SKKN Sử dụng các kĩ thuật này trong soạn, giảng Bài 11 - Lớp 10: Tây Âu thời hận kì trung đại (Chương trình cơ bản )

SKKN Sử dụng các kĩ thuật này trong soạn, giảng Bài 11 - Lớp 10: Tây Âu thời hận kì trung đại (Chương trình cơ bản )

Giáo dục phổ thông nước ta, đang thực hiện bước chuyển, từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung, sang tiếp cận năng lực của người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.

 Trong một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học có: Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống; Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học; Vận dụng dạy học định hướng hành động; Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lí hỗ trợ dạy học; Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

 Kĩ thuật dạy học là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kĩ thuật dạy học chung, có những kĩ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo người học như: “ công não”, “ tia chớp”, “ bể cá”, XYZ, Sơ đồ tư duy Một trong những kĩ thuật dạy học tích cực không quá khó để thực hiện và đạt được hiệu quả cao trong vận dụng là kĩ thuật mảnh ghép và Sơ đồ tư duy.

 

docx 28 trang thuychi01 9107
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng các kĩ thuật này trong soạn, giảng Bài 11 - Lớp 10: Tây Âu thời hận kì trung đại (Chương trình cơ bản )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài .............................................................. .
1.1 Cơ sở lí luận ................................................
1.2 Cơ sở thực tiễn ...........................................
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu..
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..
4. Phương pháp nghiên cứu................................
II. NỘI DUNG
2.1. Lí thuyết về Sơ đồ tư duy
2.2. Lí thuyết về Kĩ thuật mảnh ghép
2.3. Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép và sơ đồ tư duy vào soạn giảng Bài 11: Tây Âu hậu kì trung đại ( 2 tiết )..... .
2.4. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học có áp dụng kĩ thuật mảnh ghép.............................................................................................
2.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm .....................
III. KẾT LUẬN 
1. Phân tích kết quả nghiên cứu.
2.Ưu điểm của kĩ thuật mảnh ghép................................................ 
3.Ưu điểm sơ đồ tư duy ................................................. 
4. Điều kiện thực hiện .......................................................  
5. Đề xuất..........................................................................  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Trang
3
3
4
5
6
6
7
8
10
22
23
24
24
25
25
26
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
	Giáo dục phổ thông nước ta, đang thực hiện bước chuyển, từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung, sang tiếp cận năng lực của người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
	Trong một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học có: Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống; Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học; Vận dụng dạy học định hướng hành động; Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lí hỗ trợ dạy học; Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo  
	Kĩ thuật dạy học là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kĩ thuật dạy học chung, có những kĩ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo người học như: “ công não”, “ tia chớp”, “ bể cá”, XYZ, Sơ đồ tư duyMột trong những kĩ thuật dạy học tích cực không quá khó để thực hiện và đạt được hiệu quả cao trong vận dụng là kĩ thuật mảnh ghép và Sơ đồ tư duy.
1.2 Cơ sở thực tiễn 
Trong những năm qua, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, thu được những kết quả bước đầu như: đối với công tác quản lí, đã ban hành một loạt các công văn hướng dẫn, chỉ thị, nghị quyết định hướng cho việc đổi mới phương pháp, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.. Đối với giáo viên, đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn, đã cố gắng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
	Tuy vậy, bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THPT vẫn còn nhiều hạn chế. Là một người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng:
	- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, còn nặng về lí thuyết, mới chỉ chủ yếu thông qua kêu gọi đổi mới, tập huấn nghiệp vụ  có chăng thể hiện ở một số tiết thao giảng, dự giờ là rõ nét.
	- Số giáo viên thường xuyên, chủ động, sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, cũng như sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, tự học, tự sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều.
- Chưa tạo được động lực cho giáo viên thực hiện đổi mới.
	- Việc soạn, giảng theo hướng đổi mới đối với giáo viên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sự tích cực, chủ động của học sinh  nên chưa tạo được sự nhất trí, đồng thuận, chuẩn mực trong nhận xét, đánh giá.
 Từ thực tế về đổi mới phương pháp dạy học trong trường trung học phổ thông như đã nêu trên, bản tôi đã sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và sơ đồ tư duy vào dạy học ở môn lịch sử, trong bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi trình bày việc sử dụng các kĩ thuật này trong soạn, giảng Bài 11 - lớp 10 : Tây Âu thời hận kì trung đại ( Chương trình cơ bản )
 Môn lịch sử là một môn học vô cùng quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết, hữu ích về đời sống xã hội qua các thời kì lịch sử, qua đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách cho người học. Tuy vậy, việc giảng dạy và học tập môn học này trong nhà trường phổ thông trung học hiện nay còn nhiều vấn đề cần suy ngẫm. Thực tế hiện nay, nhiều học sinh ngại học, thậm chí là chán học lịch sử, nhiều giáo viên dạy lịch sử ngại đổi mới phương pháp. Vì vậy mà một trong những vấn đề nổi cộm là làm thế nào đưa môn lịch sử về đúng vị trí và vai trò của nó- là một môn học khoa học xã hội và nhân văn hấp dẫn. 
	Qua thực tế giảng dạy, thực tiễn nhà trường, tôi nhận thấy việc sử dụng Kĩ thuật mảnh ghép và Sơ đồ tư duy trong dạy học đã góp phần không nhỏ làm cho những giờ học lịch sử trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định việc sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và sơ đồ tư duy vào soạn 
giảng trong môn lịch sử ở trường trung học phổ thông là có hiệu quả.
- Đề xuất cách thức soạn giảng một số tiết học trong môn lịch sử lớp 10 theo kĩ thuật mảnh ghép và sơ đồ tư duy cho có hiệu quả.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cách xây dựng một kế hoạch dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép và sơ đồ tư duy.
- Hướng dẫn học sinh học theo nhiều hình thức: cá nhân, theo cặp, học theo nhóm và báo cáo kết quả, nhận xét, góp ý
- Chỉ ra được ưu điểm, một số lưu ý khi thiết kế bài học, tổ chức dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép và sơ đồ tư duy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lí luận về dạy học tích cực, dạy học tiếp cận năng lực học sinh.
- Học sinh các lớp từ 10A4 ( Năm học 2016 - 2017 ) ở Trường THPT Hoằng Hóa
- Sách Lịch sử lớp 10 ( Ban cơ bản ) 
Chương VI: Tây Âu thời trung đại – Bài 11 : Tây Âu thời hậu kì trung đại
- Nghiên cứu, phân tích giáo án, phân tích phiếu xây dựng, góp ý của đồng nghiệp sau khi dự giờ.
- Nghiên cứu, so sánh kết quả kiểm tra, kiểm tra đánh giá giữa những lớp không áp dụng kĩ thuật này với những lớp có áp dụng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
	Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm, tôi tập trung nghiên cứu việc vận dụng kĩ thuật mảnh ghép và sơ đồ tư duy vào soạn giảng một bài với tiết học cụ thể trong chương trình môn lịch sử ở trường trung học phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
	- Tổng hợp, khái quát, lựa chọn lại những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm ( quan sát, phỏng vấn, so sánh )
II . NỘI DUNG
2.1. Lí thuyết về Sơ đồ tư duy
* Khái niệm : Sơ đồ tư duy ( còn gọi là lược đồ tư duy, bản đồ khái niệm ) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
* Cách làm : 
- Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, ( Có thể viết bằng CHỮ IN HOA). Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
	* Ứng dụng của lược đồ tư duy
Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như : 
- Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề;
- Trình bày tổng quan một chủ đề;
- Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
- Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh;
- Bài tập về nhà;
- Ghi chép khi nghe giảng.
2.2. Lí thuyết về Kĩ thuật mảnh ghép
- Khái niệm : Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. 
- Mục tiêu : 
+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
+ Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm.
+ Nâng cao vai trò của các cá nhân trong quá trình hợp tác.
+ Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân.
- Tác dụng đối với học sinh:
+ Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức qua bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.
+ Học sinh được phát triển một số năng lực: gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt của bộ môn.
+ Lồng ghép được các kĩ thuật dạy học tích cực khác vào giờ học.
+ Tăng cường hiệu quả học tập.
- Cách tiến hành: chia giờ học thành hai giai đoạn
Giai đoạn 1 “Nhóm chuyên sâu” : chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm tùy theo kiến thức của bài, ý định tổ chức của giáo viên.
1 1 1
2 2 2
3 3 3
Giai đoạn 2 “Nhóm mảnh ghép” : là ghép của các nhóm ở giai đoạn 1, sao cho nhóm mới có đủ số thành viên của các nhóm ở giai đoạn 1.
1 2 3
1 2 3
1 2 3
Lưu ý 
Ở giai đoạn 1 “ Nhóm chuyên sâu ” 
- Lớp học được chia đều thành các nhóm ( khoảng 6 đến 10 học sinh). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ, tìm hiểu sâu một phần nội dung học tập khác nhau, nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau.
- Kết thúc giai đoạn 1, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm, đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được, các nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác, trong giai đoạn tiếp theo.
Ở giai đoạn 2 “ Nhóm mảnh ghép ” 
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm 
“chuyên sâu” khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “ nhóm mảnh ghép”. Lúc này mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép ” trong “ nhóm mảnh ghép ”. Các học sinh phải lắp ghép các mảnh kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể.
- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “ mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu” . Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện là những nội dung học tập quan trọng.
2.3 Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép và sơ đồ tư duy vào soạn giảng 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn học: Lịch sử - lớp 10
Bài 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI ( tiết 1 )
I. Mục tiêu 
Học xong tiết học này, học sinh đạt được 
Kiến thức 
- Hiểu được nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.
- Nắm được những cuộc phát kiến địa lí lớn ở thế kỉ XV – XVI và hệ quả của nó, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng dung bản đồ hoặc quả Địa cầu để xác định đường đi của các cuộc phát kiến địa lí.
3. Thái độ 
- Giúp các em thấy được công lao của các nhà phát kiến địa lí, củng cố lòng tin vào thành quả của khoa học, hiểu rõ qui luật phát triển của lịch sử.
4. Định hướng năng lực hình thành
4.1 Năng lực chung: 
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
4.2 Năng lực bộ môn: 
- Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử 
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau
- So sánh, phân tích, khái quát hóa.
- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử .
- Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.
II. Chuẩn bị của thầy và trò
	1. Chuẩn bị của thầy:
- Máy chiếu, máy tính xách tay.
- Phiếu học tập, bảng phụ, giấy A0, A4, bút dạ.
2. Chuẩn bị của trò:
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 10, vở ghi, bút viết, thước 
- Giấy A4, A0, bút dạ
III. Tiến trình tổ chức dạy – học	
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Tổ chức dạy học
3.1 Khởi động : Cho học sinh xem một đoạn video về các nhà phát 
kiến và dẫn dắt vào bài. 
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức 
Nội dung
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Năng lực hình thành
1. Những cuộc phát kiến địa lí
- Nguyên nhân và điều kiện 
- Các cuộc phát kiến địa lí lớn.
- Hệ quả 
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. 
( Đọc thêm)
- Quá trình tích luỹ tư bản ban đầu.
+ Tư bản 
 ( vốn ) 
+ Nhân công ( lao động làm thuê ) 
- Biểu hiện:
+ Trong xã hội: các giai cấp mới hình thành 
( Tư sản và vô sản) 
GIỚI THIỆU BÀI
Một trong những thành tựu quan trọng của loài người ở TK XV là tiến hành các cuộc phát kiến địa lí. Phát kiến địa lí đã đem lại nguồn của cải lớn cho châu Âu. Vậy nguyên nhân và điều kiện nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ? Các cuộc phát kiến địa lí chính ở thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI ? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ra sao ? chúng ta tìm hiểu ở tiết học hôm nay .
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực hợp tác. 
- Năng lực sử dụng CNTT
- Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử 
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau
- So sánh, phân tích, khái quát hóa.
- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử .
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
HỌC BÀI
Tổ chức học theo “ kĩ thuật mảnh ghép”
Giai đoạn 1: 
“Nhóm chuyên sâu”
Chia lớp thành 3 nhóm
Nhóm 1: Các em hãy tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ? 
Nhóm 2: Các em hãy lập bảng thống kê các cuộc phát kiến địa lí lớn 
( Thời gian của chuyến đi; người chỉ huy; kết quả của chuyến đi )
Nhóm 3: Các em hãy phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ? 
Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
Nhóm 1: Trình bày những nét chính về các cuộc phát kiến địa lí (Nguyên nhân và điều kiện; Các cuộc phát kiến địa lý lớn; Hệ quả )
Nhóm 2: Hãy suy nghĩ và trình bày các nội dung sau: 
- Phân biệt giữa hai khái niệm “ Phát kiến” và 
 “ Phát minh” 
- Thế nào là: “Phát kiến địa lí ”
-Vì sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước tiên phong trong phát kiến địa lí ? 
Lắng nghe để nắm chắc việc học theo kĩ thuật các mảnh ghép
Giai đoạn 1 
“ Nhóm chuyên sâu ” 
- Lớp học được chia đều thành ba nhóm. 
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Kết thúc giai đoạn 1, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được cho các bạn ở nhóm khác nội dung “chuyên sâu” của mình , chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Có ghi trong vở cá nhân.
- ( Phụ lục1)
Giai đoạn 2 
“ Nhóm mảnh ghép ” - ( Phụ lục 2)
- Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” khác nhau, hợp lại thành các nhóm mới, gọi là 
“ nhóm mảnh ghép”
- Nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu” . 
- Nhóm thống nhất nội dung viết ra bảng phụ hoặc ghi ra giấy A0)
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm còn lại nhận xét theo kĩ thuật 321
 Hoạt động thực hành Nhóm còn lại nhận xét theo kĩ thuật 321
 Hoạt động ứng dụng Lập được bảng thống kê các cuộc phát kiến địa lí lớn ; 
 Lập được Sơ đồ tư duy về Những cuộc phát kiến địa lí.
 Hoạt động bổ sung
- Giáo viên bổ sung, chốt ý, nhấn mạnh thêm về các khái niệm khó
- Nhắc học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Phụ lục 1 ( Dùng ở giai đoạn 1 “ Nhóm chuyên sâu ” )
NHÓM 1
( Thời gian thực hiện tối đa 5 phút )
1.Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ? 
2.Nhiệm vụ: 
2.1 Đọc sách giáo khoa, đọc tư liệu đã chuẩn bị.
2.2 Ghi nội dung cơ bản vào vở học tập cá nhân.
3. Kiến thức học sinh có thể thu hoạch được ( tùy theo sự chuẩn bị, nhận thức của từng học sinh )
 * Nguyên nhân và điều kiện của những cuộc phát kiến địa lí
- Nguyên nhân:
+ Là do sản xuất phát triển, dẫn đến nhu cầu cao về hương liệu, gia vị, vàng bạc, thị trường. Nguyên nhân quan trọng đó là lòng tham vàng của bọn quí tộc và thương nhân châu Âu . Vì qua truyện Nghìn lẻ một đêm và sách Những truyện kì lạ thì phương Đông là vùng đất giàu không thể tưởng tượng được về vàng .
+ Con đường giao lưu, buôn bán truyền thống qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ảrập độc chiếm, đường sang phương Đông qua Hắc Hải và vịnh Ba Tư bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ .
 - Về điều kiện dẫn đến những cuộc phát kiến địa lí: là do khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng: Ngành hàng hải phát triển, những hiểu biết về địa lí, đại dương đầy đủ hơn, các bản hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có dân cư , máy đo góc thiên văn, la bàn để định hướng trên đại dương bao la được ứng dụng . Kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ , tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Ca-ra-ven ra đời  
 NHÓM 2
( Thời gian thực hiện tối đa 5 phút )
1.Mục tiêu: Lập được bảng thống kê các cuộc phát kiến địa lí lớn 
2.Nhiệm vụ: 
2.1 Đọc sách giáo khoa, đọc tư liệu đã chuẩn bị.
2.2 Ghi nội dung cơ bản vào vở học tập cá nhân.
3. Kiến thức học sinh có thể thu hoạch được ( tùy theo sự chuẩn bị, nhận thức của từng học sinh )
 * Các cuộc phát kiến địa lí lớn.
STT
Thời gian
Chỉ huy
Kết quả
1.
1487
B. Đi-a-xơ
( 1450-1500)
Đã đi vòng qua cực Nam của lục địa châu Phi ( đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng ).
2.
 8/ 1492
C. Cô-lôm-bô ( 1451? - 1506)
Dẫn đầu đoàn đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên ĐTD.( Ca-ri-bê này nay ), ông lầm là “ Đông Ấn Độ” , được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
3.
7/1497
Va-xcô đơ Ga-ma
(1469?-1524 )
Rời cảng Li-xbon đi sang phương Đông, gần một năm sau, đến được Ca- li-cút ( bờ Tây Nam Ấn Độ).
4.
1519-1522
Ph. Ma-gien-lan( 1480-1521)
Là người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đi về phía Tây, qua cực Nam của Nam Mĩ, tiến vào TBD.
NHÓM 3
( Thời gian thực hiện tối đa 5 phút )
1.Mục tiêu: Phân tích được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ? 
2.Nhiệm vụ: 
2.1 Đọc sách giáo khoa, đọc tư liệu đã chuẩn bị.
2.2 Ghi nội dung cơ bản vào vở học tập cá nhân.
3. Kiến thức học sinh có thể thu hoạch được ( tùy theo sự chuẩn bị, nhận thức của từng học sinh )
* Hệ quả 
- Đem lại hiểu biết mới về trái đất, những hiểu biết mới về những con đường mới , những dân tộc mới, tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau 
- Thương nghiệp và sản xuất hàng hoá phát triển, thị trường thế giới được mở rộng, hang hải quốc tế phát triển. Phát kiến địa lí tạo nên cuộc “ cách mạng giá cả ” nó diễn ra do vàng chảy vào châu Âu nhiều hơn bao giờ hết, vàng được tung ra để mua hàng hoá khiến giá cả tăng lên vùn vụt từ 2- 5 lần, có lợi cho thương nhân và nhà sản xuất .
- Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản.
- Tuy nhiên có hạn chế: làm nảy sinh quá trình cướp bóc, xâm chiếm thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Phụ lục 2 ( Dùng ở giai đoạn 2 “ Nhóm mảnh ghép ” )
NHÓM 1
( Thời gian thực hiện tối đa 7 phút )
1.Mục tiêu: - Hãy trình bày nội dung chính về các cuộc phát kiến địa lí 
 - Lập sơ đồ tư duy về các cuộc phát kiến địa lí.
2.Nhiệm vụ: 
2.1 Là “ Mảnh ghép ” của ba nhóm ở giai đoạn 1. 
2. 2 Tiến hành trao đổi, thảo luận. Lập sơ đồ trên bảng phụ hoặc vào giấy A0.
3. Kiến thức học sinh có thể thu hoạch được 
Các cuộc
phát kiến địa lí
1a -NN, ĐK
1b - Thời gian, chỉ huy
1c - Hệ quả
 + Là do sản xuất phát triển
+ Con đường giao lưu, buôn bán truyền thống bị chiếm giữ .
+ Về điều kiện : là do khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng 
1487
B. Đi-a-xơ
( 1450-1500)
 8/ 1492
C. Cô-lôm-bô (1451?- 1506)
7/1497
Va-xcô đơ Ga-ma
(1469?-1524 )
1519-1522
Ph. Ma-gien-lan 
( 1480-1521)
- Đem lại hiểu biết mới, tạo điều kiện cho sự giao lưu.
 - Thương nghiệp và sản xuất hàng hoá phát triển, thị trường mở rộng 
- Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự xuất hi

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_cac_ki_thuat_nay_trong_soan_giang_bai_11_lop_10.docx