SKKN Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm trong các bài Clo và hợp chất của Clo

SKKN Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm trong các bài Clo và hợp chất của Clo

Thứ nhất, trong kì thi THPT Quốc gia môn hoá học hiện nay có nhiều điều chỉnh từ thi tự luận đến trắc nghiệm khách quan, từ số lượng câu hỏi trong đề đến mốc thời gian làm bài này sang mốc thời gian làm bài khác ( từ 180 phút đến 90 phút và giờ là 50 phút). Sự đổi mới như vậy đòi hỏi người dạy học và người học cũng cần có sự thay đổi theo xu hướng làm tăng được ưu điểm mà Hóa học trắc nghiệm khách quan mang lại rất to lớn như: Số lượng câu hỏi nhiều nên phương pháp TNKQ có thể kiểm tra nhiều nội dung kiến thức bao trùm gần cả chương, nhờ vậy buộc học sinh phải học kĩ tất cả các nội dung kiến thức trong chương, tránh được tình trạng học tủ, học lệch của HS; Thời gian làm bài từ 1 cho đến 3 phút 1 câu hỏi, hạn chế được tình trạng quay cóp và sử dụng tài liệu; Làm bài TNKQ học sinh chủ yếu sử dụng thời gian để đọc đề, suy nghĩ , không tốn thời gian viết ra bài làm như TN tự luận, do vậy có tác dụng rèn luyện kĩ năng nhanh nhẹn, phát triển tư duy cho HS.

Thứ hai, đặc thù của môn hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm hoá học có ‎ nghĩa to lớn trong dạy học hoá học, nó vừa là nội dung, vừa là phương tiện truyền tải kiến thức và rèn luyện khả năng tư duy, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, không chỉ nâng cao kiến thức mà còn làm nảy sinh tư duy độc đáo cho học sinh, nó giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hoá học ở trường THPT.Trong trường phổ thông, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Đối với bộ môn hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy – học. Thí nghiệm hoá học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động.: ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Thí nghiệm có thể thực hiện được trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Chẳng hạn thí nghiệm biểu diễn của giáo viên sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới, hoặc trong khâu hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo (ôn tập, tổng kết). Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc, sâu sắc. Thí nghiệm hoá học được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn HS khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học hoá học.

 

doc 21 trang thuychi01 5390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm trong các bài Clo và hợp chất của Clo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Mục lục................................................................................
1. Mở đầu..................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài...............................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................
1.5. Những điểm mới của SKKN.............................................
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..........................................
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...........................
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............................................................................................
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................................................
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................
3. Kết luận, kiến nghị...............................................................
3.1. Kết luận.............................................................................
3.2. Kiến nghị...........................................................................
Tài liệu tham khảo
 1
2
2
2
4
4
4
4
4
5
5
18
19
19
19
	1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thứ nhất, trong kì thi THPT Quốc gia môn hoá học hiện nay có nhiều điều chỉnh từ thi tự luận đến trắc nghiệm khách quan, từ số lượng câu hỏi trong đề đến mốc thời gian làm bài này sang mốc thời gian làm bài khác ( từ 180 phút đến 90 phút và giờ là 50 phút). Sự đổi mới như vậy đòi hỏi người dạy học và người học cũng cần có sự thay đổi theo xu hướng làm tăng được ưu điểm mà Hóa học trắc nghiệm khách quan mang lại rất to lớn như: Số lượng câu hỏi nhiều nên phương pháp TNKQ có thể kiểm tra nhiều nội dung kiến thức bao trùm gần cả chương, nhờ vậy buộc học sinh phải học kĩ tất cả các nội dung kiến thức trong chương, tránh được tình trạng học tủ, học lệch của HS; Thời gian làm bài từ 1 cho đến 3 phút 1 câu hỏi, hạn chế được tình trạng quay cóp và sử dụng tài liệu; Làm bài TNKQ học sinh chủ yếu sử dụng thời gian để đọc đề, suy nghĩ , không tốn thời gian viết ra bài làm như TN tự luận, do vậy có tác dụng rèn luyện kĩ năng nhanh nhẹn, phát triển tư duy cho HS... 
Thứ hai, đặc thù của môn hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm hoá học có ‎ nghĩa to lớn trong dạy học hoá học, nó vừa là nội dung, vừa là phương tiện truyền tải kiến thức và rèn luyện khả năng tư duy, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, không chỉ nâng cao kiến thức mà còn làm nảy sinh tư duy độc đáo cho học sinh, nó giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hoá học ở trường THPT.Trong trường phổ thông, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Đối với bộ môn hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy – học. Thí nghiệm hoá học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động.: ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Thí nghiệm có thể thực hiện được trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Chẳng hạn thí nghiệm biểu diễn của giáo viên sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới, hoặc trong khâu hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo (ôn tập, tổng kết). Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc, sâu sắc. Thí nghiệm hoá học được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn HS khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học hoá học.
Thứ ba, điểm mới trong các kì thi tuyển sinh trung học phổ thông Quốc gia những năm gần đây đã xuất hiện những câu hỏi liên quan đến hình vẽ, sơ đồ nhằm phát triển các năng lực tổng hợp. Với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và hướng người học làm quen nhiều hơn với thực nghiệm thì việc cho người học tiếp xúc với các loại bài tập bằng đò thị và hình vẽ là rất quan trọng. Điều này giúp cho người học có thể hiểu được bản chất của sự biến đổi các chất, cách tổng hợp ra chúng trong phòng thí nghiệm hay trong công nghiệp như thế nào và cần những dụng cụ, hóa chất gì. Hoặc có thể hình dung các lý thuyết khó thông qua hình vẽ hoặc đồ thị. Với loại bài tập này, tính đặc thù bộ môn Hóa Học được thể hiện rất rõ. Vì vậy, việc đưa thêm loại bài tập trắc nghiệm khách quan dùng đồ thị và hình vẽ là việc làm rất cần thiết hiện nay.Đa số các học sinh vẫn còn yếu về dạng bài tập có hình vẽ. Đứng trước các yêu cầu đổi mới về thực trạng của công tác dạy học, tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm trong các bài Clo và hợp chất của Clo’’.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ các hình vẽ thí ngiệm trong sách giáo khoa, tôi xây dựng thành hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ thí nghiệm phục vụ cho quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Thông qua đó nhằm làm phong phú dạng bài tập và bổ sung vào ngân hàng câu hỏi kiểm tra đánh giá.
Thí nghiệm hoá học giúp học sinh làm quen với tính chất, mối liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết khai thác chúng.
Thí nghiệm còn giúp học sinh sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống.
Nhờ thí nghiệm mà con người có thể thiết lập được những quá trình mà trong thực tế tự nhiên hoàn toàn không có được và kết quả đã tạo ra những chất mới. Nó còn giúp học sinh khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào phạm vi rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của con người. 
Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy – học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và để rèn luyện kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn.
Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học cho học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt: Thận trọng, ngăn nắp, trật tư, gọn gàng...Đặc biệt với việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh như hiện nay thì thí nghiệm càng được coi trọng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Bài tập hóa học phổ thông: Trắc nghiệm khách quan và hình vẽ thí nghiệm
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tuy nhiên trong hai phương pháp trên thì phương pháp nghiên cứu có giá trị lớn hơn vì nó tạo điều kiện phát triển khả năng nhận thức của học sinh, đặc biệt có tác dụng kích thích học sinh làm việc tích cực hơn, chủ động hơn. Phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình và sách giáo khoa như hiện nay.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
- Học sinh nắm được bản chất của phản ứng hoá học nên các em cảm thấy dễ hiểu, hiểu sâu sắc vấn đề giải thích được nguyên nhân dẫn đến các trường hợp của bài toán.
- Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh khối THPT: với học sinh đại trà, áp dung đối với giáo viên, học sinh ôn luyện thi THPT Quốc gia.
 - Thông qua bài tập trắc ngiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm học sinh được rèn luyện kĩ năng ôn tập củng cố kiến thức một cách tốt nhất.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Tôi chọn việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm về Clo và hợp chất của Clo vì đây là những câu hỏi của những bài thực hành khởi đầu chương trình THPT và nó cũng có ‎ nghĩa rất lớn trong việc gắn liền giữa lí thuyết và thực hành, nhằm giúp hịc sinh THPT:
- Củng cố kiến thức về lí thuyết: tính chất vật lí, tính chất hoá học; nguyên nhân để có được tính chất hoá học; cách điều chế phù hợp nhất; nguyên nhân để có được ứng dụng... của mỗi chất.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành: cách tiến hành thí nghiệm, sử dụng dụng cụ thí nghiệm, hoá chất một cách hợp lí, an toàn, tăng khả năng quan sát hiện tượng, dự đoán tốt hơn về hiện tượng thí nghiệm, viết tường trình thí nghiệm, biết cách sơ cứu đầu tiên khi bị ngộ độc nhẹ hoá chất...
- Có được vốn kiến thức cơ bản nhất về thực hành thí nghiệm hoá học, đồng thời cũng giúp các em làm bài tốt hơn trong các kì thi với các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các hình vẽ thí nghiệm hoá học về Clo và hợp chất của Clo
Trong môn hoá học thì bài tập hoá học có một vai trò cực kỳ quan trọng nó là nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích các hiện tượng các quá trình hoá học
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Bài tập hoá học cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức. Thông qua việc giải những bài tập hoá học sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giiar quyết ở học sinh. Việc tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm trong dạy và học hoá học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng cộng sản Việt Nam: “ học đi dôi với hành”, “ giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”.
 Tuy nhiên trong sách giáo khoa cũng như các sách tham khảo hoá học ở Việt Nam số lượng bài tập trắc nghiệm liên quan đến hình vẽ thí nghiệm chưa nhiều, chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh. 
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn hoá học ở trường THPT tôi thấy việc học sinh học bộ môn này cũng như khi làm dạng bài tập trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm còn là một vấn đề khó khăn đối với các em. Đó cũng chỉ là những câu hỏi mang tính dự đoán nhưng trong bất cứ giá nào thì cũng phải tạo cho học sinh những hứng thú học tập trong bộ môn này. Muốn vậy thì người dạy phải biết thiết kế, tổ chức ôn luyện như thế nào cho hợp lí và mang lại hiệu quả cao cho người học đồng thời phải rèn luyện được những kỹ năng trong việc giải các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm là một ví dụ vì đây không chỉ đơn thuần là trăc nghiệm khách quan mà là rèn luyện cho các em có một tư duy sáng tạo trong quá trình giải bài tập này.Chính vì đặc thù của dạng bài tập này như vậy gáo viên có điều kiện tạo hứng thú cho học sinh, từ đó làm cho học sinh hứng, say mê với bộ môn khoa học này.
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để hoàn thành tốt đề tài này, tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như:
1. Phải hệ thống kiến thức trọng tâm một cách khái quát và logic nhất.
2. Nắm vững các phương pháp giải bài tập và xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm phải thật sự đa dạng nhưng vẫn đảm bảo trọng tâm của chương trình phù hợp với đối tượng học sinh. 
3. Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và các sách nâng cao về phương pháp giải bài tập tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích hệ thống các dạng bài toán hoá học theo nội dung đã đề ra. 
4. Đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học hoá học ở trường THP
5. Sau mỗi kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế thì giáo viên cho học sinh vận dụng làm bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức và ngược lại 
CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Bước 1: Củng cố kiến thức trọng tâm về clo và hợp chất của clo
1. Clo
- Tính chất vật lí:
+ Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi xốc, nặng hơn không khí 2,5 lần
+ Khí clo tan vừa phải trong nước (ở 200C, 1 lit nước hoà tan 2,5 lit clo). Dung dịch clo trong nước có màu vàng nhạt.
+ Khí clo rất độc, nó phá hoại niêm mạc đường hô hấp. Cần phải cẩn thận khi tiếp xúc với khí clo.
- Tính chất hóa học: Tính oxi hóa và tính khử
Tác dụng với kim loại: (đa số kim loại và có nhiệt độ để khơi mào phản ứng) tạo muối clorua (có hóa trị cao nhất), phản ứng có ∆H < 0
Tác dụng với phi kim (cần có nhiệt độ hoặc có ánh sáng)
Tác dụng với dung dịch bazơ
Tác dụng với muối
Tác dụng với nước 
Tác dụng với một số hợp chất có tính khử
- Điều chế: Nguyên tắc là khử các hợp chất Cl- tạo Cl0
a. Trong phòng thí nghiệm: Cho HCl đậm đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh: KMnO4 , MnO2 , KClO3 
b. Trong công nghiệp: dùng phương pháp điện phân
	2NaCl + 2H2O đpdd/mnxH2+2NaOH+Cl2↑
	2NaCl đpnc2Na + Cl2↑ 
2. Hidroclorua
- Tính chất vật lí:
+ Hidroclorua là chất khí, không màu, tan nhiều trong nước ( 1 lít nước hoà tan 500ml HCl)
+ Hidroclorua nặng hơn không khí
+ Dung dịch HCl đặc bốc khói trong không khí 
- Tính chất hoá học
a. Tính axit mạnh
b. Tính khử
- Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm
NaCl + H2SO4 NaHSO4 + HCl
b. Trong công nghiệp ( phương pháp tổng hợp): Đốt Cl2 và H2 lấy từ phương trình điện phân NaCl
	H2 + Cl2 " 2HCl
NaCl + H2SO4 "Na2SO4 + 2HCl
Một số muối clorua
Chứa ion âm clorua (Cl-) và các ion dương kim loại, NH4+ như: NaCl, ZnCl2, CuCl2, AlCl3, NH4Cl.
	NaCl: dùng để ăn, sản xuất Cl2, NaOH, axit HCl
	KCl: phân Kali
	ZnCl2 tẩy gỉ khi hàn, chống mục gỗ.
	BaCl2: chất độc
	CaCl2: chất chống ẩm
	AlCl3: chất xúc tác
Một số hợp chất chưa oxi của clo
1.Nước JAVEN 
- là hỗn hợp của NaCl, NaClO , H2O
- Nước javen được điều chế bằng phương pháp điện phân dd không có ngăn xốp
Nước javen có tính sát trùng, tẩy trắng vải sợi, giấy; tẩy uế chuồng trại, nhà vệ sinh.
2. Clorua vôi
CaOCl2: là muối của một kim loại với nhiều gốc axit khác nhau, có tính oxi hoá mạnh nên dùng để khủ trùng
 Bước 2: Một số kĩ năng khi làm bài trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm
Bước 3: Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm
1. Sử dụng bài tập hình vẽ để khắc sâu kiến thức về tính chất vật lý
Câu 1: Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí clo sau, hình vẽ nào đúng?
A. hình 1 	B. hình 2	C. hình 3	D. hình 4
Câu 2:Trong các hình vẽ sau, xác định hình vẽ đúng nhất mô tả cách thu khí HCl trong phòng thí nghiệm.
Câu 3: Khí hidro clorua là chất khí tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohdric.
Trong thí nghiệm thử tính tan của khí hidroclorua trong nước, có hiện tượng nước phun mạnh vào bình chứa khí như hình vẽ mô tả dưới đây. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đó là:
A.Do khí HCl tác dụng với nước kéo nước vào bình.
B.Do HCl tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.
C.Do trong bình chứa khí HCl ban đầu không có nước.
D.Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng
A. hình 3 B. hình 2	C. Hình 1 	D. Hình 4
Câu 4: Thử tính tan trong nước (có chứa chất chỉ thị màu) của một số chất khí cho kết quả như hình vẽ:
Những khí nào sau đây thỏa mãn tính chất của khí X? 
	A. CH3NH2 và O2. 	B. CO2 và N2. 	C. CH4 và CO2. 	D. HCl và NH3.
Câu 5: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm. Hình 2 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2 , NH3 , CO2 , HCl , N2.
A. H2 , N2, NH3.	B. HCl, CO2.	C. NH3, CO2, H2.	 	D. HCl, N2
(TRƯỜNG THPT VŨ VĂN HIẾU-2019)
Câu 6: Cho thí nghiệm như hình vẽ:
Đây là thí nghiệm chứng minh
A. tính tan nhiều trong nước của NH3.	
B. tính tan nhiều trong nước của HCI.
C. khả năng phản ứng mạnh với nước của HCl.	
D. khả năng phản ứng mạnh với nước của NH3.
2. Sử dụng bài tập hình vẽ để khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học
Câu 7. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm như sau:
Phát biểu không đúng về quá trình điều chế là
	A. Có thể thay H2SO4 đặc bởi HCl đặc.
	B. Dùng nước đá để ngung tụ hơi HNO3.
	C. Đun nóng bình phản ứng để tốc độ của phản ứng tăng.
	D. HNO3 là một axit có nhiệt độ sôi thấp nên dễ bay hơi khi đun nóng.
MnO2
dd HCl đặc
Câu 8: Cho thí nghiệm sau:
Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm bên là:
	A.Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa
	B.Chỉ có khí màu vàng thoát ra
	C.Chất rắn MnO2 tan dần
	D.Cả B và C
Zn +
HCl
S
dd Pb(NO3)2
2
1
Câu 9:cho thí nghiệm như hình vẽ:
Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 1 là:
A.Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 
B.H2 + S → H2S
C.H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
D.2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3
Câu 10: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch X trong phòng thí nghiệm
Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch X trong phòng thí nghiệm
X
Trong điều kiện thích hợp, dung dịch X có thể phản ứng được với mấy chất trong số các chất sau : Na2CO3, Fe3O4, NaHCO3, K2O, Cu, Al, Al(OH)3, dung dịch AgNO3, dung dịch Pb(NO3)2 ?
	A. 6.	B. 7.	C. 9.	D. 8.
	 ( Trường THPT chuyên Bà Rịa – Vũng Tàu – lần 1 – 2019)
Câu 11: Phản ứng nào sau đây phù hợp với hình vẽ thí nghiệm?
A. Ca(OH)2 (rắn) + 2NH4Cl (rắn) → CaCl2 + 2NH3 ↑+ 2H2O. 	 
B. 2KClO3 (rắn) → 2KCl + 3O2 ↑ 
C. 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 ↑ 	 	 
D. Fe (rắn) + 2HCl (dd) → FeCl2 + H2↑ 
( Đề thi thử THPT chuyên Lam Sơn – Thanh hoá – lần 3)
Câu 12. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch chứa chất X:
Cặp chất X, Y phù hợp là 
 A. Cu(NO3)2 và NO2.     	 
 B. NH4NO2 và N2.   
   C. CH3COONa và CH4.     
 D. KClO3 và Cl2. 
 ( Trường CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH - NGHỆ AN- LẦN 3)
Câu 13. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
	A. MnO2 + HCl đặc MnCl2 + Cl2 + H2O
	B. H2SO4 đặc + Na2SO3 rắn SO2 + Na2SO4 + H2O
	C. HCl dung dịch + Zn ZnCl2 + H2
	D. Ca(OH)2 dung dịch + NH4Cl rắn NH3 + CaCl2 + H2O
(TRƯỜNG THPT CƯ M’GAR - ĐẮK LẮK – lần 1 – 2019)
Câu 14: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm nhiệt phân chất rắn X để điều chế chất khí Y trong phòng thí nghiệm như sau: 
Chất rắn X và chất khí Y lần lượt là
A. NH4Cl và NH3	B. NaHSO3 và SO2
C. KCLO3 và O2 	D. CaCO3 và CO2	
 (TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO- 2019- LẦN 3)
Câu 15.
Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau:
Thí nghiệm đó là:
Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3.
Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu.
Cho dung dịch HCl loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn.
Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7.
( Đề minh hoạ THPT Quốc gia của Bộ giáo dục – 2019- lần 3)
Câu 16: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:
Chất rắn X trong thí nghiệm trên là chất nào trong số các chất sau?
A. NaCl.	B. NH4NO2.	C. NH4Cl.	D. Na2CO3.
3. Sử dụng bài tập hình vẽ để hình thành và phát triển kỹ năng thực hành
Câu 17 : Khí X trong thí nghiệm điều chế sau là : 
A.Cl2 .	B.O2.	C.H2.	D.C2H2.
Câu 18 : Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm như sau:
Chất rắn Y được dung trong bình cầu là:
	A.MnO2	B.KMnO4
	C.KClO3 	D.Cả 3 hóa chất trên đều được.
Câu 19: Hình vẽ trên mô tả quá trình điều chế khí Cl2. Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì dung dịch (Z) và dung dịch (T) lần lượt là:
A. NaOH và H2SO4 đặc.	B. H2SO4 đặc và NaCl.
C. H2SO4 đặc và AgNO3.	D. NaCl và H2SO4 đặc.
(THPT CHUYÊN BẠC LIÊU LẦN 2 – 2019)
Câu 20: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:
Vai trò của dung dịch NaCl là:
	A.Hòa tan khí Clo.	B.Giữ lại khí hidroClorua.
	C.Giữ lại hơi nước	D. giữ khí SO2.
Câu 21: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:
Vai trò của dung dịch H2SO4 đặc là:
	A.Giữ lại khí Clo.	B.Giữ lại khí HCl
	C.Giữ lại hơi nước	D.Không có vai trò gì.
Câu 22: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:
Khí Clo thu được trong bình eclen là:

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_bai_tap_trac_nghiem_khach_quan_ve_hin.doc