SKKN Sử dụng các biện pháp bổ trợ kỹ thuật nhảy xa nhằm nâng cao thành tích cho học sinh cấp THCS

SKKN Sử dụng các biện pháp bổ trợ kỹ thuật nhảy xa nhằm nâng cao thành tích cho học sinh cấp THCS

Như chúng ta đã biết nội dung nhảy xa là một trong những nội dung thuộc lĩnh vực bộ môn Điền kinh trong hệ thống hoạt động thể dục thể thao (TDTT). Việc giảng dạy các nội dung học Thể dục trong nhà trường phổ thông ngày nay đang được nghành Giáo dục, nhà nước và toàn xã hội quan tâm.

 Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Thể dục trong nhà trường, tôi nhận thấy rằng 1 tiết học 45 phút mà cần giải quyết một số nội dung với những thao tác không kém phần phức tạp, hơn thế nữa các em còn đang ở độ tuổi thiếu niên, các em rất hiếu động nên việc thu hút, hứng thú tạo sự tích cực tập luyện cho các em là vấn đề cần phải quan tâm. Bằng kinh nghiệm thực tế trong giảng dạy và đã có những tháng năm là vận động viên của trường năng khiếu TDTT Thanh Hoá, tôi nghĩ cần có thay đổi phương pháp, biện pháp để đạt được mục tiêu và hơn thế nữa về kĩ thuật động tác và tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho học sinh. Với quan điểm bỏ qua những chi tiết, thao tác rườm rà mà đi thẳng vào trọng tâm cần giải quyết đó là: Sức mạnh, góc độ khi giậm nhảy và hình thành kĩ thuật ở tư thế ngồi trên không. Vì đây là điểm mấu chốt quyết định thành tích và kĩ thuật động tác.

 Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BỔ TRỢ KỸ THUẬT NHẢY XA NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHO HỌC SINH CẤP THCS”

 

doc 16 trang thuychi01 22524
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng các biện pháp bổ trợ kỹ thuật nhảy xa nhằm nâng cao thành tích cho học sinh cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD &ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BỔ TRỢ KỸ THUẬT NHẢY XA NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHO HỌC SINH CẤP THCS
 	Người thực hiện: Vũ Thị Bình Minh
Chức vụ: Giáo viên
 	Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Mai Ninh
SKKN thuộc môn: Thể Dục
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
I. MỞ ĐẦU
2
1. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3
4.1. Phương pháp dùng lời nói	
3
4.2. Phương pháp trực quan trực tiếp
3
4.3. Phương pháp trực quan gián tiếp
3
4.4. Phương pháp quan sát sư phạm
3
4.5. Phương pháp phỏng vấn
4
4.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4
4.7. Phương pháp kiểm tra sư phạm
4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	
5
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
5
2. THỰC TRẠNG	
5
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỔ TRỢ KỸ THUẬT NHẢY XA NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHO HỌC SINH CẤP THCS 
6
3.1. Nội dung của hai biện pháp
7
3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hai biện pháp
8
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm
8
3.2.2. Đánh giá hiệu quả hai biện pháp ứng dụng
8
3.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện hai biện pháp
9
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT	
12
1. KẾT LUẬN
12
2. ĐỀ XUẤT
12
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 	Như chúng ta đã biết nội dung nhảy xa là một trong những nội dung thuộc lĩnh vực bộ môn Điền kinh trong hệ thống hoạt động thể dục thể thao (TDTT). Việc giảng dạy các nội dung học Thể dục trong nhà trường phổ thông ngày nay đang được nghành Giáo dục, nhà nước và toàn xã hội quan tâm.
 	Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Thể dục trong nhà trường, tôi nhận thấy rằng 1 tiết học 45 phút mà cần giải quyết một số nội dung với những thao tác không kém phần phức tạp, hơn thế nữa các em còn đang ở độ tuổi thiếu niên, các em rất hiếu động nên việc thu hút, hứng thú tạo sự tích cực tập luyện cho các em là vấn đề cần phải quan tâm. Bằng kinh nghiệm thực tế trong giảng dạy và đã có những tháng năm là vận động viên của trường năng khiếu TDTT Thanh Hoá, tôi nghĩ cần có thay đổi phương pháp, biện pháp để đạt được mục tiêu và hơn thế nữa về kĩ thuật động tác và tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho học sinh. Với quan điểm bỏ qua những chi tiết, thao tác rườm rà mà đi thẳng vào trọng tâm cần giải quyết đó là: Sức mạnh, góc độ khi giậm nhảy và hình thành kĩ thuật ở tư thế ngồi trên không. Vì đây là điểm mấu chốt quyết định thành tích và kĩ thuật động tác.
 	Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 
“ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BỔ TRỢ KỸ THUẬT NHẢY XA NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHO HỌC SINH CẤP THCS”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
	Trên cơ sở đánh giá thực trạng về tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của học sinh, đề tài tiến hành lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học kĩ thuật động tác nhảy xa cho học sinh trường THCS Trần Mai Ninh. 
 	Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài đưa ra các mục tiêu sau:
 	Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng khả năng nhảy xa theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của Bộ giáo dục và đào tạo với học sinh. 
 Mục tiêu 2: Một số biện pháp bổ trợ nâng cao hiệu quả dạy học kĩ thuật động tác bật xa cho học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh lớp 8A, 8B Trường THCS Trần Mai Ninh
- Biện pháp bổ trợ nâng cao hiệu quả dạy học kĩ thuật động tác nhảy xa cho học sinh trường THCS Trần Mai Ninh. 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
4.1 Phương pháp dùng lời nói:
 Dùng phương pháp này để giải thích, hướng dẫn cho học sinh trong suốt quá trình tập luyện động tác.
4.2 Phương pháp trực quan trực tiếp:
 Phương pháp này để làm mẫu mô tả động tác một cách cụ thể và thường được dùng vào thời gian đầu của tiếp thu kĩ thuật động tác.
4.3 Phương pháp trực quan gián tiếp:
 Sử dụng phương pháp nhằm mô tả những cử động của kĩ thuật động tác mà phương pháp trực quan trực tiếp không giải quyết được trong quá trình tiếp thu động tác.
4.4 Phương pháp quan sát sư phạm:
 	Sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về việc học tập của học sinh lớp 8A và 8B trong nhà trường, tổ chức giờ học, đồng thời kiểm chứng những nhận định về thực trạng khả năng bật nhảy của các em. Việc sử dụng phương pháp này còn giúp tôi có căn cứ để xác định tính hiệu quả của biện pháp đã lựa chọn.
4.5 Phương pháp phỏng vấn:
 	Phương pháp này được sử dụng nhằm thăm dò khả năng tiếp thu động tác của học sinh. Từ đó để có cơ sở xác định, chọn lựa biện pháp có hiệu quả trong dạy động tác bật xa tại chỗ cho các em.
4.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
 	Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định hiệu quả biện pháp đã lựa chọn. Tôi tiến hành thực nghiệm so sánh song song ở 31 học sinh nam, trong đó có 16 em ở nhóm lớp thực nghiệm và 15 em ở nhóm lớp đối chứng có ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả tập luyện kĩ thuật động tác nhảy xa.
 	Nhóm thực nghiệm: Học sinh lớp 8A Trường THCS Trần Mai Ninh
 	Nhóm đối chứng: Học sinh lớp 8B Trường THCS Trần Mai Ninh 
4.7 Phương pháp kiểm tra sư phạm:
 	Sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm nhằm mục đích kiểm tra động tác kĩ thuật cũng như thành tích trong bật nhảy xa của các em.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 
 	Qua tham khảo các tài liệu, đặc biệt là Quyết định số: 53/2008/QĐ-BGDĐT, có thể thấy rằng trước khi lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học động tác nhảy xa cần phải căn cứ vào các cơ sở sau:
 	Trước hết phải căn cứ vào nội dung, chương trình môn Thể dục 8 mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. Căn cứ vào mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu của từng bài học. Qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng các học sinh có triển vọng.
 	Thực tế cho thấy ở lứa tuổi học sinh THCS nói chung hệ cơ, xương của các em tuy đang rất phát triển nhưng còn yếu, các nhóm cơ ở lứa tuổi này chủ yếu phát triển theo chiều dài cơ thể, ít phát triển theo tiết diện ngang, nên việc thực hiện động tác nhảy xa, các nhóm cơ đùi, cơ cẳng chân và cơ bụng tham gia còn hạn chế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trong nhảy xa. Vì vậy, nếu học sinh bật nhảy trên mặt đất do sức bật rất hạn chế sẽ dẫn đến góc bay nhỏ, không hình thành được tư thế “kiểu ngồi” trên không và đường bay ngắn dẫn đến phần lớn thành tích đạt được của các em chưa đạt được theo như mong muốn.
 	Do vậy, lựa chọn biện pháp bổ trợ như thế nào để nâng cao khả năng nhảy xa cho học sinh là vấn đề mà tôi đặt ra.
2. THỰC TRẠNG:
 	Qua khảo sát chất lượng tập luyện của các em khi tập luyện nội dung nhảy xa tôi nhận thấy:
- Học sinh còn lúng túng khi bật nhảy và thực hiện kĩ thuật ở giai đoạn bay trên không cũng như giai đoạn tiếp đất (cát) bởi vì:
+ Do góc độ bay quá hẹp.
+ Sức bật yếu dẫn đến đường bay ngắn nên không có đủ thời gian hình thành tư thế “kiểu ngồi” trên không và tạo điều kiện cho giai đoạn tiếp đất (cát) sau đó.
- Do phương pháp giảng dạy còn chưa khai thác triệt để, chưa phát huy sự hứng thú, tính tự giác, tích cực và chủ động tập luyện của học sinh.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học tuy đã được trú trọng nhưng còn nhiều bất cập như chưa có sân thể dục đúng theo quy định, dụng cụ tập luyện còn thiếu nhiều và kém chất lượng.
- Tài liệu phục vụ học môn Thể dục cho học sinh còn hạn chế, trong Sách giáo viên còn nhiều chỗ bỏ ngỏ. 
 	Kết quả khảo sát chất lượng nhảy xa của học sinh trường THCS Trần Mai Ninh được trình bày ở bảng 2.1. 
Bảng 2.1. So sánh kết quả bật xa của nam học sinh 02 lớp thực nghiệm và đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm
 Lớp
 Kết quả
Thực nghiệm
8A
(n=16)
Đối chứng
8B
(n=15)
n
%
n
%
Số học sinh đạt yêu cầu (Đ)
9
56,3
8
53,3
Số học sinh chưa đạt yêu cầu (CĐ)
7
43,7
7
46,7
Qua bảng 2.1 cho thấy ở thời điểm trước thực nghiệm kết quả nhảy xa tại chỗ của học sinh cả hai lớp không có sự khác biệt nhiều. 
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỔ TRỢ KỸ THUẬT NHẢY XA NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHO HỌC SINH CẤP THCS 
 	Quan điểm chỉ đạo dạy – học môn Thể dục là tích cực hoá người học (học sinh) giảm giảng lí thuyết để tăng thời gian cho học sinh tập luyện, vui chơi, phối hợp hợp lí cách tổ chức dạy học đồng loạt với lần lượt tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia tích cực vào tập luyện và đánh giá sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn, đạt lượng vận động hợp lí, tuyệt đối an toàn và hiệu quả cao.
 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy kĩ thuật động tác nhảy xa cho các em học sinh khối lớp 8 tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
 Biện pháp 1: Nhảy xa từ trên bục cao xuống hố cát (bục cao khoảng 30-35 cm)
 Biện pháp 2: Chơi trò chơi “lò cò tiếp sức” thực hiện động tác co gối.
3.1. Nội dung của hai biện pháp:
 Biện pháp 1: Nhảy xa từ trên bục cao xuống hố cát.
 	Mục đích:
 	Vì sức bật của học sinh còn hạn chế, nên bật xa từ bục này sẽ giúp các em có được một khoảng thời gian dài hơn và bật đi xa hơn so với trực tiếp bật xa từ mặt đất. Vì vậy, các em sẽ có điều kiện thực hiện và hình thành tư thế “kiểu ngồi” trên không rõ nét hơn để từ đó có thể hoàn thiện cơ bản giai đoạn tiếp theo giai đoạn tiếp đất (cát).
 Nội dung của biện pháp:
 - Bục phải cao hợp lý, vững chắc và an toàn cho HS bật nhảy vào hố cát.
 - Phải có sợi dây mềm (dây chun) căng qua trước bục tạo một góc khoảng 25để các em nâng chân, thu gối bay qua.
Bục gỗ
Hố cát cast
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bục bật nhảy cho học sinh
 Biện pháp 2: Chơi trò “ lò cò tiếp sức’’ thực hiện động tác co gối.
 Mục đích:
 Nhằm phát huy sức mạnh các nhóm cơ bàn chân, cơ cẳng chân, cơ đùi và nhóm cơ bụng, ngoài ra còn tạo điều kiện cho hai tay tập đánh lăng tạo đà và thực hiện động tác hoãn xung khi hai chân tiếp mặt đất.
 Nội dung của biện pháp:
 Đối với biện pháp này trong tập luyện cần tránh tình trạng đơn điệu dẫn đến nhàm chán trong khi tập mà cần phải tạo sự hứng thú cho học sinh. Vì vậy, áp dụng ba bài tập (trò chơi) sau: 
 - Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”
 - Trò chơi: “Nhảy lướt sóng”.
 - Trò chơi : “Vượt núi”
3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hai biện pháp:
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm:
 	Để đánh giá hiệu quả hai biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhảy xa cho nam học sinh khối 8 trường THCS Trần Mai Ninh. Tôi tổ chức thực nghiệm ứng dụng trên hai lớp, trong đó lớp 8A được ứng dụng hai biện pháp và lớp 8B không ứng dụng biện pháp.
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hai biện pháp:
 	Sau hơn hai tháng triển khai ứng dụng hai biện pháp ở lớp 8A đã thu được kết quả sau:
 	Biện pháp 1: Nhảy xa từ trên bục cao xuống hố cát.
 Trong mỗi tiết học đã tổ chức cho học sinh tập luyện theo nhóm, nhóm tập sau quan sát nhóm tập trước, mỗi nhóm tập hợp thành hai hàng dọc quay mặt vào hố cát, mỗi đợt thực hiện là 02 em (mỗi em thực hiện 05 lần theo phương pháp “nước chảy” và có sự giúp đỡ của tôi như điều chỉnh những lỗi sai trong quá trình thực hiện động tác của các em. Và kết quả thực hiện ở biện pháp này là 100% học sinh đều thực hiện tốt bài tập của mình.
 Biện pháp 2: Chơi trò chơi “ lò cò tiếp sức” thực hiện động tác co gối.
 Ở biện pháp này tôi cho các em vừa tập ở trên lớp phối kết hợp với tập ở nhà:
 - Tập trên lớp: tuỳ thuộc vào từng khối lượng của bài học mà mỗi tiết học tôi cho các em chơi 01 đến 03 trò chơi: Trò chơi: “ Lò cò tiếp sức” , “ Vượt núi ”và “Nhảy lướt sóng”. 
 - Bài tập ở nhà: học sinh tập động tác: Chạy 3-5 bước đà bật cao co chân - thu gối. Và kết quả là 100% các em thực hiện rất tốt bài tập này.
 	3.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện hai biện pháp:
 	Để đánh giá kết quả thực hiện hai biện pháp đối với việc nâng cao hiệu quả nhảy xa, thông qua tham khảo các tài liệu và đặc biệt là Quyết định số: 53/2008/QĐ-BGDĐT và các tài liệu có liên quan đề tài đưa ra 02 chỉ tiêu đánh giá thể hiện ở việc thống kê:
 1. Số học sinh đạt yêu cầu (Đ)
 2. Số học sinh chưa đạt yêu cầu (CĐ)
 	Trong thời gian tổ chức thực nghiệm trên lớp 8A trường THCS Trần Mai Ninh từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1
Bảng 3.1. So sánh kết quả nhảy xa của nam học sinh 02 lớp thực nghiệm và đối chứng ở thời điểm sau thực nghiệm
 Lớp
 Kết quả
Thực nghiệm
(n=16)
Đối chứng
(n=15)
n
%
n
%
Số học sinh đạt yêu cầu (Đ) 
15
93,8
9
60
Số học sinh chưa đạt yêu cầu (CĐ)
1
6,2
6
40
 	Qua bảng 3.1 cho thấy ở thời điểm sau thực nghiệm thì kết quả tập luyện ở cả hai nhóm lớp có sự khác biệt rõ rệt. Điều đó cho thấy việc ứng dụng một số biện pháp bổ trợ vào kĩ thuật nhảy xa đã phát huy tác dụng với nhóm lớp thực nghiệm, kết quả như sau: 
Qua thời gian thực nghiệm các em đã thực hiện rất tốt tất cả các giai đoạn của kĩ thuật nhảy xa “kiểu ngồi” trên không, điều này cho thấy phương pháp mới áp dụng đã phát huy tác dụng:
- Số học sinh đạt yêu cầu: 93,8% 
- Số học sinh chưa đạt yêu cầu: 6,2%. 
 	Bảng 3.2: So sánh nhịp tăng trưởng về kết quả nhảy xa của nam học sinh 2 lớp thực nghiệm và đối chứng ở thời điểm trước và sau thực nghiệm.
 Lớp
Kết quả
Thực nghiệm
Đối chứng
Trước
HS
Sau
HS
Tăng %
Trước
HS
Sau
HS
Tăng %
Số học sinh đạt yêu cầu (Đ)
9
15
37,5
8
9
6,7
Số học sinh chưa đạt yêu cầu (CĐ)
7
1
-37,5
7
6
-6,7
Qua bảng 3.2 cho thấy kết quả nhảy xa của nam học sinh ở lớp thực nghiệm đều tốt hơn hẳn so với lớp đối chứng. Điều đó khẳng định tính khả thi và hiệu quả của phương pháp mà tôi đã lựa chọn.
 	Không chỉ dừng ở đó, mức độ tăng trưởng về kết quả nhảy xa của nam học sinh 2 lớp thực nghiệm và đối chứng ở thời điểm sau thực nghiệm còn được mô tả thông qua biểu đồ 3.1 như sau: 
Biểu đồ 3.1: Kết quả nhảy xa của nam học sinh 02 lớp thực nghiệm và đối chứng ở thời điểm sau thực nghiệm.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN:
 	Đây là sáng kiến tôi mới áp dụng, thời gian thực hiện chưa nhiều. Tuy nhiên, qua thử nghiệm tôi thấy kết quả đạt được rất tốt và nếu áp dụng phương pháp này sẽ rất hiệu quả vì:
- Khi thực hiện động tác nhảy xa trên bục cao này học sinh có điều kiện thực hiện giai đoạn trên không xa hơn với bật xa thực tế trên mặt đất.
- Từ đó có cơ hội nhiều hơn để các em có thêm một khoảng thời gian thực hiện động tác hình thành “kiểu ngồi” trên không và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp đất (cát) tốt hơn.
- Học sinh có sự liên tưởng, tưởng tượng về động tác một cách rõ nét.
- Các em sẽ thích thú với sản phẩm động tác của mình và hứng thú với bài tập.
- Do đó sẽ khơi dậy được tính tự giác, tích cực, tinh thần say mê học tập và rèn luyện sức khoẻ cho các em trong cuộc sống hằng ngày.
Kết quả nghiên cứu chứng tỏ: Các bài tập (trò chơi) vận động áp dụng có tác dụng phát triển sức nhanh, sức mạnh cho các em khá rõ rệt. Đồng thời còn góp phần nâng cao chất lượng các giờ học chính khóa, tạo điều kiện cho học sinh được phát triển về thể chất, phẩm chất, tâm lý, ý trí phát triển hỗ trợ cho môn chạy nhanh, nhảy xa, chạy bền và rèn luyện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác, nâng cao sức khỏe để sau này góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. ĐỀ XUẤT:
* Kiến nghị, đề xuất:
Qua kết quả nghiên cứu, tôi có một số kiến nghị đề xuất sau:
- Trong các giờ học chính khóa của học sinh THCS, trong các tiết bật nhảy giáo viên lựa chọn các(bài tập) trò chơi cho phù hợp, hiệu quả góp phần nâng cao thành tích học tập bộ môn thể dục cũng như thành tích cá nhân cho học sinh góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục nhà trường, nên tăng cường sử dụng( bài tâp) trò chơi để giáo dục thể chất và đạo đức tác phong của các em học sinh.
- Nên sử dụng rộng rãi các(bài tập) trò chơi vân động, áp dụng đưa vào bài giảng cho học sinh ở các trường THCS trên phạm vi cả Tỉnh. 
* Đây là sáng kiến tôi mới áp dụng do thời gian thực hiện chưa nhiều. Tuy nhiên, qua thử nghiệm tôi thấy kết quả đạt được rất tốt và áp dụng phương pháp này rất hiệu quả tôi đã được một số thầy giáo, cô giáo giảng dạy môn thể dục giúp đỡ, đã giúp tôi nghiên cứu đề tài này. Song điều kiện nghiên cứu có hạn hẹp, rất mong các đồng chí giáo viên, đặc biệt là đồng chí đang trực tiếp giảng dạy môn thể dục và bạn đọc đóng góp ý kiến để cho đề tài hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi ở cấp THCS.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG 
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Vũ Thị Bình Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách giáo viên thể dục 8 	-NXB Giáo dục.
Sách điền kinh 	-NXB thể thao.
Rèn luyện và phương pháp TDTT	-NXB TDTT.
Sinh lý học thể dục thể thao	 	-NXB TDTT.
Điền kinh và thể dục	-Bộ GD&ĐT –Vụ GD thể chất.
Văn bản chống tiêu cực và bệnh thành tích của bộ GD & ĐT.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Bình Minh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Trần Mai Ninh
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục trong trường THCS 
Phòng GD-ĐT Thành phố
A
2013-2014
Đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục trong trường THCS 
Sở GD-ĐT 
B
2013-2014

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cac_bien_phap_bo_tro_ky_thuat_nhay_xa_nham_nang.doc