quân điện tiền chỉ huy sứ. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, ông cùng Nguyễn Bặc , Đinh Điền đưa Đinh Toàn lên ngôi vua rồi được cử giúp vua trị nước.
- Năm 981, quân Tống tiến sang xâm lược Đại Cồ Việt, ông được Dương Thái Hậu giao nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo cuộc kháng chiến. Trong cuộc họp bàn kế hoạch xuất quân, ông được đề nghị tôn lên làm vua thay cho vua nhỏ là Đinh Toàn. Nhà Tiền Lê thành lập, ông đặt niên hiệu là Thiên Phúc.
- Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta. Dưới sự chỉ huy của ông, quân ta đã đập tan cuộc xâm lược của nhà Tống. Năm 1005, ông mất. 
* Lý Thường Kiệt:	
- Lý Thường Kiệt (1019 – 1105). Ông vốn họ Ngô, tên Tuấn, tự là Thường Kiệt, quê ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (nay làng Cơ Xá, Gia Lâm, Hà Nội). Sau ông cùng gia đình sang ở tại phường Thái Hòa, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long nay là Hà Nội. Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập- Hoàng tử trưởng của Tiền Ngô Vương Ngô Quyền
- Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành và làm quan. Thuở nhỏ ông rất thông minh, chăm đọc sách binh thư, chăm luyện tập võ nghệ. Năm ông 13 tuổi (1031) thì người cha của ông đi tuần vùng biên giới Thanh Hoa bị bệnh và mất. Năm 18 tuổi (1036) mẹ của ông cũng qua đời. Khi hết tang, ông được Triều đình bổ vào chức Kỵ mã hiệu úy (một chức quan võ nhỏ trong đội quân cưỡi ngựa của triều đình).
- Năm 23 tuổi (1041), vì có vẻ mặt tươi đẹp, vóc người khỏe mạnh cân đối ông được bổ vào ngạch Quân thị (Hoàng môn chi hậu). Vì yêu mến tài năng và đức hạnh của ông, Vua Lý Thái Tổ nhận ông làm con nuôi, từ đó tên ông được đổi thành là Lý Thường Kiệt. Hằng ngày ông ở bên Vua, giúp Vua rất nhiều việc. Việc nào tốt thì ông hiến tâu,việc nào xấu thì ông can ngăn. Thời gian sau ông được thăng lên chức Đô tri Nội thị sảnh. Vì có nhiều công lao đó đến khi Lý Thánh Tông lên ngôi, ông được phong chức Thái Bảo và được trao cho Tiết việt (cờ tiết và búa phủ Việt - tượng trưng cho quyền thay mặt vua xử lý các công việc ở bên ngoài).
- Năm 1069, để dẹp yên biên giới phía Nam, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, vua Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt chủ trương phát quân đi đánh Chiêm Thành. Quân đội do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy đã thu được thắng lợi to lớn, bắt sống được chúa nước Chiêm là Chế Củ. Vì có công lớn lên Lý Thường Kiệt được thăng chức Thái Phó, tước khai Quốc công
- Đầu năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi đó là vua Lý Nhân Tông, Hoàng Thái hậu Thượng Dương và sau đó là Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan buông rèm nghe chính. Lý Thường Kiệt cầm giữ binh quyền phò giúp vua nhỏ tuổi.
Để lo đối phó với âm mưu xâm lược của quân Tống, Lý Thường Kiệt tìm cách ổn định tình hình trong nước, đặc biệt là củng cố sự đoàn kết trong nội bộ triều đình. Ông cho mời Lý Đạo Thành trở lại triều chính giữ chức Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự, trông coi việc chính trị và nội trị.
- Cuối năm 1076 đầu năm 1077, muốn trả thù nước Đại Việt, triều đình nhà Tống sai Quách Quỳ xuất quân và phối hợp cùng với quân Chiêm Thành và Chân Lạp sang đánh nước Đại Việt. Quân và dân Đại Việt dưới quyền chỉ huy của Lý Thường kiệt đã kiên cường chiến đấu, kìm chân quân xâm lược Tống hàng tháng trước trận tuyến phòng thủ sông Cầu. Quân Tống bị chặn lại ở sông Như Nguyệt (sông Cầu), bị tiêu hao sinh lực, giảm sút tinh thần rồi sa vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Quân Tống đành phải đem quân về đóng ở sông Phú Lương (khúc sông Cầu từ Như Nguyệt trở lên, thời Lý gọi là sông Phú Lương). Lý Thường Kiệt đem binh thuyền đến chặn không cho sang sông, nhưng quân đội của 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giang_day_bai_nhung.doc