SKKN Sử dụng câu chuyện đạo đức nhằm nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân dân ở bậc trung học cơ sở
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:" Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Nhân dân ta có câu: " Tiên học lễ, hậu học văn" Các câu nói trên khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của phẩm chất đạo đức của con người trong sự nhìn nhận, đánh giá, sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là giáo dục toàn diện, "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.". [1]
Để thực hiện được điều đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định. Trong đó, môn Giáo dục công dân(GDCD) có vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Đặc biệt, chương trình Giáo dục công dân bậc Trung học cơ sở(THCS) đã đề cập đến một nội dung lớn: "Các giá trị đạo đức". Mặt khác, qua môn Giáo dục công dân bậc THCS học sinh hiểu được các quy tắc chẩn mực đạo đức, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức và có khả năng thực hiện đúng những quy tắc chuẩn mực của xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn Giáo dục công dân từ trước tới nay chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có. Ở năm học đầu cấp, học sinh chịu nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn cũng như lo lắng nhiều cho việc thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử. Các em đa số chú tâm, giành nhiều thời gian cho những môn học mà tới đây các em sẽ thi tốt nghiệp và thi Đại học. Môn Giáo dục công dân thường bị các em coi nhẹ, "học đối phó để lấy điểm mà thôi".
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, tôi đã trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng các câu chuyện đạo đức vào từng bài dạy sao cho phù hợp nhằm gây sự hứng thú cho học sinh; góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học môn Giáo dục công dân ở cấp THCS. Đó cũng là lí do để tôi thực hiện đề tài “sử dụng câu chuyện đạo đức nhằm nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân ở bậc trung học cơ sở”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HOÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN DÂN Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ Người thực hiện: Đinh Thị Lợi Chức vụ: Giáo Viên Đơn vị công tác: Trường THCS Hồi Xuân SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục công dân THANH HOÁ NĂM 2017 Mục lục TT Nội dung Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3 Sử dụng câu chuyện đạo đức nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDCD ở bậc THCS 6 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 14 3. Kết luận, kiến nghị 15 - Kết luận 15 - Kiến nghị 16 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:" Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Nhân dân ta có câu: " Tiên học lễ, hậu học văn" Các câu nói trên khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của phẩm chất đạo đức của con người trong sự nhìn nhận, đánh giá, sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là giáo dục toàn diện, "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân...". [1] Để thực hiện được điều đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định. Trong đó, môn Giáo dục công dân(GDCD) có vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Đặc biệt, chương trình Giáo dục công dân bậc Trung học cơ sở(THCS) đã đề cập đến một nội dung lớn: "Các giá trị đạo đức". Mặt khác, qua môn Giáo dục công dân bậc THCS học sinh hiểu được các quy tắc chẩn mực đạo đức, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức và có khả năng thực hiện đúng những quy tắc chuẩn mực của xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn Giáo dục công dân từ trước tới nay chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có. Ở năm học đầu cấp, học sinh chịu nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn cũng như lo lắng nhiều cho việc thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử. Các em đa số chú tâm, giành nhiều thời gian cho những môn học mà tới đây các em sẽ thi tốt nghiệp và thi Đại học. Môn Giáo dục công dân thường bị các em coi nhẹ, "học đối phó để lấy điểm mà thôi". Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, tôi đã trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng các câu chuyện đạo đức vào từng bài dạy sao cho phù hợp nhằm gây sự hứng thú cho học sinh; góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học môn Giáo dục công dân ở cấp THCS. Đó cũng là lí do để tôi thực hiện đề tài “sử dụng câu chuyện đạo đức nhằm nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân ở bậc trung học cơ sở” 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thực trạng việc học tập môn Giáo dục công dân của học sinh ở trường THCS. Thông qua đó, nâng cao ý thức và sự thích thú học môn Giáo dục công dân bằng việc sưu tầm, chọn lọc các câu chuyện đạo đức phù hợp với nội dung từng bài. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân ở bậc THCS. Sưu tầm, chọn lọc những câu chuyện đạo đức, đồng thời nghiên cứu nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 6,7,8,9 phần Đạo đức và việc học tập của học sinh đối với môn học. Từ đó, sử dụng câu chuyện đạo đức phù hợp trong từng tiết học để nâng cao hứng thú cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh các lớp 6, 7, 8, 9 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy năm học 2016-2017: Lớp 6C, 7C, 8A, 8B, 9A, 9B - Trường THCS Hồi Xuân. Chương trình Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6,7,8,9 (phần các giá trị đạo đức) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, phân tích, sưu tầm, tổng hợp... để giải quyết nội dung đề tài. Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm tra, đánh giá). 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghệm Giáo viên có thể dễ dàng sử dụng các câu chuyện đạo đức có trong các cuốn sách quà tăng cuộc sống hay có trong đời sống hàng ngày từ nguồn tài liệu vô cùng phong phú: trên trang kiếm google, Báo Tuổi trẻ, Đài truyền hình Việt Nam... Việc sử dụng câu chuyện đạo đức giúp giáo viên giảm bớt được thuyết trình, giảng giải; đồng thời trau dồi trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm... Khi sử dụng câu chuyện đạo đức vào bài giảng GDCD sẽ làm tăng tính thực tiễn của môn học. Việc sử dụng câu chuyện đạo đức sẽ nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp niềm hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn học... Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả; nâng cao kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám đông. Những câu chuyện đạo đức phản ánh những sự việc diễn ra trong cuộc sống,những câu chuyện rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh, tạo cho các em có niềm tin vào các chuẩn mực đạo đức. Qua đó, các em sẽ phát triển khả năng thích ứng được với cuộc sống bên ngoài, có được lối sống đẹp, có cách ứng xử hay với những trường hợp cụ thể xảy ra trong cuộc sống. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trước hết, ta nên bàn về một số khái niệm về đạo đức. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Đạo đức được xem là khái niệm về luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong ba phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này. Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội là tập hợp những nguyên tắc,quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức bao gồm các phẩm chất: Lịch sự, lòng biết ơn, lòng tự trọng, tính thật thà, tính giản dị, tính tiết kiệm, tính trung thực, lòng tôn sư trọng đạo, lòng tự tin, tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm, lòng khoan dung, tính siêng năng, lòng tương trợ, tính liêm khiết, chí công vô tư, ý chí tự lập, biết giữ chữ tín, tính tự chủ, lý tưởng, tinh thần năng động sáng tạo, tôn trọng danh dự, về lương tâm con người. Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau: Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nếu không tuân theo những "nguyên tắc" ấy thì được gọi là người vô đạo đức. Câu chuyện đạo đức là những câu chuyện phản ánh những sự việc, những hành động, việc làm diễn ra trong thực tiễn cuộc sống xã hội hàng ngày của con người, được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh, đài truyền hình, hoặc ở các tạp chí, sách báo, trên mạng internet... Câu chuyện đạo đức góp phần hình thành cho học sinh những phương pháp học tập tích cực, năng động, sáng tạo, tạo cho học sinh hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức đạo đức. Bằng những câu chuyện đạo đức học sinh sẽ hứng thú tìm tòi các tình tiết và tìm cách giải quyết, phán đoán phù hợp với thực tiễn. Vì tính thực tiễn của câu chuyện đạo đức rất cao, nên sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lý nhất. Sử dụng những câu chuyện đạo đức ngắn gọn, hấp dẫn sẽ là phương pháp hiệu quả để tạo được ở các em học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc và sự hứng thú trong học tập. Nguyên tắc sưu tầm câu chuyện đạo đức nhằm phục vụ cho giảng dạy. Nội dung chương trình Đạo đức ở môn Giáo dục công dân cấp THCS rộng nên việc sưu tầm tài liệu cần phải chọn lọc. Việc chọn lọc câu chuyện đạo đức cũng rất mất thời gian đối với cả giáo viên và học sinh. Giáo viên phải đầu tư thời gian để cập nhật các câu chuyện đạo đức có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học. Khi giảng dạy bằng câu chuyện đạo đức, nếu giáo viên không có năng lực quản lý lớp, không định hướng cho học sinh đi vào giải quyết những vấn đề trọng tâm thì sẽ bị cuốn theo những cuộc tranh luận của học sinh. Đòi hỏi tinh thần tự học, thái độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động... Nếu học sinh học thụ động, không hợp tác thì sẽ làm giảm hiệu quả bài giảng. Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình sử dụng câu chuyện đạo đức vào giảng dạy Giáo dục công dân ở bậc THCS thì giáo viên cần chú ý các nguyên tắc: Các câu chuyện đạo đức phải xuất phát từ nội dung cơ bản của bài, sát với thực tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh. Các câu chuyện đạo đức phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn thông tin đó phải là nguồn chính thống để cung cấp cho học sinh. Các câu chuyện đạo đức phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính thẩm mỹ, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, không cầu kỳ, sáo rỗng. Các câu chuyện đạo đức được khai thác theo các hướng khác nhau, thể hiện ở cách giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh. Trong quá trình sưu tầm các câu chuyện đạo đức để giảng dạy Giáo dục công dân, giáo viên phải vận dụng một cách đồng bộ tất cả các nguyên tắc trên, nếu bỏ qua một nguyên tắc nào đó thì khi đưa câu chuyện vào giảng dạy sẽ không hoàn thành mục tiêu bài học. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong giai đoạn hiện nay, nhiều thầy cô giáo, một số nhà quản lý giáo dục có cái nhìn bi quan về thực trạng đạo đức của học sinh. Một số người tỏ ra bất lực trước các đối tượng học sinh nhất là những học sinh cá biệt. Tình trạng gia tăng số học sinh hư, học sinh cá biệt không có gì đáng ngạc nhiên.. Có thể dẫn ra đây một số nguyên nhân chủ yếu: Sự thiếu quan tâm chăm sóc của bố mẹ, gia đình và người thân. Một số bậc phụ huynh cũng vì lo toan cuộc sống mưu sinh mà quên bẵng đi việc giáo dục con cái, do đời sống gia đình khó khăn, quanh năm làm ăn lam lũ hoặc phải đi làm ăn xa, hoặc các em thuộc gia đình có bố mẹ ly dị, thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ, đôi khi thiếu cả hai, phải sống với ông bà cho nên không đủ điều kiện chăm sóc, quản lý con cái, việc giáo dục con cái phó mặc cho Nhà trường. Nhiều em bị ảnh hưởng nặng nề từ bạo lực gia đình, sinh ra tính cục cằn, cáu bẩn, bạo lực còn bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống gia đình không êm ấm. Sự phát triển của kinh tế xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang đặt ra một thực tế là: Nhiều học sinh, do gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, được nuông chiều thái quá. Họ chỉ biết dùng tiền để chăm sóc con cái mà thiếu sự quản lý con mình, có tiền, nhiều em bị lôi kéo, sa vào các trò chơi độc hại, sa vào tệ nạn xã hội. Sự bùng nổ của thông tin: Ngày nay, dưới sự bùng nổ của thông tin, của Điện thoại di động, của Internet, của phim ảnh, của các Website đen đã tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh. Việc sử dụng Điện thoại di động, mạng internet của học sinh dẫn đến một thực tế là lợi bất cập hại, vì mục tiêu học tập thì ít mà cho chát chít, yêu đương thì nhiều. Mạng Internet, phim ảnh, hệ thống chức năng thẻ nhớ trên điện thoại di động cũng là những phương tiện gián tiếp tác động làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới lớnvà nhiều kênh thông tin khác cũng khiến cho nhiều học sinh lao vào như con thiêu thân. Việc học sinh mê game, chát ảnh hưởng từ phim: thích quen "hoàng tử" trong phim, có trang phục giống trong phim, thích chơi đồ vật kiểu Mỹ thường xuyên vô lễ với thầy cô. Nhiều học sinh chỉ chào thầy cô trong trường, còn ra đường thì xem như chưa hề quen biết. Nhiều học sinh do học yếu, ngồi nhầm lớp nhiều năm dẫn đến tình trạng ngồi trong lớp nghe thầy cô giảng bài nhưng chẳng hiểu gì, chẳng học được gì sinh ra quậy phá dần dần thành thói quen. Ngồi trong lớp là cực hình, nên dẫn đến tình trạng bỏ giờ, bỏ lớp phổ biến. Rõ ràng, chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân. Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh. Nhưng chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết không gắn liền với đời sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc THCS chưa có những thay đổi quyết liệt. Nhiều kiến thức mang tính triết học, hàn lâm, mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn, chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn học sinh khiến học sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội. Hiện nay, ở trường Trung học cơ sở môn Giáo dục công dân do tính đặc thù của môn thuộc khoa học xã hội; bên cạnh đó, kiến thức môn học liên quan đến các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cho nên rất "gần gũi", tuy nhiên, học sinh không hứng thú học. Trong thời gian tôi giảng dạy, tôi thấy tình trạng học sinh không học bài cũ, không xem bài mới còn phổ biến, khi đưa ra một yêu cầu về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc viết cảm nghĩ thì học sinh không có hứng khởi làm, có làm cũng là miễn cưỡng, bắt buộc do đó hiệu quả mang lại không cao. Từ việc không thích học môn Giáo dục công dân cho nên học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, ý thức pháp luật kém, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, như: Đa số giáo viên chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, vẫn còn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, giảng giải kiến thức, ít phát huy tính tích cực và phát triển tư duy; chỉ khai thác những câu chuyện, thông tin, sự kiện, tình huống có sẵn ở sách giáo khoa, chưa tự tìm tòi những điều mới để đưa vào bài giảng của mình sao cho phù hợp, sinh động. Ngoài ra, trong thực tế dạy và học ở trường, phương tiện dạy học còn thiếu thốn. Tranh ảnh trực quan giúp học sinh tìm hiểu và liên hệ trực tiếp vào cuộc sống nhà trường chưa được trang bị. Đặc biệt, do tâm lý chung của mọi người, trong đó cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ, kết quả học tập thế nào không quan trọng lắm, vì vậy cũng không quan tâm nhiều và chưa chú ý động viên con em tích cực học tập. Từ những lí do trên mà trong giờ học Giáo dục công dân chưa gây hứng thú cho học sinh. Vì vậy, trong giảng dạy Giáo dục công dân, tôi đã sử dụng các câu chuyện đạo đức để gây hứng thú cho học sinh. 2.3. Sử dụng câu chuyện đạo đức nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDCD ở bậc THCS 2.3.1 Quy trình sử dụng câu chuyện đạo đức để giảng dạy môn GDCD ở bậc THCS Sử dụng câu chuyện đạo đức để dạy học Giáo dục công dân lớp 6,7,8,9, giáo viên phải thực hiện theo 3 bước sau: Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện đạo đức có nội dung phù hợp với bài học. Sau đó, giáo viên tóm tắt ý chính của câu chuyện cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đưa vào bài học. Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích và trả lời câu hỏi ở cuối câu chuyện. Bước 3: Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh trả lời; đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận. Để làm rõ quy trình sử dụng câu chuyện đạo đức trong dạy học môn Giáo dục công dân bậc THCS, tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể sau: Ví dụ 1: Sau khi truyền đạt kiến thức ở phần 1a: " Thế nào là Biết ơn" (khái niệm) - Bài 6: "Biết ơn" sách giáo khoa giáo dục công dân 6. Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện đạo đức: Câu chuyện của Hoàng Hồi ấy tôi mới 13 tuổi và thường cứ mỗi thứ bảy là tôi lại được bố dẫn đi chơi. Có lúc bố dẫn tôi ra công viên, có lúc lại đưa tôi ra bến cảng ngắm nhìn những con tàu. Thế nhưng tôi thích nhất là được bố dẫn đến các cửa hàng bán đồ cũ. Ở đấy tôi tha hồ ngắm nghía và trầm trồ thưởng lãm các món đồ điện tử cũ kỹ. Thỉnh thoảng bố cũng mua cho tôi một món gì đó giá 50 xu chỉ để về nhà tháo tung nó ra. Trên đường về nhà sau những chuyến đi chơi ngắn ngủi ấy, bố thường dừng lại ở tiệm kem có tên Nữ Hoàng để mua cho tôi một cây kem hình nón giá 10 xu. Không phải lần nào cũng thế nhưng gần như thường xuyên tôi được bố mua kem cho. Dẫu không cố nghĩ đến nhưng lòng tôi cứ khấp khởi hy vọng mỗi khi hai bố con về đến ngã rẽ “quyết định”, nơi mà bố sẽ đưa tôi thẳng đến tiệm kem hoặc quẹo về nhà mà chẳng mua gì. Với tôi, đó là góc đường chứa đựng cả niềm thích thú lẫn nỗi thất vọng. Có vài lần, bố trêu tôi bằng cách đi thẳng. – Bữa nay bố về đường này chỉ là để đổi không khí thôi đó nha. Bố nói như thế khi lái xe ngang qua tiệm Nữ Hoàng mà không dừng lại. Dĩ nhiên bố chỉ đùa thôi, và tôi cũng đã no bụng rồi, chứ không phải bố muốn trêu tức gì tôi. Tuyệt nhất là những ngày bố hỏi tôi bằng một giọng “lịch sự” ra vẻ chẳng “tính toán” gì trước cả. – Con có thích ăn kem nón không? Lúc ấy tôi sẽ trả lời: – Thưa bố, còn gì tuyệt hơn nữa. Tôi luôn chọn kem sô-cô-la còn bố thì kem va-ni. Bố dừng xe lại và đưa tôi 20 xu để tôi chạy vào mua những loại kem mà chúng tôi thường ăn. Sau đó cả hai bố con sẽ cùng ngồi ăn trên xe. Tôi yêu bố tôi và yêu cả những cây kem – với tôi, đó là thiên đường! Cho đến một ngày, cũng như những ngày khác, hai bố con đang trên đường về nhà và tôi thì đang cầu mong lại được nghe những âm thanh du dương từ miệng bố cất lên rủ tôi ăn kem như mọi khi. Và bố hỏi thật: – Hôm nay con có thích ăn kem nón không? – Thưa bố, còn gì tuyệt hơn nữa. Nhưng lần này bố lại nói thêm: – Bố cũng thấy tuyệt đó, con trai. Hôm nay con có muốn đãi bố không? Hai mươi xu! Những hai mươi xu! Đầu óc tôi quay cuồng tính toán. Mình dư sức đãi bố ăn! Mỗi tuần tôi được cho 25 xu để tiêu vặt và cộng thêm một ít cho những công việc linh tinh. Nhưng tôi biết tiết kiệm tiền là rất quan trọng. Bố đã bảo vậy mà. Cho nên khi phải bỏ tiền ra để mua thì kem đối với tôi dường như là một thứ xa xỉ, không cần thiết. Tại sao lúc đó tôi không coi đây là cơ hội ngàn vàng để tặng một điều gì đó cho người bố rộng lượng của mình? Tại sao tôi lại không nghĩ rằng bố mình đã mua cho mình cả mấy chục cây kem rồi còn mình thì chưa mua cho bố một cây nào hết? Nhưng tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến chỉ là “20 xu”. Trong một thoáng vô ơn, ích kỷ và keo kiệt, tôi đã nói ra những lời kinh khủng mà đến giờ còn vang mãi bên tai tôi. – Thôi, nếu vậy thì con nghĩ con sẽ không ăn nữa. Bố lặng lẽ nói: – Được thôi, con trai. Đến khi chúng tôi quẹo qua khúc quanh để về nhà, tôi nhận thấy mình đã sai và năn nỉ bố quay lại. – Con sẽ đãi bố mà, quay xe lại đi bố. Nhưng bố tôi chỉ nói: – Không sao đâu con, thực ra chúng ta đâu cần ăn kem đâu, – và không để
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_cau_chuyen_dao_duc_nham_nang_cao_hung_thu_hoc_t.doc