SKKN Biên soạn hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10

SKKN Biên soạn hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10

Đất nước Việt Nam ngày càng có nhu cầu rất lớn về những con người năng động, sáng tạo, biết làm việc, biết thích ứng và chủ động đưa ra những cách giải quyết hợp lí trong mọi tình huống. Để đáp ứng những con người như vậy Nhà nước và ngành Giáo dục đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với phương châm: Lấy người học làm trung tâm, thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức. Dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu thập thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực cá nhân, tăng cường tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Đứng trước những yêu giáo dục trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học của mìh nhằm hướng tới phát triển năng lực học sinh là rất cần thiết đối với mỗi giáo viên.

Môn Sinh học ở trường THPT được xem là một trong những môn học khó, là một môn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Những năm gần đây, sinh học ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học vào trong thực tiễn. Vì vậy, để học sinh tiếp cận nhanh với tri thức khoa học thì việc tìm ra phương pháp giảng dạy và công cụ đánh giá góp phần kích thích và phát huy tinh thần tự lực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện và phát triển kĩ năng. Với lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Biên soạn hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10”

 

doc 22 trang thuychi01 18722
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biên soạn hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung	 Trang 
I. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................	 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 1
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................... 2
1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm ............................................. 2
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............... 2
3. Các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm ............................................ 3
a. Phân loại các câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực................... 3
b. Quy trình biên soạn câu hỏi theo hướng phát triển năng lực ................ 3
c. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề (chương) ................................................ 3
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .................................................... 19
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................... 20
1. Kết luận ................................................................................................. 20
2. Kiến nghị ............................................................................................... 20
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Đất nước Việt Nam ngày càng có nhu cầu rất lớn về những con người năng động, sáng tạo, biết làm việc, biết thích ứng và chủ động đưa ra những cách giải quyết hợp lí trong mọi tình huống. Để đáp ứng những con người như vậy Nhà nước và ngành Giáo dục đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với phương châm: Lấy người học làm trung tâm, thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức. Dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu thập thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực cá nhân, tăng cường tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Đứng trước những yêu giáo dục trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học của mìh nhằm hướng tới phát triển năng lực học sinh là rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. 
Môn Sinh học ở trường THPT được xem là một trong những môn học khó, là một môn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Những năm gần đây, sinh học ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học vào trong thực tiễn. Vì vậy, để học sinh tiếp cận nhanh với tri thức khoa học thì việc tìm ra phương pháp giảng dạy và công cụ đánh giá góp phần kích thích và phát huy tinh thần tự lực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện và phát triển kĩ năng. Với lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Biên soạn hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10” 
2. Mục đích nghiên cứu 
- Giúp học sinh có hứng thú học tập môn Sinh học 10.
- Kích thích và góp phần nâng cao khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh. Từ đó, học sinh có thể chủ động, sáng tạo trong việc chuẩn bị, trình bày nội dung cũng như những hiểu biết của mình trong các giờ học. 
- Giúp học sinh tiếp cận với phương pháp học mới, những dạng câu hỏi mở, câu hỏi gắn với thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành cho các em niềm đam mê khám phá khoa học và ứng dụng những kiến thức khoa học vào thực tiễn đời sống.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu 
- Nội dung chương I, II, III - phần hai: Sinh học tế bào - Sinh học 10 cơ bản.
- Học sinh lớp 10A1, 10A2 của Trường THPT Trần Khát Chân.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan.
- Tìm hiểu kĩ mục tiêu theo từng chương, từng bài bao gồm các kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực mà học sinh cần đạt được qua bài học.
- Tìm hiểu các kiến thức thực tế liên quan đến chủ đề bài học qua báo chí, tập san, mạng internet
- Phương pháp thực nghiệm: thông qua các tiết dạy thực nghiệm trên lớp theo từng chương hoặc chủ đề.
- Điều tra hiệu quả của phương pháp qua các bài kiểm tra ở các lớp theo từng chương hoặc chủ đề.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Năng lực là gì? Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ cụ thể trong bối cảnh nhất định.
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá, mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.
Mỗi cá nhân để thành công trong học tập và cuộc sống cần phải sở hữu các loại năng lực khác nhau. Người ta phân năng lực ra 2 hình thức: năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
	Năng lực chung là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội. Nhóm năng lực chung, gồm:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
+ Năng lực tự học (là năng lực quan trọng nhất)
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực tư duy, sáng tạo.
+ Năng lực tự quản lí.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội, gồm:
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực hợp tác.
- Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả, gồm:
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực tính toán.
	Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, thường liên quan đến một số môn học. Cụ thể như trong môn Sinh học các năng lực chuyên biệt bao gồm:
- Năng lực kiến thức sinh học (kiến thức về: cấu tạo cơ thể và các hoạt động sống của TV, ĐV, con người; các quy luật di truyền và sinh thái học 
- Năng lực nghiên cứu khoa học (quan sát, đo đạc, phân loại, đề xuất dự đoán, giả thuyết, thiết kế TN)
- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm (sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản, giải phẫu)
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Môn Sinh học ở trường THPT nói chung và Sinh học 10 nói riêng là môn khoa học thực nghiệm, nó có sự gắn bó chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và những ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình dạy học hơn 10 năm tại trường THPT, tôi nhận thấy nếu tách kiến thức khoa học trong chương trình phổ thông ra khỏi các ứng dụng thực tiễn đời sống thì việc chiếm lĩnh tri thức với học sinh chỉ là những ghi nhớ khó hiểu. Các em nhớ kiến thức nhưng lại không biết kiến thức đó để làm gì, hay chỉ với mục tiêu duy nhất là để đi thi và đỗ vào một trường đại học, cao đẳng nào đó. Vì vậy, dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm 
và cách xây dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi có vai trò quan trọng.
Đối với giáo viên, câu hỏi là yếu tố điều khiển quá trình giáo dục. Đối với học sinh, câu hỏi là một nhiệm vụ cần thực hiện, là một phần nội dung học tập. Trong việc giảng dạy môn Sinh học tại các trường THPT hiện nay, câu hỏi mở gắn với thực tiễn còn ít được quan tâm. Tuy nhiên, câu hỏi mở có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực học sinh. Giáo viên cần kết hợp một cách thích hợp các loại câu hỏi nhàm giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản đồng thời hình thành cho các em năng lực vận dụng tình huống phức hợp gắn với thực tiễn.
3. Các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm
a. Phân loại các câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
 	Câu hỏi theo hướng phát triển năng lực có thể chia thành các dạng:
- Các câu hỏi dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu biết và tái hiện tri thức. Dạng câu hỏi này không phải là trọng tâm của câu hỏi phát triển năng lực.
- Các câu hỏi vận dụng: Dạng câu hỏi này nhằm củng cố kiến thức và rèn kĩ năng cơ bản chưa đòi hỏi sáng tạo.
- Các câu hỏi giải quyết vấn đề: Các câu hỏi này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi. Dạng câu hỏi này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.
- Các câu hỏi gắn với bối cảnh, tình huống thực tế: là các câu hỏi vận dụng và giải quyết vấn đề gắn với các bối cảnh và tình huống thực tế. Câu hỏi dạng này là những câu hỏi mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau.
b. Quy trình biên soạn câu hỏi theo hướng phát triển năng lực 
	Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ tập trung biên soạn hệ thống các câu hỏi từ dạng câu hỏi tái hiện đến dạng câu hỏi gắn với các tình huống thực tiễn trong từng chương hoặc theo từng chủ đề. Dựa vào hệ thống câu hỏi đó giáo viên có thể sử dụng một cách linh hoạt trong việc giảng dạy cũng như kiểm tra, đánh giá sao cho đạt hiệu quả cao nhất theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Cấu trúc của câu hỏi gồm:
- Tiêu đề: Tiêu đề tình huống.
- Phần dẫn: Mô tả tình huống cần giải quyết.
- Câu hỏi: Có thể là 1 hoặc nhiều câu hỏi.
c. Hệ thống câu hỏi theo chủ đề (chương)
Chủ đề 1: Thành phần hóa học của tế bào
Tiêu đề 1: Sắt và Canxi đối với phụ nữ có thai và trẻ em
Sắt và canxi là hai loại khoáng chất rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Vì thế, các nhà sản xuất đua nhau cho ra đời đủ loại sản phẩm: sữa cho bà bầu, vitamin tổng hợp, thực phẩm chức năng, kẹo, bánh cho bà bầu Thế là, ngoài việc bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ, các bà bầu còn tự ý xài thêm đủ thứ thuốc bổ, sữa, thực phẩm chức năng với suy nghĩ “càng bổ càng tốt” mà không 
biết rằng thừa hay thiếu đều có thể dẫn tới kết quả đáng buồn.
(Trích: Bác sĩ Lương Thanh Bình, Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Phụ sản
Hà Nội)
Câu hỏi 1: Tại sao trong quá trình mang thai, người mẹ cần thường xuyên bổ sung thêm sắt và canxi?
Câu hỏi 2: Tại sao khi bổ sung sắt và canxi qua đường thuốc uống thì cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ?
Câu hỏi 3: Những loại thực phẩm nào có thể bổ sung sắt và canxi?
Câu hỏi 4: Bé Ngọc Anh 2 tuổi nhưng cân nặng chỉ được có 9 kg, và có chiều cao chỉ bằng bé 1 tuổi. Mẹ đưa bé đi khám thì bác sĩ chuẩn đoán là do bé thiếu canxi, nghe vậy mẹ bé liền nói: “ Thưa bác sĩ, con em không thể nào thiếu canxi được vì cháu ăn rất tốt, em thường xuyên cho cháu uống sữa và cũng uống bổ sung canxi”
	Theo em bác sĩ sẽ giải thích thế nào cho mẹ bé Ngọc Anh hiểu và sẽ đưa lời khuyên gì để khắc phục hiện tượng còi xương ở bé Ngọc Anh?
 Các năng lực hướng tới: 
- Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực thu thập và xử lí thông tin.
- Năng lực ngôn ngữ. 
- Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn
- Năng lực tư duy và nghiên cứu khoa học
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 1: Vì: Trong quá trình phát triển, thai nhi thường sử dụng sắt và canxi từ người mẹ để tạo máu và xương cho sự lớn lên. Vì vậy, thai phụ thường bị thiếu sắt và canxi.
Câu hỏi 2: Dạng câu hỏi này để học sinh có thể trả lời đầy đủ thì học sinh có sự chuẩn bị trước ở nhà. 
	Nếu tự bổ sung sắt và canxi qua đường thuốc uống không theo chỉ định của bác sĩ sẽ không kiểm soát được cơ thể đang thừa hay thiếu chất, dẫn đến:
- Thiếu sắt: Thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, có thể bị sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ sau này. Còn người mẹ thì có thể bị thiếu máu, mệt mỏi và tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
- Thừa sắt: có thể làm tăng nồng độ sắt tự do trong máu thai nhi, tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ. Điều này gây cản trở quá trình tạo máu của thai nhi, dẫn đến bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ...
- Thiếu canxi: Thai nhi có thể bị còi xương, kém phát triển, biến dạng cấu tạo xương. Người mẹ có thể bị đau mỏi xương khớp, chuột rút... 
- Thừa canxi: Thai nhi có thể bị tăng canxi trong máu, khi ra đời thóp bị kín quá sớm, xương hàm có thể bị biến dạng, rộng và nhô ra trước. Khi thừa canxi, bánh nhau sẽ bị tăng độ canxi hóa, làm giảm trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, làm thai kém phát triển. Người mẹ sẽ bị táo bón, khô miệng, tăng nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận. 
Câu hỏi 3: Ăn hoa quả tươi và hải sản sẽ giúp bạn bổ sung sắt và canxi. 
Câu hỏi 4: Chế độ ăn của bé Ngọc Anh không thiếu canxi, nhưng bé không hấp
 thu được do thiếu vitamin D. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê cho bé uống bổ sung vitamin D
 và khuyên mẹ nên cho bé thường xuyên tắm nắng để cơ thể tự tổng hợp vitamin D.
Tiêu đề 2: Kẽm và bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Chị Tường Vân có con trai năm nay mới 2 tuổi nhưng rất hay bị rối loạn 
tiêu hóa. Chị lo lắng đưa con đi khám thì được bác sĩ tư vấn và kê thuốc uống gồm: men tiêu hóa và 1 lọ kẽm. Sau đợt điều trị đó con chị khỏi hẳn. 
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết tại sao trong đơn thuốc của bác sĩ kê cho con trai chị Tường Vân lại phải bổ sung thêm kẽm?
Câu hỏi 2: Ngoài bổ sung kẽm qua con đường uống ra thì trong bữa ăn hằng ngày có những loại thực phẩm nào có thể bổ sung kẽm một cách tự nhiên?
Câu hỏi 3: Những nguyên tố nào sau đây được xếp vào cùng nhóm với kẽm:
A. C, H, O, N B. Ca, Mg, Cu, Fe
C. Cu, Fe, Mn, B D. C, N, Ca, Fe
Các năng lực hướng tới: 
- Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Năng lực thu thập và xử lí thông tin.
- Năng lực ngôn ngữ. 
- Năng lực tư duy và nghiên cứu khoa học
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 1: Kẽm là một nguyên tố vi lượng, trong nhu cầu của con người thì chỉ cần 1 lượng kẽm rất nhỏ nhưng thiếu nó lại gây ra những rối loạn bệnh lí như: kém ăn, tiêu hóa kém (rối loạn tiêu hóa, hoặc phân sống). Do kẽm là thành phần không thể thiếu của 1 số loại enzim tiêu hóa và có vai trò hoạt hóa các enzim. Vì vậy, để chữa bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em ngoài uống men tiêu hóa để bổ sung các vi sinh vật có lợi thì cần phải bổ sung thêm cả kẽm.
Câu hỏi 2: Các loại thực phẩm có thể bổ sung kẽm trong bữa ăn hàng ngày như: Thịt bò, thịt lợn, tôm hùm, hàu...
Câu hỏi 3: Đáp án C
Tiêu đề 3: Nước và cuộc sống của con người
Hình ảnh: Nước
Nước là khởi nguồn của sự sống trên Trái đất, đồng thời cũng là nguồn để duy trì sự sống tiếp tục tồn tại nơi đây. Sinh vật không có nước sẽ không thể sống nổi và con người nếu thiếu nước cũng sẽ không tồn tại. Nước là vô cùng quan trọng và hãy lưu ý tới vai trò của nó đối với sức khỏe của bạn. Con người cần một lượng nước nhất định để duy trì cuộc sống nếu không sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. 
Em hãy cho biết:
Câu hỏi 1: Nước có những vai trò gì đối với đời sống của con người?
Câu hỏi 2: Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nguồn nước?
Câu hỏi 3: Nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng như thể nào đến đời sống và sức khỏe của con người?
Câu hỏi 4: Em hãy đưa ra một thông điệp để hạn chế các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
Các năng lực hướng tới: 
- Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực thu thập và xử lí thông tin.
- Năng lực ngôn ngữ. 
- Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Năng lực tư duy và nghiên cứu khoa học.
Hướng dẫn trả lời:
Câu hỏi 1: - Nước là dung môi hòa tan các chất, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
 - Là môi trường để các phản ứng sinh hóa xảy ra.
 - Điều hòa nhiệt độ cơ thể
 - Giúp cơ thể bài tiết, thải độc
 - Tham gia vào các hoạt động sản xuất và sinh hoạt 
Câu hỏi 2: Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước:
- Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất...
- Ô nhiễm do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người như: chất thải con người (phân, nước, rác); chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí; chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm; chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và họat động lưu thông với khí thải; sau cùng và cũng là nguy hại nhất là chất thải phóng xạ.
Câu hỏi 3: Gây ra các bệnh về đường ruột; các bệnh về da, các bệnh ung thư, các dị tật bẩm sinh; các bệnh hô hấp và các bệnh tim mạch, cao huyết áp do ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất bảo vệ thực vật và trong chất thải công nghiệp, khói, bụi, tiếng ồn liên tục trong đất, nước, không khí và môi trường.
Câu hỏi 4: Thông điệp có thể là: “Hãy giữ gìn sức khỏe nguồn nước”
Tiêu đề 4: Nước đá trong những ngày hè
Vào những ngày hè nóng nực Hưng rất thích uống nước đá, vì vậy trong gia đình, Hưng là người chăm chỉ cho nước vào ngăn đá tủ lạnh nhất. Nhưng lần nào lấy đá ra Hưng cũng rất ngạc nhiên thấy lượng đá trong khay nhiều hơn lượng nước mà Hưng đã cho vào khay trước đó. Còn lí thú hơn nữa đó là khi thả các viên đá 
vào nước nó lại nổi lềnh bềnh.
	Em hãy giúp Hưng giải thích các hiện tượng trên. 
Các năng lực hướng tới: 
- Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực thu thập và xử lí thông tin.
- Năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn
Hướng dẫn trả lời:
	Khi đưa nước vào trong ngăn đá, Hưng thấy lượng đá trong khay nhiều hơn lượng nước mà Hưng đã cho vào khay trước đó là do: Ở trạng thái rắn, mật độ các phân tử nước thấp hơn ở trạng thái lỏng và ở thể rắn thì khoảng cách các phân tử nước tăng lên trong khi số phân tử nước thì không thay đổi. Ngoài ra liên kết hiđrô trong nước đá thì bền, còn trong nước thường liên kết hiđrô liên tục bị bẻ gãy và tái tạo, đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao nước đá lại nổi trong nước thường.
Tiêu đề 5: Thực phẩm và ngăn đá tủ lạnh
	Để chuẩn bị thực phẩm cho mấy ngày tết, sáng 30 mẹ tôi mang về đủ các loại thịt, rau, củ, quả. Sau đó, mẹ tôi rửa sạch, phân loại và để vào ngăn mát tủ lạnh, nhưng vì mua quá nhiều nên mẹ tôi huy động cả ngăn đá. Mẹ để vào ngăn đá cả thịt và cả hoa quả. 
Theo bạn, mẹ để vào ngăn đá cả thịt và cả hoa quả có đúng không? Và bạn hãy giải thích cho mẹ tôi hiểu.
Các năng lực hướng tới: 
- Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực thu thập và xử lí thông tin.
- Năng lực ngôn ngữ. 
- Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn
Hướng dẫn trả lời:
Nhiệt độ thấp trong ngăn đá sẽ làm nước trong rau quả đông thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau quả. Ở ngăn đá nước đóng băng, tỷ trọng giảm và tăng thể tích, tế bào thực vật (rau, trái cây) có thành Xenlulôzơ rất khó co giãn, cho nên khi nước trong tế bào thực vật đông cứng, giãn nở làm vỡ thành tế bào; gây ra sự bầm dập và bị nhũn. Còn tế bào động vật (thịt, cá...) thì không có thành Xenlulôzơ nên tế bào co giãn rất tốt do đó không có hiện tượng bầm dập như thực vật. Vì vậy chỉ nên để thịt vào ngăn đá còn rau quả thì không mà chỉ để ở ngăn mát của tủ lạnh.
Tiêu đề 6: Vai trò của rau xanh trong bữa ăn hàng ngày
Mặc dù cơ thể người không tiêu hóa được Xenlulôzơ nhưng vẫn nhận được lời khuyên là nên ăn nhiều rau xanh hàng ngày. Theo em lời khuyên đó có đúng không? Tại sao?
Các năng lực hướng tới:
- Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn
Hướng dẫn trả lời:
Đúng, vì các chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh bị táo bón. Đồng thời trong rau xanh có rất nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Tiêu đề 7: Dạng dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật
Một bạn thắc mắc tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột như thực vật mà lại dưới dạng mỡ. Em hãy giải thích giúp bạn ấy nhé!
Các năng lực hướng tới:
- Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ. 
- Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
Hướng dẫn trả lời:
Động vật hoạt động nhiều → cần nhiều năng lượng. Lipit là chất dự trữ nhiên liệu cho nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_soan_he_thong_cau_hoi_theo_dinh_huong_phat_trien_n.doc