Kinh nghiệm dạy học hiệu quả bài 5 “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng – GDCD 10” thông qua việc vận dụng kiến thức liên môn

Kinh nghiệm dạy học hiệu quả bài 5 “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng – GDCD 10” thông qua việc vận dụng kiến thức liên môn

 Môn GDCD ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi đây là môn học dạy cho học sinh quan điểm sống, kỹ năng sống, thái độ sống sao cho đúng đắn nhất, chuẩn mực nhất. Tư tưởng, lối sống, đạo đức ở một bộ phận không nhỏ học sinh đang ngày càng xuống cấp, lệch lạc nghiêm trọng chính vì vậy mà bộ GD&ĐT và cả xã hội đang rất quan tâm đến bộ môn GDCD, năm học 2016 – 2017 là năm học đầu tiên môn GDCD được đưa vào thi THPT Quốc gia là một minh chứng cho vai trò quan trọng của bộ môn. Chính vì vậy càng đòi hỏi giáo viên bộ môn GDCD phải không ngừng tìm cách đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh dễ tiếp thu, vận dụng kiến thức bộ môn trong học tập, trong cuộc sống [1].

Nhiều nội dung của bộ môn là những nội dung khó dạy với giáo viên, khó học đối với học sinh điển hình những nội dung cơ bản về triết học duy vật biện chứng trong chương trình GDCD lớp 10. Với riêng nội dung “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng” - GDCD 10 đây là nội dung rất quan trọng (thực chất đây chính là quy luật “sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất” trong triết học duy vật biện chứng) tuy nhiên giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy vì học sinh thường khó nắm bắt hết được các khái niệm rất mới và trừu tượng trong bài học. Với kinh nghiệm trong các năm dạy học của mình tôi nhận thấy cần phải làm sao để học sinh phát huy hết được trí tưởng tượng, sức sáng tạo đồng thời phải tạo cho học sinh thực sự hứng thú trong quá trình học tập thì mới có được kết quả dạy và học tốt.

 

doc 24 trang thuychi01 14562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm dạy học hiệu quả bài 5 “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng – GDCD 10” thông qua việc vận dụng kiến thức liên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Môn GDCD ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi đây là môn học dạy cho học sinh quan điểm sống, kỹ năng sống, thái độ sống sao cho đúng đắn nhất, chuẩn mực nhất. Tư tưởng, lối sống, đạo đức ở một bộ phận không nhỏ học sinh đang ngày càng xuống cấp, lệch lạc nghiêm trọng chính vì vậy mà bộ GD&ĐT và cả xã hội đang rất quan tâm đến bộ môn GDCD, năm học 2016 – 2017 là năm học đầu tiên môn GDCD được đưa vào thi THPT Quốc gia là một minh chứng cho vai trò quan trọng của bộ môn. Chính vì vậy càng đòi hỏi giáo viên bộ môn GDCD phải không ngừng tìm cách đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh dễ tiếp thu, vận dụng kiến thức bộ môn trong học tập, trong cuộc sống [1].
Nhiều nội dung của bộ môn là những nội dung khó dạy với giáo viên, khó học đối với học sinh điển hình những nội dung cơ bản về triết học duy vật biện chứng trong chương trình GDCD lớp 10. Với riêng nội dung “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng” - GDCD 10 đây là nội dung rất quan trọng (thực chất đây chính là quy luật “sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất” trong triết học duy vật biện chứng) tuy nhiên giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy vì học sinh thường khó nắm bắt hết được các khái niệm rất mới và trừu tượng trong bài học. Với kinh nghiệm trong các năm dạy học của mình tôi nhận thấy cần phải làm sao để học sinh phát huy hết được trí tưởng tượng, sức sáng tạo đồng thời phải tạo cho học sinh thực sự hứng thú trong quá trình học tập thì mới có được kết quả dạy và học tốt.
Ngày nay với sự bùng nổ của CNTT, việc tìm kiếm thông tin, tư liệu phục vụ cho dạy học đã trở nên đơn giản hơn. Chính vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học không còn là vấn đề khuyến khích nữa mà đã trở thành vấn đề bắt buộc đối với mỗi giáo viên. Việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học những năm gần đây rất được quan tâm và khuyến khích tuy vậy chúng tôi nhận thấy rằng các tài liệu giáo khoa hướng dẫn cho việc dạy học liên môn nói chung, bộ môn GDCD nói riêng còn rất hạn chế nên việc tự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm của giáo viên là việc làm rất cần thiết và quan trọng.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên đây chúng tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy học hiệu quả bài 5 “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng – GDCD 10” thông qua việc vận dụng kiến thức liên môn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có thêm một kinh nghiệm, một minh họa rõ nét và cụ thể trong việc dạy học hiệu quả bài “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng”.
Đề tài nghiên cứu là một tài liệu khoa học trả lời cho câu hỏi: Vận dụng kiến thức liên môn như thế nào để dạy học tốt bài “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số nội dung của các môn học khác (toán học, vật lý, hóa học, văn học, sinh học...) có liên quan đến quy luật “sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất” đồng thời nêu bật lên được ý nghĩa của nó trong việc dạy và học bài “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng – GDCD 10”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp điều tra – quan sát: Quan sát, thăm dò thực trạng để nắm bắt được suy nghĩ của học sinh trong học tập bài “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng” với những phương pháp, cách thức dạy học khác nhau.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy thực nghiệm và đối chứng tại một số lớp học cụ thể để xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp. Kết quả thực nghiệm sư phạm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
+ Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu thu được sau quá trình thực nghiệm sư phạm.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Xuất phát từ dự án dạy học “ Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài: Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng” (tham gia dự thi và đạt giải cấp tỉnh trong năm học trước) tác giả đã tiếp tục nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn dạy học, đúc rút kinh nghiệm để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Những điểm mới của đề tài đó là:
+ Làm rõ cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
+ Đa dạng hóa nội dung liên môn áp dụng trong dạy học bài: Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
+ Rút ra những kinh nghiệm, bài học cụ thể trong quá trình vận dụng đề tài vào dạy học.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Quan điểm triết học Mac – Lê Nin cho rằng: con đường biện chứng của quá trình nhận thức đó là “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Việc đổi mới phương pháp dạy học tựu chung lại cũng với mục đích giúp cho người học nhận thức đúng nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất. Điều đó có thể hiểu là đổi mới phương pháp dạy học không thể đi ngược hay tách rời quan điểm triết học nêu trên. Thực tế là minh chứng rõ nhất cho điều này, phương pháp dạy học truyền thống “thầy đọc, trò chép” là không hiệu quả, không thích hợp bởi người dạy không đưa được đầy đủ những yếu tố trực quan, những yếu tố thực tiễn cho người học từ đó người học không chủ động tiếp thu kiến thức. Việc học có thể được xem là một quá trình lâu dài được tập hợp bởi nhiều con đường nhận thức, nếu học xong một nội dung nào đó mà người học không được yêu cầu hay hướng dẫn vận dụng vào các nội dung khác hay vào thực tiễn thì chưa đi hết con đường nhận thức. 
Quy luật “sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất” trong triết học duy vật biện chứng Mac– Lê Nin chỉ rõ rằng mọi sự phát triển của sự vật hiện tượng bao giờ cũng xuất phát từ sự thay đổi về lượng, lượng thay đổi dần đến khi nào vượt qua giới hạn của độ mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Nội dung và ý nghĩa của quy luật có vai trò quan trọng giúp học sinh hiểu được nhiều vấn đề, nội dung của các môn học khác, chẳng hạn:
+ Với môn Toán học sinh hiểu được sự thay đổi về lượng như giá trị của đối số sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất đó là tính đơn điệu (đồng biến hay nghịch biến) của hàm số...
+ Với môn Vật lý: Sự thay đổi về chất (từ chuyển động chậm dần đều sang chuyển động nhanh dần đều hay từ chất lỏng sang chất khí....)
+ Với môn Địa lý: Giải thích hiện tượng hình thành và phát triển của bão...
+ Với môn Sinh học: Hiểu được các tình trạng ô nhiễm môi trường, thay đổi mất cân bằng hệ sinh thái xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm của con người...
+ Với môn Lịch sử: Giải thích được vai trò, ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng lớn...
+ Với môn Hóa học: Việc hình thành chất mới qua các phản ứng hóa học...
+ Với môn Văn học: Giải thích được ý nghĩa nhân văn, những bài học trong một số câu truyện, bài thơ hay những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ... [1]
Con người ai cũng có những sở trường, sở đoản riêng. Đối với học sinh thường có những yêu thích riêng cho mỗi môn học. Việc khuyến khích học sinh lấy những ví dụ trong các môn học mà mình yêu thích để giải thích rõ các khái niệm mới trong bộ môn GDCD sẽ giúp các em có nhiều hứng thú, tạo động cơ giúp các em tìm và hiểu sâu sắc các kiến thức môn học GDCD nói chung, bài học “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng nói riêng”.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Từ thực tiễn quá trình dạy học đồng thời thông qua việc tìm hiểu, điều tra từ giáo viên và học sinh ở các trường THPT trên địa bàn; tổng hợp các thông tin có được khi tìm hiểu trên các phương tiện thông tin tôi nhận thấy trong việc dạy và học nội dung “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng” tồn tại những thực trạng sau:
+ Đối với giáo viên:
- Phương pháp dạy học cũ vẫn được sử dụng nhiều. Nhiều giáo viên trong quá trình dạy học môn GDCD nói chung, dạy học bài “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng” nói riêng chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc vận dụng kiến thức liên môn và thực tiễn áp dụng vào dạy học.
- Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng, dẫn dắt để học sinh nắm vững các khái niệm mới, nắm và hiểu được ý nghĩa của quy luật “lượng chất”. Các bài tập áp dụng, các ví dụ vận dụng chưa phong phú, ít liên hệ với thực tiễn. 
- Nhiều giáo viên vẫn ngại hoặc gặp khó khăn trong nghiên cứu các kiến thức liên môn, cập nhật các vấn đề thời sự để đổi mới cách dạy học.
 + Đối với học sinh:
- Nhiều học sinh cảm thấy trừu tượng, khó dẫn đến ngại, không hứng thú khi học nội dung “Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng”.
- Học sinh thường ít hoặc chưa biết cách để vận dụng những kiến thức thực tiễn, liên môn trong quá trình học tập.
- Học sinh thường nhầm lẫn và khó phân biệt được các khái niệm mới về lượng và chất trong bài học. Việc lấy các ví dụ minh họa chưa đa dạng, phụ thuộc vào SGK và sự giúp đỡ của giáo viên.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Ý thức được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn tôi đã áp dụng vào dạy học với đối tượng học sinh lớp 10 ban cơ bản, bài dạy “cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng”. Cách thức chuẩn bị và tổ chức thực hiện cụ thể được trình bày dưới đây:
2.3.1. Chuẩn bị
Giáo viên: Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiên cứu kỹ SGK, SGV tôi còn chuẩn bị thêm cho bài dạy như sau: 
+ Nghiên cứu kỹ các vấn đề liên môn có liên quan đến bài học của các môn học toán học, vật lí, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lí
+ Chuẩn bị các tư liệu, vi deo, hình ảnh sử dụng trong bài dạy 
+ Chuẩn bị các phương tiện của nhà trường cần thiết sử dụng trong bài dạy như: Máy chiếu, ti vi 
Học sinh: 
Tôi đã yêu cầu học sinh chuẩn bị trước cho bài học đó là: Ôn tập kiến thức về tính đơn điệu của hàm số, chuyển động rơi tự do của vật, giải thích hiện tượng tự nhiên bão, các cuộc cách mạng lớn thành công ở Việt Nam và thế giới, các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ
3.2.2. Tổ chức thực hiện
Sau quá trình chuẩn bị tôi đã tiến hành tổ chức dạy học bằng phương pháp giải quyết vấn đề đan xen hoạt động nhóm và thực hiện theo các bước sau :
Bước 1 : Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ GV ổn định tổ chức
+ GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Vì sao nói mâu thuẫn là ngồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng?
Câu 2: Bài tập 5 – SGK GDCD 10 trang 29.
+ GV: Nhận xét, đánh giá
+ GV: Dẫn dắt, giới thiệu bài mới:
Trong bài 4 phép biện chứng duy vật đã cho ta hiểu được nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nhưng sự vật hiện tượng vận động, phát triển bằng cách nào, như thế nào? Bài học mới sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên.
+ Chuẩn bị tâm thế học tập.
+ Trả lời câu hỏi của giáo viên
+ HS: Tiếp thu, rút kinh nghiệm
+ HS: Hứng thú, có động lực để học bài mới.
Bước 2: Tích hợp kiến thức liên môn ( GDCD, Hóa học, Văn học, Lịch sử) giúp học sinh tìm hiểu khái niệm chất
Hoạt động của GV và HS
Nội dung trình chiếu, ghi bảng
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm vận dụng các kiến thức liên môn đã học từ các môn học khác để tìm hiểu, thảo luận về những thuộc tính của một số sự vật hiện tượng:
Nhóm 1: Tích hợp kiến thức môn Hóa học) Tìm hiểu những thuộc tính cơ bản của nguyên tố đồng (Cu)?
Nhóm 2: Tích hợp kiến thức môn Hóa học) Tìm hiểu thuộc tính cơ bản của nước (H2O)?
Nhóm 3: Tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn) Hãy nêu và nét hiểu biết cơ bản về Truyện Kiều? 
Nhóm 4: Tích hợp kiến thức môn Lịch Sử) Hãy nêu những hiểu biết cơ bản về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- HS thảo luận, thống nhất nội dung ghi ra giấy, các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét những thuộc tính, đặc điểm tiêu biểu của từng sự vật hiện tượng, để phân biệt chúng cần dựa vào thuộc tính, đặc điểm nào ? 
- HS nêu ví dụ, chỉ ra những thuộc tính, đặc điểm tiêu biểu của các sự vật hiện tượng.
- GV đặt vấn đề: Những thuộc tính, đặc điểm trên nói lên chất của sự vật hiện tượng? Vậy chất là gì ?
- HS: Phát biểu
- GV: Cho HS tìm hiểu thêm một số các ví dụ khác về khái niệm chất như: ( Muối, đường, chanh, ớt) để học sinh khắc sâu kiến thức.
- Học sinh thông qua hoạt động nhóm, khái niệm đã học hiểu rõ vấn đề, khắc sâu kiến thức về khái niệm chất, tự lấy được các ví dụ minh họa.
Chất:
Trả lời:
Nhóm 1:
Những thuộc tính của nguyên tố đồng:
+ Là kim loại dẻo có tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao, được sử dụng nhiều trong cuộc sống (công cụ lao động, đồ trang sức dây dẫn điện, thành phần của các hợp kim, hợp chất quan trọng.)
+ Kí hiệu Cu, có hóa trị 2
+ Nguyên tử lượng 64
+ Nhiệt độ nóng chảy : 10830C
+ Nhiệt độ sôi: 28800C
Nhóm 2: 	
+ Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. 
+ Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của con người. 
+ 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.
+ Là chất lỏng, không màu, không mùi, không dẫn điện (nước nguyên chất).
+ Nhiệt độ sôi 
Nhóm 3:
+ Truyện Kiều là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm theo nguyên tác truyện Đoạn Trường Tân Thanh của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
+ Tác giả là đại thi hào Nguyễn Du
+ Viết theo thể thơ lục bát, dài 3254 câu.
+ Được xem là quốc thi của Việt Nam
+ Nhân vật chính là Thúy Kiều, một cô gái hồng nhan, bạc mệnh...
Nhóm 4: Khởi nghĩa Lam Sơn
+ Là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược nước ta.
+ Do anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo.
+ Kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.
+ Thời gian 9 năm (1418 – 1427)
 Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác.
Bước 3: Tích hợp kiến thức liên môn (GDCD, TDTT, Quốc phòng, Địa lý) giúp học sinh tìm hiểu khái niệm lượng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung trình chiếu, ghi bảng
GV hỏi : Những ví dụ trên nói về điều gì của sự vật hiện tượng?
- GV HS học sinh nhận xét về số lượng, quy mô, hình dáng, kích thước, màu sắc của một số sự vật hiện tượng xung quanh. 
- HS nêu các ý kiến
- GV nhận xét, kết luận các ý kiến
GV: Em hãy cho biết lượng là gì ? Hãy tìm các ví dụ khác về lượng ?
- HS : Trả lời, 	
- GV : Nhận xét, kết luận
- Thông qua các hình ảnh, ví dụ cụ thể GV dẫn dắt để học sinh phân biệt được khác với chất, lượng không thể chỉ rõ được nó là nó và khác với sự vật hiện tượng khác.
2. Lượng:
+ Trình chiếu hình ảnh, vi deo về số lượng, quy mô, hình dáng, kích thước, màu sắc của một số sự vật hiện tượng xung quanh. 
- Ví dụ 1:
 Cái bảng có chiều dài là 3m, chiều rộng là 1,5m.
 - Ví dụ 2:
 Bạn Nam cao 1,68m và nặng 50kg.
- Ví dụ 3: Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh
- Trong loạt bắn trung kết ở Olympic 2016 xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đạt tổng số điểm 202,5 hơn xạ thủ Almeida (Braxin) 0,4 điểm, xuất sắc giành huy chương vàng đầu tiên cho thể thao Việt Nam ở đấu trường Olympic.
Ví dụ 4: Dân số Việt Nam năm 2016
Theo một thống kê mới nhất từ Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), tính đến ngày 1/7/2016, dân số nước ta đã chạm ngưỡng 91,7 triệu người, xếp thứ 8 châu Á và thứ 3 Đông Nam Á.
* Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), số lượng (ít, nhiều), tốc độ vận động (nhanh, chậm)của sự vật và hiện tượng.
* Lượng không chỉ rõ được sự khác nhau giữa nó với cái khác.
* Tóm lại: Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng của nó. Chất và lượng luôn luôn thống nhất với nhau, chất nào thì lượng ấy.
Bước 4:Tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh tìm hiểu mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
Hoạt động của GV và HS
Nội dung trình chiếu, ghi bảng
- GV: Đặt vấn đề: Vậy trong mỗi sự vật hiện tượng chất và lượng có quan hệ với nhau như thế nào?
- HS: Suy nghĩ, tìm cách trả lời
- GV: Dẫn dắt thông qua kiến thức liên môn Ngữ Văn, giáo viên kể tóm tắt chuyện “Con rắn vuông” và đặt câu hỏi: Bề ngang, bề dài của một con rắn có thể thay đổi không? Trên thực tế có con rắn vuông không?
- HS: Lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi của giáo viên
- GV: Nhận xét, đánh giá và chốt lại vấn đề:
Kích thước của con rắn (lượng) có thể thay đổi nhưng nếu thay đổi đến mức bề ngang bằng bề dài (vuông) thì khi đó con rắn không còn là chính nó nữa. 
- GV: Tiếp tục đặt câu hỏi:
Thông qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì và có liên hệ gì về mối quan hệ giữa lượng và chất của sự vật hiện tượng.
- HS: Hiểu rằng không nên nói khoác một cách quá đáng và tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
GV: Tiếp tục đưa thêm các ví dụ liên môn, ví dụ từ thực tiễn gợi mở, dẫn dắt HS tìm ra được mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
- GV: Yêu cầu học sinh thông qua kiến thức môn Ngữ văn và hiểu biết xã hội của mình hãy lấy thêm một số ví dụ về những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói lên mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất?
3.Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
a) Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
Chiếu nội dung tóm tắt câu chuyện 
Con rắn vuông:
Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:
- Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.
Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:
Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin.
- Chồng làm như thật:
- Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.
Vợ bĩu môi:	
- Cũng chẳng đến!
Chồng cương quyết:
- Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.
Vợ vẫn khăng khăng:
- Vẫn không dài đến nước ấy đâu!
Chồng rút lui một lần nữa:
Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.
Vợ bò lăn ra cười:
- Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?
Ví dụ:
 tăng t0 đến 100o
- H2O (lỏng) ---------àbay hơi(khí)
 (4,9 < điểm <5,0 à (6,4 < điểm < 8,0)
- HL: yếu –> TB -> Khá -> G
- Học sinh từ cấp THCS chuyển lên cấp THPT
Cách thức biển đổi của lượng:
- Lượng biến đổi trước.
- Sự biến đổi của các sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lượng.
- Lượng biến đổi dần dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất.
* Độ: Là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi về chất của sự vật hiện tượng.	
* Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng.
b) Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.
- Chất biến đổi sau
- Chất biến đổi nhanh tại điểm nút
- Chất mới ra đời thay thế chất cũ. Khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó.
+ Một số câu tục ngữ, ca dao liên quan đến sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất:
Có công mài sắt có ngày nên kim
Nước chảy đá mòn
Cả giận mất khôn
Tích tiểu thành đại
 - Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí
Bước 5:Tổ chức cho học sinh nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất thông qua các câu hỏi tích hợp kiến thức liên môn:
HĐTP 1: Thông qua kiến thức liên môn GDCD, Địa lý, Sinh học, Toán học, kiến thức thực tiễn giúp học sinh nắm vững quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
 Hoạt động của GV và HS	
Nội dung trình chiếu, ghi bảng
- GV: Đưa ra một số ví dụ thông qua trình chiếu hình ảnh về áp thấp nhiệt đới chuyển thành bão; đồ thị hàm số ; tình trạng xả nước thải bừa bãi ở các dòng sông 
- HS: Quan sát hình ảnh 
- GV: Yêu cầu học sinh làm rõ đâu là lượng, đâu là chất và nêu lên mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
- HS: Trả lời 
- GV: Nhận xét, đánh giá
- HS: Tiếp thu, hiểu sâu mối

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_day_hoc_hieu_qua_bai_5_cach_thuc_van_dong_va_pha.doc
  • docBia skkn Đoàn Thị Hồng Thắm.doc