SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập về thực hành Sinh học 10

SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập về thực hành Sinh học 10

Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục có đổi mới sách giáo khoa, phương pháp dạy và học kèm theo đổi mới kỉểm tra đánh giá trong các kì thi như THPT Quốc gia và thi học sinh giỏi cấp tỉnh, giúp các em có thể tiếp cận nhanh với cách kiểm tra đánh giá mới, giáo viên ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức mới mà còn tìm ra những phương pháp, kinh nghiệm giúp các em ôn tập tốt hơn để chuẩn bị cho các kỳ thi.

Chính vì thế việc giáo viên hướng dẫn giải bài tập thường gặp khó khăn mà hiệu quả lại không cao, vì vậy phải có phương pháp để giải các dạng bài tập cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng và phát huy được khả năng tự học, độc lập tư duy, sáng tạo của mình trong lĩnh hội tri thức.

Đối với môn Sinh học đặc biết chú trọng tới kĩ năng thực hành để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình sinh học từ đó vận dụng để giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

Do đó tôi chọn đề tài: “Phương pháp giải một số dạng bài tập về thực hành Sinh học 10 ”.

Qua đó, các em có thể nhận biết và giải quyết nhanh những bài tập liên quan đến các bài tập thực hành.

 

docx 22 trang thuychi01 7161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập về thực hành Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu	
 1.1. Lí do chọn đề tài	
2
 1.2. Mục đích nghiên cứu
2
 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
3 - 7
 2.2. Thực trạng của đề tài
7
 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
8 - 17
 2.4. Kết quả nghiên cứu
17- 19
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận
20
 3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
Danh mục SKKN 
22
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục có đổi mới sách giáo khoa, phương pháp dạy và học kèm theo đổi mới kỉểm tra đánh giá trong các kì thi như THPT Quốc gia và thi học sinh giỏi cấp tỉnh, giúp các em có thể tiếp cận nhanh với cách kiểm tra đánh giá mới, giáo viên ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức mới mà còn tìm ra những phương pháp, kinh nghiệm giúp các em ôn tập tốt hơn để chuẩn bị cho các kỳ thi.
Chính vì thế việc giáo viên hướng dẫn giải bài tập thường gặp khó khăn mà hiệu quả lại không cao, vì vậy phải có phương pháp để giải các dạng bài tập cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng và phát huy được khả năng tự học, độc lập tư duy, sáng tạo của mình trong lĩnh hội tri thức.
Đối với môn Sinh học đặc biết chú trọng tới kĩ năng thực hành để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình sinh học từ đó vận dụng để giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
Do đó tôi chọn đề tài: “Phương pháp giải một số dạng bài tập về thực hành Sinh học 10 ”.
Qua đó, các em có thể nhận biết và giải quyết nhanh những bài tập liên quan đến các bài tập thực hành.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
- Giúp các em nắm vững lí thuyết về các bài thực hành. Từ đó hình thành cho học sinh phương pháp để giải quyết các bài toán liên quan trong các kì thi chọn học sinh giỏi.
- Dạng toán này sẽ được sử dụng bồi dưỡng HSG và ôn thi GV dạy giỏi...
1.3.. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh của 2 lớp 10C1 do tôi trực tiếp đứng lớp và lớp 10 C2 do cô Nguyễn Thị Việt, trường THPT Yên Định 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập của học sinh.
2. Phương pháp điều tra: Sử dụng câu hỏi kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
3.Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả kiểm tra của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận:
- Để giải được bài tập phần này yêu cầu học sinh phải nắm vững các kiến thức về lí thuyết có liên quan đến các bài thực hành, cho các em chuẩn bị và làm thực hành, sau đó rút ra kết luận: 
2.1.1. Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào[1]
+ Nhận biết tinh bột:
TN 1
TN 2
Tiến hành
-Ống 1: 5ml dung dịch lọc khoai lang.
-Ống 2: 5ml nước hồ tinh bột.
-Nhỏ iod vào ống 1 và 2.
-Nhỏ Phêlinh vào ống 2.
-Dung dịch hồ tinh bột + HCl à đun 15’
-Để nguội, trung hòa bằng NaOH, chia đều dung dịch vào 2 ống.
-Ống 1: nhỏ dung dịch iot.
-Ống 2: nhỏ thuốc thử Phêlinh.
Kết quả
-Khi nhỏ iot vào 2 ống đều có màu xanh tím
-Khi nhỏ Phêlinh vào ống 2 dung dịch không thay đổi màu.
Chỉ có ống 2 có màu đỏ gạch.
Giáo viên nhận xét:
-Thí nghiệm 1: ở ống 2 Phêlinh không phải là thuốc thử của tinh bột. Phần cặn trên giấy lọc có thể có màu xanh tím (do còn tinh bột) hoặc không màu xanh tím (do chỉ còn xơ bã).
-Thí nghiệm 2: ở ống 2 do tinh bột bị thủy phân thành đường đơn trong môi trường kiềm glucôzơ đã phản ứng với thuốc thử Phêlinh (khử Cu2+ thành Cu+).
+ Nhận biết lipit
-Nhỏ vài giọt nước đường và vài giọt dầu ăn lên hai vị trí khác nhau của 1 tờ giấy trắng.
-Sau vài phút đưa lên chỗ có ánh sáng để quan sát:
+Nơi nhỏ nước đường không còn vết: do đường hòa tan vào trong nước và bay hơi.
+Nơi nhỏ dầu ăn để lại vết trắng đục: do phân tử dầu ăn không tan trong nước, nước bay hơi còn lại dầu ăn nên vẫn còn lại vết.
+ Nhận biết prôtêin
Cho lòng trắng một quả trứng vào 0,5 lít nước và 3ml NaOH, quấy đều.
Lấy 10ml dung dịch này cho vào ống nghiệm.
Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 rồi lắc ống nghiệm sẽ thấy màu xanh tím đặc trưng.
2.1.2. Thí nghiệm xác định sự có mặt một số nguyên tố khoáng trong tế bào. 
Kết quả thí nghiệm
Ống nghiệm
Hiện tượng
Nhận xét – Kết luận
1. Dịch mẫu + nitrat bạc
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa trắng, chuyển sang màu đen sau một thời gian.
Trong mô có anion Cl- nên đã kết hợp với Ag+ tạo AgCl.
2. Dịch mẫu + cloruabari
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng.
Trong mô có anion SO42- nên đã kết hợp với Ba2+ tạo BaSO4.
3. Dịch mẫu + amôn – magiê
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng.
Trong mô có PO42- nên đã tạo thành kết tủa trắng photpho kép amôn – magiê NH4MgPO4.
4. Dịch mẫu + axit picric
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa hình kim màu vàng.
Trong mô có ion K+ tạo kết tủa picrat kali.
5. Dịch mẫu + ôxalat amôn
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng.
Trong mô có Ca2+ tạo kết tủa ôxalat canxi (CaC2O4) màu trắng.
2.1.3. Thí nghiệm về quan sát tế bào và TN co và phản co nguyên sinh.
Hs cần phân biệt được 3 loại môi trường: ưu trương, nhược trương, đẳng trương.
Kết quả thí nghiệm	
Hình ảnh quan sát TB dưới kính hiển vi ( chụp qua điện thoại)
2.1.4: Thí nghiệm về sự thẩm thấu[1]
Kết quả thí nghiệm:
-Phần khoai trong cốc A: không có nước.
-Phần khoai trong cốc B: mực nước dung dịch đường dâng cao.
-Phần khoai trong cốc C: mực dung dịch đường hạ thấp.
Giải thích kết quả:
-Ở phần khoai B: Các tế bào sống tác động như một màng thẩm thấu có chọn lọc. Nước cất có thế năng thẩm thấu cao hơn dung dịch đường chứa trong tế bào củ khoai. Nước đã vào củ khoai, vào trong ruột củ khoai bằng cách thẩm thấu làm cho mực nước dung dịch đường dâng cao.
-Các tế bào của củ khoai C đã bị giết chết do bị đun sôi. Chúng không còn tác động như một màng bán thấm có chọn lọc và hiện tượng thẩm thấu không diễn ra (chúng trở nên thấm một cách tự do). Một lượng dung dịch đường khuếch tán ra ngoài. Kết quả là mức dung dịch đường trong khoang củ khoai hạ thấp.
-Trong khoang của củ khoai A vẫn không có nước. Điều đó chứng tỏ sự thẩm thấu không xảy ra khi không có sự sai khác về nồng độ giữa hai mặt của các mô sống.
2.1.5: Thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và chết[1]
-Dùng kim mũi mác tách 10 phôi hạt ngô đã ủ 1 – 2 ngày.
-Lấy 5 phôi đun sôi cách thủy 5 phút.
-Đem tất cả các phôi nhuộm xanhmêtylen khoảng 2 giờ.
-Rửa sạch phôi.
-Dùng lưỡi lam cắt thành lát mỏng để làm tiêu bản tạm thời.
-Quan sát dưới kính hiển vi.
Mô tả kết quả:
-Lát phôi sống không nhuộm màu.
-Lát phôi đun cách thủy (chết) bắt màu sẫm.
Giải thích kết quả:
-Phôi sống không nhuộm màu là do màng tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc, chỉ cho những chất chất cần thiết qua màng vào trong tế bào.
-Phôi bị đun sôi (chết) màng sinh chất mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu.
Kết luận: -Chỉ có màng sống mới có khả năng thấm chọn lọc.
2.1.6: a. Thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của amilaza: [1]
Đặc điểm
Ống 1
Ống 2
Ống 3
Ống 4
1. ĐK thí nghiệm
SGK
SGK
SGK
SGK
2. Kết quả
 ( màu)
Xanh
Không màu
Xanh
Xanh
3. Giải thích
- Enzim bị biến tính bởi nhiệt độ nên không phân giải tinh bột, nó tác động với Iôt.
- Tinh bột bị amilaza phân giải hết nên khi thử Iôt không có màu xanh.
- Như ống 1
- Enzim bị biến tính bởi axit.
b. Thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzim: [1]
Đặc điểm
Ống 1
Ống 2
Ống 3
Ống 4
Cơ chất
Tinh bột
Tinh bột
Saccarôzơ
Saccarôzơ
Enzim.
Amilaza
Saccaraza
Amilaza
Saccaraza
Thuốc thử 
Lugôl
Lugôl
Phêlinh
Phêlinh
KQ (màu).
Không màu
Có màu
Có màu
Không màu
Giải thích: - Ống 1 và 4: Enzim đã tác động phân hũy cơ chất nên thuốc thử không có phản ứng màu.
- Ống 2 và 3: Enzim và cơ chất không phù hợp nên còn cơ chất nên có phản ứng màu.
2.1.7: Lên men êtylic.
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho mỗi nhóm học sinh ( 2-4 em):
 4 ống nghiệm, bánh men mới giã nhỏ và rây lấy bột mịn(2-3g), 20ml nước đun sôi để nguội., 20 ml dung dich đường saccarô zơ 10%
- Cho HS làm TN theo hướng dẫn SGK.
Kết quả
Nhận xét
Ống nghiệm 1
Ống nghiệm 2
Ống nghiệm 3
Có bọt khí CO2 nổi lên
Không
Có
Không
Có mùi rượu
Không
Có
Không
Có mùi đường
Có
Không
Không
Có mùi bánh men
Không
Không
Có
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Nội dung và các kiến thức ở các kì thi chủ yếu tập trung vào khối 12 nên gặp rất nhiều khó khăn cho giáo viên dạy và ôn tập nên học sinh thường ít quan tâm học đến môn sinh học như các môn tự nhiên khác.
- Chương trình sinh học khối 10 khá nặng, lý thuyết nhiều và khó nhớ, thời gian phân bố cho các tiết bài tập, ôn tập và thực hành ít nên rất khó cho học sinh làm các bài tập vận dụng ở cuối bài hoặc cuối chương.
- Nhiều em ở trường gia đình chủ yếu làm nông nghiệp, ít quan tâm tới việc học tập của con em mình, chỉ mong các em học để lấy bằng tốt nghiệp THPT mà không định hướng cho các em mục tiêu khác do đó giáo viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy.
- Các em chủ yếu tập trung học các môn Toán, Lý, Hóa còn môn Sinh học chỉ học để đối phó lấy điểm miệng, điểm kiểm tra, những em thi tổ hợp môn Toán, Lí, Hóa thì học thêm môn Sinh học để thi nên rất ít học sinh tham gia học, hiệu quả học không cao.
- Điểm thi xét vào các trường ĐH mà sau này các em có cơ hội tìm việc làm và thu nhập ổn định thì tương đối cao.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
 Sau khi học sinh nắm vững phần lí thuyết, tôi chia các bài tập thành các dạng, mỗi dạng có công thức tổng quát và bài tập áp dụng. 
2.3.1. Dạng 1: Nhận biết các chất hữu cơ trong tế bào. [1]
Phương pháp giải:
+ Nhận biết tinh bột: Thuốc thử là Iốt cho màu xanh tím
+ Phân biệt đường đơn và đường đôi: Thuôc thử là dung dịch phêlinh cho kết tủa màu đỏ gạch là đường đơn.
Phương trình phản ứng: 
2CuO + đường khử → Cu2O↓ + ½ O2+ đường bị ôxi hóa
 Cu2O có màu đỏ gạch
+ Nhận biết lipit: Nơi nhỏ dầu ăn trên giấy để lại vết trắng đục.
+ Nhận biết prôtêin: Thuốc thử là dung dịch CuSO4 cho màu xanh tím đặc trưng.
Ví dụ 1: Nêu phương pháp thí nghiệm chứng minh rằng tinh bột được cấu tạo từ các gốc đường đơn.
Hướng dẫn: - Thủy phân tinh bột thành đường đơn (thủy phân tinh bột bằng HCl loãng, sau đó trung hòa bằng NaOH).
- Thử bằng dung dịch Pheling với đường đơn có kết tủa màu đỏ gạch.
Phương trình phản ứng: CuO + C6H12O6 → Cu2O↓ + ½ O2
 Cu2O có màu đỏ gạch. ( Đề HSG tỉnh Thanh Hóa 2018)
Ví dụ 2: Cho vào 2 ống nghiệm lần lượt các dung dịch: 5ml glucose 5M, 5ml NaOH 10M, nhỏ từ từ 2 ml CuSO4 5M. Sau đó, ống nghiệm 1 đun đến sôi; ống nghiệm 2 để nguyên. Hãy cho biết sự khác biệt về màu sắc ở hai ống nghiệm. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì? Giải thích? [4]
Hướng dẫn: * Hiện tượng: - Ống nghiệm 1: Xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch
- Ống nghiệm 2: Tạo phức chất màu xanh lam.
* Thí nghiệm chứng minh: Glucose có tính khử
- Giải thích: + Glucose có tính khử tác dụng với Cu2+ trong môi trường kiềm khi đun nóng. Trong phản ứng Cu2+ bị khử thành Cu2O kết tủa màu đỏ gạch:
Glucozo dạng khử + 2Cu2+ + 2OH- Glucozo dạng oxi hóa + Cu2Ođỏ gạch + H2O)
 + Nếu không đun nóng, glucose có tính chất của rượu đa chức, tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2.
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm nhận biết tinh bột, lấy 4ml dung dịch hồ tinh bột 1% cho vào ống nghiệm và cho vào đó vài giọt thuốc thử lugol thì dung dịch chuyển màu xanh đen. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đàn cồn đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn khi để nguội về nhiệt độ phòng lại xuất hiện màu xang đen. Lặp lại thí nghiệm 4 đến 5 lần thì dung dịch mất màu hoàn toàn. 
a. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
b. Làm thế nào để chứng minh gải thích trên là đúng? [4]
Hướng dẫn: a. Dung dịch hồ tinh bột khi gặp dung dịch thuốc thử lugol (hỗn hợp của KI và I2) thì tạo một phức chất có màu xanh dương (da trời, xanh lam), khi đun nóng thì mất màu xanh, khi để nguội lại xuất hiện màu xanh. 
Nguyên nhân là dạng amylozơ của tinh bột tạo một cấu trạng (cấu dạng) hình xoắn ốc và phân tử I2 bị giữ trong ống này tạo phức chất có màu xanh dương. Khi đun nóng thì cấu trạng xoắn ốc bị phá hủy, do đó không còn màu xanh nữa, nhưng nếu để nguội lại tái tạo dạng ống nên I2 lại bị nhốt trong ống này, vì thế xuất hiện màu xanh trở lại. 
Sau nhiều lần đun I2 bị thăng hoa hết do đó dung dịch chuyển màu trong suốt.
b. Thí nghiệm chứng minh:- Nếu do iot thăng hoa hết thì tiếp tục nhỏ vài giọt dung dịch lugol vào ống nghiệm, dung dịch sẽ xuất hiện màu xanh đen trở lại.
- Không phải do tinh bột bị thủy phân: chứng minh bằng cách cho vài giọt thuốc thử phêling và đun trên ngọn lửa đền cồn không xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.
2.3.2. Dạng 2: Xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế bào. [1]
Ống nghiệm
Hiện tượng
Nhận xét – Kết luận
1. Dịch mẫu + nitrat bạc
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa trắng, chuyển sang màu đen sau một thời gian.
Trong mô có anion Cl- nên đã kết hợp với Ag+ tạo AgCl.
2. Dịch mẫu + cloruabari
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng.
Trong mô có anion SO42- nên đã kết hợp với Ba2+ tạo BaSO4.
3. Dịch mẫu + amôn – magiê
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng.
Trong mô có PO42- nên đã tạo thành kết tủa trắng photpho kép amôn – magiê NH4MgPO4.
4. Dịch mẫu + axit picric
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa hình kim màu vàng.
Trong mô có ion K+ tạo kết tủa picrat kali.
5. Dịch mẫu + ôxalat amôn
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng.
Trong mô có Ca2+ tạo kết tủa ôxalat canxi (CaC2O4) màu trắng.
Phương pháp giải:
+ Môi trường ưu trương: Nồng độ chất tan bên ngoài TB > Nồng độ chất tan bên trong tế bào làm cho kích thước tế bào giảm.
+ Môi trường nhược trương: Nồng độ chất tan bên ngoài TB < Nồng độ chất tan bên trong tế bào làm cho kích thước tế bào tăng.
+ Môi trường đẳng trương: Nồng độ chất tan bên ngoài TB = Nồng độ chất tan bên trong tế bào làm cho kích thước tế bào không thay đổi.
2.3.3. Dạng 3: Xác định sự thay đổi kích thước của tế bào: [1]
Ví dụ 1: Có 2 ống nghiệm: ống 1 chứa dung dịch sinh lý 0,65% NaCl; ống 2 chứa dung dịch sinh lý 0,90% NaCl. Người ta cho hồng cầu của ếch vào cả 2 ống nghiệm. 
Kích thước của hồng cầu trong 2 ống nghiệm này có thay đổi không? Giải thích.
Hướng dẫn: Kích thước của hồng cầu trong 2 ống nghiệm: 
- Ống nghiệm 1 (chứa dung dịch sinh lí 0,65% NaCl): Môi trường bên trong tế bào hồng cầu ếch có nồng độ NaCl là 0,65% bằng với nồng độ dung dịch sinh lý nên dung dịch trong ống nghiệm là đẳng trương so với bên trong hồng cầu. Vì vậy, nước thẩm thấu ra ngoài và vào trong tế bào hồng cầu bằng nhau nên thể tích hồng cầu không thay đổi.
- Ống nghiệm 2 (chứa dung dịch sinh lí 0,90% NaCl): Dung dịch trong ống nghiệm là ưu trương so với trong hồng cầu ếch, nên nước từ hồng cầu thẩm thấu ra ngoài, làm tế bào hồng cầu nhỏ lại, giảm thể tích.
 ( Đề HSG tỉnh Thanh Hóa 2018)
Ví dụ 2: Cho 3 tế bào sống cùng loại vào: nước cất (A), dung dịch KOH nhược trương (B), dung dịch Ca(OH)2 nhược trương (C) cùng nồng độ với dung dịch KOH. Sau một thời gian cho cả 3 tế bào vào dung dịch saccarôzơ ưu trương. Hãy cho biết tế bào nào mất nước nhiều nhất, tế bào nào mất nước ít nhất sau khi cho vào dung dịch saccarôzơ? Giải thích. [2] 
Hướng dẫn: Trường hợp (A) mất nước nhiều nhất, trường hợp (C) mất nước ít nhất. Vì: (A) là nước cất nên cho tế bào vào sẽ hút nước nhiều nhất, khi cho vào dung dịch ưu trương sẽ mất nước nhiều nhất.
(B) và (C) cùng nồng độ nhưng Ca(OH)2 phân li thành nhiều ion hơn KOH vì vậy số phân tử nước tự do ở (B) nhiều hơn (C) nên cho tế bào vào (B) thì tế bào sẽ hút nước nhiều hơn cho vào (C). Khi cho vào dung dịch ưu trương thì (C) mất nước ít nhất. ( Đề thi chọn đội tuyển QG tỉnh Nghệ An 2011)
Ví dụ 3: Người ta thiết kế các túi lọc A, B, C, D, E bao gồm một màng bán thấm (không cho sacarôzơ đi qua), bên trong chứa các dung dịch sacarôzơ với nồng độ và khối lượng khác nhau. Cho mỗi túi vào một cốc riêng biệt đựng dung dịch sacarôzơ có nồng độ 0,5M. Cứ cách 10 phút người ta cân trọng lượng của mỗi túi một lần. Mức thay đổi khối lượng so với khối lượng ban đầu của mỗi túi được biểu diễn trong đồ thị ở hình 5. Dựa vào đồ thị hãy cho biết:
a. Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ đẳng trương so với dung dịch 0,5M lúc bắt đầu thí nghiệm? Giải thích.
b. Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ có nồng độ cao nhất? Giải thích.
c. Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ nhược trương so với dung dịch bên ngoài tại thời điểm 30 phút? Giải thích.
d. Tại thời điểm 50 phút, đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch đẳng trương so với dung dịch bên ngoài? Giải thích. [4]
Hình 5
Hướng dẫn: 
a. Đường cong C. Vì ngay từ đầu cho đến khi kết thúc thí nghiệm khối lượng và kích thước của túi không đổi.
b. Đường cong A. Vì ở đường cong B và A đều là môi trường ưu trương so với dung dịch nhưng đường cong A thì mức thay đổi khối lượng cao hơn đường cong B.
c. Đường cong D và E. Vì tại thời điểm 30 phút cả hai đường cong này đều giảm khối lượng, chứng tỏ nước đang đi từ trong túi ra ngoài.
d. Đường cong A, C, E. Vì tại thời điểm 50 phút cả ba đồ thị này đều ngang, tức là không thay đổi khối lượng.
2.3.4. Dạng 4: Bài tập về enzim.
Ví dụ 1: Bạn Minh đã đặt 3 ống nghiệm đều trong điều kiện 370C –400C như sau:
	Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi.
	Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng.
	Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. 
Theo em, bạn muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? Nếu bạn quên không đánh dấu các ống, em hãy nêu phương pháp giúp bạn Minh nhận biết được các ống nghiệm trên? [4]
Hướng dẫn: 
- Bạn muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim.
- Phương pháp nhận biết các ống nghiệm này: dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết:
	+ Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím -> ống 2: có tinh bột và nước bọt pha loãng.
	+ Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh: tinh bột không được biến đổi:
	Ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên enzim mất hoạt tính.
	Ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của enzim trong nước bọt.
	Chỉ cần thử quỳ tím sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1.
Ví dụ 2: Cho các ống nghiệm đựng dung dịch chứa các chất sau: Tinh bột sắn dây, ADN, dầu ăn. Lần lượt làm các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Đun tới nhiệt độ gần sôi với cả 3 chất rồi để nguội.
Thí nghiệm 2: Cho enzim amilaza vào cả 3 chất vừa được xử lí nhiệt độ.
Thí nghiệm 3: Cho muối mật vào cả 3 chất vừa được xử lí nhiệt độ.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, tính chất lí học, hóa học của mỗi chất bị thay đổi như thế nào? Nêu các thay đổi (nếu có) và giải thích. [4]
Hướng dẫn: 
a.
Dung dịch tinh bột
Dung dịch ADN
Dung dịch dầu ăn
- Khi đun
- Tạo hồ tinh bột, có dạng đặc, trong. 
- Nhiệt độ phá vỡ các liên kết yếu trong cấu trúc tinh bột làm tinh bột bị biến đổi (chủ yếu về mặt lí học), khi để nguội cũng không có hiện tượng hồi tính.
- Đun tới nhiệt độ gần sôi sẽ có hiện tượng mạch kép bị tách thành hai mạch đơn do các liên kết hidro bị phá vỡ (nóng chảy). 
- Khi để nguội, các nuclêôtit giữa hai mạch đơn lại hình thành liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung, khôi phục lại cấu trúc ban đầu.
- Dầu ăn (lipit đơn giản) có cấu trúc chứa các liên kết bền nên không bị nhiệt độ phá hủy, không bị thay đổi cấu trúc.
- Cho enzim amilaza
- Biến đổi cấu trúc hóa học của tinh bột: tinh bột à mantozơ. 
- Không làm thay đổi cấu trúc.
- Không làm thay đổi cấu trúc.
- Khi cho muối mật
- Không làm thay đổi cấu trúc.
- Không làm thay đổi cấu trúc.
- Gây nhũ tương hóa dầu tách khối dầu thành các hạt nhỏ (chỉ biến đổi về mặt lí học)
2.3.5. Dạng 5. Bài tập về lên men.
Ví dụ 1: Một cốc miệng rộng đựng rượu nhẹ (5 - 6% êtylic), đậy cốc bằng vải màn, để ở nơi ẩm, sau vài ngày sẽ có váng trắng phủ trên bề mặt của môi trường nuôi cấy và dung dịch có vị chua. 
a) Váng trắng đó là gì và vì sao dung dịch lại có vị chua?
b) Lấy một vài giọt dung dịch nuôi cấy vi sinh vật này (có váng trắng) nhỏ lên lam kính rồi nhỏ bổ sung một giọt H2O2 vào d

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_giai_mot_so_dang_bai_tap_ve_thuc_hanh_sinh.docx
  • docBia SKKN 2018.doc