SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh lớp 9 ở trường THCS Quảng Phú

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh lớp 9 ở trường THCS Quảng Phú

 Hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng, góp phần tích cực và hiệu quả vào việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp. Thông qua việc giảng dạy nội dung chương trình các bộ môn văn hóa, môn giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, đồng thời kết hợp với các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, ngoại khóa, qua các hoạt động lao động. sẽ từng bước có tác dụng giáo dục, định hướng cho học sinh chọn nghề sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020 đã nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ công tác giáo dục, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, đó là phải “ Tổ chức có hiệu quả và hoàn thành mục tiêu phân luồng học sinh, đến năm 2020 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề đạt 30%.”.

Xuất phát từ những định hướng của Đảng, chính quyền và yêu cầu, nhiệm vụ, kế hoạch năm học của ngành đề ra, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hướng nghiệp lớp 9 ở trường trung học cơ sở (THCS), tôi nhận thức vị trí, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hướng nghiệp ở lớp 9. Thực tế, trong những năm qua, công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường chúng tôi cũng đã gặt hái được những kết quả đáng kể, góp phần tích cực vào việc hình thành ý thức phân luồng cho học sinh sau khi các em tốt nghiệp THCS. Tuy vậy, công tác giáo dục phân luồng học sinh sau THCS vẫn còn có những hạn chế nhất định. Qua hơn 5 năm dạy học bộ môn, tôi đã đúc kết, rút ra một số bài học và kinh nghiệm thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở học sinh lớp cuối cấp ở trường tôi.

Đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Quảng Phú ”, nêu lên những công việc làm cụ thể mà tôi đã thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS ở trường THCS Quảng Phú trong thời gian qua.

 

doc 20 trang thuychi01 36574
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh lớp 9 ở trường THCS Quảng Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD &ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP, PHÂN LUỒNG 
 HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS QUẢNG PHÚ 
 Người thực hiện: Lâm Hữu Nghinh
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Phú
 SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục hướng nghiệp
THANH HÓA NĂM 2017
 MỤC LỤC:
 - Bìa, mục lục.............................................................................Trang 1
 - Mục lục....................................................................................Trang 2
 I. Mở đầu ..  ............................Trang 3
 II. Nội dung ............................ ...Trang 4
1. Cơ sở lí luận  .Trang 4
2. Thực trạng . Trang 5
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện ..Trang 5-13
 4. Kết quả ....... ..Trang 14
 III. Kết luận, kiến nghị ...................Trang 15
I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng, góp phần tích cực và hiệu quả vào việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp. Thông qua việc giảng dạy nội dung chương trình các bộ môn văn hóa, môn giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, đồng thời kết hợp với các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, ngoại khóa, qua các hoạt động lao động... sẽ từng bước có tác dụng giáo dục, định hướng cho học sinh chọn nghề sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020 đã nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ công tác giáo dục, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, đó là phải “ Tổ chức có hiệu quả và hoàn thành mục tiêu phân luồng học sinh, đến năm 2020 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề đạt 30%...”.
Xuất phát từ những định hướng của Đảng, chính quyền và yêu cầu, nhiệm vụ, kế hoạch năm học của ngành đề ra, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hướng nghiệp lớp 9 ở trường trung học cơ sở (THCS), tôi nhận thức vị trí, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hướng nghiệp ở lớp 9. Thực tế, trong những năm qua, công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường chúng tôi cũng đã gặt hái được những kết quả đáng kể, góp phần tích cực vào việc hình thành ý thức phân luồng cho học sinh sau khi các em tốt nghiệp THCS. Tuy vậy, công tác giáo dục phân luồng học sinh sau THCS vẫn còn có những hạn chế nhất định. Qua hơn 5 năm dạy học bộ môn, tôi đã đúc kết, rút ra một số bài học và kinh nghiệm thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở học sinh lớp cuối cấp ở trường tôi.
Đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Quảng Phú ”, nêu lên những công việc làm cụ thể mà tôi đã thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS ở trường THCS Quảng Phú trong thời gian qua. 
2. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài nhằm nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm của bản thân để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục hướng nghiệp, phân luồng sau tốt nghiệp cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp 9, trường THCS Quảng Phú trong năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 Thông qua giảng dạy, nghiên cứu kỹ thuật dạy học, giáo dục hướng nghiệp kết hợp công tác điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê để thực hiện.
II. NỘI DUNG 
	1. Cơ sở lí luận 
Công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là giai đoạn mở đầu của công tác hướng nghiệp toàn xã hội, là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực, là hệ thống các biện pháp tác động của nhà trường, gia đình và xã hội. Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp, nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ cả về tâm thế và kỹ năng để các em có thể sẵn sàng đi vào lao động hoặc tự tạo việc làm ở các ngành nghề mà xã hội cần phát triển, đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân cũng như hoàn cảnh gia đình. 
Khi thực hiện nhiệm vụ dạy học hướng nghiệp, để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên cần coi trọng tổ chức hoạt động theo quy mô lớp và nhóm nhỏ. Trong đó người dạy đóng vai trò cố vấn, xác định mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt động, học sinh giữ vai trò là chủ thể hoạt động, không khí giờ học thoải mái, vui vẻ. Trên cơ sở chuẩn nội dung kiến thức, tùy từng hoàn cảnh mà người dạy có thể thiết kế những hoạt động thích hợp, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
 Về cơ sở khoa học: Hướng nghiệp xác định sự phù hợp nghề cho mỗi con người, một bên là yêu cầu của nghề và một bên là phẩm chất tâm lí của con người để tìm ra mối quan hệ tương xứng (ví dụ: có những nhóm nghề mà trong đó thể hiện mối quan hệ tương xứng là tác động giữa người và kỹ thuật, có những nhóm nghề trong đó lại là sự tác động giữ người với người...).
 Ở học sinh xu hướng nghề nghiệp thể hiện rõ ở ước mơ nghề nghiệp, chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn dưới 11 tuổi: ước mơ nhiều nhưng mang tính viễn vông, bồng bột.
- Giai đoạn từ 11- 17 tuổi: Đây là giai đoạn khám phá nghề nghiệp, tuy chưa trọn vẹn nhưng các em đã biết tự xem xét bản thân, bắt đầu có sự thay đổi về định hướng nghề nghiệp.
- Giai đoạn trên 17 tuổi: Là giai đoạn chuẩn bị nghề, các em bắt đầu nhận thức được vai trò của bản thân đối với nghề.
Nắm được xu hướng nghề nghiệp ở từng giai đoạn của học sinh giúp chúng ta định hướng nghề phù hợp cho các em. Một người có thể phù hợp với một nhóm nghề, sự phù hợp đó không do bẩm sinh mà qua quá trình học tập, rèn luyện, đó là sự phù hợp tương đối (ví dụ: đối với hội họa, ca sĩ thì ngoài quá trình học tập, rèn luyện thì phải cần có năng khiếu)... 
Ở trường THCS hiện nay công tác hướng nghiệp cho học sinh thực hiện theo các hình thức chủ yếu sau:
 + Thông qua dạy học các bộ môn hóa:
Trong cơ cấu chương trình tất cả các môn văn hóa ở THCS đều có khả năng hướng nghiệp cho học sinh, vấn đề là giáo viên bộ môn phải ý thức được vấn đề này trước hết là dạy các kiến thức cơ bản sau đó tuỳ đặc trưng môn học mà chỉ cho học sinh những kiến thức và kỹ năng của bài đó liên quan đến hướng nghiệp giúp học sinh hiểu biết và làm quen với thế giới nghề nghiệp.
 + Thông qua bộ môn công nghệ, dạy nghề phổ thông, lao động sản xuất.
 + Hướng nghiệp qua dạy học, giáo dục hướng nghiệp: Đây là con đường chính, chủ đạo. 
 + Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá:
 Tham quan hướng nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin qua các trường trung học chuyên nghiệp, sinh hoạt của các giáo viên chủ nhiệm, qua hội phụ huynh học sinh...
2. Thực trạng công tác dạy học hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa
Trường THCS Quảng Phú là một trường thuộc vùng ven thành phố Thanh Hóa. Trong thời gian qua nhà trường đã làm khá tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh. Phần lớn giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được vai trò vị trí của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông, học sinh cũng đã thấy được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, giúp các em định hướng phân luồng sau khi tốt nghiệp THCS để đi học nghề ở các trường dạy nghề. 
 Tuy nhiên, các hình thức tổ chức hướng nghiệp chưa phong phú, chưa có tính sáng tạo. Nhiều học sinh lớp cuối cấp cho rằng công tác hướng nghiệp, định hướng chọn nghề đối với các em chưa quan trọng, chưa cần thiết. Trong số 86 em học sinh lớp 9 ở trường tôi trong năm học 2016-2017, khi được hỏi ý kiến, suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông như thế nào thì có 51 % học sinh thấy được công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông có tác dụng giúp cho các em định hướng nghề nghiệp sau này, còn 49 % cho rằng hoạt động hướng nghiệp chưa cần thiết, không quan trọng. 
Kết quả điều tra như sau:
Nội dung phiếu điều tra
Ý kiến trả lời của học sinh
 Cho biết ý kiến của em về vị trí, tầm quan trọng của môn học hướng nghiệp trong nhà trường
Quan trọng, cần thiết
Không quan trọng, không cần thiết
 Kết quả 
44 HS (51%)
42 HS ( 49%)
 Về phía cha mẹ học sinh, vẫn còn nhiều gia đình không nắm rõ yêu cầu phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, không nắm rõ năng lực, khả năng học tập của con cái, nên đa số đều có xu hướng, nguyện vọng cho con cái thi vào lớp 10, để rồi có cơ hội thi vào các trường đại học, mặc dù lực học của con mình có hạn, cộng với khả năng kinh tế gia đình eo hẹp, khó khăn...
Qua khảo sát chất lượng môn hướng nghiệp đầu năm học ở khối 9, tôi nhận thấy ý thức làm bài, cũng như chất lượng bài làm của học sinh khá thấp ( Thời gian khảo sát: 30/9/2016).
 Câu hỏi: 
 1. Trình bày cơ sở khoa học của việc chọn nghề ? Cho biết ý nghĩa của việc chọn nghề ?
Có mấy nguyên tắc chọn nghề, là những nguyên tắc nào?
 Kết quả chấm bài cụ thể như sau: 
Số HS được khảo sát
Điểm khảo sát
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
86 HS
01 HS ( 1,3%)
05 HS (5,7%)
50 HS (58%)
30 HS (35%)
3. Các giải pháp đã thực hiện
	3.1. Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học hướng nghiệp
	Ngay từ đầu năm học, trên cơ sở điều tra, khảo sát chất lượng học sinh khối 9, trên cơ sở xác định vị trí, đặc điểm, nội dung môn học, các yêu cầu cần thiết trong giảng dạy bộ môn và điều kiện thực tế về cơ sở vật chất của nhà trường. Trong mỗi bài học, tôi đều nghiên cứu kỹ nội dung, mục tiêu, xác định phương pháp, phát huy các điều kiện hiện có, phương tiện dạy học phù hợp nhằm phát huy cao tính chủ động, sáng tạo ở học sinh, đảm bảo các tiết học hướng nghiệp tạo được tâm thế thoải mái và đạt hiệu quả cao. Sau đây là một vài nội dung dạy học cụ thể:
 * Ví dụ 1: Khi dạy học nội dung chủ đề: 
 “Ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học” 
 Bản thân đã chuẩn bị cho buổi dạy và tiến hành theo các nội dung cơ bản sau đây: 
 	Xác định mục tiêu bài dạy:
 	 - Kiến thức :
 	 Học sinh biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn lựa nghề có cơ sở khoa học. Biết sơ bộ các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
 	 - Kỹ năng:
 Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Thái độ: 
 Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.
 Chuẩn bị:
 	- Giáo viên: 
 	 Tư liệu liên quan đến hướng nghiệp, máy tính kết nối tăng âm, loa thu âm một số bài hát ca ngợi lao động một số nghề (Bài ca xây dựng, bài ca người thợ mỏ...), một số hình ảnh nhà máy: xưởng mộc, may mặc, cơ khí..., máy chiếu đa năng để chiếu hình ảnh.
 - Học sinh:
 Sưu tầm một số bài thơ bài hát hoặc những mẫu chuyện ca ngợi lao động ở một số nghề hoặc ca ngợi những người có thành tích cao trong lao động nghề nghiệp.
 Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU CƠ SỞ CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ
 - Giáo viên(GV) nêu vấn đề: 
 Việc chọn nghề dựa trên cơ sở khoa học nào ? 
- GV nêu ví dụ:
 + Phụ nữ trưởng thành cao 1,45m có làm người mẫu được không?
 + Người có chiều cao 1,6 m nhưng muốn làm cầu thủ bóng rổ được không?
 + Người bị mắc bệnh tim mạch bẩm sinh có nên làm cầu thủ bóng đá không? 
- Học sinh( HS) tiếp tục thảo luận, trả lời: 
+ Khi nào sự lựa chọn nghề được coi là có cơ sở khoa học?
+ Một người tính nóng nảy, thiếu bình tĩnh, thiếu kiên định liệu có làm được nghề cảnh sát hình sự không ?
+ Có gì trở ngại khi làm nghề mình thích nhưng từ nơi làm ở đến nơi làm việc quá xa ?
+ Những vấn đề đặt ra khi chọn nghề mà không đáp ứng được thì việc chọn nghề có cơ sở khoa học không ?
- GV nhận xét phần thảo luận của học sinh và khái quát, ghi bảng về cơ sở khoa học của việc chọn nghề.
1. Cơ sở khoa học của việc chọn nghề
Việc chọn nghề dựa trên 3 yếu tố:
- Yếu tố sức khỏe.
- Đặc điểm tâm lí, năng lực bản thân.
- Điều kiện, hoàn cảnh sinh sống.
HOẠT ĐỘNG 2 :
TÌM HIỂU BA NGUYÊN TẮC CHỌN NGHỀ
- GV cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi sau: 
 + Em sẽ làm gì cho cuộc sống tương lai ? 
 + Em thích những nghề gì ? 
 + Em có khả năng làm được những nghề gì ? 
 + Em làm nghề gì sẽ phù hợp hơn ?
Từng nhóm báo cáo kết qủa thảo luận của nhóm mình.
GV: Tổng hợp kết quả các nhóm và cho HS nêu tiếp câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề sau đây: 
+ Trong việc chọn nghề cần tuân thủ theo nguyên tắc nào ? 
+ Có chọn nghề mà bản thân không yêu thích không ?
+ Có chọn nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý, thể chất hay xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề không? 
+ Có chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng hay của đất nước nói chung không?
- GV gợi ý để các nhóm HS thảo luận để rút ra các nguyên tắc và bổ sung hoàn thiện ý trả lời của HS, ghi bảng). 
- GV chiếu các hình ảnh về hoạt động trong xưởng mộc, cơ khí, may mặc, kèm theo bài hát ca ngợi người lao động cho cả lớp nghe, quan sát. Cho HS xung phong hát các bài ca ngợi về cuộc sống người lao động. 
 (Một số hình ảnh minh họa, sử dụng máy chiếu cho HS quan sát ):
 Cơ sở gia công đồ gỗ nội thất gia đình
 Xưởng sản xuất nội thất trường học, công sở 
 Xưởng sản xuất cơ khí
 Cơ sở may mặc quần, áo tư nhân
- GV: Kể một số câu chuyện bổ sung về vai trò của hứng thú và năng lực nghề nghiệp.
 Sau đó hỏi HS: 
+ Trong cuộc sống có khi nào không hứng thú với nghề nhưng vẫn làm tốt công việc không ?
(HS trả lời) - - GV bổ sung, kết luận: trong cuộc sống có khi không hứng thú với nghề nhưng do giác ngộ được ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề thì con người vẫn làm tốt công việc. 
- GV nêu vấn đề: Vậy trong khi còn học trong trường THCS, mỗi học sinh cần làm gì để sau này đi vào lao động nghề nghiệp ? 
 (GV tiếp tục cho HS thảo luận, sau đó bổ sung và tóm tắt ý chính, ghi bảng).
2. Nguyên tắc chọn nghề
 + Không chọn những nghề mà bản thân không yêu thích. 
 + Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu của nghề.
 + Không chọn những nghề không phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. 
- Khi còn học trong trường 
THCS, mỗi HS phải chuẩn bị cho mình sự sẵn sàng về tâm lí đi vào lao động nghề nghiệp: 
 + Tìm hiểu một số nghề mà mình yêu thích, nắm chắc yêu cầu mà nghề đó đặt ra. 
 + Học thật tốt các môn học. 
 + Rèn luyện một số kỹ năng lao động, một số phẩm chất, nhân cách mà người lao động cần có.
 Củng cố kiểm tra:
 GV đặt câu hỏi cho HS:
 - Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học?
 - Các nguyên tắc chọn nghề?
 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 Học sinh hoàn thành bài tập: Nêu những dự định ban đầu của em sau khi tốt nghiệp THCS, nêu rõ vì sao em dự định như vậy. 
 * Ví dụ 2:
 Khi dạy học về nội dung mục: “Tìm hiểu thông tin nghề ở địa phương” thuộc chủ đề 4 “ Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương”
 Giáo viên tiến hành như sau:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU NHỮNG NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
- Giáo viên cho HS hoạt động nhóm:
 + Nhóm 1: Kể tên những nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ ở địa phương ( HS có thể nêu được các nghề sau: May mặc, cắt tóc, trang điểm cô dâu, chụp ảnh, kẻ vẽ trang trí, ăn uống, sửa chữa xe đạp, xe máy, chuyên chở hàng hoá, bán hàng thực phẩm, thuốc chữa bệnh, lương thực, xăng dầu, hóa chất, phân bón, giống lúa, rau màu dịch vụ nông nghiệp, mỹ phẩm và các loại hàng để tiêu dùng).
 + Nhóm 2: Kể tên những nghề thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở địa phương ( HS có thể nêu được các nghề sau: Nghề trồng lúa, trồng hoa, trồng cây ăn quả, rau xanh, nghề nuôi trồng thủy sản: tôm, cua nước lợ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy nông...).
+ Nhóm 3 : Kể tên những nghề thuộc lĩnh vực cơ, điện ở địa phương ( HS có thể nêu được các nghề sau: Thợ rèn, thợ điện, gò, hàn, vận hành máy xay xát, máy cày, bừa, vận hành máy gặt lúa...). 
+ Nhóm 4 : Kể tên những nghề thuộc lĩnh vực xây dựng ở địa phương ( HS có thể nêu được các nghề sau: thợ xây, thợ mộc, sơn mài, thợ làm cốt pha, đan lát...).
- GV cho từng nhóm ghi kết quả trên bảng và khái quát về tính đa dạng của các nghề ở địa phương.
- GV: Cho 3,4 học sinh giới thiệu đặc điểm, yêu cầu, triển vọng phát triển của một vài nghề có ở địa phương (mà các em đã biết).
Sau khi HS trả lời, GV bổ sung, ghi tóm tắt, đồng thời nêu ví dụ cụ thể tên một số cơ sở nghề tại địa phương, thông báo dự kiến kế hoạch tham quan một số cơ sở sản xuất.
- GV chiếu hình ảnh xưởng mộc, xưởng may, xưởng sửa chữa cơ khí, công trình xây dựng, khu nuôi trồng thủy sản, cánh đồng lúa, rau xanh cho HS quan sát, kèm theo lời bài hát ca ngợi người lao động. Đồng thời nêu ví dụ về cơ sở đào tạo nghề mà các em có thể theo học sau khi tốt nghiệp THCS ( Trường trung cấp nghề số 1 thành phố Thanh Hóa, trường cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa...).
 ( Hình ảnh một vài cơ sở đào tạo nghề):
 Trường cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa
 Trường trung cấp nghề số 1, thành phố Thanh Hóa
- HS mô tả một nghề mà các em biết theo các mục sau:
+ Tên nghề.
+ Đặc điểm hoạt động của nghề.
+ Các yêu cầu của nghề đối với người lao động.
+ Triển vọng phát triển của nghề.
	3.2. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh thông qua cha mẹ học sinh, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các phương tiện thông tin, các trường chuyên nghiệp để thực hiện 
	 Nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh. Trong năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể, đồng thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp 9, đoàn đội, các giáo viên bộ môn tìm hiểu đặc điểm tâm lí, sở thích, sở trường, thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh, thông báo năng lực học tập của từng học sinh, những khó khăn ở một số học sinh và gia đình học sinh gặp phải nếu tiếp tục cho các em học lên THPT. Đồng thời xác định hướng đi sau tốt nghiệp THCS, triển khai đến hội nghị cha mẹ học sinh các văn bản cấp trên về chủ trương phân luồng học sinh trước nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương, đất nước. Giúp cha mẹ học sinh thảo luận để từng bước định hướng đi cho con mình sau khi học xong lớp 9. 
	Trên cơ sở thảo luận, thống nhất định hướng phân luồng học sinh, tôi phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành lập danh sách cụ thể những học sinh có lực học còn hạn chế, không có triển vọng học lên, có hoàn cảnh gia đình phù hợp với việc học nghề sau tốt nghiệp để thông báo đến cha mẹ học sinh, căn cứ cụ thể để lập danh sách tư vấn:
Kết quả học tập, rèn luyện (xếp loại học lực, hạnh kiểm)
Tình trạng sức khỏe học sinh
Hướng phát triển trong học tập ( triển vọng, năng khiếu...)
Hoàn cảnh gia đình học sinh
 Tôi cũng đã trực tiếp làm việc, trao đổi với đại diện trường trung cấp nghề số 1 của thành phố Thanh Hóa, trường Cao đẳng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa, trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ( cơ sở tại Quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa) và một số cơ sở đào tạo khác để nắm rõ chỉ tiêu tuyển sinh, các thông tin ngành nghề cơ bản để cung cấp đến các gia đình học sinh, đồng thời phối hợp với đài truyền thanh xã tuyên truyền.
	 Thời điểm làm công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh: chủ yếu qua các buổi sinh hoạt cuối tuần, qua các buổi dạy hướng nghiệp.
	 Đối với cha mẹ học sinh: qua các hội nghị cha mẹ học sinh, tôi tiến hành gặp gỡ, trao đổi, đồng thời trực tiếp đến gia đình (đối với những trường hợp không thể gặp tại trường được).	 
	 Vào các thời điểm cuối học kỳ 1, đầu học kỳ 2 và cuối năm học, tôi trực tiếp mời đại diện các trường nghề trên địa bàn đến trường trực tiếp gặp học sinh và cha mẹ học sinh làm công tác tuyên truyền tư vấn phân luồng học sinh lớp cuối cấp với các hình thức:
 - Nói chuyện, trao đổi trực tiếp với học sinh, cha mẹ học sinh tại trường.
 - Chiếu các hình ảnh, thông tin về trường dạy nghề, về hoạt động dạy nghề, thực hành nghề để học sinh quan sát. 
 - Nêu hướng liên kết ký hợp đồng với các cơ sở tuyển dụng tìm đầu ra khi các em học xong, các chế độ ưu tiên, khuyến khích, mức thu nhập...
 Điều quan trọng là khi tư vấn là phải giúp học sinh và cha mẹ học sinh thấy rõ sự phù hợp giữa năng lực, sức khỏe học sinh, hoàn cảnh kinh tế cũng như tính thiết thực của nghề theo học, hướng phát 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_huong_ngh.doc