SKKN Sử dụng một số đoạn phim tài liệu, các tư liệu văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi học bài 14 chương trình GDCD lớp 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

SKKN Sử dụng một số đoạn phim tài liệu, các tư liệu văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi học bài 14 chương trình GDCD lớp 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử, đã tạo dựng nên biết bao truyền thống, đó là kho tàng di sản văn hóa quý báu của cha ông ta để lại, trong đó có cả những truyền thống hay và có cả những nét truyền thống đã lỗi thời so với cuộc sống hiện đại. Việc kế thừa những truyền thống nào, loại bỏ, sửa đổi những truyền thống nào trong việc giáo dục thế hệ trẻ nước ta hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp. Song căn cứ vào những giá trị phổ biến được cả dân tộc thừa nhận, mang tính bền vững, tương đối ổn định, vượt lên mọi thời gian của một số truyền thống dân tộc, trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay cần chú ý giáo dục một số truyền thống như truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân nghĩa, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.trong đó truyền thống yêu nước là một trong những truyền thống đầu tiên quan trọng nhất, là truyền thống hàng đầu, bao trùm của dân tộc Việt Nam. Nó là sự tổng hợp của nhiều truyền thống khác và giữ vai trò chi phối các truyền thống khác, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại.

Thanh niên – học sinh, đặc biệt học sinh THPT là lứa tuổi đang phát triển cơ thể và hoàn thiện nhân cách, luôn nhạy cảm với sự chi phối và ảnh hưởng của nhiều nhân tố từ môi trường sống. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa số thanh niên, học sinh đã hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một bộ phận thanh niên, học sinh do giác ngộ thấp đã hoang mang, dao động, bị mất phương hướng và lối sống buông thả. Họ thờ ơ với các hoạt động chính trị - xã hội, chạy theo lối sống hưởng thụ, đề cao một chiều các giá trị vật chất, coi thường, thậm chí phỉ báng các giá trị tinh thần, có cái nhìn lệch lạc đối với các giá trị truyền thống. Đặc biệt trong lĩnh vực đạo đức xuất hiện và phát triển những hành vi trái với đạo lý, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn su trọng đạo.Các tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc, rượu chè, tội phạm và bạo lực có chiều hướng gia tăng trong thanh niên và len lỏi vào học đường.

 

doc 23 trang thuychi01 7972
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số đoạn phim tài liệu, các tư liệu văn học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi học bài 14 chương trình GDCD lớp 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử, đã tạo dựng nên biết bao truyền thống, đó là kho tàng di sản văn hóa quý báu của cha ông ta để lại, trong đó có cả những truyền thống hay và có cả những nét truyền thống đã lỗi thời so với cuộc sống hiện đại. Việc kế thừa những truyền thống nào, loại bỏ, sửa đổi những truyền thống nào trong việc giáo dục thế hệ trẻ nước ta hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp. Song căn cứ vào những giá trị phổ biến được cả dân tộc thừa nhận, mang tính bền vững, tương đối ổn định, vượt lên mọi thời gian của một số truyền thống dân tộc, trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay cần chú ý giáo dục một số truyền thống như truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân nghĩa, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo...trong đó truyền thống yêu nước là một trong những truyền thống đầu tiên quan trọng nhất, là truyền thống hàng đầu, bao trùm của dân tộc Việt Nam. Nó là sự tổng hợp của nhiều truyền thống khác và giữ vai trò chi phối các truyền thống khác, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại.
Thanh niên – học sinh, đặc biệt học sinh THPT là lứa tuổi đang phát triển cơ thể và hoàn thiện nhân cách, luôn nhạy cảm với sự chi phối và ảnh hưởng của nhiều nhân tố từ môi trường sống. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa số thanh niên, học sinh đã hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một bộ phận thanh niên, học sinh do giác ngộ thấp đã hoang mang, dao động, bị mất phương hướng và lối sống buông thả. Họ thờ ơ với các hoạt động chính trị - xã hội, chạy theo lối sống hưởng thụ, đề cao một chiều các giá trị vật chất, coi thường, thậm chí phỉ báng các giá trị tinh thần, có cái nhìn lệch lạc đối với các giá trị truyền thống. Đặc biệt trong lĩnh vực đạo đức xuất hiện và phát triển những hành vi trái với đạo lý, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn su trọng đạo...Các tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc, rượu chè, tội phạm và bạo lực có chiều hướng gia tăng trong thanh niên và len lỏi vào học đường.
Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân song một trong những nguyên nhân chính đó là do bản thân thế hệ trẻ với những đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi thanh niên, lại sống trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Nếu biết định hướng và có sự chỉ dẫn nhiệt tình của lớp người đi trước thì những mặt mạnh, những ưu thế sẽ được phát huy và họ sẽ nhận thức được rằng truyền thống yêu nước là nền tảng, là hành trang không thể thiếu cho tương lai. Còn nếu không, những mặt mạnh sẽ bị thui chột và trở nên phản tác dụng, những mặt hạn chế kia sẽ có đất dụng võ, phát triển và lấn át những mặt mạnh và như thế họ dễ đi đến coi thường, thậm chí phủ định sạch trơn quá khứ hào hùng của dân tộc. Trước những vấn đề đó, giáo dục đạo đức và dạy đạo đức trong nhà trường hiện nay là vấn đề được lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; thể hiện ở việc môn GDCD đã được đưa vào là 1 trong các môn thi tổ hợp trong thi THPT Quốc gia và tổ hợp xét điểm đại học của một số trường đại học trong cả nước. Giáo dục truyền thống cho học sinh, thanh niên là một việc làm có ý nghĩa sống còn. Đặc biệt là giáo dục truyền thống yêu nước, yêu dân tộc, yêu chủ nghĩa xã hội, giáo dục cho các em hiểu được trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong chương trình GDCD lớp 10, bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là bài học trực tiếp hình thành và trang bị cho học sinh những kiến thức này. Nội dung bài học có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao khả năng hiểu biết và khả năng định hướng cho học sinh trong việc lựa chọn lý tưởng sống cho mình. Tuy nhiên, do tâm lý chung của đa số học sinh và phụ huynh học sinh và thậm chí cả giáo viên thì môn Giáo dục công dân vẫn là môn học phụ nên hầu như không có sự đầu tư cho môn học, tiết học còn diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng nhưng chưa thực sự hiệu quả, học trò học đối phó, chiếu lệ, không tập trung, giờ học chưa gây được hứng thú nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được theo yêu cầu.
Chính vì những lý do trên, bản thân là một giáo viên giảng dạy môn GDCD, tôi luôn có mong muốn tìm ra một phương pháp dạy hay, nội dung bài giảng cần sinh động, đặc biệt là khi dạy bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm tạo được hứng thú học tập, giúp học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên lí:“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học bộ môn. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng một số đoạn phim tài liệu, các tư liệu văn họcnhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi học bài 14 chương trình GDCD lớp 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2016 - 2017.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Tìm và sử dụng những phương tiện, tài liệu phù hợp nhằm tạo ra nội dung bài giảng phong phú, đa dạng, kích thích hứng thú học tập của học sinh khi học bài 14 GDCD lớp 10.
- Nâng cao được hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học bài 14 phần Công dân với đạo đức - GDCD 10.
- Nâng cao được kết quả học tập bài 14 môn GDCD 10- phần Công dân với đạo đức cho học sinh.
- Rèn luyện, nâng cao được kĩ năng sống, ứng xử cho học sinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 2 lớp nguyên vẹn của Trường trung học phổ thông Hậu Lộc 1 năm học 2016 - 2017, cụ thể:
- Lớp đối chứng: 10A7
- Lớp thực nghiệm: 10A9
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập của học sinh, đặc biệt là năng lực học tập, thái độ học tập với bộ môn GDCD trước khi tác động.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- PP xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SKKN.
Đổi mới giáo dục là vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay trước tác động của Cách mạng khoa học – công nghệ và Xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ.  Để bắt kịp  thời đại, trong những năm qua ta đã và đang thực hiện sự nghiệp đổi mới giáo dục để bắt kịp thời đại, phát triển toàn diện đất nước. Đổi mới là toàn diện để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, trong đó vấn đề  phương pháp dạy học là cực kỳ quan trọng, chìa khoá của mọi sự thành công, trong sự nghiệp giáo dục và tất nhiên việc đó không thể thoát ly khỏi vai trò của người thầy giáo.
Giáo dục công dân cũng như những môn học khác trong hệ thống giáo dục phổ thông đều nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của Đảng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Muốn có chất lượng và hiệu quả người thầy trước hết phải có phương pháp tốt và hữu hiệu để dẫn dắt học sinh đến với những mảng kiến thức thích hợp, tiếp nhận chân lý tự nhiên. Tuy nhiên đổi mới phải tạo cơ sở sự kế thừa và phát triển của các phương pháp truyền thống để làm cho hiệu quả và phải dựa trên những nguyên tắc cho phép của bộ môn. Đặc biệt với môn giáo dục công dân gắn liền tư tưởng, tình cảm và giáo dục đạo đức truyền thống, một bộ môn nằm trong các bộ môn xã hội nó không thể biệt lập mà có những mối quan hệ với Văn, lịch sử, Địa lý. Cho nên vấn đề dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng và cần thiết giáo viên phải thực hiện, kết hợp trong quá trình dạy- học mới có hiệu quả.
Trong đó, mối liên hệ giữa giáo dục công dân và các tác phẩm tài liệu Văn học rất gần gũi. Trong GDCD có Văn, trong Văn có GDCD.. Đây là một trong những tài liệu vô cùng quan trọng, không những thế còn góp phần sinh động, hứng thú và nhẹ nhàng cho môn học GDCD. Trước hết, văn học bằng hình tượng cụ thể như những bức tranh sinh động  về lịch sử, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của người đọc, người học .  Giữa văn học và khoa học nói chung, GDCD nói riêng có môi liên hệ khăng khít. Không ít tác phẩm văn học tự nó là một tư liệu lịch sử nhằm hướng học sinh đến những giá trị đạo đức cao cả. Ví dụ: Hịch Tướng Sỹ văn (Trần Quốc Tuấn), Bài Cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) Các tác phẩm văn học (văn bản, bức thư, tuyện ngắn, tiểu thuyết hay thơ ca,hồi kí...) góp phần quan trọng làm cho bài giảng GDCD thêm sinh động, hấp dẫn và tự nhiên hơn, dễ đi vào lòng người, tạo hứng thú và tình cảm cho học sinh với môn học.
Trong chương trình GDCD 10 THPT hiện hành nhất là lịch sử cách mạng và giải phóng dân tộc gắn liền với một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền văn học cách mạng. Những chiến công Lịch sử hào hùng của dân tộc chính là mãnh đất màu mỡ ươm mầm những tác phẩm bất hủ. . Nền văn học cách mạng đã tái hiện rõ nét hình ảnh lịch sử oanh liệt của dân tộc trong thế kỷ XX, qua đó Việc dạy học liên môn Văn - GDCD khá hiệu quả để khắc phục tình trạng khô khan. Mặt khác, đối tượng thực hiện dạy học là những học sinh lớp 10 ban KHXH có khả năng liên hệ và nhận thức tốt, có tầm khái quát vấn đề và đã có vốn Văn học. Trong đó có một bộ phận những học sinh có sự hiểu biết khá sâu về phần văn học cách mạng. Chính vì thế cho phép giáo viên thực hiện được và hiệu quả về phương pháp dạy học này  trong cả quá trình giảng dạy cả chính khóa và ngoại khóa.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của BGH nhà trường, tổ chuyên môn, sự chỉ bảo nhiệt tình của nhóm chuyên môn.
- Được sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học hiện đại nên trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các tư liệu, hình ảnh, băng hình vào bài dạy dễ dàng hơn. 
- Phần lớn học sinh ngoan, nắm bắt kiến thức nhanh.
2.2.2. Khó khăn:
- Phần lớn học sinh xem môn GDCD là môn phụ nên không hứng thú học tập.
- Nội dung bài học còn nhiều lý thuyết, trừu tượng, khiến học sinh khó hiểu dẫn đến tâm lý chán học.
- Sự quan tâm của xã hội, của phụ huynh, sự đầu tư cho môn GDCD của giáo dục chưa nhiều.
- Số tiết của môn/ tuần còn ít, tài liệu phục vụ giảng dạy chưa phong phú.
- Đối với bài 14, kiến thức rộng, nhiều, hơn nữa lại là những bài cuối chương trình nên tâ lý học sinh chán học. 
- Phương tiện, tài liệu phục vụ giảng dạy bộ môn nói chung và bài 14 nói riêng còn nhiều hạn chế, giáo viên muốn dạy tốt phải tự sưu tầ, tìm kiếm, thiết kế mất nhiều thời gian.
Trước những thuận lợi và khó khăn nêu trên, muốn tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học bài 14, giáo viên cần phải chịu khó tìm tòi, sưu tầm nhiều tài liệu liên quan để vận dụng vào bài dạy nhằm gây được hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung bài 14 rất quan trọng, tuy nhiên học sinh lại chưa nhận thức được điều đó, đặc biệt trước những hạn chế của thanh niên, học sinh à ở phần đầu đã nêu, học sinh lại càng xem thường nội dung bài học. Vì vậy để tạo được hứng thú học tập cho học sinh đồi với nội dung bài này đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp mới cùng với phương tiện, tài liệu và các thiết bị hỗ trợ. 
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1. Xác định vai trò của việc sử dụng các đoạn video phim tài liệu kết hợp với các tư liệu văn học trong việc giảng dạy bài 14 phần Công dân với đạo đức – GDCD 10.
Việc sử dụng những video phim tài liệu có thật cùng với các tư liệu văn học một cách phù hợp với nội dung bài học và tâm sinh lý lứa tuổi là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong dạy học đạo đức, giúp tiết học đạt được hiệu quả tối đa theo yêu cầu, góp phần hình thành cho học sinh phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, học sinh khắc sâu được kiến thức và có khả năng vận dụng nhất định trong việc thực hiện và xử lý các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh sẽ rất hứng thú khi được xem những đoạn phim tài liệu gắn liền với nội dung bài học, được học văn thông qua môn GDCD, thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa bộ môn GDCD và môn Ngữ văn, Lịch sử từ đó tự rút ra bài học cho chính bản thân.
Sử dụng video và các tư liệu văn học một cách ngắn gọn, phù hợp sẽ là phương pháp hiệu quả để tạo được ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ, khơi dậy niềm đam mê, sự tự tin và hứng thú trong học tập của học sinh. Mặt khác với những đoạn video phim tài liệu chân thực đã chứng minh nó có sức mạnh thức tỉnh lòng trắc ẩn tiềm tàng ở mỗi con người từ đó mà học sinh đã tự giác và chủ động điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực.
2.3.2. Những nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng video, các tư liệu văn học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học bài 14 phần Công dân với đạo đức – GDCD 10.
- Nội dung các đoạn video, các tư liệu văn học cần bám sát nội dung bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Những video đưa vào sử dụng phải là những video phim tài liệu chân thực, sống động, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Các tư liệu văn học được sử dụng phải là những tư liệu chính xác, mang tính thời sự - xã hội cao.
- Các video phim tài liệu cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, sống động; các trích dẫn tư liệu văn học cần phải ngắn gọn, súc tích, ngôn ngữ chính xác không cầu kỳ sáo rỗng.
2.3.3. Các bước sử dụng hình ảnh, video clip và các tư liệu văn học để dạy học bài 14 phần Công dân với đạo đức – GDCD 10.
- Bước 1: Giáo viên cần sưu tầm những đoạn video phim tài liệu hoặc các đoạn video clip, những tư liệu văn học có liên quan chặt chẽ đến nội dung bài học, sau đó giáo viên chiếu lên máy chiếu cho cả lớp xem.
- Bước 2: Học sinh theo dõi video, đọc các đoạn trích trong các tác phẩm văn học, các đoạn ca dao, tục ngữ và giáo viên yêu cầu cho nhận xét, cảm nhận của mình sau khi xem đoạn video hoặc nghe một đoạn thơ văn, ca dao, tục ngữ
- Bước 3. Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh trả lời; đồng thời nhận xét , bổ sung và đưa ra kết luận.
Cụ thể trong quá trình dạy bài 14, tôi sử dụng các tư liệu sau:
- Những hình ảnh về quê hương, đất nước, con người Việt Nam (Nguồn Google)
- Đoạn trích trong bức thư gửi gia đình của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh ( Nguồn: Trích trong “Những lá thư thời chiến” – Tác giả: Đặng Vương Hưng)
- Một số bài hát: “Quê hương” – Đỗ Trung Quân; “Quê hương tuổi thơ tôi” – Từ Huy; “Hát về cây lúa hôm nay” – Hoàng Vân. (Nguồn nhac.vui.vn)
- Một số đoạn video về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Lịch sử chiến tranh Việt Nam, đoạn video trích trong phim tài liệu “Nỗi đau của tấm lòng nhân ái” – VTV1 từ nguồn Youtube.
- Một số đoạn trích trong các bài thơ, văn, ca dao nói về tình cảm gắn bó với quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam
Thể hiện qua giáo án tiết 1 – bài 14
Tiết 29.
.CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG
VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam.
- Hiểu rõ được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là thanh niên, học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Về kỹ năng:
- Học sinh biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ:
- Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
II. Những năng lực hướng tới cần hình thành cho học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
III- Phương pháp phương tiện, tài liệu:
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình kết hợp phương pháp đàm thoại và thảo luận lớp.
3- Phương tiện, tài liệu :
- Máy chiếu.
- SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; tư liệu về những bài hát, bài thơ, tranh ảnh, những tấm gương về lòng yêu nước.
- Những câu chuyện, những video thể hiện lòng yêu nước, truyền thống yêu nước; lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước.
III- Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức. (1 phút)
2- Kiểm tra bài cũ: (3 - 5 phút) (GV có thể không kiểm tra bài cũ ở đầu giờ, thay vào đó để tạo không khí vui vẻ, dễ chịu, GV có thể hát tặng học sinh một đoạn trong bài hát “Quê hương tuổi thơ tôi” thay lời dẫn vào bài )
GV: Nêu câu hỏi.
Câu hỏi: Hợp tác là gì ? Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài mới: (4 phút)
GV cho học sinh xem một đoạn video về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Hoặc cho học sinh nghe một đoạn bài hát : “Quê hương tuổi thơ tôi” của nhạc sĩ Từ Huy.) (GV có thể hát để tạo không khí vui tươi trước giờ học) (Nếu học sinh kiểm tra bài cũ, chưa được nghe ở phần trên) (Slides 1)
Sau khi xem (nghe) xong, GV hỏi :
Em có cảm nhận gì sau khi xem xong đoạn video (nghe xong bài hát) trên?
Mỗi người đều có quê hương của mình, từ tình cảm gắn bó với quê hương, người thân, con người dần hình thành tình yêu đối với đất nước mình. VN là Tổ quốc của chúng ta. Đó là tên gọi đất nước một cách thiêng liêng trìu mến. Là công dân của nước Việt Nam chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với những hi sinh mà cha ông ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để giành lại độc lập dân tộc? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này. Bài học này sẽ có nội dung tích hợp của các môn Lịch sử, Ngữ văn, GDQP... Các em cần có những liên hệ để hiểu rõ nội dung bài học hơn (Slides2, slides 3)
3- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
* Hoạt động 1: (9 phút)
Tìm hiểu lòng yêu nước là gì ?
-Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm lòng yêu nước, nguồn gốc của lòng yêu nước.
Cách tiến hành:
GV : Cho học sinh đọc đoạn thơ trong bài thơ « Sao chiến thắng » của Chế Lan Viên và hỏi : (Slide 4)
? Em hãy cho biết tình cảm của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ trên ?
? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nói lên tình cảm của mình đối với Tổ quốc ?
? Những hình ảnh được chọn lựa để so sánh có gì đặc biệt ?
? Tình cảm yêu nước được thể hiện bằng những hành động cụ thể nào ?
? Em cho biết lòng yêu nước là gì ?
Học sinh : Thảo luận lớp, sử dụng kiến thức văn học để trả lời những câu hỏi của GV.
- Trong đoạn thơ trên tình cảm của tác giả là tình yêu Tổ quốc.
- Tác giả đã dùng biện pháp so sánh để nói lên tình cảm của mình đối với Tổ quốc.
- Những hình ảnh tác giả chọn lựa để so sánh : Yêu như  máu thịt , như mẹ cha, như vợ chồng, là những thứ gắn bó thân thiết nhất, gần gũi nhất, quan trọng nhất với mỗi con người.
- Tình cảm đối với đất nước được thể hiện bằng hành động xả thân, hy sinh vì Tổ quốc : « Nếu cần ta chết »
- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc....
GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh liệt sĩ Lê Văn Huỳnh và đoạn trích trong bức thư của anh với tiêu đề “ Khi hòa bình có điều kiện hãy vào Nam lấy hài cốt anh về” và Thư của liệt sĩ Nguyễn Quang Trí. (Slides 5,6)
“Quảng trị, ngày 11/9/1972
Toàn gia đình kính thương, hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng, phòng khi đã “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất” thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.
Mẹ kính mến!  Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa kịp đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã đi thăm bố con rồi. Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau, giọt máu đào hơn ao nước lã. Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh đã rụng ...Trời ơi, hỡi trời! Con của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời. Con rất hiểu đời mẹ khổ đã nhiều nay bao hy vọng nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh, thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu. Coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ.Mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi. Bố con đã đi xa, để lại cho mẹ biết bao khó nhọc. Nay con đã đến ngày khôn lớn thì...Thôi nhé mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho tổ quốc mai sau!....
Em yêu thương! Mọi lá thư đến với em là nguồn động viên em khi xa anh. Song lá thư này đến tay em là nỗi buồn nhất và có lẽ là nỗi buồn đầu tiên trong cuộc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_doan_phim_tai_lieu_cac_tu_lieu_van_hoc_n.doc