SKKN Vận dụng STEM vào Bài 6 “Các phân tử sinh học” nhằm làm tăng hứng thú học tập môn Sinh học cho học sinh trường THPT Ngô Lê Tân
Chương trình giáo dục trung học phổ thông mới giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Chương trình giáo dục phổ thông mới chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 2 ở cấp THPT giáo dục phân hóa định hướng nghề nghiệp.
Chương trình Sinh học THPT 2018 kế thừa quan điểm giáo dục định hướng ngành nghề của chương trình hiện hành.
Điểm khác của CTGDPT 2018 so với CT2006: phân hóa ngành nghề theo phương thức tự chọn linh hoạt hơn bằng các tổ hợp môn học đa dạng từ các lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Mĩ thuật - công nghệ.
Trong CTGDPT 2018, môn Sinh học nhấn mạnh mục tiêu hình thành, phát triển ở HS năng lực sinh học; đồng thời góp phần hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và góp phần hình thành năng lực chung.
MỤC LỤC Nội dung Trang Danh mục từ viết tắt 3 A. MỞ ĐẦU 3 I. Lí do chọn đề tài 3 II. Vấn đề nghiên cứu – Giả thuyết nghiên cứu 6 III. Mục tiêu nghiên cứu 6 IV. Đối tượng, thời gian, địa điểm thực hiện 7 V. Phương pháp nghiên cứu 7 VI. Dự kiến đóng góp của đề tài 10 B. NỘI DUNG 13 CHƯƠNG I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 13 1. Cơ sở lí luận 13 2. Cơ sở thực tiễn 20 CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP 23 I. Bước 1. Xác định chủ đề STEM 24 II. Bước 2. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề STEM 24 III. Bước 3. Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề 25 IV. Bước 4. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 27 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 37 1. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu 37 2. Phân tích dữ liệu 37 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 Tài liệu tham khảo 43 PHỤ LỤC I. Bài kiểm tra sau tác động 44 PHỤ LỤC II. Phiếu khảo sát trước thực nghiệm 47 PHỤ LỤC III. Phiếu trưng cầu ý kiến HS sau thực nghiệm 49 PHỤ LỤC IV. Tiến trình dạy học minh họa 51 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ VIẾT TẮT Giáo viên GV Học sinh HS Chương trình giáo dục phổ thông CTDPT Giáo dục phổ thông GDPT Trung học phổ thông THPT Chương trình CT A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1. Thực trạng vấn đề Chương trình giáo dục trung học phổ thông mới giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 2 ở cấp THPT giáo dục phân hóa định hướng nghề nghiệp. Chương trình Sinh học THPT 2018 kế thừa quan điểm giáo dục định hướng ngành nghề của chương trình hiện hành. Điểm khác của CTGDPT 2018 so với CT2006: phân hóa ngành nghề theo phương thức tự chọn linh hoạt hơn bằng các tổ hợp môn học đa dạng từ các lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Mĩ thuật - công nghệ. Trong CTGDPT 2018, môn Sinh học nhấn mạnh mục tiêu hình thành, phát triển ở HS năng lực sinh học; đồng thời góp phần hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và góp phần hình thành năng lực chung. Dạy học nhằm mục tiêu phát triển năng lực môn Sinh học cho học sinh có điểm khác biệt cơ bản so với trước đây là: - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. - Các hình thức tổ chức dạy học đa dạng và linh hoạt. - Vận dụng các phương pháp giáo dục linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, giáo dục STEM được đề cập đến là một trong những hướng dạy học phát triển năng lực, trong đó nhấn mạnh năng lực vận dụng kiến thức các lĩnh vực như Khoa học (S - Science), Công nghệ (T - Technology), Kĩ thuật (E - Engineering) và Toán học (M - Mathematics) để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, là một TƯ TƯỞNG (chiến lược, tiếp cận) giáo dục, bên cạnh định hướng giáo dục toàn diện, THÚC ĐẨY giáo dục 4 lĩnh vực: Toán học, Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ với mục tiêu “định hướng và chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành nghề liên quan tới các lĩnh vực STEM, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM là xu thế dạy học mới có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp dạy học tích cực khác: đa dạng về mức độ, đối tượng, trình độ. Đây là hình thức dạy học không chữa bệnh cho người khỏe. Đặc biệt theo xu thế tất yếu của xã hội thì dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, dạy học theo định hướng giáo dục STEM để phát triển năng lực cho học sinh đang được coi trọng. Môn Sinh học là môn học gồm những kiến thức ứng dụng thực tiễn. Nội dung môn học có thể thiết kế theo các chủ đề, bài học STEM và được tổ chức dạy học theo nhiều cách khác nhau. - Khi tích hợp các nội dung kiến thức như trên đảm bảo được tính logic về nội dung và logic nhận thức của HS. Từ đó hình thành năng lực tư duy logic và tư duy khoa học ở HS. - Dạy học tích hợp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông. - Góp phần giảm tải áp lực học tập cho học sinh. - Tích hợp giúp GV có thời gian để tổ chức các hoạt động phát triển năng lực HS. - Thay vì dạy từng môn học rời rạc và riêng biệt, STEM tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, rèn luyện tư duy đa chiều, giúp học sinh chạm đến tận gốc của vấn đề và thấy được tính ứng dụng của các kiến thức tưởng chừng như khô khan. - Học sinh học STEM là “để biết, để làm”. Cùng với đó, việc học STEM phải đi đôi với thực hành, học qua trải nghiệm và tích hợp dự án. - Giáo dục STEM là một phạm trù rộng và liên quan tới nhiều lĩnh vực với 2 đặc điểm nổi bật là tính tích hợp liên môn và hoạt động thực hành gắn với lí thuyết, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn. Để áp dụng tốt giáo dục STEM, cần đảm bảo các yếu tố như liên môn, thực hành và làm việc nhóm. Giáo dục STEM có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, trong chương trình chính khóa, cụ thể là dạy theo chủ đề từng môn và những chủ đề tích hợp liên môn; trong các câu lạc bộ và hoạt động nghiên cứu khoa học, dưới hình thức làm việc nhóm, làm việc cá nhân. Bằng cách vận dụng phương thức giáo dục STEM vào bài học, HS sẽ được hiểu sâu về lí thuyết, nguyên lí thông qua các hoạt động thực tế. Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp HS nhớ kiến thức lâu hơn và sâu hơn. HS sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác. Với cách học này, GV không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn để HS tự xây dựng kiến thức cho chính mình. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên chặng đường đua tranh trí tuệ tiến vào thế kỷ XXI đang đòi hỏi sự đổi mới của giáo dục, trong đó có sự đổi mới cơ bản về phương pháp dạy và phương pháp học. Vấn đề này không phải của riêng nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu xã hội. 2. Đặc điểm Bài 6 “Các phân tử sinh học” - Sinh học 10 trong chương trinh giáo dục phổ thông 2018 Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là thế giới sinh vật gần gũi với đời sống hằng ngày của HS. Do vậy dạy học Sinh học cần phải gắn HS vào thực tiễn, HS phải biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống. Trong tế bào chứa các thành phần là nước, các chất vô cơ, hữu cơ nhỏ và các đại phân tử sinh học: Carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. Các thành phần này đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Các nguyên tố hóa học trong tế bào tương tác với nhau theo các quy luật lí hóa làm cho tế bào có được các đặc điểm riêng biệt của sự sống. Bài 6 “Các phân tử sinh học” - Sinh học 10 trong chương trình GDPT 2018 có chứa đựng nhiều kiến thức gắn với các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, liên quan các chất dinh dưỡng, ứng dụng chế độ dinh dưỡng hợp lí để bảo vệ sức khỏe cho con người, đặc biệt xây dựng khẩu phần ăn hợp lí để phòng ngừa bệnh tật, 3. Đặc điểm ưu việt của dạy học STEM Dạy học theo định hướng giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận liên môn (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) trong dạy học với mục tiêu: (1) Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. (2) Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. (3) Kết nối trường học và cộng đồng. (4) Định hướng hành động, trải nghiệm trong học tập. (5) Hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất người học. Chính vì những lí do trên , tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng STEM vào Bài 6 “Các phân tử sinh học” nhằm làm tăng hứng thú học tập môn Sinh học cho học sinh trường THPT Ngô Lê Tân”. II. Vấn đề nghiên cứu – Giả thuyết nghiên cứu Với việc lựa chọn giải pháp là sử dụng dạy học STEM để nâng cao kết quả học tập của HS thông qua Bài 6 “Các phân tử sinh học”, tôi đã xác định: * Vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng phương thức dạy học STEM có làm tăng hứng thú học tập của HS lớp 10A1 trường THPT Ngô Lê Tân qua Bài 6 “Các phân tử sinh học” hay không? * Giả thuyết nghiên cứu Việc sử dụng phương thức dạy học STEM có làm tăng hứng thú học tập của HS lớp 10A1 trường THPT Ngô Lê Tân III. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu kiến thức về dạy học theo phương thức giáo dục STEM ở môn Sinh học cấp trung học phổ thông. - Nghiên cứu lí luận về việc dạy học STEM thông qua Bài 6 “Các phân tử sinh học” liên quan đến nội dung kiến thức môn Sinh học THPT, nhằm nâng cao kết quả học tập của HS trường THPT Ngô Lê Tân - Nghiên cứu kiến thức về các phân tử sinh học trong tế bào, đề xuất được phương án thiết kế các mô hình cấu trúc các phân tử sinh học trong tế bào. - Thiết kế được giáo án của Bài 6 “Các phân tử sinh học”. - Tổ chức dạy học nội dung “Các phân tử sinh học” bằng phương thức giáo dục STEM tại lớp 10A1 trường THPT Ngô Lê Tân nhằm nâng cao kết quả học tập và phát triển năng lực vận dụng kiến thức - kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống. IV. Đối tượng, thời gian, địa điểm thực hiện - Đối tượng: HS lớp 10A1 trường THPT Ngô Lê Tân - Thời điểm dạy chủ đề theo phương pháp giáo dục STEM: Tháng 9 năm 2022. - Thời lượng dạy: 4 tiết. - Địa điểm: Trường THPT Ngô Lê Tân V. Phương pháp nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu Dựa trên tình hình thực tế tại cơ sở, chúng tôi lựa chọn hai nhóm đối tượng tương đương là lớp 10A3 – nhóm đối chứng và lớp 10A1 – nhóm thực nghiệm. Học sinh ở 2 nhóm có nhiều điểm tương đồng nhau về vị trí địa lí, về điều kiện kinh tế xã hội, về ý thức học tập, về năng lực học tập ..... + Về ý thức học tập: tất cả các em ở hai nhóm này đều tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. + Về thành tích học tập của năm học trước: đều là học sinh đậu vào hệ công lập trường THPT Ngô Lê Tân 2. Thiết kế nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu đã chọn, tôi sử dụng thiết kế trước và sau tác động với hai nhóm tương đương Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động N1 (10A1) O1 X O3 N2 (10A3) O2 --- O4 Phép kiểm chứng T-test Phép kiểm chứng T- test Trước tác động, để thu thập dữ liệu về thái độ hứng thú của hai nhóm, tôi đã dùng thang đo thái độ trong phiếu khảo sát dành cho HS trong phụ lục III (Phiếu khảo sát thái độ hứng thú của HS). Sau tác động, tôi cũng sử dụng thang đo thái độ trong phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu về thái độ hứng thú với chủ đề của hai nhóm trong phụ lục III (Phiếu khảo sát thái độ hứng thú của HS). Trước tác động, để thu thập dữ liệu về kết quả học tập của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, tôi đã sử dụng bài kiểm tra trước tác động (bài khảo sát chất lượng đầu năm học) để đánh giá mức độ tương đương của 2 nhóm. Sau tác động, tôi sử dụng bài kiểm tra kiến thức liên quan đến bài 6 “Các phân tử sinh học” để đánh giá tác động của việc sử dụng phương pháp dạy học STEM đối với nhóm thực nghiệm (10A1) và nhóm đối chứng (10A3) trong phụ lục II (Bài kiểm tra sau tác động). Sau khi đã thu thập dữ liệu, tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T- test độc lập để đánh giá mức độ ảnh hưởng và kết quả của tác động đối với nhóm thực nghiệm (lớp 10A1). 3. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận (phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa) được sử dụng để tập hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhằm mục đích lựa chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản làm cơ sở lý luận của đề tài. Từ đó, đề xuất khung lí luận cho dạy học môn Sinh học theo định hướng giáo dục STEM. Nghiên cứu về dạy học STEM; nghiên cứu các kĩ thuật dạy học tích cực, - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài: Sách giáo khoa các môn Sinh học lớp 10, môn Hóa học, sách bài tập, sách tham khảo, báo chí, internet, + Phương pháp điều tra: Điều tra nhu cầu của học sinh được học, được dạy học bằng phương thức giáo dục STEM. + Phương pháp thu thập thông tin: Lấy thông tin từ các giáo viên bộ môn trong trường về các nội dung liên quan đến đề tài. + Phương pháp thực nghiệm: Dạy minh họa 4 tiết dạy ở lớp 10A1. + Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn học sinh sau khi được học chủ đề này. - Nhóm phương pháp hỗ trợ: Phương pháp thống kê toán học. 4. Quy trình nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ 1/8/2022 đến 20/2/2023. - Nghiên cứu chủ đề “Các phân tử sinh học. - Nghiên cứu giáo dục STEM. - Nghiên cứu trình độ, năng lực của học sinh. - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học môn Sinh học phổ thông theo định hướng giáo dục STEM. - Xây dựng quy trình dạy học môn Sinh học phổ thông theo định hướng giáo dục STEM. Đề xuất phương pháp luận xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong dạy học môn Sinh học. Trên cơ sở đó thực nghiệm dạy 1 chủ đề với môn Sinh học 10. - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm, đánh giá giả thuyết đưa ra. Cụ thể: Thời gian Nội dung nghiên cứu Từ 5/9/2022 đến 15/9/2022 - Tìm hiểu thực tiễn việc học tập môn Sinh học lớp 10 tại lớp 10A1 và 10A3 qua phương pháp giảng dạy thông thường. - Tìm hiểu lí luận về phương thức giáo dục STEM trong Bài 6 “Các phân tử sinh học”. Từ 15/9/2022 đến 1/10/2020 Lập kế hoạch nghiên cứu bao gồm: Xác định vấn đề cần nghiên cứu. - Thiết kế nghiên cứu: chúng tôi chọn thiết kế nhóm tương đương, kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. - Thiết kế kế hoạch tổ chức dạy Bài 6 “Các phân tử sinh học” theo phương thức giáo dục STEM. Từ 1/10/2022 đến 11/2022 Tiến hành dạy thực nghiệm theo phương thức giáo dục STEM Bài 6 “Các phân tử sinh học” ở nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng. Tháng 12/2022 1. Thu thập dữ liệu về thái độ, kết quả học tập. 2. Sử dụng công cụ đo: Năng lực sáng tạo Thang đo Thái độ Thang đo thái độ Kết quả học tập Bài kiểm tra 3. Kiểm chứng độ giá trị bằng các công cụ đánh giá 4. Kiểm chứng độ tin cậy bằng phương pháp chia đôi dữ liệu sử dụng công thức Spearman-Brown 5. Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp: T-test độc lập Tháng 1, 2/2021 - Đánh giá kết quả đối với vấn đề cần nghiên cứu - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của vấn đề cần nghiên cứu đến đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Kế hoạch nghiên cứu và thực hiện chủ đề VI. Dự kiến đóng góp của đề tài Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung, xử lý nguồn tư liệu một cách khoa học, dự kiến đóng góp của đề tài các vấn đề sau: - Làm rõ một cách hệ thống về giáo dục STEM cho học sinh THPT, đặc biệt trong môn Sinh học. - Xây dựng chủ đề dạy học, các hoạt động cụ thể của chủ đề STEM “Các phân tử sinh học” trong chương trình môn Sinh học lớp 10, nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh. - Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách khoa học về thành tựu, những vấn đề tồn tại của đề tài. HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được. Không chỉ giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức trong nhà trường mà còn hướng đến đào tạo cho người học tiếp cận với các vấn đề đa dạng phong phú của cuộc sống, tiếp cận với quá trình sản xuất vật chất và quá trình nghiên cứu khoa học. Chủ đề này có sử dụng các phiếu học tập như ở phần phụ lục là cơ sở để HS làm quen với hình thức viết báo cáo khoa học. Đây là một phần cực kì quan trọng trong hoạt động STEM. Phiếu học tập càng rõ ràng, tường minh càng cung cấp dữ liệu tốt để HS chủ động làm thí nghiệm thực hành, ghi chép dữ liệu mà không cần giáo viên quá vất vả. HS trực tiếp học kiến thức thông qua quá trình tự tạo ra sản phẩm học tập, HS hình thành được một quy trình thực hành tạo sản phẩm, kiến thức, tư duy hoàn chỉnh. Còn trong một số trường hợp HS chỉ xem, nghịch, quan sát, giải thích sản phẩm học tập do GV làm ra, thì chỉ đạt ở giai đoạn đầu của STEM. Việc thông qua trực tiếp thực hành sẽ giúp HS trải nghiệm làm như thế nào cho khớp và chính xác là chuyện không hề đơn giản, đòi hỏi sự khoa học; nếu không đạt kết quả sẽ tự biết truy nguồn nguyên nhân mình đã làm sai ở đâu bằng việc nhìn lại thiết kế quy trình và tự tìm phương án giải quyết vấn đề sửa lại hoặc so sánh với nhóm bạn để thảo luận, tìm ra nguyên nhân và khắc phục. Sau đó tự HS rút ra kết luận. HS được tạo ra cái của chính mình, HS có thể tự học thông qua thực hành đúng và sai. HS tạo ra được thiết kế mới, vấn đề mới, kiến thức mới từ hình ảnh chung được lấy từ Bài 6 “Các phân tử sinh học” ở trong sách giáo khoa. Đây là cái đích đến sự phát triển năng lực cho HS tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức để sáng tạo dựa trên nền mẫu. Sản phẩm tạo ra đáp ứng được các tiêu chí: tiết kiệm chi phí nhất có thể, dễ làm nhất có thể, tiết kiệm được tài nguyên nhiều nhất có thể, tái sử dụng được nhiều nhất có thể, học được kiến thức hiệu quả nhất có thể và tạo điều kiện để HS sáng tạo nhất có thể. Trong bài học STEM, học sinh nhận thức những ưu, nhược điểm của bản thân rõ hơn, thấy được xu hướng nghề nghiệp tốt hơn, từ đó giúp cho việc đạt mục tiêu và lựa chọn nghề nghiệp của bản thân hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, dạy học theo định hướng giáo dục STEM còn giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức thuộc các lĩnh vực STEM để áp dụng vào thực tiễn từ đó giúp giảm thời gian, công sức sản xuất và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Mục tiêu giáo dục STEM không nhằm đào tạo ngay ra những nhà khoa học hay để tạo ra các sản phẩm có tính thương mại, cạnh tranh, mà nhằm tạo ra những con người tương lai, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để thích nghi với cuộc sống hiện đại, như các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Giáo dục STEM cũng giúp các em phát triển các năng lực chuyên môn ở dạng tích hợp; khơi gợi niềm say mê học tập cho học sinh và giúp các em khám phá tiềm năng của bản thân. Mục đính chính của phương thức dạy học STEM ở chủ đề này là thông qua sản phẩm học tập để hình thành kiến thức mới cho HS. - Chủ đề này giúp HS được trải nghiệm thực tế, biết vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hiện được các mô hình “Các phân tử sinh học” đạt được hiệu quả học tập cao; khả năng ghi nhớ và khắc sâu được dễ dàng, lâu hơn. Với chủ đề này GV có thể vận dụng phương thức giáo dục STEM - học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học qua trò chơi đặc biệt phương pháp học qua thực hành luôn được áp dụng triệt để, duy trì năng lượng và trạng thái hưng phấn của học sinh. Học sinh được hoạt động nhiều mà vẫn thấy thỏa mái, không uể oải và mệt mỏi. Kiến thức tiếp thu một cách nhẹ nhàng, khắc sâu hơn. Hình 1. Ưu điểm của STEM so với các phương pháp dạy học khác Giúp phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc chủ động trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao. Tránh chồng chéo các nội dung kiến thức ở bài học, các khối học, giảm gánh nặng kiến thức cho HS. HS vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn trong bối cảnh cụ thể như: đề xuất cách làm các mô hình “Các phân tử sinh học” từ các nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, an toàn, hiệu quả sử dụng lâu dài, đẹp mắt ... Góp phần đổi mới giáo dục Sinh học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực phù hợp với định hướng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Dạy học định hướng tích hợp giáo dục STEM là xu thế dạy học giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm hiểu, vận dụng kiến thức khoa học để phân tích, nghiên cứu nhằm đưa ra các kết luận để giải quyết vấn đề thực tế như
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_stem_vao_bai_6_cac_phan_tu_sinh_hoc_nham_lam_t.docx