SKKN Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong chương III,IV phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 - Trung học phổ thông

SKKN Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong chương III,IV phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 - Trung học phổ thông

Một trong những yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, Một trong những yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Để đảm bảo được điều đó, phải chuyển từ dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.

Sinh học là một trong các bộ môn khoa học cơ bản, gắn liền với thực tiễn đời sống của mỗi học sinh. Là giáo viên dạy môn sinh học tại trường trung học phổ thông (THPT), tôi rất mong có được một hệ thống câu hỏi, bài tập có giá trị và phù hợp để giáo viên giảng dạy - bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và cũng để cho học sinh có được tài liệu học tập, tham khảo, phát huy năng lực. Ngoài ra, cũng cần có các biện pháp sử dụng thích hợp nhằm rèn luyện, phát huy và góp phần phát triển năng lực sáng tạo(NLST) cho học sinh.

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, học sinh ẩn chứa nhiều tiềm năng sáng tạo, nếu không chú ý phát triển tiềm năng sáng tạo cho các em thì những tiềm năng đó sẽ dần bị mất đi. Tuy nhiên, thực trạng dạy học theo hướng phát triển NLST cho học sinh trong các trường THPT có nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do giáo viên thiếu kĩ năng xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện NLST cho học sinh.

Nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh THPT trong dạy học môn sinh học góp phần nâng cao chất lượng dạy – học Sinh học ở trường phổ thông tôi chọn đề tài “Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong chương III,IV phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 - Trung học phổ thông”.

 

doc 20 trang thuychi01 8242
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong chương III,IV phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 - Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, Một trong những yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Để đảm bảo được điều đó, phải chuyển từ dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Sinh học là một trong các bộ môn khoa học cơ bản, gắn liền với thực tiễn đời sống của mỗi học sinh. Là giáo viên dạy môn sinh học tại trường trung học phổ thông (THPT), tôi rất mong có được một hệ thống câu hỏi, bài tập có giá trị và phù hợp để giáo viên giảng dạy - bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và cũng để cho học sinh có được tài liệu học tập, tham khảo, phát huy năng lực. Ngoài ra, cũng cần có các biện pháp sử dụng thích hợp nhằm rèn luyện, phát huy và góp phần phát triển năng lực sáng tạo(NLST) cho học sinh. 
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, học sinh ẩn chứa nhiều tiềm năng sáng tạo, nếu không chú ý phát triển tiềm năng sáng tạo cho các em thì những tiềm năng đó sẽ dần bị mất đi. Tuy nhiên, thực trạng dạy học theo hướng phát triển NLST cho học sinh trong các trường THPT có nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do giáo viên thiếu kĩ năng xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện NLST cho học sinh.
Nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh THPT trong dạy học môn sinh học góp phần nâng cao chất lượng dạy – học Sinh học ở trường phổ thông tôi chọn đề tài “Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong chương III,IV phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 - Trung học phổ thông”. 
 2. Mục đích nghiên cứu
 Xây dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để phát huy và nâng cao NLST cho học sinh trong dạy học chương III, IV phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài áp dụng đối với học sinh lớp 10G, 10I trường THPT Quảng Xương IV.
 4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực nghiệm trên lớp.
 5. Thời gian nghiên cứu
Năm học 2018 – 2019
NỘI DUNG
I. Cơ sở của đề tài
1. Cơ sở lý luận 
1.1. Năng lực và phát triển năng lực trong dạy học
	Năng lực là sự kết hợp hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia các hoạt động tích cực, có hiệu quả để giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau.	
Đặc điểm của năng lực: Năng lực chỉ có thể quan sát được qua hoạt đông của cá nhân ở các tình huống nhất định. Năng lực tồn tại dưới hai hình thức: Năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Các năng lực chuyên biệt không thể thay thế được các năng lực chung.	
Cấu trúc năng lực: Theo các khái niệm về năng lực có thể thấy năng lực được tạo nên bởi ba thành phần cơ bản, đó là: kĩ năng, nội dung và tình huống. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến phát triển năng lực hành động. Vậy năng lực hành động là gì và có cấu trúc như thế nào? 
Năng lực hành động: Là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động để giải quyết các nhiệm vụ, lĩnh vực nghề nghiệp xã hội hay cá nhân trên cơ sở của những hiểu biết kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động 
- Năng lực cá nhân: 
Individual competency 
- Năng lực chuyên môn: 
Professional competency
- Năng lực xã hội: 
social competency
- Năng lực phương pháp. 
Methodical competency
	- Năng lực hành động: 
	Professional action competency
Hình 1.1. Cấu trúc năng lực hành động
Từ hình 1.1. ta thấy năng lực hành động gồm 4 thành tố. Các thành phần năng lực “gặp nhau” tạo thành năng lực hành động. Do vậy, giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục đích tạo ra những con người phát triển toàn diện. 
Theo tổ chức OEDC đề nghị các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh THPT là: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực xã hội, năng lực linh hoạt, sáng tạo, năng lực sử dụng thiết bị một cách thông minh.
Ở Việt Nam, trong dạy học gồm có: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. Trong đề tài này tôi tập trung phát triển năng lực sáng tạo (NLST).
1.2 Năng lực sáng tạo
Quá trình sáng tạo của con người thường bắt đầu từ một ý tưởng mới, bắt nguồn từ tư duy sáng tạo của con người. Theo các nhà tâm lí học, NLST biểu hiện rõ nét nhất ở khả năng tư duy sáng tạo, là đỉnh cao nhất của các quá trình hoạt động trí tuệ của con người. 
Như vậy, NLST là thuộc tính cá nhân mà thông qua các hoạt động của bản thân tạo nên những ý tưởng mới, sản phẩm mới, cách giải quyết mới, phát hiện ra điều chưa biết, chưa có với những nét độc đáo riêng phù hợp với thực tế bằng những kiến thức đã biết 
1.2.1. Các thành tố năng lực sáng tạo.
* Năng lực tư duy - sáng tạo
Quy luật hình thành và phát triển của tư duy sáng tạo: 
- Khi hoàn cảnh có vấn đề (có tình huống vấn đề) thì tư duy sáng tạo mới phát triển. 
- Hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn rồi trở lại làm phong phú thực tiễn.
- Phát triển từ tư duy độc lập, tư duy phê phán. 
- Chủ thể của tư duy sáng tạo được cung cấp đầy đủ tư liệu, đó là tri 
thức, thông tin, kinh nghiệm, các phương pháp, các sự kiện trong tự nhiên, xã hội. 
- Bộ não cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, và được hoạt động trong môi trường thuận lợi. 
- Hình thành và phát triển dần theo qui luật từ tiệm tiến đến nhảy vọt.
* Năng lực quan sát và sáng tạo 
	Quan sát là hình thức phát triển cao độ tri giác có chủ định, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong hoạt động thực tiễn, sáng tạo của loài người. D.Mendeleep nhà bác học người Nga cũng đã đánh giá rất cao về năng lực quan sát: “ Quan sát và thực nghiệm là cửa ra của khoa học ”. 
* Năng lực tưởng tượng – liên tưởng 
Tưởng tượng và liên tưởng là hai phẩm chất quan trọng của tư duy sáng tạo. Tưởng tượng là xây dựng trong đầu những hình ảnh mới trên cơ sở các biểu tượng đã có. Tưởng tượng cần thiết cho hoạt động của con người giúp ta nhìn thấy trước sản phẩm hoạt động trong nhiều trường hợp là một hoạt động mang tính sáng tạo. 
Trí tưởng là món quà vĩ đại của thiên nhiên, nó đã có sẵn trong con người. Trí
 tưởng tượng cung cấp cho con người những gì mà thực tại chưa kịp hoặc không
thể cho con người. 
* Năng lực phát hiện vấn đề 
Năng lực phát hiện vấn đề chính xác để giải quyết đúng theo quy luật khách quan đem lại kết quả cho họat động sáng tạo. 
* Năng lực hoạt động sáng tạo: 
+ Biết tổ hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy hoạt động, nhằm đạt đến kết quả mong muốn. 
+ Biết vận dụng tổ hợp các kiến thức liên môn học để giải quyết vấn đề linh hoạt. 
1.2.2 Một số biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trung học phổ thông.
Đối với HS phổ thông, tất cả những gì mà họ ‘tự nghĩ ra’ khi GV chưa dạy, HS chưa đọc sách, chưa biết được nhờ trao đổi với bạn đều coi như có mang tính sáng tạo. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức. Như vậy, trách nhiệm chủ yếu của người giáo viên là tìm ra biện pháp hữu hiệu để rèn luyện, phát huy và phát triển NLST cho HS từ khi cắp sách đến trường.
Trong quá trình học tập của HS, sáng tạo là yêu cầu cao nhất trong bốn cấp độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng, sáng tạo. Theo định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục THPT thì NLST ở HS biểu hiện như sau:
- Biết đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những ý tưởng trừu tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.
- Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi do và có dự phòng.
- Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạo trong các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết trong hoàn cảnh mới.
- Say mê; nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; không sợ sai; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau.
- Biết trả lời nhanh chính xác câu hỏi của GV, biết phát hiện những vấn đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý (vấn đề) trong những câu hỏi, bài tập hoặc vấn đề mở nào đó. 
- Biết tự tìm ra vấn đề, tự phân tích, tự giải quyết đúng với những bài tập mới, vấn đề mới.
- Biết kết hợp các thao tác tư duy và các phương pháp phán đoán, đưa ra kết luận chính xác ngắn gọn nhất. 
- Biết trình bày linh hoạt một vấn đề, dự kiến nhiều phương án giải quyết.
- Luôn biết đánh giá và tự đánh giá công việc, bản thân và đề xuất biện pháp hoàn thiện.
Trên đây, chúng tôi đã đề cập đến một số những biểu hiện thường thấy của những học sinh thông minh, sáng tạo trong học tập. Tuy nhiên, những biểu hiện của NLST có được thể hiện hay không, thể hiện nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào cách kiểm tra, đánh giá của GV. Khi dạy học nhằm phát huy NLST của người học GV cần chú ý tới quan niệm: “cái mới” của HS không phải là các kiến thức mới của nhân loại mà là thể hiện ở chỗ HS có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để tìm ra kiến thức đa dạng, đầy đủ hơn trong sách và biết biểu đạt, trình bày ý tưởng của bản thân hay nhóm hoặc đề xuất được những cách làm mới, cách trình bày thông tin theo cách riêng của học sinh.
1.3. Phương pháp dạy học,học tập sinh học
1.3.1. Một số phương pháp dạy học phát huy NLST
- Vấn đáp tìm tòi: Có 3 phương pháp vấn đáp: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh họa, vấn đáp tìm tòi (đàm thoại ơrixtic).
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- Dạy học theo dự án.
1.3.2. Phương pháp học tập sinh học của học sinh 
	Con người muốn tồn tại đều phải học, học suốt đời dựa trên bốn trụ cột: học để biết, học để làm, học để học để làm người và cùng chung sống. Năng lực của con người phải được nâng lên mạnh mẽ nhờ vào trước hết người học "biết cách học" và người dạy biết "dạy cách học". GV cần hướng dẫn cho HS biết cách học: Bằng những hình thức tổ chức hoạt động như: Cá nhân - Cặp hai người - Nhóm 4 đến 6 người - Xây dựng kim tự tháp - Bể cá - Làm việc cả lớp - Trò chơi - Sắm vai - Mô phỏng. Ngoài ra, còn dạy cho HS cách lập kế hoạch cá nhân, thu thập thông tin từ việc nghe giảng, ghi bài trên lớp, nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu học tập, mạng internet... cách ghi chép để lưu giữ thông tin ; cách tự học; cách trình bày diễn giải bằng lời những điều học được trước nhóm nhỏ học tập hoặc trước tập thể lớp; Học cách tham khảo trí tuệ của bạn học; cách thuyết phục các bạn học; cách quan sát và làm thí nghiệm, quan sát các phương tiện trực quan và hiện tượng trong cuộc sống thực tiễn; cách xử lí thông tin, tự rút ra kết luận cần thiết hoặc nhận xét, trả lời câu hỏi hay hệ thống câu hỏi hướng dẫn. Với HS THPT, những năm đầu chưa có được khả năng để tổ chức tự học mà chỉ tự học khi GV giao các bài tập, nhiệm vụ học tập. Do đó, GV cần thường xuyên giao nhiệm vụ học tập cho HS và có biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Các nhiệm vụ học tập phù hợp cho các em là trả lời câu hỏi theo nội dung bài học, làm bài tập trong sách giáo khoa, vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong đời sống, xây dựng những bài toán từ những dữ kiện cho trước... Bên cạnh đó, GV cần phải dạy cho HS PP để học tập có hiệu quả như biết phán đoán theo ý nghĩa, lập dàn bài để ôn tập và ghi nhớ... hay dạy các dạng bài tổng quát, sau đó, đặt ra các trường hợp cụ thể để HS tự giải. GV có thể thành lập các nhóm nhỏ học tập dựa trên các nhóm bạn bè của các em. Ở mức độ cao hơn, GV có thể tập dượt cho HS PP nghiên cứu khoa học. Người GV giữ vai trò quyết định trong hoạt động học tập của HS ở lứa tuổi này, vì vậy cần phải có những biện pháp dạy học thích hợp hình thành và phát triển năng lực cho các em.
1.4. Câu hỏi, bài tập sáng tạo
Theo Phạm Thị Phú - Nguyễn Đình Thước tư duy sáng tạo được nhận biết theo 6 dấu hiệu, ứng với mỗi dấu hiệu là một dạng của câu hỏi, bài tập (CH - BT) sáng tạo.
- CH - BT có nhiều cách giải: Loại BT này sẽ rèn luyện cho HS thói quen nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, không cứng nhắc, không bằng lòng ngay với kết quả của BT, kích thích tính tìm tòi, sáng tạo của HS. 
- CH - BT thí nghiệm: Đây là loại BT đòi hỏi HS phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời giải lý thuyết hoặc để tìm những số liệu cần thiết cho việc tìm ra lời giải. 
- CH - BT cho thiếu hoặc thừa dữ kiện: Đây là loại BT cho thiếu các dữ kiện hoặc cho thừa các dữ kiện hoặc các dữ kiện này mâu thuẫn, loại trừ lẫn nhau, dẫn đến các kết quả khác nhau của đại lượng cần tìm. Để giải loại BT này, HS phải nhận ra sự “không bình thường” của BT, chỉ ra được mâu thuẫn giữa các dữ kiện, để từ đó đưa ra được cách điều chỉnh các dữ kiện để được bài toán bình thường. 
- CH - BT nghịch lí và ngụy biện: BT nghịch lí và ngụy biện là những BT mà trong đó có chứa đựng những yếu tố (hoặc ở phần dữ kiện hoặc ở phần kết luận) trái ngược hoặc không phù hợp với các định luật, quy tắc, quy luật... 
- CH - BT “hộp đen”: Theo Bunxơman, BT “hộp đen” gắn liền với việc nghiên cứu đối tượng mà cấu trúc bên trong là đối tượng nhận thức mới (chưa biết), nhưng có thể đưa ra mô hình cấu trúc của đối tượng, nếu cho các dữ kiện “đầu vào”, “đầu ra”. Giải BT “hộp đen” là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp, phân tích mối quan hệ giữa dữ kiện “đầu vào” và dữ kiện “đầu ra” để tìm thấy cấu trúc bên trong của hộp đen. 
2. Cơ sở thực tiễn
Mặc dù học sinh đã nhận thức được vai trò của NLST với bản thân tuy nhiên biểu hiện của NLST của các em trong các hoạt động học tập vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân là do thói quen học thụ động, thiếu tích cực sáng tạo của học sinh. Nhiều em ít đầu tư công sức, thời gian vào việc học, học tập chỉ mang tính đối phó. Với các em có ý thức tự giác, yêu thích môn học thì lại chưa quen kĩ năng sáng tạo. Một mặt cũng là do học sinh chưa được học theo các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học mới. Do đó, việc quan tâm, rèn luyện, nghiên cứu, sử dụng các biện pháp dạy
học nhằm phát huy NLST cho học sinh là rất cần thiết.
Mặt khác giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ phát huy và nâng cao NLST cho học sinh và đã nỗ lực điều hành, định hướng và tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh bằng những PPDH tích cực nhưng vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả. 
II. Thực trạng vấn đề
Qua tìm hiểu và đàm thoại với các giáo viên bộ môn dạy sinh học để nắm được thực trạng học tập của học sinh và PPDH của giáo viên, nắm được thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học. 
Thực tiễn cho thấy, mặc dù giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ phát huy và nâng cao NLST cho học sinh và đã nỗ lực điều hành, định hướng và tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức của HS bằng những PPDH tích cực tuy nhiên chất lượng của hoạt động vẫn còn khiêm tốn. Điều đó do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan: 
+ Thứ nhất , PPDH chủ đạo mà nhiều giáo viên vẫn sử dụng vẫn là phương pháp truyền thụ tri thức một chiều. Số giáo viên thường xuyên sáng tạo trong việc phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH có tác dụng rèn luyện NLST cho học sinh chưa nhiều. Điều đó khiến cho học sinh không tích cực, sáng tạo. 
+ Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin, các biện pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại còn hạn chế, chưa kích thích được người học, chưa phù hợp. 
+ Thứ ba, giáo viên chưa được tập huấn phương pháp, biện pháp rèn luyện NLST cho học sinh. 
+ Thứ tư, học sinh chưa quen với phương pháp học tập chủ động tích cực. Việc làm các bài tập ở lớp của học sinh mang tính hình thức, đối phó. 
+ Thứ năm, giáo viên chưa quan tâm đến việc đổi mới đánh giá NLST của HS mà mới chú trọng kiểm tra kiến thức, kĩ năng.
Thực tiễn trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là chúng ta phải chú trọng phát huy NLST của học sinh. Muốn vậy giáo viên cần thiết kế, xây dựng các tài liệu dạy - học phù hợp đồng thời nghiên cứu, lựa chọn sử dụng những phương pháp, biện pháp và phương tiện cần thiết để rèn luyện, phát huy NLST cho học sinh. 
III. Giải pháp thực hiện
1. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi, bài tập sáng tạo 
- Bám sát mục tiêu dạy học
- Đảm bảo phát huy NLST của học sinh 
- Đảm bảo tính chính xác của nội dung
- Đảm bảo nguyên tắc hệ thống	
- Đảm bảo tính thực tiễn 
2. Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập sáng tạo 
Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập trong dạy học phần Sinh học tế bào
có thể được chia làm các bước như sau:	
+ Bước 1: Phân tích lôgíc nội dung chương trình.
+ Bước 2: Từ mục tiêu dạy học, xác định nội dung kiến thức trong bài có thể mã hóa thành câu hỏi, bài tập rèn NLST cho HS..
+ Bước 3: Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung các kiến thức đó thành câu hỏi hoặc bài tập rèn NLST cho HS.
+ Bước 4: Sắp xếp các câu hỏi, bài tập thành hệ thống.
3. Hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo
Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung, mục tiêu chương trình Sinh học tế bào và vận dụng quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập chúng tôi đã xây dựng được hệ thống các câu hỏi, bài tập nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh qua dạy học chương III, IV phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT như sau: 
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
1.a)- Năng lượng hoạt hoá là gì? Tại sao sự sống lại sử dụng enzym để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá mà không chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh hơn?
b) Hãy phân biệt các khái niệm: Cofactor với coenzym, trung tâm hoạt động với trung tầm điều chỉnh, chất ức chế cạnh tranh với chất ức chế không cạnh tranh.
2. Sơ đồ sau để mô tả về các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan của
1
A
ATP
ATP
3
2
B
C
D
e+ 
 một tế bào thực vật
- Bào quan I :
- Bào quan II:
- A, B, C, D là ký hiệu của các giai đoạn (pha)
- 1, 2, 3 là kí hiệu của các chất được tạo ra.
Hãy cho biết: 
 a) Tên gọi của bào quan I và II là gì?
 b) Tên gọi của A, B, C, D là gì?
 c) Tên gọi của các chất 1,2,3?
 d) Trình bày kết quả của giai đoạn C trong sơ đồ?
3. Quá trình hô hấp nội bào diễn ra theo 3 giai đoạn. Hãy cho biết:
a) Nơi diễn ra, nguyên liệu đầu tiên, sản phẩm cuối cùng của mỗi giai đoạn.
b) Mối quan hệ giữa giai đoạn chu trình Krebs với giai đoạn chuỗi truyền e.
c) Để phân giải một phân tử glucozo tế bào cần bao nhiêu phân tử NAD+ và FAD+?
4. a) Viết phương trình tổng quát các phản ứng xảy ra ở pha sáng, pha tối và phương trình tổng hợp của hai pha trong quang hợp? Từ phương trình tổng hợp đó rút ra nhận xét gì?
b) Trong quang hợp, để tổng hợp 1 phân tử glucozơ thì thực vật C3 cần sử dụng bao nhiêu photon ánh sáng và bao nhiêu ATP và NADPH2?
c) Tại sao khi chất độc làm ức chế quá trình hoạt động của 1 loại enzym xúc tác cho quá trình chuyển hóa các chất trong chu trình Canvin thì cũng gây ức chế các phản ứng của pha sáng? Nếu xử lí tế bào đang quang hợp bằng chất độc A thì lượng oxi tạo ra từ các tế bào này thay đổi như thế nào? Giải thích.
5. Trong quá trình quang hợp, tại sao pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra? 
6. a) Khi đề cập đến quang hợp, việc sử dụng oxi - 18(18O), một đồng vị nặng làm chất đánh dấu để theo dõi đường đi của oxi trong quang hợp đã cho thấy điều gì?
b) Tính năng lượng t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_he_thong_cau_hoi_bai_tap_ren_luyen_nang_luc_san.doc
  • docSKKN - 2019- bia.doc
  • docskkn - 2019 -mucluc.doc
  • docskkn - 2019- phu luc.doc