SKKN Sử dụng lý Luận văn học kết hợp đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9 Trường THCS Quảng Đông

SKKN Sử dụng lý Luận văn học kết hợp đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9 Trường THCS Quảng Đông

Ở bất kỳ đất nước nào, những đổi mới mang tính cải cách trong giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kỳ vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Chính vì lý do trên, trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ giáo viên phổ thông đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học các môn học trong đó có môn Ngữ văn. Những đổi mới này đã được xác định là trọng tâm của cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo'' phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực'' đồng thời với việc thúc đẩy nâng cao chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà. Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mục tiêu dạy học môn Ngữ văn ngày nay không chỉ là cung cấp kiến thức kỹ năng nghe – nói - đọc - viết đơn thuần mà qua đó phải góp phần cùng các môn học khác đào tạo ra những con người có năng lực, hành động giải quyết những tình huống, vấn đề của đời sống xã hội. Trong những năm qua , những thay đổi trong việc kiểm tra đánh giá học sinh đã góp phần thúc đẩy được quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Đánh giá học sinh là công cụ quan trọng chủ yếu xây dựng năng lực nhận thức của người học để từ đó điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập, xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng nguyên nhân chất lượng, hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu dạy học làm cơ sở cho những chủ trương biện pháp giáo dục tiếp theo. Kiểm tra đánh giá đồng hành và có mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố của qúa trình dạy học như mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Không thể nói đến kết quả dạy học mà tách rời việc kiểm tra đánh giá (KTĐG). KTĐG kết quả học tập của học sinh là một mắt xích quan trọng trong quá trình dạy học ở các nhà trường đồng thời cũng là vấn đề được xã hội chú ý. Kết quả được phản hồi từ kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên vừa là nguồn thông tin phản hồi quá trình dạy học vừa có tác động điều chỉnh hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt động của học sinh và các hoạt động chỉ đạo của cấp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông. Về ph¬ương diện này chất lư-ợng học tập đư¬ợc xem nh¬ư chất lư¬ợng một sản phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh bổ sung những kiến thức kỹ năng và thói quen còn hời hợt, mơ hồ sẽ giúp cho chất lượng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi học sinh. Việc kiểm tra chất lư¬ợng học tập sẽ giúp cho các nhà giáo dục, các giáo viên bộ môn và bản thân học sinh có những thông tin xác thực để có tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm của mình trong quá trình dạy và học. Kiểm tra đánh giá thành tích học tập môn học của học sinh luôn có những mục đích cụ thể đó là: xác nhận mức độ thành tích mà học sinh đã đạt đ¬ược so với mục tiêu bài học đề ra, chỉ ra nguyên nhân đạt đư¬ợc thành tích, phán đoán khả năng phát triển của học sinh. Như¬ vậy, hoạt động kiểm tra đánh giá chất l¬ượng học tập các môn học của học sinh, ngoài giáo viên dạy học bộ môn cần có sự tham gia của học sinh. Thực tế hiện nay học sinh (kể cả một số giáo viên) chỉ mới có được một thông tin về mức độ thành tích của học sinh thông qua điểm số của bài kiểm tra, còn vấn đề nguyên nhân thì hầu như¬ chư¬a có tác dụng chỉ ra các thông tin phản hồi cụ thể giúp học sinh điều chỉnh quá trình học tập của mình.

doc 18 trang thuychi01 11984
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng lý Luận văn học kết hợp đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9 Trường THCS Quảng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài :
 	Ở bất kỳ đất nước nào, những đổi mới mang tính cải cách trong giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kỳ vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Chính vì lý do trên, trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ giáo viên phổ thông đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học các môn học trong đó có môn Ngữ văn. Những đổi mới này đã được xác định là trọng tâm của cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo'' phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực'' đồng thời với việc thúc đẩy nâng cao chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà. Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mục tiêu dạy học môn Ngữ văn ngày nay không chỉ là cung cấp kiến thức kỹ năng nghe – nói - đọc - viết đơn thuần mà qua đó phải góp phần cùng các môn học khác đào tạo ra những con người có năng lực, hành động giải quyết những tình huống, vấn đề của đời sống xã hội. Trong những năm qua , những thay đổi trong việc kiểm tra đánh giá học sinh đã góp phần thúc đẩy được quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Đánh giá học sinh là công cụ quan trọng chủ yếu xây dựng năng lực nhận thức của người học để từ đó điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập, xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng nguyên nhân chất lượng, hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu dạy học làm cơ sở cho những chủ trương biện pháp giáo dục tiếp theo. Kiểm tra đánh giá đồng hành và có mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố của qúa trình dạy học như mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Không thể nói đến kết quả dạy học mà tách rời việc kiểm tra đánh giá (KTĐG). KTĐG kết quả học tập của học sinh là một mắt xích quan trọng trong quá trình dạy học ở các nhà trường đồng thời cũng là vấn đề được xã hội chú ý. Kết quả được phản hồi từ kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên vừa là nguồn thông tin phản hồi quá trình dạy học vừa có tác động điều chỉnh hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt động của học sinh và các hoạt động chỉ đạo của cấp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông. Về phương diện này chất lượng học tập được xem như chất lượng một sản phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh bổ sung những kiến thức kỹ năng và thói quen còn hời hợt, mơ hồ sẽ giúp cho chất lượng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi học sinh. Việc kiểm tra chất lượng học tập sẽ giúp cho các nhà giáo dục, các giáo viên bộ môn và bản thân học sinh có những thông tin xác thực để có tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm của mình trong quá trình dạy và học. Kiểm tra đánh giá thành tích học tập môn học của học sinh luôn có những mục đích cụ thể đó là: xác nhận mức độ thành tích mà học sinh đã đạt được so với mục tiêu bài học đề ra, chỉ ra nguyên nhân đạt được thành tích, phán đoán khả năng phát triển của học sinh. Như vậy, hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học tập các môn học của học sinh, ngoài giáo viên dạy học bộ môn cần có sự tham gia của học sinh. Thực tế hiện nay học sinh (kể cả một số giáo viên) chỉ mới có được một thông tin về mức độ thành tích của học sinh thông qua điểm số của bài kiểm tra, còn vấn đề nguyên nhân thì hầu như chưa có tác dụng chỉ ra các thông tin phản hồi cụ thể giúp học sinh điều chỉnh quá trình học tập của mình. 
2.Mục đích của đề tài :
 	Từ xưa tới nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng đắc hiệu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội. Hiện nay ngành giáo dục đang triển khai thực hiện đồng bộ đổi mới giữa nội dung - phương pháp và việc kiểm tra đánh giá. Nếu chỉ có đổi mới về nội dung - phương pháp dạy mà không đổi mới kiểm tra đánh giá thì cũng vô nghĩa bởi không thẩm định được thực chất kiến thức học sinh và bản thân học sinh cũng không phát huy được khả năng sáng tạo. Có một thời trước cải cách giáo dục, đề thi và kiểm tra gần như hoàn toàn nghiêng về những câu hỏi có lệnh dạng công thức của dạng đề nghị luận văn học. Cách kiểm tra đánh giá này dễ tạo ra một dạng đường mòn cho văn mẫu xuất hiện, học sinh tìm đọc thuộc lòng để rồi sao chép làm mất đi tính sáng tạo vốn rất cần thiết với người học sinh. Chính nhà văn Nam Cao cũng đã có một tuyên ngôn nghệ thuật nổi tiếng “Văn chương không cần những người thợ khéo tay” và tối kỵ nhất trong văn chương chính là việc “Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Tôi được biết có rất nhiều thầy cô hiện nay (kể cả các thầy cô dạy trường chuyên nổi tiếng của tỉnh) dạy học sinh theo dạng đọc văn mẫu (mang thương hiệu của thầy cô đó) rồi bắt học sinh học thuộc bằng mọi cách. Phương pháp dạy này có một hiệu quả “tích cực” (nghĩa là như mong muốn của các thầy cô) nếu học sinh chịu học thuộc lòng - điểm sẽ khá cao nhưng cũng chính các học sinh đó nếu cho dạng đề khác dạng đã học thì lúng túng không biết làm thế nào. Thật không biết nên khóc hay cười khi một giáo viên ở trường A khi chấm bài lại phát hiện ra đúng số học sinh học với cô giáo X tại trường B do các bài đó giống nhau y đúc từ mở bài đến kết bài dù giáo viên coi thi rất ngặt nghèo. Cách ra đề và dạy như thế đã tạo nên những nhân bản cừu Dolly vô hồn, không chính kiến. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình cải cách giáo dục đã có nhiều khác biệt so với trước như kiểu kiểm trắc nghiệm khách quan và các bài kiểm tra thực hành vận dụng. Quá trình đổi mới này đã luyện cho học sinh bớt đi tính thụ động, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh bởi việc đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay phải theo các tiêu chí: phạm vi kiến thức phải toàn diện, số câu hỏi cần phải bao quát được phạm vi kiểm tra. Mức độ kiểm tra phải theo chuẩn kiến thức và không nằm ngoài chương trình.
 	Đổi mới kiểm tra môn Ngữ văn THCS mà cụ thể là đổi mới kiểm tra đánh giá khả năng làm bài văn nghị luận là kiểu văn bản quan trọng bậc nhất ở năm cuối cấp THCS và toàn cấp THPT. Đây là kiểu loại văn bản được cho là cơ bản nhất sẽ đi theo các em trong suốt quá trình học tập và làm việc sau này dù các em có ở môi trưòng làm việc như thế nào. Tuy nhiên, từ lâu đến nay đa số các em vẫn “ngại'' loại văn bản này vì cho rằng nó rất khó tạo lập. Khi ra đề và chấm bài các thầy cô lại ít đưa ra những tiêu chí cụ thể, thường chấm theo cảm tính, ít thời gian để chữa bài cụ thể vì thế học sinh khó có thể tiến bộ. Qua nhiều năm dạy Ngữ văn THCS và làm quản lý phụ trách chuyên môn lớp 7, 8, 9 tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy - học văn nghị luận đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức - kỹ năng theo mục tiêu giáo dục hiện nay. Trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ xin được trình bày một số kinh nghiệm nhỏ về Sử dụng lý luận văn học kết hợp đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9 Trường THCS Quảng Đông.
Đối tượng nghiên cứu:
Trong khuôn khổ đề tài này, bản thân tôi trên cơ sở vận những kiến thức cơ bản nhất về lý luận văn học trong phạm vi chương trình sách giáo khoa THCS và những yêu cầu về đổi mới kiểm tra đánh giá để rèn kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9 trường THCS Quảng Đông.
 Phương pháp nghiên cứu:
	Với mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài như vậy, nên phương pháp nghiên cứu của tôi chủ yếu là điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê xử lý số liệu...
 PHẦN THỨ HAI - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng:
Bàn về chuyện dạy văn trong không khí văn chương yếu thế như ở các nhà trường hiện nay đã khó, bàn về đánh giá khả năng viết kiểu văn bản nghị luận của học sinh lại càng khó hơn. Đã có không ít bài văn đọc cười ra nước mắt của học sinh được đưa lên báo mạng. Người ngoài ngành sẽ rất khó tin đó là những câu văn đoạn văn có thật nhưng là người trực tiếp giảng dạy tôi hoàn toàn tin sự thật chua xót ấy là văn chương ngày càng bị xem nhẹ, học sinh chỉ học qua loa để đối phó tránh điểm liệt khi thi tốt nghiệp THPT và đạt điểm số tối thiểu trong quá trình học. Thế nhưng có một điều mà ai cũng nhận ra đó là người học văn tốt bao giờ cũng có những kỹ năng sống vững vàng, có khả năng làm chủ tình huống, có độ nhanh nhạy nhất định trước những biến động mang tính xã hội, có năng lực nhóm, năng lực lãnh đạo... Để nâng cao chất lượng môn văn mà cụ thể để kiểm tra đánh giá đúng thực chất việc tạo lập văn bản nghị luận góp phần nâng cao kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh thì việc đầu tiên ta phải xem xét thực trạng của toàn bộ chương trình. Đó là kết hợp giữa lý luận văn học trong dạy học và kiểm tra đánh giá khả năng làm bài văn nghị luận ở học sinh lớp 9 THCS. 
1.1. Cơ sở lí luận: Kiến thức lý luận là những qui luật hình thành, phát sinh và phát triển của văn học trong đời sống xã hội, là những đặc điểm cơ bản của hình tượng văn học ... được các nhà lý luận tổng kết từ thành tựu của văn học nhân loại từ xưa đến nay. Nắm được các kiến thức cơ bản của lý luận văn học là một cơ sở vững chắc để cảm thụ các tác phẩm văn học và trên cơ sở đó người học văn có thể đạt được những kết quả tốt trong quá trình học tập. Bên cạnh nắm chắc các kiến thức về tác giả, tác phẩm, phương pháp làm bài văn nghị luận cả xã hội và văn học thì giáo viên cần tích cực cho học sinh làm đề, vận dụng kiến thức lý luận để giải quyết phần lý thuyết, hiểu sâu sắc hơn những luận điểm các em đã học.
 Phần tập làm văn Nghị luận lớp 9 có tính tích hợp đồng tâm từ lớp 7 và lớp 8.
 Lớp 7 : - Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
- Các kiểu nghị luận: chứng minh, giải thích.
 Lớp 8 : + Ôn tập, luyện tập về luận điểm.
 + Biểu cảm trong văn nghị luận.
 + Miêu tả và tự sự trong văn nghị luận.
 Lớp 9: Nghị luận về vấn đề xã hội, Nghị luận về vấn đề văn học.
 Yêu cầu chủ yếu của tập làm văn là củng cố tri thức và kỹ năng đã được học ở tiết đọc hiểu văn bản và tiết Tiếng Việt. Đặc biệt sách giáo khoa mới coi phần tập làm văn là sự tổng hợp của ngữ và văn (Tích hợp ngang) và nguyên tắc ôn cũ-hiểu mới (Tích hợp đồng tâm ) và đảm bảo truyền thụ tri thức có hệ thống khoa học (Tích hợp dọc).
 Khi làm bài tập làm văn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức Tiếng Việt để viết đúng chính tả,viết câu đúng ngữ pháp, phù hợp với phong cách văn bản nhằm đạt được yêu cầu của đề bài và để có một văn bản hoàn chỉnh. Phần văn bản giúp học sinh có kiến thức để trình bày vốn hiểu biết của mình. Như vậy, tập làm văn là một môn học mang tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Ngữ văn. Ở nước ta, văn nghị luận là một thể văn có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng to lớn trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước trong phản ánh nhận thức thẩm mĩ của dân tộc về văn chương, nghệ thuật  Có thể kể đến các tác giả nổi tiếng như: Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai  Đây là các tác giả đã thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận, giá trị nghệ thuật cao, giá trị nhân văn sâu sắc. Thông qua phần tập làm văn nghị luận, giáo viên có thể củng cố, hình thành cho học sinh các kỹ năng như: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp đồng thời hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày lí lẽ, dẫn chứng nhằm diễn tả suy nghĩ và ý kiến riêng về vấn đề nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn học nghệ thuật. 
 	Đổi mới kiểm tra đánh giá đã góp phần khắc phục được tình trạng học thụ động theo kiểu chép lại bài giảng, học thuộc lòng kiến thức mà không biết vận dụng kiến thức đồng thời thay đổi được cách thức học bài trên lớp và ở nhà cho học sinh, loại bỏ dần lối học tủ, học lệch. Với kiểu bài nghị luận, đổi mới kiểm tra đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi kiểm tra và cách thức kiểm tra yêu câù học sinh phải chủ động nắm bắt kiến thức một cách toàn diện, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện tính tự chủ trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề hạn chế trong việc sử dụng tài liệu trong khi làm bài thi, bài kiểm tra. Những chuyển biến về tinh thần, thái độ và phương pháp học tập sẽ góp phần tưng bước nâng cao kỹ năng làm văn của học sinh.
1.2: Thực trạng: 
Thực trạng chung: Những năm gần đây việc dạy và học ngữ văn đã và đang thành điểm nóng ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Dư luận và cả trên thực tế cho thấy rằng học sinh hiện nay không thích học văn. trong trường THCS vẫn tồn tại tình trạng một số học sinh học theo kiểu đối phó, lười đọc, lười suy nghĩ, ngại viết và xem nhẹ kỹ năng diễn đạt. Có thể nói việc học sinh ngại học môn văn có nhiều lý do trong đó lý do khá quan trọng là do tác động xã hội về việc lựa chọn ngành nghề vì các ngành khối A, B có nhiều lựa chọn mang tính thời thượng hơn hẳn các ngành học khối C, D. Như tôi được biết các trường THPT hiện nay số học sinh theo học ban xã hội hiện nay rất ít. Cụ thể như trường THPT Hàm Rồng, TP Thanh Hoá nhiều năm liền chỉ có 1 hoặc 2 lớp chuyên KHXH trên tổng số 12 lớp và cũng chỉ có chục bộ hồ sơ thi vào các trường đại học chuyên ngành xã hội thi khối C trên gần 600 bộ hồ sơ thi đại học năm học 2013 - 2014. Bên cạnh đó trong thời đại mà công nghệ số phát triển văn hoá nghe nhìn hiện nay phát triển quá nhanh lấn át hẳn văn hoá đọc – viết khiến học sinh và cả phụ huynh đều xem nhẹ môn học này. Chất lượng dạy học phân môn tập làm văn của bộ môn ngữ văn thể hiện ở chỗ học sinh nắm chắc các đặc trưng kiểu loại, kiến thức cơ bản về các tác phẩm văn học; kiến thức xã hội đang là những vấn đề nóng hổi, những tư tưởng, đạo đức, lối sống đáng quan tâm và kỹ năng làm bài để xác lập những tư tưởng, quan niệm, đạo đức, lối sống, thái độ đúng đắn cho các em. Với môn ngữ văn để đáp ứng những mục tiêu bộ môn, KTĐG cũng phải theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh; khuyến khích vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề được đặt ra trọng cuộc sống. Đặc biệt với việc kiểm tra kết quả tạo lập kiểu văn bản nghị luận theo hướng tích cực – tích hợp theo chuẩn kiến thức – kỹ năng nghĩa là theo những tiêu chí có thể đánh giá cụ thể, đo đếm được, phù hợp với năng lực học tập Ngữ văn của học sinh là việc mà từ trước đến nay được xem như khá cảm tính. Văn học là nhân học - dạy văn là dạy cái đẹp, giúp con người phát huy đầy đủ năng lực phẩm chất và nâng cao kỹ năng sống cho hoc sinh. Thực trạng kiểm tra trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay còn thiên về kiểm tra khả năng ghi nhớ và tái hiện những khả năng được học thuộc hoặc kiểm tra năng lực cảm thụ văn học theo những khuôn mẫu có sẵn. Các dạng bài kiểm tra còn đơn điệu hoặc lặp lại theo lối cũ nên không có khả năng kiểm tra được nhiều mảng kiến thức, kỹ năng, cũng như không phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành vận dụng nghe, nói, đọc, viết của học sinh trong môn học.
 Đối với chỉ đạo của chuyên môn, từ nhiều năm nay, Phòng giáo dục đã có biện pháp kích chất lượng thực chất của môn học qua các đợt kiểm tra nhà trường lấy kết quả khảo sát làm căn cứ quan trọng để đánh giá giờ dạy nói riêng và chất lượng học của nhà trường nói chung. Tuy có một số bất cập như trình độ học sinh không đồng đều ở các lớp, mức độ câu hỏi khó dễ chưa đều, tiêu chí đánh giá khá khắt khe song không thể phủ nhận tính khoa học của việc đánh giá qua chất lượng cuối cùng bắt buộc cả giáo viên và học sinh đều phải nỗ lưc hết mình đặc biệt là với phân môn tập làm văn - phần tạo lập văn bản nghị luận chiếm tới 80% lượng điểm thi tuyển sinh cũng như thi đại học cao đẳng sau này. 
 Đối với giáo viên, bài kiểm tra viết chủ yếu được tiến hành theo cách làm bài viết chung trong khối được thực hiện đồng loạt, cùng cách thức cho tất cả các học sinh trong cùng khối nên khó đánh giá chính xác được năng lực học tập môn học của học sinh. Việc chấm bài chưa hạn chế được tính chủ quan, cảm tính nhất là với những bài thể hiện năng lực cảm thụ văn chương nên rất khó đảm bảo sự khách quan trong đánh giá học sinh. Báo chí đã lên tiếng phê phán quá nhiều về nạn chép lại văn mẫu, các kỳ thi thầy chỉ chấm lại bài của chính thầy, học sinh không hề động não, ít sự sáng tạo, hiện tượng học tủ, học lệch là phổ biến.Điểm kiểm tra của học sinh là rất quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là thầy cô phải phát hiện những ưu khuyết điểm của bài víêt nhằm động viên khuyến khích hoặc nhắc nhở các em rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau. Tôi được biết hầu hết tất cả các giáo viên dạy Ngữ văn cấp THCS đều ngại dạy chương trrình lớp 7 vì đây là khối học vỡ lòng của kiểu văn bản nghị luận, học sinh còn non trong nhận thức và lý lẽ, vốn sống quá ít để có thể thực hành vào bài viết. Lên lớp 9 các em đã bắt đầu định hình về kiểu bài nhưng thói quen học và làm bài hời hợt vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ học sinh. 
 Về đổi mới phương pháp dạy văn, Bộ Giáo dục đã đưa ra một số phương pháp đặc thù với việc đa dạng cấu trúc câu hỏi như phát hiện, giảng, bình trong văn bản để các em có sự thẩm thấu và suy nghĩ về tác phẩm sâu sắc hơn trong quá trình tạo lập kiểu văn bản nghị luận văn học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần phải lưu ý nhiều hơn trong việc đa dạng hoá, hấp dẫn hoá các buổi học lý thuyết về nghị luận xã hội để học sinh có nhận thức sâu sắc, toàn diện và biện chứng hơn trước những vấn đề thuộc phạm trù sự việc hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lý nhằm xác lập chính quan điểm, đạo đức lối sống cho mình và những người xung quanh. Để đổi mới kiểm tra đánh giá tập làm văn trước hết phải đôỉ mới cách dạy và ngay cả trong cách chấm, phê và lời phê của giáo viên. Có không ít giáo viên chấm bài cho học sinh theo kiểu nhìn tên nghi đỉêm sau khi đã chấm kỹ một vài bài đầu năm. Đối với người dạy thì đây là một cách dạy phản giáo dục, thiếu nhân văn còn với người học thì tạo cho các em một thói quen dạng mặc định rằng chẳng cần cố lắm cũng vẫn được từng ấy điểm hoặc có cố thế chứ cố gắng nữa điểm cũng chỉ có thế để rồi cuối cùng giờ học văn là giờ chán ngắt, bài kiểm tra là buổi thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu tất nhiên và chất lượng học chắc chắn cũng vì thế mà đi xuống. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung giáo viên vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế chủ yếu do tư duy cũ đã ăn sâu bén rễ nên rất khó thay đổi hoặc thay đổi chậm. Ví dụ như thói quen áp đặt, giáo viên ép học sinh hiểu cảm thụ tác phẩm văn chương, lý giải vấn đề theo cách hiểu, cảm thụ và lý giải của giáo viên. Trong các bài kiểm tra, nhất là phần tự luận, nếu 
học sinh cảm nhận, phân tích theo ý cô thì bị phê phán, chê trách thành ra để lâu các em sẽ hình thành thói quen học văn mẫu “cho nó lành ’’. Thêm vào đó giáo viên chưa chú ý rèn kỹ năng phân tích đề, kỹ năng làm bài cho học sinh đại trà nên khi gặp kiểu đề có câu hỏi khác lạ là học sinh không biết vận dụng để làm bài mặc dù hiểu khá kỹ về tác phẩm.
 Sau khi khảo sát ý kiến đồng nghiệp các trường THCS cùng khu vực thì hầu như giáo viên không có thời gian bồi dưỡng hoặc ít chú trọng bồi dưỡng phần lý luận văn học trong khi phần này lại là nền móng trong việc dạy bản chất của tác phẩm văn học cũng như phương pháp nghiên cứu những vấn đề xã hội. Tôi vô cùng thú vị khi đọc những bài văn có tính sáng tạo của học sinh các trường khu vực Hà Nội. Các em rất có chính kiến khi thể hiện quan điểm của mình trong bài viết, lý giải vấn đề một cách thông minh, rõ ràng, rành mạch; câu từ khúc chiết, có tầm nhìn vượt những học sinh cùng lứa tuổi ở khu vực nông thôn. Có được thành quả tốt đẹp đó theo tôi đổi mới phương pháp dạy kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá là vô cùng quan trọng .
Đối với học sinh, do đặc trưng vùng miền, xã tôi công tác là một xã ngoại ô thành phố, những năm gần đây bước đầu đã có những bước chuyển biến theo hướng cô

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ly_luan_van_hoc_ket_hop_doi_moi_kiem_tra_danh_g.doc